Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông bạch Vu Lan 2007

10/04/201317:34(Xem: 4319)
Thông bạch Vu Lan 2007

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Thông bạch Vu Lan 2007

Hòa Thượng Thích Như Huệ

Nguồn: Hòa Thượng Thích Như Huệ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI tại ÚC ĐẠI LỢI - TÂN TÂY LAN
The Unified Vietnamese Buddhist Congregation Of Australia - New Zealand

HỘI ĐỒNG ĐIỀU HÀNH


* Văn Phịng Hội Chủ, Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
Tel 08-84478477 ; Fax 08-82401758 ; Email [email protected]
* Văn Phịng Tổng Thư Ký, Chùa Pháp Quang, 12 Freeman Rd, Durack, QLD 4077, Australia
Tel 07-33721113 ; Mobile 0402-442431 ; Fax 07-33729988 ;
Email [email protected] ; www.phatgiaoucchau.com

SỐ 04-03/HĐĐH/HC/TB PHẬT LỊCH 2551
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni
Kính thưa quý đồng hương Phật tử,
Kính liệt quý vị,
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
Nền tảng của đạo Phật đặt trên hiếu đạo mà đức Từ phụ Thích Ca đã chỉ bày để lại một gương hiếu điển hình cho ta học hỏi, noi theo. Tiếp nối gương hạnh cao đẹp của bậc thầy, một đại đệ tử trong hàng Thánh giả được ca tụng tán dương là đại hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. Ngài đã thể hiện trọn vẹn hiếu đạo đối với mẹ qua việc đi tìm tung tích từ mẫu sau khi người từ giả cõi đời. Nhờ đạo lực thần thông Bồ Tát quán xem thấy mẹ bị đói khổ trong cực hình ở chốn quỷ đói trong kiếp quỉ. Muốn cứu mẹ nhưng một mình Ngài đành ngậm ngùi rơi lệ liền trở về nhờ tôn sư chỉ dạy, nhờ đó chúng ta biết phương pháp báo hiếu phải làm gì để được lợi lạc kẻ còn người mất. Thật vậy, Phật dạy đệ tử không chỉ báo ân cha mẹ lúc sống mà còn lo nghĩ báo hiếu sau khi cha mẹ qua đời, tạo ác nghiệp bị đọa lạc vào cõi khổ, qua Ngài Mục Kiền Liên thể hiện trọn vẹn đạo hiếu muôn đời cho mọi người học hỏi, noi gương.
Sống trong thời đại vật chất kim tiền hôm nay không vì thế mà hiếu đạo giảm nhẹ, thờ ơ được. Bởi vì hiếu tâm vượt qua không thời gian, xuyên suốt quá khứ, hiện tại cho tới vị lai, đối với mọi quốc độ, giống nòi. Những người có thiện tâm nghĩ về cha mẹ tìm đủ cách báo ân báo hiếu ngay hiện tại là một việc làm cần được ca ngợi tán dương. Còn với những ai nghĩ sâu xa cứu được khổ nạn đấng sanh thành ở các cảnh giới đau khổ, đọa đày … lại càng được đề cao xưng tụng đức hiếu hạnh mà muôn đời vẫn còn soi rọi gương sáng tỏ rạng. Hơn ai hết, người con Phật phải thể hiện châm ngôn nơi cuộc sống là trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm và luôn học theo hạnh nguyện của Mục Liên tôn giả, ngỏ hầu báo đáp thâm ân cha mẹ trong muôn một.
Nhân mùa Vu Lan thắng hội, Phật lịch 2551 (2007) năm nay, thay mặt Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan, tôi xin gởi đến chư tôn trưởng lão Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Quý Đại Đức Tăng, Ni lời chúc nguyện đạo tuế an khang, đạo tâm kiên cố, đạo quả viên thành; cùng chư nam nữ Phật tử và đồng bào thân tâm an lạc, hiếu hạnh châu viên, Bồ Đề tâm bất thối.
Ngưỡng nguyện Tam Bảo thùy từ gia hộ cho hết thảy mọi người và chúng sanh biết xa lánh đường tà, hướng về tu thiện mà hiếu đạo là một trong những việc làm đích thật của người Phật tử trên con đường tìm cầu giải thoát.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
Ngày 22 tháng 7 năm 2007
TM Hội Đồng Điều Hành
Hội Chủ,
(đã ấn ký)
Hòa Thượng Thích Như Huệ



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2014(Xem: 16929)
Tạ ơn đời gìn giữ (thơ) Thơ: Lãm Thúy Design Thơ Tranh: Kim Loan
08/08/2014(Xem: 4053)
Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.
08/08/2014(Xem: 6770)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 7481)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình. Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.
06/08/2014(Xem: 6349)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
06/08/2014(Xem: 7270)
Nhạc phẩm: Tháng Bảy Vu lan Nhạc sĩ: Chúc Linh Trình bày: Ca Sĩ Thanh Thúy.
06/08/2014(Xem: 5765)
Âm nhạc Phật giáo ở đây đang được nói đến là âm nhạc của cộng đồng và trình diễn, không phải là âm nhạc của nghi lễ. Trước tiên cũng xin được mạn phép minh định như vậy bởi vì chuyện tuy nhỏ nhưng lâu nay có rất nhiều ngộ nhận và đánh đồng hai thể loại này với nhau khiến hình thức âm nhạc trình diễn và cộng đồng của Phật giáo chúng ta trở nên nặng nề dưới mắt quần chúng, nhất là với những ai lần đầu tiên tiếp xúc nghe thấy (hay “phát hiện”) Phật giáo cũng có một thể loại âm nhạc như vậy.
06/08/2014(Xem: 5663)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Bảo Minh, Victoria, Úc Châu Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : ĐĐ Thích Viên Tịnh
06/08/2014(Xem: 4324)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
06/08/2014(Xem: 4364)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]