Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gần mực thì mực hết đen, gần đèn thì đèn thêm sáng

10/04/201317:54(Xem: 5386)
Gần mực thì mực hết đen, gần đèn thì đèn thêm sáng

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

candle-light

Gần mực thì mực hết đen, gần đèn thì đèn thêm sáng


Có lẽ vì đi Chùa lâu năm hay vì được quý Thầy, quý Cô dạy dỗ qúa cẩn thận răng mà đức tính "tự tin" trong tôi bỗng nhiên đột ngột phát triển quá độ lúc mô tôi không hay, để rồi ngay giây phút ni nó không còn dừng lại ở chỗ "tự tin" nữa mà đã chuyển hóa thành "tự tung tự tác" khiến tôi dám cả gan biến đổi luôn cả câu tục ngữ của ông bà mình đã có tự ngàn xưa!
Ngược dòng thời gian, lùi lại khoảng hai mươi mấy năm về trước, chị em tôi có được cơ hội là Ba Mạ tôi cho phép trở lại thăm Cố Đô Huế, nơi "chôn nhau cắt rốn" của chúng tôi. Sau 16 năm rời xa đất Thần Kinh, theo tôi biết là nơi "mơ mộng" của rất nhiều người, còn trong khi tôi thì hoàn toàn "mơ hồ" về nó (vì tôi xa Huế lúc tôi còn là một con bé hỉ mũi chưa sạch). Chúng tôi được ở tại Chùa của Thầy Bổn Sư tôi tròn trịa một tháng hè năm ấy. Lúc nớ, tôi nhớ Chùa nghèo nàn và thiếu thốn dữ lắm. Bước vô thăm phòng Thầy tôi, nó nhỏ xíu mô cỡ cái "lỗ mũi" thôi, còn ngửi thấy cái mùi mốc mốc bởi sự ẩm thấp và thiếu không khí. Rồi Thầy cho chị em tôi ở phòng kế bên, nói nghe cho sang trọng rứa chứ phòng chỉ vừa đủ để vỏn vẹn một cái đi-văng với một chiếc mùng đã cũ kỹ…. Qủa thật lúc đó tôi mang một cảm giác hơi bất ổn vì thấy bị uncomfortable đủ thứ hết, rồi lại sợ sợ vì lạ chỗ, chung quanh toàn là cây cối, trông tĩnh mịch, buồn bã quá, nhưng mà tôi chỉ âm thầm nghĩ trong bụng chứ chẳng dám nói ra sợ Thầy tôi buồn. Lúc đó, thiệt tình mà nói cái háo hức, nôn nao của những ngày trước khi ra Huế trong tôi đã thật sự tiêu tan thành mây khói và tôi nhủ thầm chắc cái điệu ni phải "zọt" vô lại Sài Gòn cho lẹ quá!
Nhưng rồi chỉ sau có hai, ba ngày chi đó thì những ý nghĩ "tội lỗi" đó bỗng dưng hoàn toàn biến mất, nhường lại cho một sự thích thú kỳ lạ mà chính tôi cũng không ngờ. Tôi đã bắt đầu thích nghe câu kinh lời kệ của các chú, các điệu tụng mỗi ngày, mặc dù chẳng hiểu chi mấy. Rồi tôi đã tập thức dậy vào lúc nghe tiếng chuông vang khoảng 3-4 giờ sáng, mắt nhắm mắt mở ráng đi vào chánh điện chấp tay ngồi phía sau lưng mấy Chú, Điệu để nghe mấy Chú, Điệu tụng kinh, âm điệu răng mà hay và truyền cảm quá! Tụng kinh xong, chú thì đi quyét lá trong sân chùa, chú thì đi múc nước ở giếng để tưới cây, chùi dọn khắp hết,….rồi chuẩn bị ăn sáng, thức ăn rất đạm bạc, hôm thì cháo, bửa thì củ khoai, sắn, rau đậu rồi thì các chú chia buổi, thay phiên nhau để đi học và trông coi chùa. Thật tình mà nói, nhìn hình ảnh của mấy Chú, mấy Điệu tuy còn nhỏ mà biết thức khuya dậy sớm lo kinh kệ, đè nén hết những điều yêu thích của cá nhân, dẹp bỏ những thú vui ngoài đời để nhất tâm tu hành, sống một cuộc sống tuy thiếu thốn nhưng rất an lạc và vui tươi (bởi vì khi mô rảnh rang là mấy chú ngồi kể chuyện vui xảy ra trong chúng, trong chùa….cho chị em tôi nghe và tụi tôi có những trận cười no), trong lòng tôi dấy lên một tình thương yêu, quý trọng rất lạ đối với các Chú, Điệu ấy.
Cũng tại đó, tôi được Thầy Bổn Sư khi rảnh rang là dẫn chị em tôi đi thăm viếng Chùa chiền như Linh Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, Bảo quốc, Linh Quang, Tây Linh v.v…. mỗi lần tiếp xúc với một vị Thầy hay một vị Cô là mỗi lần tôi như khám phá ra một điều huyền thoại chi đó mà có thật trong cuộc sống ni. Mỗi lần nghe mỗi vị ấy hàn huyên hay kể chuyện là một lần tôi lại thấy tâm tư, tình cảm của mình răng mà lại thấp hèn, nhỏ bé và èo uột trước những tâm hồn đầy cao thượng, từ bi bao la như rứa! Tôi thật sự đã bị "cảm hoá", bị "cuốn hút" bởi các vị ấy qua từng cử chỉ, điệu bộ, lời nói, nụ cười……dường như qua tất cả cái "dễ thương", cái "đáng kính" của những bậc tu hành mà người đời như chúng ta không chi có được.
Ngày lên sân ga để vô lại Sài Gòn, Thầy Trò tôi người mô cũng nước mắt ngắn, nước mắt dài tạm biệt trong bịn rịn và buồn bã. Một tháng đối với tôi răng mà qua mau quá! Lần đó về lại Sài Gòn, tôi đã có một sự chuyển biến rất lớn trong tâm tư, tình cảm cũng như hành vi và đạo hạnh của mình.
Rồi khi tôi đến Úc, cũng như bao người khác, tôi cũng mãi miết lao vào "cày", "bừa" để lo cho con cái, gia đình, để lo tìm cho được cái vật chất mà khi mô mình cũng chẳng thấy đủ? Nhưng có lẽ từ nhiều đời, nhiều kiếp trước đây tôi cũng có được chút ít "nhân duyên" chi với Phật khiến cho Ngài động lòng mà đưa đẩy cho tôi để rồi tôi đến Tu Viện Quảng Đức "thực sự" làm công quả và học đạo, bởi vì lúc trước có đi chùa tôi cũng chỉ tranh thủ lạy Phật ba lạy, cúng dường rồi lo đi về mà làm chuyện khác. Giỏi lắm là ngồi dự được buổi lễ Vu Lan hay lễ Phật Đản.
Chao ơi, khi vào Chùa sinh hoạt chung với mấy dì, mấy anh, chị, em và đặc biệt nhất là quý Thầy, Cô thì trí tuệ, tâm hồn tôi như ngày mỗi ngày được thắp sáng thêm lên. Đó là chưa nói tới khuôn mẫu "Tứ đức" được nâng cao rõ nét. Tôi nhớ lại ngày xưa theo Mệ Nội, Mệ Ngoại tôi đến Chùa, cứ nhìn mấy Mệ làm chi là tôi cứ như con Két học nói tiếng người, bắt chước y chang rứa đó mặc dù chẳng hiểu mô tê chi hết, nhưng điều tôi tâm đắc và thích thú nhất là mỗi khi gặp quý Thầy và quý Cô, hai Mệ tôi chấp tay, cúi đầu lạy chào một cách rất thành kính mà tới giờ ni hình ảnh đó vẫn in đậm nét trong tôi. Nhưng chừ tôi thật sự đã hiểu rõ vì răng mà hai Mệ tôi lại có được bộ điệu cung kính, thành tâm trước qúy Thầy, quý Cô như rứa.
Trở lại những năm tháng mới đến Tu Viện Quảng Đức, thấy "Sư phụ lớn" chị em tôi rất sợ, chỉ chấp tay lạy chào rồi liền biến mất trước mắt Thầy. Tôi thấy Thầy nghiêm, với gương mặt hơi có chút ít lạnh lùng nhưng không "băng giá" lắm! Còn "Sư phụ nhỏ" thì lo "thiền" mô trong phòng Computer, chỉ xuất hiện những khi cần thiết cho nên tôi cũng chẳng "face to face" cho mấy. Tôi dò hỏi Cô Hạnh Nguyên, mấy dì, mấy chị thì dường như đều cùng một câu trả lời là Thầy mô cũng khó hết. Có lẽ y như Cụ Nguyễn Du miêu tả "Mỗi người một nét, mười phân khó mười" rứa đó. Nhưng điều mà tôi không thể chối cãi là ở mỗi vị Thầy, tôi đều được học những bài dạy, những lời khuyên răn khác nhau nhưng tất cả đã cho tôi một sự chuyển biến trong tâm hồn, trong cách cư xử, trong việc tu hành rất nhiều. Từ việc học kinh kệ ( thú thiệt trước đây tôi chỉ gối đầu "nhứt y nhứt quởn" có một bài "Tiểu sám hối" mà Ôn Nội tôi dạy cho tôi từ hồi xửa hồi xưa ), rồi tôi học được nghi thức tụng niệm các lễ như Cầu siêu, Cầu an…..là ra răng v..v…. Cái quan trọng mà người Phật tử tại gia chúng ta cần tới là học cách cư xử trong gia đình, chồng con, anh em, thân bằng quyến thuộc, những người chung quanh mình….. Tôi nhớ hoài buổi học đầu tiên, Thầy trụ trì dạy làm răng mình phải như một "bình hoa" để chưng trong nhà chứ đừng như "bao rác" mà chồng con chỉ muốn đem quăng ra đường. Thú thiệt lúc đó tôi nghe thấy thì chột dạ dữ lắm vì nghiệm lại thỉnh thoảng mấy "cục sân, cục si" của tôi xuất hiện, tôi cũng đã nổi cơn tam bành với chồng con mình, nhưng sau lần đó mỗi lần sắp sửa lên "sáu câu vọng cổ" là tôi sực nhớ lời Thầy văng vẳng mô đó, rứa là đành ấm ức nuốt hết giận hờn vô trong bụng. Rồi qúy Thầy dạy phải tập chùi rửa "tâm" mình thường xuyên, ui chao rửa chén bát, chùi nhà cửa thì dễ chứ chùi rửa tâm là cả một vấn đề nhưng rồi dường như đệ tử mô cũng đều cố gắng tu tập dần dần. Với tôi, hiện tượng mà được lập đi lập lại nhiều lần tự nhiên nó sẽ trở thành bản chất của mình lúc mô chẳng hay nữa. Ngoài ra, chưa kể khi mở miệng là phải luôn luôn nói những lời "ái mỹ" nghe, nói hơi khang khác một chút là ngày "Thọ bát" hay những lúc có dịp Thầy trò ngồi lại, chắc chắn sẽ được học "extra" về đề tài ni liền v.v...
Người xưa bảo "Ở gần vua như gần Cọp", tôi thấy rứa mà khỏe, bởi vì khi mình làm sai, Vua cho "kết liễu" cuộc đời bằng cách "xử trãm" là xong, khỏi bứt rứt, cắn xé tâm can mình. Đằng ni, ngược lại hoàn toàn, khi mình ở gần quý Thầy, Cô, mình có trật, có sai quấy chi thì cũng đều được nghe những lời dạy bảo thiệt nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ đầy ân tình thậm chí có lúc nghe rất ư là êm tai nhưng bảo đảm với quý Phật tử nghe xong "ba ngày không chợp mắt" được mô nghe. Nếu có nhắm mắt cũng để đó chứ đầu óc mình thì cứ bị dằn vặt trong đau khổ là phải làm răng để ăn năn sám hối, để thấy tận thâm sâu cái lỗi lầm của mình mà sửa đổi cho tốt đây? Chừ tôi mới phát hiện sự hiệu nghiệm của "mật ngọt" mà ông bà mình thường nhắc nhở, ruồi mà còn chết huống chi người trần mắt thịt như chúng ta thì làm răng mà không "điếng hồn vía" được!
Cha mẹ chúng ta cho ta hình hài này, nhưng đời sống tâm linh này chúng ta có được là từ quý Thầy, quý Cô mang lại. Tôi thật sự chẳng biết dùng lời lẽ chi để lột tả cho hết công ơn của quý Thầy, quý Cô một khi mà vốn liếng từ ngữ của mình vốn dĩ quá nghèo nàn, cho nên tôi chỉ bậm ruột, bậm gan biến câu tục ngữ thành như trên để xin được phép ví von chính quý Thầy, quý Cô, những người con mang dòng họ "Thích" của Đức Phật, những người mà khi hàng Phật tử chúng ta ở gần thì giúp chúng ta tẩy sạch dần dần cho hết những vết dơ trong tâm hồn và đạo hạnh, giúp chúng càng ngày càng "hết đen" và "thêm sáng". Và cũng chính điều này góp phần tạo nên nền tảng vững vàng cho mỗi Phật tử chúng ta để rồi ngày hôm nay tự mỗi người trong chúng ta tự xây cho bản thân mình một đức "hiếu hạnh" thật "kiên cố" đối với công ơn sanh thành và dưỡng dục của Cha Mẹ mình không chỉ nhân mùa Vu lan báo hiếu mà trong từng giây, từng phút khi Cha mẹ chúng ta còn hiện tiền. Rứa thì quý Phật tử có nghĩ rằng trong ngày Vu lan trọng đại ni chúng ta nên cài thêm lên ngực mình một "Bông Hồng Vàng" để nhớ đến công ơn sâu dày của những vị mang dòng họ "Thích" này không?

Kính dâng lên Quý Thầy, Quý Cô nhân Mùa Vu Lan 2008
Quảng Hương






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/01/2018(Xem: 4809)
“Chữ Hiếu thời hội nhập” mở đầu bằng câu chuyện thương cảm cho Cụ Tám đã già và những đứa con ở xa không cận kề chăm sóc, câu chuyện được gắn với thời hội nhập, kinh tế thị trường... Chữ Hiếu luôn là điều luôn làm người ta cảm động nhất, chạm vào tận cùng nơi sâu thẳm của tâm hồn. “Chữ Hiếu thời hội nhập” cũng đem lại cảm xúc nhớ ơn, ca ngợi công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Và đúng như bài viết đã khẳng định “...dù cho thời đại chúng ta ngày nay, dù khoa học có tiến bộ thế nào, con người có văn minh đến đâu, dù con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh của xã hội , thì chữ Hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà vẫn là thước đo phẩm chất đạo đức giá trị của con người...”.
21/01/2018(Xem: 5163)
Bộ xương người đàn ông màu trắng. Bộ xương của người đàn bà màu đen. Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con. Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi lớn các con khôn lớn. Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng ngày mẹ đi là ngày 19 tháng 6 (Ngày vía Phật Bà), hưởng thọ 84 tuổi. Con không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã vĩnh viễn không còn mẹ, không còn cất được tiếng gọi: “ MẸ ƠI!”. Cuộc đời trăm năm có biết bao nỗi đau sinh ly tử biệt! Nhưng không nỗi mất mát nào lớn hơn nỗi mất mẹ. Cho dù mẹ đã tuổi thượng thọ vẫn để lại trong chúng con một thương tổn sâu sắc, không gì bù đắp được.
17/12/2017(Xem: 6756)
Cuối Mùa Vu Lan - Trần Thị Nhật Hưng, Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa.Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan để tưởng nhớ và vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Tại Thụy Sĩ, nhân mùa này, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí đã tổ chức ngày hiếu hạnh, lễ tri ân phụ mẫu, hướng dẫn cho các đoàn sinh hiểu ý nghĩa ngày Vu Lan.
15/12/2017(Xem: 138142)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
20/09/2017(Xem: 9890)
Lễ Vu Lan 2561 (2017) tại TV Minh Quang, Tây Úc
19/09/2017(Xem: 4618)
Cháu thường tưởng nhớ đến Ông Mỗi ngày đều nhớ, cõi lòng khôn nguôi Vì Ông chúng cháu thốt lời Thành tâm cầu nguyện đất trời hồng ân.
19/09/2017(Xem: 3740)
Ông Bà đặc biệt biết bao Là người thông thái, tự hào lắm thay. Tình thương ban phát tràn đầy Từ tâm rất mực và hay giúp đời Ông Bà có mặt khắp nơi Để mà hướng dẫn mọi người thân quen. Ông Bà thường tạo niềm tin Khiến ta luôn vững mạnh thêm tinh thần.
19/09/2017(Xem: 4080)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
19/09/2017(Xem: 4928)
Bố luôn luôn là một người Dễ thương, tử tế đồng thời giỏi thay Bố thường đoán biết ra ngay Trong đầu ta nghĩ loay hoay những gì. Bố là người biết lắng nghe Đôi khi góp ý rất chi tận tình
17/09/2017(Xem: 9295)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Tu Viện Từ Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]