Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mọi thứ đều có hai mặt

10/04/201317:22(Xem: 4611)
Mọi thứ đều có hai mặt

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mọi thứ đều có hai mặt

Nhị Tường dịch

Nguồn: Bobbie Probstein

Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
Vào lúc gần tám mươi, mặc dù vẫn bơi và làm việc sáu ngày trong tuần, bố tôi đã có sự suy giảm đáng kể trong sức khỏe và năng lực. Lúc tám mươi mốt tuổi, sức khỏe ông đã kém và phải nghỉ dưỡng, ông giả vờ như không cần phải dựa một cách nặng nề vào tôi để giữ thăng bằng khi chúng tôi đi dạo, và tôi cũng vờ như không nhận ra điều đó. Trí óc ông vẫn minh mẫn nhưng bệnh tim mạch và chứng viêm khớp đã làm ông gục ngã. Một ngày nọ ông bảo, “Trong trường hợp phải cấp cứu bố không muốn giữ lại sự sống bằng bất kỳ một phương tiện đặc biệt nào, bố đã ký giấy cam kết điều này để nó được thực hiện”. Ông nở một nụ cười từ hòa và nói: “Bố đã từng hưởng hạnh phúc khi có người vợ, người con như mẹ và con, bây giờ bố đã sẵn sàng ra đi”. Không đầy một tháng sau đó, ông bị lên cơn đau tim. Trong phòng cấp cứu, một lần nữa ông nhắc bác sĩ và tôi về ước nguyện của mình, nhưng tôi không thể tưởng tượng được -- dù trong cơn đau cuối cùng-- rằng ông vẫn luôn nói, “Hôm nay bố có nói với con rằng bố rất yêu thương con chưa?”
Ông thấy khốn khổ với những sự chăm sóc đặc biệt, những chiếc ống dường như được đặt tứ bề. Nhưng bố vẫn luôn giữ một vẻ hài hước hỏi tôi: “Như thế này làm sao chúng ta có thể hẹn ăn trưa vào ngày mai?” Giọng ông ấp úng.
“Con sẽ đến đây và đưa bố đi, chúng ta sẽ đi đến một nơi nào đó thật đặc biệt” Tôi trả lời, cổ họng như nghẹn lại
Lần đầu tiên trong đời bố từ chối không nhìn tôi mà xoay về hướng bức tường màu xanh cạnh giường bệnh. Có một sự im lặng đau đớn giữa chúng tôi. Ông nói, “Bố không muốn con nhớ đến bố với hình ảnh như thế này. Hãy hứa với bố, con yêu. Còn bây giờ thì đi đi - Bố nom thảm hại quá" .
Đêm đó, tôi quay lại bệnh viện với chồng tôi, những nhân viên bệnh viện không cho chúng tôi gặp ông. “Ông ấy đang có một vấn đề nhỏ”, một người nói. “Hãy đợi trong phòng đợi và chúng tôi sẽ gọi ngay khi có thể”
Tôi ngồi nắm chặt tay chồng tôi khoảng mười phút. Bỗng nhiên, một cái gì đó hích tôi và tôi cảm thấy tim mình ngừng đập. “Ồ, anh ơi, Bố vừa mất, em linh cảm như vậy!” Tôi nhảy lên chạy ngay xuống phòng cấp cứu và gõ cửa. “Hãy cho tôi vào gặp bố tôi”. Tôi van xin.
“Ông ấy vừa qua đời” một y tá trả lời. “Hãy ngồi ở phòng đợi và chúng tôi sẽ để chị vào trong vài phút nữa”. Họ đóng cửa lại nên tôi không thể chạy ào vào.
Dường như người bố mà tôi yêu mến ấy chưa bao giờ chết. Ông đã hiện hữu thật thân thiết và vững chắc trong cuộc đời tôi. Mặc dù người y tá đã nói vậy, trái tim tôi vẫn từ chối không tin ông đã ra đi đột ngột như vậy. Tôi hận mình vì tin rằng tôi đã để bố nằm xuống mà không có mặt cạnh ông, nắm tay ông và nói ông biết tình cảm của mình khi ông đang hấp hối. “Lẽ ra mi phải như vậy, trong tôi đang vang lên lời mắng nhiếc chính mình. Lẽ ra mi phải nói cho bố biết mi yêu bố như thế nào, trong khi bố luôn nói điều đó với mi. Lẽ ra mi phải ở cạnh bố. Điều đó ý nghĩa với bố biết bao. Lẽ ra mi phải làm những điều đó.” Tôi cảm thấy một nỗi buồn và một nỗi ân hận nặng nề không nguôi.
Năm tháng trôi qua, không có điều gì làm cho tôi nguôi ân hận mình đã không có mặt ở đó lúc ông cần đến tôi nhất.
Giờ đây một giấc mơ đã giúp tôi nguôi ngoai.
Sau hơn mười năm, bố đã đến trong giấc mơ của tôi và nói quan điểm của bố trong chuyện này: Con biết là bố đã làm được việc một thời gian dài lúc về hưu, cho đến khi đôi chân của bố không cho phép nữa, bố cảm thấy hổ thẹn khi mình ốm yếu như thế. Nhất là, bố không bao giờ muốn con thấy bố như một ông già vô dụng đang hấp hối trên giường bệnh. Điều đó sẽ làm con rất đau lòng khi con có mặt ở đó. Vì vậy bố nói cho con biết sự thực này, con gái yêu của bố: bố biết con yêu bố như bố yêu con vậy. Và bố không muốn con nhìn thấy bố chết và cũng không muốn con nắm tay bố khi bố chết. Đó là điều con muốn chứ không phải bố muốn. Cái chết của bố rất trọn vẹn theo đúng cách của nó. Mọi thứ đều có hai mặt – ngay cả cái chết.
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2013(Xem: 5845)
Mỗi năm, vào độ nắng vàng phai Mây trắng bên trời lờ lững bay Tôi lại thấy lòng nô nức lạ Đã vào hội tiết báo ân dày
05/07/2013(Xem: 7773)
Mỗi mùa Vu Lan về, chúng ta thường nghĩ đến Mục Liên Thanh Đề, người mẹ nghiệp chướng nặng nề của ngài Mục Kiền Liên và thương hại cho bà đã bị đọa vào địa ngục, . . .
28/05/2013(Xem: 6019)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
09/05/2013(Xem: 3118)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
22/04/2013(Xem: 7506)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
11/04/2013(Xem: 9473)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
11/04/2013(Xem: 6601)
Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.
11/04/2013(Xem: 5931)
Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]