Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu là lẽ sống

10/04/201317:30(Xem: 3251)
Hiếu là lẽ sống

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Hiếu là lẽ sống

Thích Thông Huệ

Nguồn: Thích Thông Huệ

Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
Nho giáo có câu: “Thân giả dã, phụ mẫu chi di thể dã”. Nghĩa là, thân thể của ta chính do cha mẹ để lại. Không những thế, mà tài sản và tri thức ta đang có đều được tác thành từ công ơn to lớn của cha mẹ. Vì vậy, mỗi mùa Vu Lan về là chúng ta càng thương kính cha mẹ nhiều hơn. Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đức của một con người, là căn bản đạo đức cho sự ổn định của gia đình và phát triển xã hội. Đã mang thân con người thì nhất thiết ai cũng mang nặng cái ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Thời đại văn minh, thời đại công nghệ thông tin, truyền thống giữ gìn hiếu đạo vẫn phải được đề cao. Như một nhà khoa học đã từng nói: “Khoa học không lương tâm chỉ là sự hũy hoại tâm hồn”.
Trong chúng ta, ai cũng có những cung bậc của tình phụ tử, tình mẫu tử. Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đức có giá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
Những biểu hiện suy thoái đạo đức từ căn bản bất hiếu mà ra. Con cái không phụng dưỡng cha mẹ, học trò chửi mắng thầy cô giáo, đệ tử nói xấu thầy đều là biểu hiện hành vi vô đạo đức. Chúng ta không biết ơn thì không bao giờ nghĩ đến việc báo ơn. Chúng ta ai cũng chịu cái ơn liên hệ của cộng đồng xã hội theo lý duyên sinh. Vì ý thức sâu sắc sự liên hệ hỗ tương duyên sinh mà nhà Phật đề cao tinh thần biết ơn và đền ơn. Chính hai nhân tố này nói lên phẩm cách giá trị của một con người.
Nếu cha mẹ lo cho chúng ta về phần thể xác, thì thầy cô giáo cũng chính là cha mẹ chăm sóc nâng đỡ mình trong công tác văn hóa, tri thức. Còn Thầy dạy đạo tạo dựng cho mình hành trang vững vàng trên lộ trình tâm linh. Do vậy, ân nghĩa thế gian và ân nghĩa xuất thế gian người phật tử ai cũng cưu mang và tìm cách đáp đền. Chính ngày Vu Lan và nội dung báo hiếu đã góp phần trong công tác văn hóa tư tưởng, thúc đẩy xã hội phát triển hòa nhịp giữa vật chất, đạo đức và tri thức. Cũng vì thế, hiếu đạo được xem là nền móng giáo dục căn bản của kinh điển nhà Phật. Các vị Bồ Tát vào đời giáo hóa chúng sanh là nêu cao tinh thần biết ơn và đền ơn. Vì thấu tột lý duyên sinh mà các Ngài phát đại nguyện độ khắp muôn loài chúng sanh. Trong Kinh Vu Lan Bồn Sớ có bốn câu kệ:
“Khể thủ tam giới chủ
Đại hiếu Thích Ca Văn
Lụy kiếp báo thâm ân
Tích nhân thành chánh giác”.
(Cúi đầu đảnh lễ Bậc giáo chủ ba cõi
Ngài là Bậc Đại hiếu Thích Ca Văn
Đã trải qua nhiều kiếp báo thâm ân
Do nhân duyên đó nay thành Chánh Giác).

Như vậy, tiền thân quá khứ của Đức Phật Thích Ca đã thể hiện vô số công hạnh hiếu đạo, nay đủ thời tiết nhân duyên mới thành Chánh Giác. Sau khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Đức Phật nhìn thấy tất cả chúng sanh trong quá khứ, hiện tại đều là cha mẹ của nhau. Hiểu được điều này, thì dù chúng ta phải bôn ba, ngược xuôi với dòng đời để kiếm tìm từng miếng cơm manh áo, tạo dựng sinh kế, lo những điều phải lo, làm những điều phải làm, nhưng hãy thu xếp quỹ thời gian để sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ, đáp đền ơn sâu. Sự hiện diện của cha mẹ là một niềm hạnh phúc, việc đền đáp ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ là điều may mắn hạnh phúc không gì hơn.
Ngày nay trong xu thế khôi phục và phát huy những giá trị văn hóa đạo đức đang được quan tâm, thì tự nhiên ngày lễ hội Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống nhân sinh trong tinh thần biết ơn và đền ơn. Việc giữ gìn giềng mối đạo đức, nêu cao hiếu đạo vốn là căn bản đạo đức của đạo làm người, mang đậm tính nhân văn. Chúng ta sống như thế nào để ngày nào cũng là ngày Vu Lan, chứ không riêng chỉ có rằm tháng Bảy. Cầu chúc tất cả chúng ta đều sống trong mùa Vu Lan miên viễn, đem hiếu hạnh dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ nhân ngày Đại lễ Vu Lan năm nay.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2023(Xem: 1213)
Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ
22/08/2023(Xem: 2756)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan PL 2567 tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 27/8/2023
20/08/2023(Xem: 1283)
Là người con dân nước Việt, từ xa xưa đến nay ai cũng biết rằng quê hương mình hàng năm có ba ngày Rằm lớn, đó là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Mười. Vào ngày Rằm tháng Giêng, tiết xuân vẫn còn vương đọng, người Phật tử đều đến chùa, cầu nguyện một năm mới mọi sự bình an, hanh thông trong công việc, gia đình khỏe mạnh, quyến thuộc đoàn viên, xóm làng yên ổn, quốc gia hòa bình thạnh trị.
09/08/2023(Xem: 971)
Trong truyền thống Phật giáo, lễ Vu lan là ngọn nến hiếu hạnh thắp sáng giữa đời thường để cho ai có mắt thì được thấy, có trí thì được sáng tỏ, có tâm thì cảm và có tình, thì tình thêm sáng đẹp, rộng và sâu.
15/06/2023(Xem: 1682)
Mới đó mà đã 100 ngày tròn Má vắng nhà. 100 ngày Má đi thật xa để đoàn tụ với Ba nơi cội nguồn Cực Lạc…nơi không có bóng dáng của khổ đau lo lắng, nơi mà Má sẽ ngày ngày dùng lẳng hứng mưa hoa Mạn Đà La đem đi dâng cúng Bụt ở vô số các cõi, Rồi Má sẽ được nghe những thanh âm hòa nhã qua các tiếng hót của nhiều loại chim đủ màu như Hạc trắng, Khổng Tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già và Cọng Mạng…y
08/05/2023(Xem: 1392)
Vu Lan tháng Bảy đêm Rằm Các chùa tổ chức hàng năm nguyện cầu Thâm ân cha mẹ cao sâu Hiện tiền, quá vãng hai màu hoa xinh Hoa đỏ thắm đượm bao tình Buồn thương hoa trắng một mình đơn côi
03/05/2023(Xem: 127008)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
04/11/2022(Xem: 2086)
Trong kinh Đức Phật có dạy „Lòng Hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu chính là hạnh Phật“. Thật đúng như vậy, trong tháng Bảy âm lịch, khắp nơi trên 4 châu lục, mỗi năm sau mùa An cư Kiết hạ, lễ Tự tứ các chùa đều tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu để nhắc nhở người con Phật phải luôn nhớ ơn và đền ơn cho cha mẹ, Thầy Tổ. Ân nghĩa đó thật nghìn trùng.
27/10/2022(Xem: 2809)
Sư Phụ đứng trầm ngâm, giữa khung trời bạt ngàn gió hút, cơn bão lụt đã trôi qua nhưng mọi thứ còn đang trong đổ nát ngổn ngang. Gần mười Thầy trò huynh đệ đang cố gắng thu dọn đồ đạc trong chùa, tìm kiếm những cái gì còn có thể dùng tạm qua ngày, giữa bốn bề là trời mây, nước mưa phủ kín. Chùa đã bị trận bão lụt cuốn trôi, thỉnh thoảng chỉ còn những tấm ngói rơi tứ tung, đồ đạc gần như bị cuốn theo dòng lũ, nhiều cây cổ thụ trong chùa cũng bị bật gốc, một cảnh tượng thật tang thương.
16/09/2022(Xem: 2843)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567