Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mọi thứ đều có hai mặt

10/04/201317:22(Xem: 4623)
Mọi thứ đều có hai mặt

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mọi thứ đều có hai mặt

Nhị Tường dịch

Nguồn: Bobbie Probstein

Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
Vào lúc gần tám mươi, mặc dù vẫn bơi và làm việc sáu ngày trong tuần, bố tôi đã có sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe và năng lực. Lúc tám mươi mốt tuổi, sức khỏe ông đã kém và phải nghỉ dưỡng, ông giả vờ như không cần phải dựa một cách nặng nề vào tôi để giữ thăng bằng khi chúng tôi đi dạo, và tôi cũng vờ như không nhận ra điều đó. Trí óc ông vẫn minh mẫn nhưng bệnh tim mạch và chứng viêm khớp đã làm ông gục ngã. Một ngày nọ ông bảo, “Trong trường hợp phải cấp cứu bố không muốn giữ lại sự sống bằng bất kỳ một phương tiện đặc biệt nào, bố đã ký giấy cam kết điều này để nó được thực hiện”. Ông nở một nụ cười từ hòa và nói: “Bố đã từng hưởng hạnh phúc khi có người vợ, người con như mẹ và con, bây giờ bố đã sẵn sàng ra đi”. Không đầy một tháng sau đó, ông bị lên cơn đau tim. Trong phòng cấp cứu, một lần nữa ông nhắc bác sĩ và tôi về ước nguyện của mình, nhưng tôi không thể tưởng tượng được -- dù trong cơn đau cuối cùng-- rằng ông vẫn luôn nói, “Hôm nay bố có nói với con rằng bố rất yêu thương con chưa?”
Ông thấy khốn khổ với những sự chăm sóc đặc biệt, những chiếc ống dường như được đặt tứ bề. Nhưng bố vẫn luôn giữ một vẻ hài hước hỏi tôi: “Như thế này làm sao chúng ta có thể hẹn ăn trưa vào ngày mai?” Giọng ông ấp úng.
“Con sẽ đến đây và đưa bố đi, chúng ta sẽ đi đến một nơi nào đó thật đặc biệt” Tôi trả lời, cổ họng như nghẹn lại
Lần đầu tiên trong đời bố từ chối không nhìn tôi mà xoay về hướng bức tường màu xanh cạnh giường bệnh. Có một sự im lặng đau đớn giữa chúng tôi. Ông nói, “Bố không muốn con nhớ đến bố với hình ảnh như thế này. Hãy hứa với bố, con yêu. Còn bây giờ thì đi đi - Bố nom thảm hại quá" .
Đêm đó, tôi quay lại bệnh viện với chồng tôi, những nhân viên bệnh viện không cho chúng tôi gặp ông. “Ông ấy đang có một vấn đề nhỏ”, một người nói. “Hãy đợi trong phòng đợi và chúng tôi sẽ gọi ngay khi có thể”
Tôi ngồi nắm chặt tay chồng tôi khoảng mười phút. Bỗng nhiên, một cái gì đó hích tôi và tôi cảm thấy tim mình ngừng đập. “Ồ, anh ơi, Bố vừa mất, em linh cảm như vậy!” Tôi nhảy lên chạy ngay xuống phòng cấp cứu và gõ cửa. “Hãy cho tôi vào gặp bố tôi”. Tôi van xin.
“Ông ấy vừa qua đời” một y tá trả lời. “Hãy ngồi ở phòng đợi và chúng tôi sẽ để chị vào trong vài phút nữa”. Họ đóng cửa lại nên tôi không thể chạy ào vào.
Dường như người bố mà tôi yêu mến ấy chưa bao giờ chết. Ông đã hiện hữu thật thân thiết và vững chắc trong cuộc đời tôi. Mặc dù người y tá đã nói vậy, trái tim tôi vẫn từ chối không tin ông đã ra đi đột ngột như vậy. Tôi hận mình vì tin rằng tôi đã để bố nằm xuống mà không có mặt cạnh ông, nắm tay ông và nói ông biết tình cảm của mình khi ông đang hấp hối. “Lẽ ra mi phải như vậy, trong tôi đang vang lên lời mắng nhiếc chính mình. Lẽ ra mi phải nói cho bố biết mi yêu bố như thế nào, trong khi bố luôn nói điều đó với mi. Lẽ ra mi phải ở cạnh bố. Điều đó ý nghĩa với bố biết bao. Lẽ ra mi phải làm những điều đó.” Tôi cảm thấy một nỗi buồn và một nỗi ân hận nặng nề không nguôi.
Năm tháng trôi qua, không có điều gì làm cho tôi nguôi ân hận mình đã không có mặt ở đó lúc ông cần đến tôi nhất.
Giờ đây một giấc mơ đã giúp tôi nguôi ngoai.
Sau hơn mười năm, bố đã đến trong giấc mơ của tôi và nói quan điểm của bố trong chuyện này: Con biết là bố đã làm được việc một thời gian dài lúc về hưu, cho đến khi đôi chân của bố không cho phép nữa, bố cảm thấy hổ thẹn khi mình ốm yếu như thế. Nhất là, bố không bao giờ muốn con thấy bố như một ông già vô dụng đang hấp hối trên giường bệnh. Điều đó sẽ làm con rất đau lòng khi con có mặt ở đó. Vì vậy bố nói cho con biết sự thực này, con gái yêu của bố: bố biết con yêu bố như bố yêu con vậy. Và bố không muốn con nhìn thấy bố chết và cũng không muốn con nắm tay bố khi bố chết. Đó là điều con muốn chứ không phải bố muốn. Cái chết của bố rất trọn vẹn theo đúng cách của nó. Mọi thứ đều có hai mặt – ngay cả cái chết.
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4226)
Tại Chùa Trúc Lâm, thành phố Chicago, tiểu bang Illinois, USA, có một “Mệ” rất khỏe. Năm nay Mệ đã trên 90 tuổi. Mệ thường đi chùa với người con trai trưởng và cô dâu cả trong gia đình. Ít nhất hằng tuần Mệ cũng đi chùa 2 lần vào mỗi tối Thứ Tư hoặc Thứ Sáu và Chủ Nhật, bất kể trời mưa nắng hay tuyết rơi giá lạnh. Mệ luôn luôn vui vẻ cười nói nhẹ nhàng. Mệ có pháp danh là Bích Nhàn.
10/04/2013(Xem: 5763)
Người ta còn cho thuốc vào để chim yếu, chỉ bay được một ít trong khuôn viên chùa, và 5 phút nữa thôi, sẽ lại bị bắt về, để bán cho một người khác...
10/04/2013(Xem: 4308)
Mỗi khuya thức dậy, nghe mõ nhịp nhàng, nghe chuông nhẹ điểm, hòa trong tiếng tụng kinh nho nhỏ mà tha thiết chân thành của mẹ; gần đó, hồng chung chùa sư nữ Vạn Thạnh ngân vang, xa xa vẳng tiếng chuông Hải Đức dội về. Tất cả những thanh âm thiền vị, sâu lắng và đẹp đẽ nhất đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạy cảm của tôi từ lúc bé thơ.
10/04/2013(Xem: 4603)
Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác đông ít nhiều ảnh hưởng , trong đó có Phật giáo .
10/04/2013(Xem: 4656)
Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.
10/04/2013(Xem: 4482)
Cứ trưa thứ hai, tư, sáu hàng tuần, những người lao động nghèo, đạp xích lô, nhặt đồng nát, bán vé số, ăn xin… ở Nha Trang lại rủ nhau đến nhận cơm miễn phí tại nhà hàng Lanterns.
10/04/2013(Xem: 5352)
Làm người ai cũng có đấng sinh thành là Cha Mẹ. Đặc biệt nhân mùa Vu Lan báo hiếu này, tôi xin được nói về Mẹ như một bó hoa tưởng niệm Mẹ tôi đã qua đời tại Việt Nam ngày 1-3-1996. Khi đề cập đến Mẹ trong ngôn từ tiếng Việt, ta thử so sánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi Mẹ như thế nào và tìm xem có từ nào mà toàn thể các dân tộc trên thế giới nầy có tiếng gọi chung về Mẹ hay không? Mẹ trong văn hóa và tập tục của Đông Phương và Tây Phương như thế nào? Mẹ trong kinh điển Phật Giáo, và phương pháp báo hiếu ra sao?
10/04/2013(Xem: 5347)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ. Mỹ trong nghĩa từ Hán – Việt là "cái đẹp". Nhưng ít ai gọi cái tên ấy, người ta thường nhắc đến bà một cách nửa lạ nửa quen: bà cụ có chiếc xe chó.
10/04/2013(Xem: 5225)
Ta thương hai tiếng quê hương Nâng niu gìn giữ trên đường ta đi Không vì ăn xổi ở thì Bọt bèo nhân ngã mà suy suyển lòng
10/04/2013(Xem: 5013)
Theo Thầy hành hương Tích Lan nhân duyên thấy được danh lam, tình người Hotel nằm cạnh biển khơi cát vàng, biển trắng, lã lơi bóng dừa đêm trăng lụa trải màn thơ nghe nguồn an lạc đợi chờ... tử sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]