Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm ơn mẹ đã khắt khe

10/04/201317:37(Xem: 4819)
Cảm ơn mẹ đã khắt khe

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2008

Cảm ơn mẹ đã khắt khe

Nhị Tường

Nguồn: Nhị Tường dịch

Con không thể nào tin rằng mẹ đang muốn con đi làm với mẹ -- Đang là mùa hè, con không phải đi học, và thậm chí chỉ mới 7 giờ sáng! Mẹ, mẹ nghĩ sao vậy? Con biết là tính con cũng hay phá lệ và có những vấn đề trục trặc, nhưng con chỉ mới 14 tuổi thôi!
Mẹ được trả lương như một y tá -- còn con thì đâu biết làm cái gì trong cái nhà dưỡng lão chỉ toàn những người già đó. Hưmmm, nếu con may mắn thì ở đó có một cái giường – con sẽ chỉ nằm dài suốt ngày và xem ti vi. Vâng, con nghĩ con có thể làm được vậy thôi.
Mẹ muốn con làm gì hả mẹ? Con có thể nói gì với một người phụ nữ thậm chí không biết bà ấy đang làm gì trong căn phòng đó? Mẹ ơi, bà ấy nói có những con nhện chui ra từ lớp giấy dán tường (mà chẳng có giấy dán tường nào hết).
“Được rồi, được rồi”, con đã nói với bà ấy. “Bà Carrie là một người thường trú lâu năm ở đây, nên sẽ bà được giúp đỡ về chuyện những con nhện mà”. Con vừa nói với bà ấy rằng không có một con nhện nào ở đây hết, thế là bà ấy hết lo sợ rồi. Gần một tiếng đồng hồ trôi qua, mẹ lại kiểm tra con và bà Carrie. Mẹ mỉm cười khi con kể mẹ nghe rằng, con và bà ấy chỉ “nói chuyện”. Những kẻ xâm nhập không ai mong muốn kia đã đi mất rồi (Con đã “bắt” chúng và đem chúng ra ngoài) và giờ đây bà Carrie đang kể cho con nghe những câu chuyện thật thú vị. Bà ấy rất thích làm bạn với con bởi vì con giúp bà bình tĩnh lại.
“Con sẽ xong trong một phút thôi, mẹ ơi” “Tốt. Mẹ cần con giúp ông Bubba” “Hả?!” À, ông Bubba – cái bác già lang thang. Mẹ nói ông ấy ở tầng đâu đó khi tất cả các cửa ra vào đã báo động. Mẹ nói con kiểm tra tất cả các phòng bởi vì ông ấy thích nói chuyện với các bà. “Con sẽ kiếm ông ấy.” Con đã nói vậy. Con đi xuyên qua các sảnh lớn, và đi nhìn khắp hết những người trong này, những người đang bước đi hoặc đi bằng xe lăn và con đi vào cả phòng của những người nằm liệt giường– Con không nhớ lần cuối cùng khi con nhìn thấy mái tóc bạc là khi nào, nhưng mọi người thật tử tế với con. Một tách nước cho chỗ này, chuyển giùm kênh ti vi ở chỗ kia (mà không có bộ điều khiển từ xa ở đó) và một lời tử tế mang đến quá nhiều nụ cười và những lời biết ơn. Con sẽ không tiếp tục kể cho mẹ nghe đâu, chỉ là niềm vui thôi mà!
Con tìm thấy ông Bubba, đang thăm một “bà bạn”. “Họ yêu tôi ngay” ông ta nói khi con và ông lê bước trở về phòng ông, tay ông quàng qua người con. Ông Bubba hơi vui tính – thậm chí cháu nội ông còn lớn tuổi hơn con! Sau khi ổn định ông ấy ở trong phòng, con trở lại phòng y tá, đầu con ngẩng cao hơn và con nhảy chân sáo.
“Ăn trưa, đã đến giờ ăn trưa? Ôi chao, thời gian trôi nhanh ghê…” “Những người trong phòng ăn, họ cần được giúp đỡ; con có muốn đi xem có giúp được gì cho họ không?” Con thấy nhiều bàn ăn đã đầy đủ người – hầu hết ngồi nói chuyện với nhau, một vài người ngồi lặng lẽ. Đang tự hỏi cô bé gầy nhom này là ai và đang muốn gì. Con ngồi xuống cái bàn của những người có đôi mắt tinh anh, một người mang cái yếm. Sau khi chào tất cả mọi người, con nhìn thấy một người không thể đút cho chính mình, con xin giúp đỡ. Miệng bà ấy mở ra để nhận thức ăn. Chẳng bao lâu, dĩa bà sạch trơn và bà cảm ơn con đã giúp bà. “Không có chi, cháu thích làm việc mà!” Con trả lời và thật tình như vậy. Con đi hết từ bàn này đến bàn khác để giúp đỡ và thăm những người ngồi ăn.
Con đã mệt rồi nhưng mẹ còn nói rằng có một bà đang ngồi ở ngoài hành lang và cần giúp “một tay”. Con chạy thẳng ra đó và thấy một bà già đang cố viết một lá thư. Không thể cầm chặt cây viết nữa, nên bà cảm ơn sự đề nghị giúp đỡ của con. Mặc dù con viết nhanh hết sức, mà bà đọc còn nhanh hơn, và chỉ chậm lại đủ để thở mà thôi. Khi lá thư viết xong, con gấp lại và đút vào bao thư và dán lên đó con tem 6 xu. Bà đã ôm chặt làm con nghẹt thở.
Bây giờ đã hai giờ rưỡi, và may mắn là con không có lấy thời gian để mơ đến một cái giường trống trải – cái thú mà con đã bỏ lỡ dịp. Ngay khi con trở lại thì mẹ đang gói ghém mọi thứ, con nghĩ về cái ngày hôm ấy. Nhiều người trong phòng đã túm lấy tay con và hỏi khi nào con trở lại. Con nhìn mẹ, và hỏi, “Con có thể trở lại ngày mai và mang theo một người bạn không?”






CHÚ THÍCH

* Lời tác giả: Mùa hè đó đã nhanh chóng trôi qua khi tôi ở suốt một ngày trong viện dưỡng lão “làm việc” cùng với mẹ. Nhiều người bạn tôi đã đi cùng với tôi đến viện dưỡng lão và sau đó họ tách riêng để đến với những người già mà họ thích. Thậm chí một tờ báo địa phương cũng đã viết về “Những thiếu niên hoạt động xã hội” tại viện dưỡng lão. Mùa hè đó là năm 1970, và trong hồi ức, đó là một cột mốc thời gian của đời tôi. Mẹ tôi giờ không còn nữa, nhưng tôi vẫn hằng tin rằng bà biết bà đã làm đúng trong mùa hè đó, để rồi những năm sau đó, bà đã nhìn tôi bước lên khán đài để nhận bằng đại học –ngành điều dưỡng.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4172)
On the day when the lotus bloomed, alas, my mind was straying, and I knew it not. My basket was empty and the flower remained unheeded. Vào ngày sen nở, chao ôi, Tâm hồn tôi bỗng bồi hồi lang thang Tôi đâu có biết rõ ràng Lẵng hoa trống rỗng, hoa vương chốn nào.
10/04/2013(Xem: 4015)
Giác ngộ tuy đồng Phật Đa sanh tập khí thâm Phong đình ba thượng dũng Lý hiện niệm tương xung (Tô Đông Pha)
10/04/2013(Xem: 4496)
Vu Lan về trên vùng đất lạnh Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
10/04/2013(Xem: 4966)
Barossa Em ở Đâu? Trở về đây giữa một chiều nắng chói Trời Adelaide trong mây dõi bước chân êm Xa xa, Barossa[1], phủ đầy cát bụi Nắng rớt nhẹ theo những tán thông xanh Đêm buông xuống Barossa u tịch Tìm gặp em, Barossa! Barossa! Ta mãi gọi em giữa đêm thâu lặng lẻ Như vọng về từ địa đàng xa tít Ta thấy em rồi! Vẫn trên môi một nụ cười hoang dại
10/04/2013(Xem: 4969)
Con biết gọi tiếng Ba Từ hồi chưa biết nói Con biết kêu tiếng Mạ Từ thủa mới thôi nôi. Nay con đã lớn rồi Đến phương trời xứ lạ Hai tiếng Ba và Mạ Vẫn ngọt ngào êm ã! Như trưa hè nắng lóa Ngâm mình bên suối sâu, Như mùa đông lạnh giá Đắp chăn phủ kín đầu.
10/04/2013(Xem: 4080)
Truyền thống hiếu đạo lâu đời của đạo Phật và của dân tộc Việt hòa quyện vào nhau thành một thực thể không thể phai mờ trong tâm khảm của người con Phật, dù sống ở bất cứ quốc độ nào trong cõi Ta bà gọi là kham nhẫn này. Theo như Tăng Chi Bộ Kinh, chương ba Pháp có nêu kẻ Hiền trí và bậc Chân nhân hàm dung đủ bố thí, xuất gia và hầu hạ cha mẹ theo như lời đức Phật dạy.
10/04/2013(Xem: 4089)
ưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ
10/04/2013(Xem: 4793)
Làm Thơ thanh thản mà làm, Nếu như cố sức là ham ngôn từ; Bỏ bớt loạn động tâm tư, Học Phật là chính cầu Sư giải bày.
10/04/2013(Xem: 7771)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 4763)
Năm lên mười mấy tuổi Tôi đã vội xa nhà Bên hàng cau nhớ mẹ Chiều chiều bỗng xót xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]