Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông bạch Vu Lan

10/04/201317:35(Xem: 5349)
Thông bạch Vu Lan

hoa_hong (11)
Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Thông bạch Vu Lan

Sa Môn Thích Quảng Độ

Nguồn: Sa Môn Thích Quảng Độ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO


Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, P. 15, quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh
Phật lịch 2551 Số: 07/VHĐ/TB/VÔ THƯỜNG

Kính gửi:Chư Tôn đức Giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni và toàn thể Phật tử trong và ngoài nước.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Thưa chư liệt vị,
Giải trừ cái khổ bị treo ngược vừa là ý nghĩa thâm diệu của Vu Lan nhưng cũng vừa là sứ mệnh thiêng liêng trọng đại của hàng đệ tử đức Như Lai.
Mùa Vu Lan là mùa báo hiếu. Báo hiếu chỉ có ý nghĩa đích thực khi đại nguyện cứu khổ độ sanh được thể hiện trọn vẹn, bởi thế, ở đâu có khổ đau, ở đó cần đến năng lực từ bi cứu độ.
Giữa bối cảnh đầy khổ đau phiền lụy hiện nay, mỗi chúng ta hãy gắng là Bồ Tát Địa Tạng, không ngại có mặt ngay tại ngục tối A tỳ. Với hạnh nguyện lớn lao như thế, chúng ta mới thắp sáng tinh thần cứu độ, mới thắng lướt mọi sự áp chế và mới đáp ứng nhu cầu tâm linh của mọi giới quần chúng.
Thế giới mỗi ngày một tiến bộ nhưng Giáo Hội chúng ta thì luôn gặp bao hiểm luân, chướng nạn; tuy nhiên, trong sứ mệnh độ sanh cao cả, người Phật tử luôn ý thức rằng, không có bất cứ thế lực nào có thể triệt hạ được ước vọng thể hiện chân lý của toàn thể Phật Giáo đồ trong và ngoài nước. Cái gì thuộc về chân lý thì hằng vĩnh bất biến, và đã là chân lý thì dù chỉ có một, chân lý vẫn cứ là chân lý, vì chân lý không tính bằng con số.
Chúng ta đang trực diện với vô vàn khó khăn, nhưng vấn đề ở đây không phải là khó hay dễ, vấn đề đặt ra ở đây là, ý lực của chúng ta có kiên vững, hạnh nguyện của chúng ta có sâu dày và quyết tâm của chúng ta có đủ mạnh để hàng phục mọi chướng duyên nghịch cảnh?
Mùa Vu Lan cũng là mùa siêu độ, ý nghĩa siêu độ ở đây không là ý nghĩa tiêu cực của một tâm thức kiến chấp hạn hẹp. Với dụng lực của bồ đề tâm, không luận là thân hay sơ, cũng không phân biệt là địa phương này hay quốc gia nọ, mà pháp giới tứ sanh, lục đạo, thập loại cô hồn, nguyện cho tất cả, trượng thừa tịnh lực, siêu sanh lạc quốc.
Hiếu đạo là Phật đạo, hiếu tâm là Phật tâm, hiếu hạnh là Phật hạnh, thế nhưng chỉ bạt độ oan hồn uổng tử, nhưng không phát tâm cứu hộ người sống lâm cảnh đọa đày, đó cũng chưa phải là hiếu đạo, cũng chưa phải là hạnh nguyện xuất trần.
Bài học hiếu để sống thực mà ta có thể truyền đạt đó là, tích cực dấn thân, dấn thân chứ không là vong thân, chỉ có dấn thân theo lý tưởng của Bồ Tát đạo, chúng ta mới thật sự cứu mình, giúp người. Mặt khác, nếu vì lợi dưỡng, đánh mất bồ đề tâm, thì dù làm bất cứ điều gì ngay cả những việc mà mình cho là thiện cũng chỉ là công cụ của thế quyền, tiếp tay tục hóa Phật giáo, làm phân rã hàng ngũ Tăng già, đây là bài học bất hiếu với Phật, với Tổ, với các bậc tiền bối hữu công.
Xin đừng ai trong chúng ta quên rằng, nếu không có quá khứ thì chẳng có cái gọi được là tương lai, chính thế, hướng đến tương lai, nhưng cũng đừng quên quá khứ, nhất là quá khứ đa sanh phụ mẫu, đặc biệt một quá khứ mà ở đó bao nhiêu công đức đã được huân tu, bao nhiêu thành tựu đã là chiếc nôi bảo lưu bản sắc đặc thù của quốc gia dân tộc.
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện, tôi khuyến thỉnh chư vị nỗ lực hơn nữa trong sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp, hết lòng gìn giữ tổ ấn tôn phong, sách tấn hàng hậu học bước theo dấu chân của chư lịch đại Tổ sư, kiên vững trước mọi nguy khốn, bảo vệ năng lực hòa hợp thanh tịnh, một lòng vì đạo, vì sự khổ đau của tất cả muôn loài để mãi là ngọn hải đăng giữa đêm dài lịch sử.
Bằng tất cả lòng tri ân và báo ân sâu xa lên đức Phật, tôi nhất tâm cầu nguyện nền văn minh từ bi luôn tăng triển, chánh pháp trường tồn, thế giới nhân loại chung sống hòa bình, dân tộc tự do, bình đẳng và quyền con người mãi được tôn trọng.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiên Liên Tôn Giả.
Thanh Minh Thiền Viện, Sài Gòn, ngày 01 tháng 8 năm 2007
Viện Trưởng Viện Hóa Đạo
(đã ấn ký)
Sa Môn Thích Quảng Độ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6026)
Rằm tháng Bảy mỗi năm Tự Tứ Đồng về chùa cùng dự Vu Lan Là ngày chư Phật hỷ hoan Là ngày báo hiếu chu toàn thâm ân Lời Phật dạy ân cần tha thiết Ân mẹ cha chi xiết cao dày.........
10/04/2013(Xem: 4272)
Một thương Bảo điện đại hùng Rộng dung Phật tử về chung nguyện cầu Hai thương thiền định thẩm sâu Từ bi khắp trải, nhiệm mầu rộng lan..........
10/04/2013(Xem: 4409)
Mẹ ơi, đây một đóa hồng Con dâng lên mẹ ghi công sinh thành Ghi đêm thức đủ năm canh Khi con trở gió ươn mình không vui....
10/04/2013(Xem: 6743)
Nơi đất khách vẫn an cư cấm túc Thanh nghi xưa gìn giữ đến ngày nay Nhớ cố hương sao ngăn được cảm hoài Thỉnh sư thúc thay Thầy làm Thiền chủ
10/04/2013(Xem: 5868)
Không ai sinh ra đời lại không có mẹ có cha, nhưng trên thực tế cũng có một số ít người bất hạnh vẫn chưa một lần gặp cha thấy mẹ, có thể vì chiến tranh cha mẹ mất sớm, hay một lý do thương tâm nào khác. Nhưng dù gì đi nữa, không một người mẹ người cha nào lại không thương con. Tình cảm đó như thế nào, tôi nghĩ ai đã làm mẹ làm cha hiểu nhiều hơn bất cứ ai hết. Dù chúng ta có thể là kẻ bất hạnh, nhưng ý niệm đẹp về mẹ về cha vẫn còn thì chúng ta vẫn còn mẹ và cha, vẫn hân hạnh được làm người con có hiếu.
10/04/2013(Xem: 4014)
Mẹ Việt Nam Năm ngàn năm tổ quốc oai hùng Năm ngàn năm lịch sử huy hoàng Để muôn đời là núi là sông
10/04/2013(Xem: 11397)
Chỉ có một vài trang tài liệu trong Thư tịch Phật giáo Thái Lan (PGTL) nói về Phật giáo Việt Nam (PGVN), tuy nhiên với sự động viên của chư tôn đức và nhu cầu tìm hiểu về PGVN tại hải ngoại, chúng tôi bước đầu giới thiệu vài nét về những ngôi chùa thuộc Phật giáo Việt Nam hay còn gọi là Việt tông (Annamnikaya) tại xứ sở này.
10/04/2013(Xem: 7726)
Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
09/04/2013(Xem: 3459)
Trước thời kỳ Phật giáo Tranh đấu cho quyền Tự do và Bình đẳng Tôn giáo năm 1963, tại Huế, có một danh xưng truyền thống phổ biến mà người bình dân cũng như hàng quý tộc Phật tử xứ này luôn dùng xưng hô với quý Thầy cao niên hàng danh tăng, đạo hạnh, đó là tiếng “Ôn”. Trong ngữ âm tiếng Huế, từ “Ôn” được phát âm một cách khiêm cung, trìu mến, trang trọng bằng âm hưởng “ôôn” nằm lưng chừng giữa ngữ âm cuối “ôn” trong tiếng Bắc và “ông” trong tiếng Việt phổ thông.
08/04/2013(Xem: 56082)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]