Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí thức nên im lặng hay lên tiếng

10/04/201318:19(Xem: 3513)
Trí thức nên im lặng hay lên tiếng

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2009

Trí thức nên im lặng hay lên tiếng

Vương Thế Lan

Nguồn: Vương Thế Lan

Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó.
Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
Bất kỳ nhà nước độc tài nào cũng đều nhắn nhủ đến giới trí thức một thông điệp như thế này: “Các anh hãy im lặng mà đóng góp cho nhiều, chứ đừng phê phán chúng tôi. Ai ngoan ngoãn thì sẽ được thưởng. Ai làm phiền thì sẽ đón nhận hậu quả…”
Người dân thì lại muốn nhắn nhủ đến giới trí thức một thông điệp như thế này: “Các anh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn chúng tôi. Các anh hãy giúp chúng tôi lên tiếng. Chúng tôi đặt nhiều tin tưởng vào các anh…”
Vậy thì người trí thức nên giữ im lặng hay nên lên tiếng?
Tất nhiên mỗi người hoàn toàn có quyền chọn lựa vị trí của mình. Có những người chọn sự im lặng vì “im lặng là vàng”. Đối với những người khác, im lặng có thể có nghĩa là đồng lõa, là chịu thua, là hèn nhát, là thiếu lương tâm, là phản bội. Vì thế họ phải lên tiếng.
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó.
Tôi xin trích lại ở đây một vài nhận định của một số danh nhân. Tôi không nghĩ họ đã nói ra những lời này bằng tư duy “logic”, mà họ đã nói ra bằng chính ý thức đạo đức và từ kinh nghiệm đấu tranh của bản thân họ.
Im lặng là đồng loã
Trong Divine Comedy, văn hào Dante đã viết:“Những nơi nóng nhất trong hoả ngục thì được dành cho những kẻ, trong thời buổi khủng hoảng đạo đức, đã cố thủ vị trí trung lập của họ.”
Văn hào Do Thái Elie Wiesel (người đã may mắn được cứu thoát sau khi bố mẹ và em gái của ông bị giết trong trại tập trung của Nazi) đã viết: “Im lặng trước sự bạo ngược chỉ giúp cho kẻ bạo ngược.”
Edmund Burke, nhà văn, chính khách nổi tiếng của nước Anh, đã viết: “Tội ác thành công dễ dàng nhất khi những người tốt không chịu nói ra một lời.”
Im lặng là chịu thua
Mục sư Martin Luther King, Jr., nhà tranh đấu da đen ở Hoa Kỳ (bị ám sát năm 1968), đã nói: “Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng.”
Im lặng là hèn nhát, là thiếu lương tâm
Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã nói: “Trong lúc nên phản đối, sự im lặng làm con người trở thành những kẻ hèn nhát.”
Mục sư Martin Luther King, Jr.: “Kẻ hèn nhát hỏi, ‘Có an toàn không?’ Kẻ cơ hội hỏi, ‘Có khôn khéo không?’ Kẻ rởm đời hỏi, ‘Có được tiếng tăm gì không?’ Nhưng, kẻ có lương tâm hỏi, ‘Có là lẽ phải không?’ Và có khi ta phải chọn một vị trí không an toàn, không khôn khéo, không để được tiếng tăm gì cả, nhưng ta phải chọn nó, vì lương tâm ta bảo ta rằng đó là lẽ phải.”
Mahatma Gandhi, nhà tranh đấu bất bạo động vĩ đại của Ấn Độ, đã nói: “Sự im lặng trở thành sự hèn nhát khi tình thế đòi hỏi phải nói ra toàn bộ sự thật và có hành động thích nghi.”
Im lặng là phản bội
Mục sư Martin Luther King, Jr.: “Có khi sự im lặng là sự phản bội.”
“Chúng ta sẽ không còn nhớ những lời nói của kẻ thù, nhưng chúng ta sẽ còn nhớ sự im lặng của những người bạn của chúng ta.”



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2011(Xem: 3916)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
02/06/2011(Xem: 3608)
Việc tri ân và báo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
31/05/2011(Xem: 13318)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
27/05/2011(Xem: 3808)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
27/05/2011(Xem: 4059)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
09/05/2011(Xem: 5006)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
09/05/2011(Xem: 11078)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
27/03/2011(Xem: 6517)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
09/03/2011(Xem: 8655)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
23/02/2011(Xem: 4473)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567