Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan Niệm Báo Tứ Ân

18/07/201316:42(Xem: 5878)
Vu Lan Niệm Báo Tứ Ân

red_rose_45

VU LAN NIỆM BÁO TỨ ÂN
Kim Tâm Thích Hạnh Niệm

Mỗi năm, vào độ nắng vàng phai

Mây trắng bên trời lờ lững bay

Tôi lại thấy lòng nô nức lạ

Đã vào hội tiết báo ân dày

Nên được tấm thân ở cõi đời

Thấm nhuần ân phước khắp muôn nơi

Hồi soi báo đáp cho tròn đạo

Kẻo hổ mang danh một kiếp người !

Trước tiên sinh dưỡng của song thân

Cửu tự cù lao khó tỏ phân

Săn sóc cho ta quên tự thể

Hiếu tâm báo đáp chỉ đôi phần

Cha mẹ sinh ta lắm nhọc nhằn

Công người dạy dỗ đức vô ngần

Làm nên danh phận trong trời đất

Phải nhớ đền bù giáo dưỡng ân

Quê hương, xứ sở những gần xa

Bình tịnh an vui đẹp cửa nhà

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,

Ngàn năm văn hiến Việt Nam ta” !

Xóm thôn tình nghĩa cảnh thân quen

Lân lý hôm mai “lửa tắt đèn”

Tuy chẳng ruột rà chung máu mủ

Cùng giàn bầu bí thắm đòi phen

Lễ hội Vu Lan đã trở về

Từ trong tâm khảm mấy lời quê

Dâng lên Tam Bảo hồi ân báo

“Dương thái âm siêu” đẹp mọi bề./.

VỀ QUÊ NGÀY GIỔ MẸ
Kim Tâm Thích Hạnh Niệm

Mẹ già quá vãng đã lâu rồi

Hình dáng người luôn sáng ở tôi

Bóng đổ liêu xiêu trên luống cải

Lúc người nhặt cỏ mỗi chiều rơi.

Thuở đó quê tôi chưa chiến tranh

Nơi nơi vui đẹp cảnh thanh bình

Tuổi thơ tôi trải trên đồng nội

Bên luỹ tre làng xanh thật xanh !

Không còn nhớ nữa được bao lâu

Bom đạn bỗng nhiên đổ xuống đầu

Làn sóng mẹ theo người tị nạn

Trên vai từ đấy trĩu đau sầu !

Làm sao nói hết những tang thương

Chết chóc, điêu linh, những đoạn trường

Những sáng xương rơi, chiều máu đổ

Hoà đàm, hoá giải vẫn vô phương !

Cuộc chiến leo thang đến tận cùng

Muôn người đồng một ước mơ chung

Mong cho chiến cuộc mau hoàn kết

Khoai sắn cùng nhau cũng thoả lòng !

Thế rồi cuộc chiến cũng đi qua

Dân trở về quê dựng lại nhà

Khoai sắn dẫu còn không lấp dạ

Tình làng nghĩa xóm vẫn vang xa !

Mẹ tôi trở lại cảnh vườn xưa

Bươn chải nào đâu kể sáng trưa

Chẳng được bao lâu Người quá vãng

Xóm làng triều mến thảy cùng đưa

Từ đấy, mỗi năm giữa độ hè

Tôi về thăm lại cảnh làng quê

Thắp hương cầu nguyện Người siêu thoát

Cùng viếng gần xa đẹp mọi bề.

Kinh số 97
Thuộc bộ kinh Tạp A Hàm
HT. Thích Hạnh Niệm

Kinh văn:

Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, trong vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ sáng sớm, Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá Vệ khất thực. Khi ấy có Bà la môn kia, tuổi già sức yếu, chống gậy ôm bát đi khất thực từng nhà. Bà la môn từ xa trông thấy Thế Tôn liền nghĩ thầm: “Sa môn Cù Đàm cầm gậy, ôm bát đi khất thực từng nhà, ta cũng chống gậy, ôm bát đi khất thực từng nhà. Ta và Cù đàm đều là tỳ kheo”.

Lúc đó, Thế Tôn nói bài kệ đáp:

Gọi là bậc tỳ kheo

Chẳng phải do khất thực

Giữ gìn pháp tại gia

Đâu gọi là tỳ kheo

Nơi mọi điều lầm lỗi

Đều lìa, tu chánh hạnh,

Tâm kia không sợ hãi

Đây gọi là tỳ kheo.

Bà la môn, sau khi nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành, đảnh lễ rồi từ giã.

Bình:

Đây là kinh số 97 trong Bộ Tạp A Hàm.

Xuất xứ của bản kinh, nơi nói kinh đã nêu rõ. Trong bài kinh, ta thấy ông Bà la môn già, nhân hình thức đi khất thực giống nhau: chống gậy, ôm bình bát đi khất thực từng nhà giống nhau, ông kết luận: “Ta và Cù Đàm đều là tỳ kheo”.

Đây là lối kết luận lấy một phần làm toàn thể như nhân thấy con quạ đen liền kết luận “Tất cả những gì đen đều là con quạ”. Đâu biết rằng một vị tỳ kheo sở dĩ đi khất thực hằng ngày là để thể hiện hạnh xả li và chính hạnh xả li nơi tâm mới là chánh hạnh làm nên một vị tỳ kheo. Sự xả li tất cả những chấp thủ nơi gia đình, của cải, trong không thấy có thân tâm là cái ngã, ngoài không thấy có nhà cửa, của cải … là những cái thuộc về ngã, tức ngã sở. Trong không thấy có ngã nên đối với thân ngũ uẩn không sinh tâm tham đắm, ngoài đối với các pháp thế gian không sinh tâm chấp trước. Như những kinh trước Phật dạy: “vì không đắm trước nên tự giác, Niết Bàn…” Ở đây, nhân sự việc này đức Phật dạy hai bài kệ. Bài kệ đầu minh định ý nghĩa của tỳ kheo, bài kệ thứ hai nói lên nội dung của chữ tỳ kheo. Hai câu đầu bài kệ thứ nhất nói hình thức khất thực không tiêu biểu cho một vị tỳ kheo dù rằng vị tỳ kheo sống theo lối khất thực. Tỳ kheo là vị đã xả li đời sống gia đình, sống đời thanh tịnh không vợ chồng, con cái. Do vậy điều đầu tiên phân biệt là ông Bà la môn còn giữ gìn pháp tại gia thì không thể nào gọi là tỳ kheo được. Từ xuất gia bắt đầu từ nghĩa “xuất thế tục gia”, nghĩa là ra khỏi nhà thế tục là cái nhà của thế gian mà trong đó vợ chồng, con cái sống chung với nhau trong vòng dây ân ái. Thứ đến là xuất phiền não gia, là ra khỏi ngôi nhà phiền não, ngôi nhà đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến điên đảo. Có dứt trừ hết các phiền não thì mới có thể ra khỏi ngôi nhà tam giới được. Phiền não do mê lầm mà gây ra. Người đã dứt trừ các phiền não, đối với mọi điều phiền não được xa lìa, nhờ vào tu chánh hạnh. Chánh hạnh thuần thục, tâm không còn sợ hãi, tự tại, giải thoát. Đó là ý nghĩa của chữ tỳ kheo được dịch là phá ác, mà cũng là ý nghĩa bài kệ thứ hai ở đây vậy./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2013(Xem: 7817)
Mỗi mùa Vu Lan về, chúng ta thường nghĩ đến Mục Liên Thanh Đề, người mẹ nghiệp chướng nặng nề của ngài Mục Kiền Liên và thương hại cho bà đã bị đọa vào địa ngục, . . .
28/05/2013(Xem: 6073)
Con thương yêu Khi gần đến lần sinh nhật thứ 18 và con đã sắp tốt nghiệp trung học, mẹ bỗng thấy lòng mình ngập tràn những tình cảm vui buồn lẫn lộn. Mẹ sung sướng vì con đã trưởng thành nhưng mẹ cũng lo âu vì chưa làm được gì nhiều cho con mà thời gian trôi nhanh quá.
09/05/2013(Xem: 3151)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ. Bà ghì chặt lấy cái giỏ đồ để trên đùi như sợ gió ào ào thổi đến sẽ cuốn giỏ đi mất. Bà không quen với cái tốc độ quá nhanh như bay thế này. Với hai bàn tay run run bà siết lại chiếc dây an toàn quấn ngang người cho chặt hơn, nhưng bà vẫn cẩn thận không để các ngón tay chai sần của bà chạm vào đệm xe bọc da. Đệm quý giá lắm đấy! Con gái bà luôn miệng dặn bà đừng làm bẩn ghế: “Dấu tay sẽ lộ rất rõ ra trên đệm xe màu trắng đấy Mẹ à!”
22/04/2013(Xem: 7552)
Pháp môn niệm Phật, câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” họăc ngắn gọn hơn “A Di Đà Phật” đã hiện hữu với dân tộc Việt Nam hơn ngàn năm nay. Lúc tôi lên tám tuổi (1950), sống ở Hải Phòng, bà nội thường kể cho nghe Hội Chảy Chùa Hương lúc bà nội còn trẻ (thập niên 1920&1930). Lúc này đường đi còn khó khăn, đường lên Chùa núi dốc quanh co. Thế nhưng các cụ cứ chống gậy trúc mà miệng thì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
11/04/2013(Xem: 9516)
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
11/04/2013(Xem: 6640)
Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.
11/04/2013(Xem: 5963)
Con vẫn nhớ như in những ngày sau khi tháo bột và con bắt đầu đứng trước những thử thách khi tập vật lý trị liệu. Ba đã lặn lội đi tìm mua những cây tre thật chắc mà lại phải vừa tầm tay nắm của con để con tập đi. Sau những bước đi đầu tiên con đã khóc thét lên: “Đau quá, con không đi nữa!”, và mẹ đã nói những lời như cầu xin: “Mẹ xin con, con thương mẹ thì con phải cố, cố cho mẹ còn có nơi nương tựa nữa chứ con! Đừng phụ lòng mẹ!...”. Và con lại cắn răng tập từng bước đi...
11/04/2013(Xem: 4688)
Hàng năm, cứ mỗi độ Thu sang—Rằm Tháng Bảy, dân tộc Việt Nam nói riêng, các quốc gia Á đông nói chung, đều trang trọng hướng về Mùa Lễ Hội vừa có tính truyền thống thiêng liêng, vừa mang nét đặc thù hiếu ân, nghĩa đạo, mà ai ai cũng cưu mang, thừa hưởng, đón nhận, đáp đền. Đức Phật từng dạy : Không hạnh nào cao cả cho bằng hạnh hiếu, không tội nào nặng hơn cho bằng tội bất hiếu, lại còn giảng giải, chỉ dạy tường tận thâm sâu trong Vu Lan Bồn Kinh và Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân Kinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]