Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba và Vu Lan

10/04/201317:38(Xem: 4865)
Ba và Vu Lan

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Ba và Vu Lan

Thích Giác Tâm

Nguồn: Thích Giác Tâm

Bên cạnh chùa có một dòng sông, ngày xưa tôi còn nhỏ con sông rất nhỏ, có thể gọi là con suối. Bắt qua suối là chiếc cầu bằng tre, chông chênh lắt lẻo. Thỉnh thoảng tôi đi qua phía bên kia suối trên chiếc cầu tre gập ghềnh, đung đưa như chiếc võng để qua bên kia buôn làng đồng bào Thượng mua bí ngô,bắp ,măng le, về ăn. Có những buổi chiều ngồi bên bờ suối nhìn nước nhìn mây, nhìn những đàn bò lội qua suối về bên kia buôn làng, nhìn những em bé người Thượng chăn bò, tay cầm ống thục với bì cò ke, bắn nổ lách tách trên đường về buôn. Mười năm sau đó con suối đã biến thành sông, vì cuối nguồn nước dòng chảy đã ngăn lại. Thỉnh thoảng , những buổi chiều tôi lại ra sông, chiếc cầu tre lắt lẻo năm xưa đã không còn nữa, qua lại đôi bờ là những chiếc ghe nhỏ, do những người Thượng đưa đón lấy tiền. Vẫn như năm xưa, dòng sông vẫn trôi chảy ngày đêm, sông chảy, cuộc đời trôi chảy, người già ra về cõi khác, người trẻ xuất hiện lớn lên, già trẻ nhìn nhau ngỡ ngàng han hỏi. Dòng chảy là một nhưng tên đã khác, đôi bờ đã khác, Núi Tiên Sơn sau chùa cũng đổi khác, màu xanh không còn, trơ trụi. Mùa nắng khô ban đêm nhìn về núi, núi cháy đỏ rực loằng ngoằng như những con trăn khổng lồ trườn bò xuống núi. Mười năm sau nữa dòng sông rộng thêm ra vì ngành thuỷ lợi ngăn dòng để lấy nước tưới cà phê, sông bây giờ mùa mưa đã trở thành một cái hồ mênh mông, khoảnh cách đôi bờ mênh mang xa lạ. Mười năm, mười năm, rồi mười năm… bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, dâu bể đổi thay. Đêm nay bỗng dưng tôi nhớ đến đến những những mười năm về trước, liên quan đến một bức thư mà tôi đã viết để hàn gắn đỗ vỡ trong tình thân.
Mười sáu năm trước, tôi có người bà con, cha mẹ thì còn ở Việt Nam, nhưng những người con thì định cư ở Mỹ, không hiểu duyên cớ gì một trong những người con đem lòng giận cha, gọi điện thoại về nói rằng sẽ không về Việt Nam nữa, sẽ không nhìn mặt cha nữa. Ông buồn phiền khổ đau, nhờ tôi trung gian hoá giải. Tôi đã viết thư hoá giải với tất cả nỗi niềm, gởi qua đường Bưu Điện, ngày đó không có email. Một tháng sau tôi nhận được thư hồi âm của người cháu, nói rằng :" Chú ơi ! cháu muốn bay về Việt Nam quỳ dưới chân ba để sám hối, để tạ lỗi với ba, muốn về Biển Hồ, Pleiku thăm chú, cảm ơn chú, nhờ chú mà cháu đã không mất ba, và ba cháu đã không mất cháu. Nhân đây chú cũng xin có vài lời với gia đình cháu K. Chú đưa bức thư nầy lên blog của chú để kỷ niệm một giai đoạn. Năm mà chú viết bức thư này, năm đó chú đau bệnh nhiều lắm, chùa chiền cơ cực, đi tìm tờ giấy, cây viết để viết thư cũng rất khó, viết nửa chừng thì hết mực, phải đi mượn cây viết hàng xóm viết tiếp. Chuyện riêng của một gia đình, tuy vậy cũng là chuyện chung cho tất cả. Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật có dạy " Một là tất cả, tất cả là một " cho nên chuyện của tôi, có khi cũng là chuyện của anh, của chị của em. Mùa Vu Lan phần đông viết về mẹ, bức thư này đăng lên là để kỷ niệm tình cha. Bác đã lớn tuổi, vẫn còn khoẻ bên cạnh các con các cháu, đó là diễm phúc lớn cho những người con người cháu, hãy trân trọng giữ gìn báu vật ở bên ta, trong tay ta, đừng để vuột khỏi tầm tay rồi ân hận thở than. Viết miên man không đầu không đuôi trong mùa Vu Lan Báo Hiếu Phật Lịch 2552, để thân tặng những người thân của tôi. Bông hồng tôi đã cài lên áo các em, các cháu rồi đó, hãy sung sướng đi.


Giác Tâm


-------------------------------------------------------------
Sài Gòn ngày 16.09.1992
Ngọc Kiều !
Trước mặt là tờ giấy trắng. Chú đang nhíu mày suy nghĩ một chút để viết cho K. Chưa biết viết gì thì bên nhà hàng xóm lại vang vang lên ca khúc : "Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ, mây bay bao năm ngỡ mình đã quên …" Hai chữ tưởng và ngỡ đã làm lay động lòng người, đã nói lên được cái tình Đông phương-Việt Nam. Thì ra sự biệt ly chia cách cũng có cái mầu nhiệm dễ thương của nó, chứ không hẳn chỉ là đớn đau sầu khổ không. Chú nhận ra điều đó khi gặp lại Hằng và cháu KaThy sau mười mấy năm biền biệt quê hương. Và cũng hiểu thêm một khía cạnh khác nữa của ngôn ngữ. Vì sao các Thiền Sư rất ít nói, mà khi nói thì như sấm sét rung chuyển, thức tỉnh lòng người. Vì các ngài hằng sống với chân tâm.
Gặp nhau hằng ngày, nói chuyện với nhau thường xuyên, chúng ta thường coi thường nhau, thiếu cẩn trọng , thiếu sự chú ý trong khi đối thoại, và do đó nghe mà dường như không hiểu người đối diện muốn nói gì. Từ suy nghĩ đó chú thấy rằng cơ hội được nói chuyện và lắng nghe mẹ con Hằng không có nhiều lắm cho nên khi nghe Hằng và Ka Thy nói, chú nghe với tất cả tâm hồn và phát hiện ra rằng ma lực của ngôn ngữ thật kỳ diệu, nếu chúng ta nói chuyện với nhau bằng con tim. Lúc chia tay ở phi trường Hằng có nói với chú : "Chào chú cháu đi, chú ở lại nhớ giữ gìn sức khoẻ". Chừng đó câu chữ thôi, mà cảm động đến nỗi chú không nói lại được gì để tiễn đưa Hằng. Không biết Hằng có hiểu cho chú không?
Máu huyết ách tắt, hay vô thức lo lắng vu vơ thế nào đó mà hồi hôm chú nằm mơ thấy Kiều về mà chú không đến đón được. Còn nơi chú ở không phải là Biển Hồ Pleiku, cũng không phải Sài Gòn . Mà ở trên một đồi cao xa lạ nào đó, tĩnh lặng và nhiều tiếng chim. Kiều có đến tìm thăm chú nhưng chú lại đi vắng , người thân chú nói lại với Kiều rằng : "Chú đi đâu đó mười lăm phút rồi sẽ về liền". Kiều ngồi chơi đợi chú, nhưng rồi Kiều không đủ kiên nhẫn đợi đã ra về. Giấc mơ thì chỉ chừng đó thôi nhưng cũng làm cho lòng chú bâng khuâng, buồn . Buồn vì chú không đến đón Kiều được , và Kiều thì bị cuộc sống hối hả của Tây Phương níu kéo, không đủ kiên nhẫn đợi chờ thăm chú. Mà thôi đó chỉ là mộng mị chớ chú cháu mình không đến nỗi nào như vậy đâu phải vậy không Kiều?
Chú cùng với gia đình có xem lại cuộn băng video đón và đưa tiễn Hằng và Ka Thy nhìn từng gương mặt của người thân hiện lên qua màn ảnh chú thấy có nụ cười và nước mắt . Quá khứ và tương lai của từng người mờ mờ rồi rõ nét trong tâm chú . Nhất là bác .
Hôm chở Ka Thy đi một vòng Sài Gòn để mua đồ chơi bằng sành sứ. Nhìn mấy thầy trò Đường Tăng, tháp chùa, gia đình thỏ mèo … Ka Thy có nói với chú : "Không biết vì sao mà cháu thích người cá quá !". Bây giờ đây bắt chước lối nói của Ka Thy, chú cũng muốn nói rằng : "Không biết vì sao mà chú rất thương bác". Có lẽ một phần bác là ba của H. K. G. T. D. phần nữa là chú rất hiểu bác : Một con người có sao đào hoa chiếu mạng, tuổi trẻ yêu thương nhiều nên gia đình không hợp nhất. Con cái thì thương mẹ nhiều hơn ba, thành thử trong nụ cười của bác vẫn thấy được chất cô đơn và muộn phiền. Chú vừa biết được bác năm nay 68 tuổi, hai năm nữa là 70 , sẽ xếp vào hạng người xưa nay hiếm. Tuổi tác đó thần kinh tim mạch không còn vững vàng tốt nữa, một con người khi về già tính tình thường thay đổi giống như con nít. Thỉnh thoảng chú cũng thấy ở nơi bác điều đó- sự lẩm cẩm của người già-
Nhiều lần nhìn bác, thấy gương mặt vuông chữ điền lông mày rậm sắc, mắt hơi xếch, chú có suy nghĩ : "Bác chắc dữ lắm" . Nhưng rồi nhìn lại sự thành đạt của những người con gái. Tục ngữ Việt Nam có câu : "Con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ" thì chú suy nghĩ ngược lại . Nếu bác dữ và làm nhiều việc không lành thì làm sao có được những người con gái như vậy . Những người em người cháu ở phương xa của tôi ơi, có lần nào nghĩ đến điều ấy không ?
Sáng nay ngồi uống nước trà với bác với cô, chú có nói chuyện với hai người, tháng mười hai này Kiều và Trang về thăm, cô bác hãy tạo điều kiện để cho hai nhỏ được đi đây đi đó, nhất là Huế thế nào cũng phải tìm về thăm vì còn bà ngoại ngoài đó . Thăm bà một lần trước khi bà nhắm mắt , để sau này khỏi ân hận thở than . Thăm nhà thờ họ thắp cho các vị tiên hiền một nén nhang , và cũng để cho các vị sung sướng mỉm cười , tự hào rằng : "Dòng họ Đặng đã có những đứa con đứa cháu làm vẻ vang cho tộc họ như vậy" . Thăm chùa Linh Mụ cổ kính trầm mặc bên dòng Hương giang, đền đài lăng tẩm của dòng họ Nguyễn một thời vang bóng. Về cồn hến ăn một chén chè bắp thơm phức ngọt lừ . lại chợ Đông Ba ăn một tô bún bò Huế đặc biệt cay xè chảy nước mắt . Nhìn sông An Cựu nắng đục mưa trong …
Những người em những người cháu gốc Huế của tôi ơi ! Huế chi mà không biết cầu Tràng Tiền , sông Hương ra răng , núi Ngự Bình ở chỗ mô lẽ nào trong trái tim của các em các cháu không còn chỗ dành cho Huế , mà nếu nhớ sao không chịu tìm về thăm.
Huế vẫn còn thơ mộng như ngày nào , có về Huế vào dịp phượng nở đi trên con đường Lê Lợi ven sông Hương , nhìn những cô nữ sinh nón lá che nghiêng với chiếc áo dài trắng từ trường Đồng Khánh ùa ra, trên con đường ngập đầy hoa phượng đỏ ta mới thấy hết cái đẹp của Huế của quê hương.
Cuộc đời dẫu biến thiên thăng trầm mấy đi nữa, nhưng cái đẹp thì muôn đời vẫn hiện hữu, cho nên chú rất mong các em các cháu nơi phương trời lữ thứ đừng bao giờ lãng quên cội nguồn và cái đẹp quê hương. Vì mỗi người chỉ có một quê hương mà thôi.
Chú rất ít làm thơ , nhưng thấy bác có tâm sự có nỗi niềm, vì núm ruột mình vẫn không hiểu mình , vẫn hờn oán trách cha. Chú kết thúc bức thư này bằng một bài thơ lục bát :
Nghĩ về cốt nhục tình thâm
Thì thôi chuyện cũ để tâm làm gì
Tuổi ba giờ sớm ra đi
Thương ba không hết, nói chi nặng lời
Từ em … Ba chẳng nói cười
Âm thầm lặng lẽ, thở dài đêm đêm
Công cha núi Thái- chưa đền
Mong em ngưỡng vọng ân trên nguyện cầu
Để rồi trong những đêm thâu
Nghĩ về em ba vợi sầu - sống thêm.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3943)
Giác ngộ tuy đồng Phật Đa sanh tập khí thâm Phong đình ba thượng dũng Lý hiện niệm tương xung (Tô Đông Pha)
10/04/2013(Xem: 4416)
Vu Lan về trên vùng đất lạnh Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
10/04/2013(Xem: 4869)
Barossa Em ở Đâu? Trở về đây giữa một chiều nắng chói Trời Adelaide trong mây dõi bước chân êm Xa xa, Barossa[1], phủ đầy cát bụi Nắng rớt nhẹ theo những tán thông xanh Đêm buông xuống Barossa u tịch Tìm gặp em, Barossa! Barossa! Ta mãi gọi em giữa đêm thâu lặng lẻ Như vọng về từ địa đàng xa tít Ta thấy em rồi! Vẫn trên môi một nụ cười hoang dại
10/04/2013(Xem: 4866)
Con biết gọi tiếng Ba Từ hồi chưa biết nói Con biết kêu tiếng Mạ Từ thủa mới thôi nôi. Nay con đã lớn rồi Đến phương trời xứ lạ Hai tiếng Ba và Mạ Vẫn ngọt ngào êm ã! Như trưa hè nắng lóa Ngâm mình bên suối sâu, Như mùa đông lạnh giá Đắp chăn phủ kín đầu.
10/04/2013(Xem: 3988)
Truyền thống hiếu đạo lâu đời của đạo Phật và của dân tộc Việt hòa quyện vào nhau thành một thực thể không thể phai mờ trong tâm khảm của người con Phật, dù sống ở bất cứ quốc độ nào trong cõi Ta bà gọi là kham nhẫn này. Theo như Tăng Chi Bộ Kinh, chương ba Pháp có nêu kẻ Hiền trí và bậc Chân nhân hàm dung đủ bố thí, xuất gia và hầu hạ cha mẹ theo như lời đức Phật dạy.
10/04/2013(Xem: 4011)
ưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ
10/04/2013(Xem: 4707)
Làm Thơ thanh thản mà làm, Nếu như cố sức là ham ngôn từ; Bỏ bớt loạn động tâm tư, Học Phật là chính cầu Sư giải bày.
10/04/2013(Xem: 7618)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 4667)
Năm lên mười mấy tuổi Tôi đã vội xa nhà Bên hàng cau nhớ mẹ Chiều chiều bỗng xót xa
10/04/2013(Xem: 3939)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ và mặt đất xác xơ. Trốt qua rồi, không gì còn nguyên vẹn. Trên những dặm vuông dài là hoang tàn, đổ nát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]