Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người giầu có và cái bát mẻ

10/04/201318:40(Xem: 4916)
Người giầu có và cái bát mẻ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Người giầu có và cái bát mẻ

Hạnh Chi

Nguồn: Hạnh Chi

Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
Nhưng, vốn chẳng có chi tuyệt đối trong cõi Ta-bà nên buổi chiều thế này mới khác những buổi chiều từng qua.
Nắng chiều đã tắt nhưng cái nóng còn oi ả, lết theo bước chân mệt nhọc của một gã thanh niên nghèo khó. Gã có vẻ là một kẻ ăn xin, với y phục rách rưới, lôi thôi, trên tay lại ôm cái bát bẩn thỉu đã sứt mẻ. Hình như gã đã đói lả vì bước chân xiêu vẹo, ngả nghiêng, tiến được một, lại lùi hai! Cuối cùng, chịu không nổi nữa, gã dựa vào cánh cổng một dinh thự.
Tình cờ, cũng lúc đó, người chủ nhân mở cửa bước ra. Bằng phản ứng tự nhiên, gã nghèo khổ nâng cái bát mẻ bằng hai tay tỏ sự cung kính người đối diện, rồi cất tiếng van xin:
- Con lạy ông, con lạy bà, xin nhủ lòng bố thí cho con miếng cơm dư.
Ông nhà giầu, chắc đã nhiều lần gặp cảnh ăn mày tới xin, nhưng nghe giọng nói của gã bần cùng, ông chợt xao xuyến. Đưa tay gỡ chiếc nón lá rách bươm trên đầu kẻ nghèo khổ để nhìn cho rõ mặt thì ông chợt biết, đây chính là giây phút thiêng liêng, giao cảm với người bạn tri kỷ đã khuất núi bao năm.
Thay vì sai gia nhân mang thức ăn cho gã, ông lại nhẹ nhàng, vừa cầm tay dắt gã vào, vừa nói:
- Vào đây, vào đây, ta có chuyện nói ngươi.
Gã thanh niên hiểu lầm, hoảng sợ la lên:
- Không! Không! Con dù nghèo nhưng không rình rập trộm cắp gì! Con đói quá, chỉ xin hạt cơm dư mà thôi!
Ông nhà giầu trấn an:
- Ngươi đâu có phạm tội gì. Vào đây ta cho cơm rồi hỏi gia cảnh ngươi chút thôi.
Sau khi lặng lẽ ngồi nhìn gã nghèo khổ ngấu nghiến hết hai tô cơm đầy, ông nhà giầu mới điềm đạm hỏi:
- Này, hãy nói ta nghe, trước khi chết, cha ngươi dặn dò những gì?
Gã cúi đầu, lí nhí:
- Thưa ông, con là một đứa con bất hiếu. Vì được cha quá nuông chiều nên con thường lơ là việc học hành, theo chúng bạn phạm đủ tội hoang đàng. Khuyên răn con không được, cha buồn lắm. Trước phút lâm chung, cha bỗng dặn con là ruộng nương, nhà cửa để lại, dù con có ngu muội tiêu xài hoang phí hết, nhưng chiếc áo dày đang mặc trên người đây là kỷ vật cuối cùng của cha, có nghèo đói tới đâu cũng không được bán, phải luôn giữ nó trên thân mình. Thưa ông chủ, con tuy bất xứng, bất hiếu, nhưng lời cuối cha dặn, con vẫn giữ đây.
Ông nhà giầu đưa tay sờ nhẹ lên tấm áo lem luốc trên thân gã nghèo khổ và lầm thầm, như không cần cho gã nghe mà vẫn khiến gã bàng hoàng:
- Tạ ơn Trời Phật, cuối cùng thì con anh đã tìm tới đây, để tôi được trọn lời anh ủy thác.
Ông cầm lấy bàn tay khô cứng của gã, nhìn sâu vào đôi mắt gã, rồi ân cần, chậm rãi bảo rằng:
- Này con, chiếc áo này là gia tài lớn lao mà cha con đã để lại cho con. Gia tài này, con có nhận được hay không còn do sự sám hối chí thành của con và lời cầu nguyện hằng đêm của ta. Hôm nay, con đã đến đây gặp ta, quả là con đã biết lỗi, muốn chuộc tội mình, dù đói nghèo cũng giữ lòng trong sạch. Còn ta, ta luôn cầu nguyện Chư Phật, xin quý ngài từ bi dẫn dắt con tới để ta trọn lời ủy thác của người bạn cố tri.
Này con, thuở sinh thời, cha con và ta là hai người tương đắc, tâm giao. Nỗi khổ của cha con về đứa con ngỗ nghịch, ta đã biết đủ, nghe đủ nên cha con đã ủy thác ta, chỉ cho con đâu là gia tài ông để lại. Điều này chỉ có được khi con đủ lòng hối hận và ta đủ lòng thành cầu xin.
Này con, hãy kính cẩn cởi chiếc áo này ra. Hãy nhìn cho thật kỹ khắp chiếc áo. Con thấy gì không? Đây này, ở góc chéo áo, lẩn sau hai lớp vải dày là hạt minh châu vô cùng quý báu. Với hạt châu này, con sẽ là người giầu có, gia sản của ta chẳng đáng chi so sánh.
Này con, hãy nhìn kỹ hạt châu lấp lánh kia. Hạt châu đó soi suốt mọi sự, nhận biết mọi sự không qua một lăng kính phân biệt nào. Hạt châu đó nhìn những thành hoại, sang hèn, còn mất, đẹp xấu, thủy chung, bội phản, vui buồn .. v..v.. đến rồi đi với tâm an nhiên, thanh thản.
Con có hiểu ta đang nói gì không? Này con, hạt châu đó là sự nhận biết mọi trạng huống. Hạt châu đó là chủ nhà. Mọi sự quanh con là khách vãng lai. Chủ nhà không đi đâu cả. Chủ nhà luôn đứng đó, vui vẻ, tiếp mọi người khách đến rồi đi mà không hề đi theo khách, nên chủ nhà chẳng bao giờ bị vướng bận vì những người khách mang đủ các tên gọi khác nhau. Nào là ông khách Sang Hèn, bà khách Buồn Vui, anh khách Phản Bội, chị khách Thủy Chung …. Dù mang tên gì cũng là tên của khách, chủ nhà chỉ nhận biết thôi nên tâm chủ nhà rỗng rang. Vì rỗng rang nên giầu có.
Này con, tại sao giầu có ư? Hãy khép hờ mắt mà quán chiếu xem. Nếu tâm con chẳng còn vướng mắc những hệ lụy vô thường kia thì con sẽ luôn là NGƯỜI CHO chứ không phải KẺ NHẬN. Con nở một nụ cười với người, là quà tặng, con tha thứ cho người gây khổ đau là con vượt thoát khổ đau, con không khư khư ôm giữ gì, là con buông xả được nỗi lo sợ mất những thứ đó ….
Tiếp tục quán chiếu đi con! À, con đang thấy rõ dần rồi đó! Đúng vậy, khi con thương yêu ai, vì muốn người đó mãi mãi thuộc về mình nên con đã vô tình xử sự như một kẻ ăn xin. Xin gì ư? Con thầm xin người đó đừng bao giờ hết thương con! Đừng bao giờ bỏ con! Đừng bao giờ đổi tình thương con thành tình thương người khác! Này con, nếu đối tượng thực tình hết thương con thì con xin cũng chẳng được, phải không?
Tốt lắm, con thấy rõ thêm chút nữa rồi. Tiếp tục quán chiếu đi. Nếu nhận ra muôn sự quanh vạn hữu mọi loài đều đến rồi đi, còn rồi mất , sao lại tự cột mình vào thành, vào hoại đó? Sao cứ mãi là kẻ nghèo khó ăn xin mà không là người nhà giầu ban phát?
Hãy mở viên minh châu trong chéo áo ra! Nào, hãy cho ta xem gia tài con có những gì? Ồ! Nhiều quá hả? Con vừa hết khổ đau! Con vừa hết tủi nhục! Con vừa hết tự ti mặc cảm! Con vừa hết bệnh tật, yếu đuối! vì tất cả những thứ bám chặt con lâu nay vừa được con nhận ra CHÚNG LÀ ĐỐI TƯỢNG BỊ NHÌN CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ CON!
Thế, con là cái gì ư? Con là cái vô hình vô tướng, vô sinh bất diệt vừa lóe lên, rực sáng! Con là cái nhận biết sự việc. Con không phải là sự việc. Tấm thân tứ đại lem luốc nhưng cái nhận biết tiềm ẩn trong thân này không lem luốc. CON LÀ HẠT MINH CHÂU TRONG CHIẾC ÁO TỒI TÀN.
Hỡi kẻ cùng tử, con còn thân người đây làm phương tiện chiếc thuyền, con vừa khai mở trí huệ để thấy hướng đi, con vừa tìm lại gia tài để thành người giầu có. Bấy nhiêu hành trang quý báu, con sẽ không bao giờ còn là kẻ ăn xin nghèo khổ nữa. Chắc chắn như thế, vì với hạt minh châu, con sẽ dong thuyền Bát Nhã ra khơi. Con không cần xin thêm gì, chỉ còn vô lượng của cho.
Hôm sau, khi gia nhân trong dinh thự ra quét dọn cửa trước, thấy một cái bát mẻ nằm im lìm bên vách tường.
Cái bát được gom chung với những rác rưởi trong bao.
Hạnh Chi
(mùa Vu Lan 2009)
Kính đảnh lễ Thầy đã mẫn ái gợi ý để con viết ra những dòng này.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4245)
Tại Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, USA, có một “Mệ” rất khỏe. Năm nay Mệ đã trên 90 tuổi. Mệ thường đi chùa với người con trai trưởng và cô dâu cả trong gia đình. Ít nhất hằng tuần Mệ cũng đi chùa 2 lần vào mỗi tối Thứ Tư hoặc Thứ Sáu và Chủ Nhật, bất kể trời mưa nắng hay tuyết rơi giá lạnh. Mệ luôn luôn vui vẻ cười nói nhẹ nhàng. Mệ có pháp danh là Bích Nhàn.
10/04/2013(Xem: 5886)
Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác...
10/04/2013(Xem: 4312)
Mỗi khuya thức dậy, nghe mõ nhịp nhàng, nghe chuông nhẹ điểm, hòa trong tiếng tụng kinh nho nhỏ mà tha thiết chân thành của mẹ; gần đó, hồng chung chùa sư nữ Vạn Thạnh ngân vang, xa xa vẳng tiếng chuông Hải Đức dội về. Tất cả những thanh âm thiền vị, sâu lắng và đẹp đẽ nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm của tôi từ lúc bé thơ.
10/04/2013(Xem: 4603)
Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác đông ít nhiều ảnh hưởng , trong đó có Phật giáo .
10/04/2013(Xem: 4657)
Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.
10/04/2013(Xem: 4485)
Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
10/04/2013(Xem: 5356)
Làm người ai cũng có đấng sinh thành là Cha Mẹ. Đặc biệt nhân mùa Vu Lan báo hiếu này, tôi xin được nói về Mẹ như một bó hoa tưởng niệm Mẹ tôi đã qua đời tại Việt Nam ngày 1-3-1996. Khi đề cập đến Mẹ trong ngôn từ tiếng Việt, ta thử so sánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi Mẹ như thế nào và tìm xem có từ nào mà toàn thể các dân tộc trên thế giới nầy có tiếng gọi chung về Mẹ hay không? Mẹ trong văn hóa và tập tục của Đông Phương và Tây Phương như thế nào? Mẹ trong kinh điển Phật Giáo, và phương pháp báo hiếu ra sao?
10/04/2013(Xem: 5350)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó.
10/04/2013(Xem: 5229)
Ta thương hai tiếng quê hương Nâng niu gìn giữ trên đường ta đi Không vì ăn xổi ở thì Bọt bèo nhân ngã mà suy suyển lòng
10/04/2013(Xem: 5013)
Theo Thầy hành hương Tích Lan nhân duyên thấy được danh lam, tình người Hotel nằm cạnh biển khơi cát vàng, biển trắng, lã lơi bóng dừa đêm trăng lụa trải màn thơ nghe nguồn an lạc đợi chờ... tử sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]