Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà xưa

10/04/201317:25(Xem: 3650)
Nhà xưa

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Nhà xưa

Nguyên Thảo

Nguồn: Nguyên Thảo

Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
Những đứa con trai dù thương mẹ thật nhiều, vẫn bối rối, vụng về trong chăm sóc. Mẹ về với"Nga Mi", bỏ lại đám "Võ Đang". Bỏ căn nhà nhỏ nơi cất giữ nhiều kỹ niệm của hơn 20 năm chọn xứ người làm chốn gởi nhờ.
Nhà của mẹ là nơi trở lại của những con chim chắp cánh bay xa, trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Còn có mẹ là còn vòng tay mở rộng, đón nhận cánh chim lẻ bạn quay về băng bó cho lành những vết thương lòng. Thương con, nuôi con đến lúc thành nhân vẫn chưa xong. Mẹ tiếp tục mớm mồi cho đàn chim nhỏ bơ vơ, trong cảnh chia đôi của mẹ cha. Những bữa ăn tươm tất lo cho cháu. Những sáng, những chiều nguyện cầu cho con được an lành trên nẻo đi về. Trời mưa giông, mẹ dõi mắt nhìn ra song cửa thường hơn. Mong đừng có thêm bất hạnh cho lũ trẻ thơ và đứa con gái của mẹ vốn đã nhiều bất hạnh. Mẹ tuy có buồn nhưng chẳng bi quan, bởi nhìn thấy được trong khổ lụy, từng đứa con tưởng chừng yếu đuối mong manh, đã trở nên vững vàng trước nghịch cảnh trong đời. Mẹ mừng con đã nên người. Nhờ cảnh khổ mà biết thực hành nhẫn nhục. Hiểu và tin vào chính bản thân mình, không tìm kiếm trông chờ nơi người khác. Mẹ nhắc con dù trong cảnh khổ, vẫn có thể sẻ chia với ngưòi đau khổ hơn mình. Hạnh phúc không vắng mặt, khi mang niềm vui đến cho người, qua những việc thiện lành dù rất nhỏ hằng ngày.
Nơi mẹ ở cũng là tổ ấm, cho những đứa con trai sau nhiều năm rời mái gia đình, chợt trở về như tên lãng tử, không có gì ngoài túi hành trang xách gọn trên tay. Mẹ tiếp tục giặt cho con từng chiếc áo. Đơm lại hạt nút sắp rời như lúc bé thơ. Nấu những món ăn ngày xưa con thích và đợi chờ, để những bữa cơm không còn một bóng hẩm hiu. Thỉnh thoảng những đứa cháu lạc đàn theo mẹ, xa cha, quay trở lại ríu rít cạnh bên bà nội. Đứa nhỏ với nụ cười chấp nhận. Đứa lớn đi theo hỏi tỉ mỉ, tận tường cách nấu những món ăn ngày xưa bà nội thường nấu cho ăn. Mẹ cười, lòng an ổn vui mừng. Tình thương chân thật bao giờ cũng vượt qua ranh giới của oán trách giận buồn, đỗ lỗi cho nhau giữa đúng và sai. Những đứa con của mẹ giờ học thêm bài học có tên là tha thứ, bao dung. Cùng lúc nhận ra nhiều thiếu sót, lỗi lầm của chính mình. Mẹ không thấy buồn khi con một lần nữa rời xa, bởi con biết đem kinh nghiệm có từ quá khứ áp dụng cho hiện tại. Vết thuơng lành theo với thời gian. Cuộc đời mới bắt đầu trước mặt. Con thêm lần rời căn nhà nhỏ êm đềm, bỏ lại những tháng ngày không dễ có trong đời với nguời mẹ già tóc trắng lưa thưa, đôi tay yếu nhưng niềm tin vững chãi. Tin vào từng hạt giống tốt gieo trồng, sẽ đơm hoa kết trái mai sau. Sẽ cho con bóng mát an lành, đẩy lui dần những chông gai, giông bão của đời con.
Cả một đời, mẹ chưa bao giờ thử đi tìm niềm vui ở bên ngoài. Mẹ dành hết trọn năm tháng, ngày giờ cho gia đình, cho cháu con và người khắp chốn gần xa. Người mẹ ấy chưa một ngày cắp sách đến trường. Không đọc được chữ nhưng chừng đọc thấu lòng người, bằng sự cảm thông sâu lắng bên trong. Không còn cha để cận kề như chiếc bóng theo sau , mẹ nhận ra suốt đoạn đời dài chưa từng sống cho riêng mình, chỉ sống bằng trách nhiệm với tình thương. Hai thứ trộn lẫn vào nhau không tìm ra ranh giới, bến bờ. Cảm giác hụt hẫng, chơi vơi nhiều quá đỗi, biết làm gì cho qua những tháng ngày còn lại bây giờ, khi cây đại thụ trong đời trốc gốc, trả thân vay mượn về cho cát bụi. Thoáng nhìn trên bàn thờ Phât, còn đó mõ chuông và xâu chuỗi bạc màu nhiều hột đã mòn. Mẹ không còn cảm thấy bơ vơ bởi đã tìm ra nơi nương tựa từ đây. Từ đó những đứa con quen nhìn hình ảnh mẹ, mỗi sáng, mỗi chiều ngồi lần chuỗi lâm râm câu niệm Phật.
Nhà xưa có những ngày con ghé vào thăm, cảm nghe trống vắng, u buồn vì không thấy mẹ ngồi tay lần xâu chuỗi hột màu nâu. Hình ảnh mẹ từ bi, thanh thoát, đẹp tựa đức bồ tát Quán Âm trong mắt của con. Bình nước nóng cắm dây để sẵn, cạnh những hũ cream, đường với mấy loại cà phê khác nhau theo sở thích các con. Mẹ đau nằm vùi ở trong phòng, nhưng trên chiếc bàn cạnh bếp, bữa ăn sáng dành cho con để sẵn. Những đứa con trai lòng ngập lo âu, bởi ngoài thăm hỏi, nắn xoa những đốt xương đau không làm được gì hơn cho mẹ. Chợt thấy hạnh phúc làm sao những ngày mẹ khoẻ và vui. Dù ngay lúc ấy có thể sẽ nghe câu quở trách, hay nhắc nhỡ rằng hãy tìm xem lỗi lầm của mình ở chỗ nào, thay vì giận trách người làm cho mình khổ.
"Con dâu là con nhà mình". Câu nói của người xưa có lẽ đúng với mẹ nhiều, bởi trong lòng mẹ đứa con nào cũng ước mong được sống an vui, không muốn khổ đau. Chỉ cần nhìn thoáng qua nét mặt, mẹ dường như thấu rõ nỗi khổ tâm của những đứa "con nhà mình" bên cạnh đám con trai. Một lời khuyên, một câu an ủi chân thành, đã góp phần không nhỏ giữ lại gia đình khi sóng gió. Mẹ không đắn đo khi biểu lộ tình thương, nói cho con biết nỗi buồn phiền của mẹ khi nhìn con không hạnh phúc. Tình của mẹ cho con là tình thương không phân biệt, cho đi nhiều vẫn mãi tràn đầy. Có những ngày mẹ bước thấp, bước cao sau khi nấu vội tô cháo cảm mang cho con dâu bệnh. Đôi tay dù đã yếu, vẫn ân cần hỏi con có muốn cạo gió hay nấu một nồi xông bằng nhiều thứ lá cây. Mẹ thương từ con đến cháu, thương luôn những đứa trẻ thơ theo chân mẹ bước đi thêm bưóc nữa, nhập vào gia đình lớn để đàn cháu của mẹ ngày càng đông. Mẹ thường lặng yên ít nói hơn nghe, dù vậy không thiếu những tấm lòng dành cho mẹ dù ở bên kia hay ở nơi đây. Có những cô bé hàng xóm nơi đất Mỹ, vào ngày cuối năm hay thỉnh thoảng ngày rằm, đã mua hoa đem đến tặng cho bà cúng Phật. Mẹ có lẽ quen dần những tiếng gọi thân thương bằng bà nội hay bà ngoại, của đám trẻ không phải ruột rà mà vẫn thật gần.
Không phải dễ cho lần từ giả. Mẹ bưóc lên xe lòng bùi ngùi nhìn lại ngôi nhà. Thương làm sao những đứa con trai, đã chọn chỗ ở xa phố chợ để gần bên nhà mẹ. Chưa kể thêm lũ cháu, quyến luyến không rời bà nội già nua. Những bài hát trẻ thơ học từ nơi mẹ, thường được hát lên trong nỗi hân hoan những lúc sang thăm. Mẹ còn luyến lưu cả những con dâu, đã thay con gái chăm sóc mẹ vô cùng chu đáo trong khoảng thời gian dài vừa bỏ lại phía sau.
Chiếc xe rời khoảnh sân buồn. Cây trái mẹ trồng trong sân nhà cũng vô thuờng cằn cỗi khác chi thân của mẹ bây giờ. Ở đâu cũng chỉ là cỏi tạm thôi. Cả mẹ và căn nhà nhỏ đều không qua vòng sinh diệt. Mẹ nở nụ cười, đưa tay vẫy lại khi nhìn những bàn tay bé xíu đưa lên, gởi những nụ hôn cho bà nội ngày về nơi ở mới.

Vu Lan 2007
Nguyên Thảo
http://quynhmy.blogspot.com/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3807)
Sau ngày cha mất, lũ con chợt khám phá ra tình mẹ dành cho cha quá đậm. Như cây cổ thụ xum xuê một ngày bật gốc, để lại người nép bóng phận đời chới với. Ngày ngày đưa tay quơ tìm giữa khoảng không còn lại. "Má bầy trẻ" và "ba thằng Đ" là cách xưng hô hàng ngày. Có lần giữa bữa ăn, em gái út tinh nghịch hỏi: Hồi mới gặp, ba má gọi nhau bằng gì?
10/04/2013(Xem: 4206)
Người đàn ông lạ ở tuổi trung niên có chiếc hoa trắng cài trên áo nhìn Lam chăm chú và khó hiểu. Lam rụt rè nhìn lại cười xã giao rồi quay đi, thầm nghĩ: "Lạ lắm, người này ta đã gặp ở đâu rồi ?”.Cố moi ký ức nhưng Lam không nhớ nổi, lúc này đây, dường như Lam chỉ còn nhớ đến sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong tâm tưởng thôi...........
10/04/2013(Xem: 4037)
Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện.
10/04/2013(Xem: 3285)
"Mẹ sẽ không quên mang theo cái cối xay khoai chứ mẹ?" Tôi hỏi qua điện thoại sau khi thông báo với mẹ tôi phải chuẩn bị đi mổ vú. Ngay ở cái tuổi tám mươi hai và một khoảng cách xa ba ngàn dặm, mẹ vẫn biết tôi muốn nói gì: món xúp khoai tây nghiền.
10/04/2013(Xem: 3651)
Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
10/04/2013(Xem: 3587)
“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà. Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. .......
10/04/2013(Xem: 3453)
Gần như suốt đời, ai cũng nói tôi “giống mẹ như đúc”. Khi còn nhỏ, tôi chẳng hề bận tâm chút nào đến điều này bởi chỉ một điều đơn giản là tôi chẳng tin. Khi tôi đến tuổi trăng rằm, khi nghe những lời “con bé này giống mẹ như đúc”, tôi sẽ đáp liền: “Không đâu, mẹ là người lớn, còn cháu thì còn nhỏ mà”. Xét cho cùng, một thiếu nữ có muốn người ta nói mình giống mẹ chăng?
10/04/2013(Xem: 3800)
Ba tháng trước khi sinh con, mẹ bị tai nạn nặng khi đang trên đường về quê. Mẹ bị gãy xương đòn, phải bó bột, lại bị giập hàm không nói, không ăn gì được. Ai hỏi mẹ cũng chỉ biết khóc. Mẹ nằm mãi ở bệnh viện Phủ Lý, ở nhà chẳng ai biết tin. May là người nhà các bệnh nhân khác trong phòng đút sữa cho mẹ ăn. Chắc là mẹ đau lắm, nhưng mẹ vẫn lén bác sĩ, không uống thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến con.
10/04/2013(Xem: 3512)
Ngày tròn 6 tuổi, cũng là ngày tôi mất đi tình thương và sự dạy dỗ của cha. Còn bé, chưa hiểu biết nhiều, nhưng thấy mẹ đau buồn, tôi biết rằng mình không còn được ba đưa đón đi học. Chị em tôi được nghe mẹ kể về ba. Ở vùng đất mới Tây Nguyên năm xưa, người ta tìm đến công việc “đãi cát tìm vàng” với hy vọng mong manh sẽ thay đổi cuộc sống. Với ba, lần đi ấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với bao ấp ủ: “có chút tiền mua quần áo mới cho các con ngày khai trường”...
10/04/2013(Xem: 3734)
Một người phụ nữ bước đến với túi ổi trên tay. “Anh mua giúp mấy trái ổi này, 2 cân chỉ tám ngàn đồng thôi”.Tôi ngẩng lên và bắt gặp ở người phụ nữ ấy một hình ảnh thật quen thuộc: những chiếc móng tay màu đen...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567