Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi Sĩ Bùi Giáng, và tình cảm với các Sư Cô

10/04/201317:37(Xem: 5498)
Thi Sĩ Bùi Giáng, và tình cảm với các Sư Cô

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Thi Sĩ Bùi Giáng, và tình cảm với các Sư Cô

Thích Giác Tâm

Nguồn: Thích Giác Tâm

Một con người xuất khẩu thành thơ, đi mua chịu rượu và đồ nhậu, ghi vào sổ nợ cũng ghi bằng thơ, viết văn và làm thơ với một tốc độ kinh hồn, ông để lại cho nền văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm đồ sộ, giá trị. Vậy mà số phận thật hẩm hiu, ông có vợ, có người yêu nhưng không tìm thấy hạnh phúc, ông chia tay với vợ, với người yêu và giong ruỗi đi tìm, đi tìm giai nhân khắp bốn phương trời, tìm trong mộng, trong thi ca và trong cả những ngôi chùa mà ông có duyên đến và được đón nhận, không mặn nồng nhưng vẫn không lạt lẽo. Bởi vì ông có thời dạy văn chương ở Đại Học Vạn Hạnh của Phật giáo ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn, với lại ông có điên điên nhưng lành không phá phách, nên những ngôi chùa ông đến đều cho ông ăn cơm, thỉnh thoảng có cho tiền nữa. Ngôi chùa ông thường đến là ngôi chùa Dược Sư ở đường Lê Quang Định Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi đó có phòng phát hành kinh sách Phật Giáo, có Sư Cô Như Hạnh phụ trách. Tôi mê sách nên mỗi khi đi Sài Gòn là luôn ghé lại chùa Dược Sư, có quen Sư Cô Như Hạnh, tôi thường ghé phòng phát hành kinh sách và Thi Sĩ Bùi Giáng cũng hay ghé lại, bởi vậy tôi có gặp ông. Hôm đó ông tới ( xin lỗi tôi không còn nhớ rõ năm ) và cũng đúng lúc nhà chùa thọ trai, nên Sư Cô Như Hạnh vô bên trong nhà trù bưng ra đĩa cơm mời ông, ăn xong còn dúi tiền vào tay ông nữa. Trên bàn có viết và giấy, ông tự tay lấy viết và hý hoáy viết. Tít tắt ông bỏ viết xuống và nhìn Sư Cô Như Hạnh cười móm mém, như thầm cảm ơn và ra đi.
Ông đi rồi Sư Cô Như Hạnh, đưa tờ giấy có chữ viết của Thi Sĩ Bùi Giáng với nét bút sắt thật đẹp cho tôi, ông viết không đẹp như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhưng mà vẫn đẹp, bay bướm nữa. Ông viết bốn câu lục bát:
Đi tu thứ nhất ở chùa,
Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang -
Dược Sư thơ mộng vô vàn,
Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân.
Hai chữ tần thân ông viết bằng chữ Việt, ông mở ngoặc viết chữ Hán rồi đóng ngoặc lại. Tôi không hiểu hai chữ tần thân, sau này tra Tự Điển Hán Việt có nghĩa như sau: Tần: luôn luôn - Thân: rên rỉ.
Đọc bốn câu thơ lục bát của ông, mới thấy được cái tài hoa, cái xuất khẩu thành thơ của ông, cái uyên áo trong tứ thơ của ông. Tôi có một người bạn ở Hoa Kỳ, cũng là một thi sĩ am hiểu Phật học, tôi gởi tặng anh hai câu " Đi tu thứ nhất ở chùa, thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang " Anh hiểu theo cách hiểu của anh, giảng lại cho tôi nghe rất dài dòng văn tự. Anh giảng câu đầu là ông nói về tục đế, câu thứ hai nói về chân đế, trong tục có chân và trong chân có tục, tương nhiếp lẫn nhau, vân vân và vân vân. Tôi chỉ nghe không ý kiến bởi vì chỉ có Thi Sĩ Bùi Bàng Giúi mới có thể giảng giải thâm ý của ông.
Tôi mơ màng nghĩ ngợi hai câu sau:
Dược Sư thơ mộng vô vàn,
Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân.
Chắc hẳn rằng khi chia tay với vợ, và sau này cả người yêu nữa, ông có đau khổ, có trách họ, rằng họ đã không hiểu ông, không nuôi dưỡng hồn thơ ông, để ông cô đơn rồi đến nỗi phải chia tay. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn ông, ông vẫn còn yêu họ, thương họ, ông muốn có không khí ấm cúng của một gia đình, có đĩa cơm nóng hổi, đậm đà hương vị quê hương, có tô canh rau tần, đĩa mướp xào, chén tương, chén cà, đĩa rau luộc.…Ông đọc nhiều chắc ông có ao ước như Đại văn hào Nga Dostoiefski " Tôi xin đổi tất cả văn nghiệp của tôi , để có được một người vợ, biết nấu cho ăn ngon, và biết đứng ở cửa đợi chờ tôi về, trong suốt một ngày tôi làm việc mệt ".
Vẫn còn yêu thương người nữ,vẫn nhớ đến người mang nặng đẻ đau mình, và công đức sinh thành hơn cả nước trong nguồn chảy ra nữa. Ông nhớ đến người mẹ mẫu mực nhưng lận đận một đời đã khuất, nên khi gặp Ni Sư Trí Hải, có tên đời là Công tằng tôn nữ Phùng Khánh, đẹp người, đẹp hạnh tu, trí tuệ bậc nhất trong giới tu nữ ở đất Sài thành, ông đem lòng thương kính cứ luôn gọi là mẫu thân Phùng Khánh, sau khi ông mất Ni Sư Trí Hải có giảng cho Tăng Ni Phật tử về thâm nghĩa trong thơ ca của Bùi Giáng trong nhiều buổi giảng. Thương, quý, Ni Sư Trí Hải ông thương lây qua các Ni Cô khác, nhất là các Ni Cô ở chùa Dược Sư, nơi mà ông thường lui tới nghỉ chân, được ăn cơm , được lì xì tiền tiêu vặt. Cảm nghĩa, cảm tình ông đã coi chùa Dược Sư là thơ mộng nhất, các Ni Cô là người hiền thục nhất, đẹp nhất trong giới nữ lưu. Ông đã nhớ đến họ, tâm tưởng đến họ và có lúc ông đã buồn, qua họ ông nhớ đến mẹ ông, vợ ông ngày cũ, nhớ đến người yêu dang dở chia tay. Nhớ đến thân phận của một kẻ lãng tử như mình, tứ cố vô thân, không một mái ấm gia đình. May thay vẫn còn lòng từ bi của Phật, cho ăn cho uống, không đuổi xô, hất hủi. Chính điều đó đã khiến cho ông buồn tủi, và cái buồn của ông " Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân "
Sống ông dạy học trường chùa, ăn cơm chùa, và khi chết ông được chùa Vĩnh Nghiêm lo tang lễ, có Sư Tăng tụng niệm nguyện cầu. Âu đó cũng là duyên phước cuối kiếp làm người của ông. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, bỗng nhớ về ông trong một đêm mưa gió bời bời, viết về ông, ghi lại bốn câu thơ ân nghĩa của ông để giữ lại tinh hoa của ông để rơi rớt lại trên dặm đường lãng du, phiêu bạt,mà ông tự nhận đứng hàng thứ hai sau các Sư Cô xuất gia ở Chùa:
Đi tu thứ nhất ở chùa,
Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang.

Chùa Bửu Minh, Gia Lai,
Mùa Vu Lan Phật Lịch 2552-DL.2008.
Thích Giác Tâm





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4612)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người, đã chấm dứt cuộc sống và chỉ còn vỏn vẹn đêm nay, hương linh lưu lại dưới mái ấm gia đình để rồi mai nay, tất cả nội ngoại con cháu xa gần sẽ chính thức đưa hương linh về nơi an nghỉ cuối cùng trên miền đất của dương thế, một phút chia tay ngìn thu vĩnh biệt. Trước giờ phút âm dương hai ngã, trong cảnh kẻ ở người đi, đất khuất đây còn,.......
10/04/2013(Xem: 4165)
Mỗi rằm tháng bảy vào thắng hội Vu Lan hầu như chùa nào cũng tụng kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Kinh Vu Lan, Sám Vu Lan để nhớ đến công hạnh của tôn giả Mục Kiền Liên hiếu thảo với thân mẫu quá vãng và bảy đời cha mẹ quá khứ. Ngài đã vâng lời Phật dạy cúng dường trai tăng, cầu thập phương thường trụ Tam bảo gia hộ cho thân mẫu buông xả lòng tham, sân, si, ích kỷ, độc ác và được nhẹ nhàng siêu sanh tịnh độ. Từ đó, tôn giả được tôn vinh như một tấm gương sáng về hạnh Đại hiếu.
10/04/2013(Xem: 7263)
Chiêm ngưỡng tôn tượng mỗi Chư Phật, Chư Bồ Tát, Phật tử đều có thể thấy phần nào hạnh nguyện của Quý Ngài. Bồ Tát Quán Thế Âm với nhành dương liễu và bình tịnh thủy trên tay, nghe tiếng kêu thương nơi đâu, Ngài liền đến cứu khổ. Nhành dương liễu phẩy sạch bụi uế trược, nước Cam Lộ rưới mát khổ đau:......
10/04/2013(Xem: 5511)
Canh một đại chúng sẵn sàng Vào thiền đường giữ tâm an phút này Ba nghiệp thanh tịnh đẹp thay Dung nhan Phật thánh hiển bày uy nghiêm
10/04/2013(Xem: 9588)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 11823)
Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Ngày đánh dấu ba mươi lăm năm chìm nổi của đời tôi. Ba mươi lăm năm là một quãng đời dài. Thế nhưng, tất cả chi tiết, hình ảnh về ngày bất hạnh đó vẫn còn nguyên vẹn.
10/04/2013(Xem: 5148)
Dù ba là một tăng sĩ, nhưng những lời cuối này con vẫn muốn gọi lại từ “Ba” vì vĩnh viễn con không bao giờ còn được gọi nữa. Con cũng xin lỗi đã tả ba không giống một vị Thánh mà ghi đủ tính tật như bao phàm nhân bình thường, song đây chính là điểm con vui - bởi con nghĩ người ta sẽ chẳng có hy vọng gì khi đọc tiểu sử của những vị vãng sinh có đời sống đầy thiện nghiệp, sạch như vỏ ốc, họ sẽ lý luận: Các vị ấy sinh ra đã là Thánh rồi!...
10/04/2013(Xem: 4125)
Mẹ tôi không muốn di cư sang Mỹ ở tuổi sáu mươi. “Già rồi, sang bên ấy chỉ ăn bám vợ chồng chúng mày!”. Bà nói khăng khăng như thế nhưng con gái xuống nước năn nỉ ỉ ôi, bà lại xiêu lòng. Ờ, nó nói cũng phải, mình qua bên ấy giữ cháu ngoại cũng vui, lại đỡ nhớ, khỏi phải chờ mong. Mình ở đây nó phải gửi tiền về cấp dưỡng, tốn kém lắm chớ chẳng không!” Dì tôi cười, nói như lẩy: “Nợ đòi rồi đấy, cứ sang mà trả cho xong!” ...........
10/04/2013(Xem: 4998)
Kiếp sau xin chớ làm người Làm cây thông đứng giữa trời mà reo Từ trước đến giờ chúng ta thường biết đến hai câu thơ trên với hàm ý chán chê kiếp làm người, bởi kiếp người có muôn ngàn khổ đau, thà rằng làm một cây Thông đứng giữa trời còn hơn. Nhưng hình như ý của Nguyễn Công trứ không dừng ở đó
10/04/2013(Xem: 4319)
Hôm qua xem Những nàng công chúa nổi tiếng, con thốt lên: “Bà mẹ này khổ quá!” Mẹ nói vui: “Bà mẹ nào mà chẳng khổ?” Bất giác con thảng thốt...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]