Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ và tôi

10/04/201317:21(Xem: 3571)
Mẹ và tôi

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Mẹ và tôi

Nhị Tường dịch

Nguồn: Nhị Tường dịch

“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà.
Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. Thời đó, chỉ có một nghề duy nhất cho bọn con gái, và đó là làm một người đàn bà chăm chỉ.
Mẹ tôi sinh trưởng ở Lào, nơi xuất thân của hầu hết những người H’Mông, bà sống cùng với gia đình trong một vùng núi xa. Bà rời khỏi quê nhà để tị nạn và cuối cùng trở thành một trong hàng ngàn người H’Mông giờ đây sống trên nước Mỹ.
Hầu hết những người H’Mông di dân vẫn mang theo một ít phong tục truyền thống của họ, bao gồm tục tảo hôn để duy trì nòi giống dưới điều kiện bất lợi. Trong văn hoá của người H’Mông, danh dự, uy tín và sự đoàn kết gia tộc vượt lên trên những ước vọng cá nhân, và đàn ông -- người gìn giữ tên tuổi dòng tộc có quyền ưu tiên hơn phụ nữ.
“Đàn ông là quan trọng”, mẹ đã nói với tôi khi tôi hỏi vì sao phụ nữ luôn phải ăn sau trong những buổi lễ tiệc. “Họ khỏe mạnh và khôn ngoan hơn, vì vậy họ luôn ăn trước chúng ta”
Buổi chiều mùa đông đó, tôi ngồi im lặng lắng nghe mẹ. “Thật xấu hổ khi kể con nghe chuyện này vì mẹ biết đó là tính đố kỵ. Nhưng mẹ từng ghét bà ngoại con khi mẹ mới lớn. Mẹ phải làm việc nhọc nhằn vì bà. Mỗi đêm, trước khi rửa chén, lau sàn nhà, và chuẩn bị cơm cho bữa sáng hôm sau, Mẹ đi vào giường ngủ của ông bà ngoại con, rửa chân nước nóng cho ông bà và đắp mền cho ông bà. Nhưng không một lần nào bà ngoại con nói “cám ơn” hoặc khen mẹ “con là đứa con ngoan”
Tôi nhìn ra cửa sổ, nhớ lại lúc tôi mới lớn, luôn muốn nghe một lời khen ngợi từ mẹ và chỉ nhận được qui luật y hệt, sự mong đợi đó không bao giờ có. Tôi nhớ những năm mẹ bắt tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng và nấu ăn cho cả gia đình trước khi đến trường. Tôi nhớ mình luôn phải bỏ lỡ những lễ hội, những buổi khiêu vũ sáng đêm ở trường sau mỗi lần hội thao vì mẹ không bao giờ chấp nhận. Tôi nhớ, hầu hết, mẹ chỉ luôn so sánh tôi với những đứa khác đồng lứa và tìm thấy sự khiếm khuyết của tôi.
Mẹ lại nhìn xuống và tiếp tục khâu. “Không có một điều gì hoàn hảo đối với bà ngoại con. Mẹ đã thật vui lúc rời bà đi lấy bố con. Ừm, mà bây giờ cũng quá trễ để nói cho bà biết, và dù sao thì bà cũng không hiểu đâu. Mẹ biết bà đã rất yêu thương mẹ ngay cả khi bà chẳng bao giờ nói điều đó. Nếu bà không yêu thương mẹ, thì chẳng bao giờ bà quan tâm xem việc mẹ làm trong nhà có đúng hay không”
Tôi lặng người không thốt nên lời. Từ lâu nay, mẹ chưa bao giờ bắt đầu một câu chuyện nghiêm trang như thế với tôi. Mọi khi, những điều mẹ nói luôn là những bài giảng về điệu bộ, áo quần, kiểu tóc tai của tôi, hoặc tôi phải làm sao để kiềm chế cơn nóng nảy cũng như khao khát kiến thức để trở thành người vợ tốt.
Suốt bao thế hệ đói kém, bệnh tật và chiến tranh, người phụ nữ H’Mông luôn dạy cho con cái những gì cần để tồn tại: cách nấu nướng, dọn dẹp, gánh nước, dệt vải, làm nương rẫy, vâng lời, tôn trọng và kiên nhẫn. Nhưng ở cái tuổi mới lớn ở nước Mỹ tôi thật khó có thể nhận những bài học đó như là bằng chứng của tình yêu người mẹ.
“Mẹ có lý do để kể con câu chuyện này”, mẹ tiếp tục, “Ừ, mẹ có nhiều con, và mẹ yêu tất cả mọi đứa. Nhưng con là đứa con đầu tiên của mẹ, là tất cả đầu tiên của mẹ. Mẹ đã từng nghiêm khắc với con, nhưng mẹ nuôi dạy con theo một cách duy nhất mà mẹ biết. Mẹ tự hào về con”
Nhị Tường dịch
Từ http://www.chickensoup.com/books/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2023(Xem: 1214)
Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ
22/08/2023(Xem: 2759)
Thông Báo thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan PL 2567 tại Tu Viện Quảng Đức, Chủ Nhật 27/8/2023
20/08/2023(Xem: 1288)
Là người con dân nước Việt, từ xa xưa đến nay ai cũng biết rằng quê hương mình hàng năm có ba ngày Rằm lớn, đó là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Mười. Vào ngày Rằm tháng Giêng, tiết xuân vẫn còn vương đọng, người Phật tử đều đến chùa, cầu nguyện một năm mới mọi sự bình an, hanh thông trong công việc, gia đình khỏe mạnh, quyến thuộc đoàn viên, xóm làng yên ổn, quốc gia hòa bình thạnh trị.
09/08/2023(Xem: 974)
Trong truyền thống Phật giáo, lễ Vu lan là ngọn nến hiếu hạnh thắp sáng giữa đời thường để cho ai có mắt thì được thấy, có trí thì được sáng tỏ, có tâm thì cảm và có tình, thì tình thêm sáng đẹp, rộng và sâu.
15/06/2023(Xem: 1688)
Mới đó mà đã 100 ngày tròn Má vắng nhà. 100 ngày Má đi thật xa để đoàn tụ với Ba nơi cội nguồn Cực Lạc…nơi không có bóng dáng của khổ đau lo lắng, nơi mà Má sẽ ngày ngày dùng lẳng hứng mưa hoa Mạn Đà La đem đi dâng cúng Bụt ở vô số các cõi, Rồi Má sẽ được nghe những thanh âm hòa nhã qua các tiếng hót của nhiều loại chim đủ màu như Hạc trắng, Khổng Tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già và Cọng Mạng…y
08/05/2023(Xem: 1400)
Vu Lan tháng Bảy đêm Rằm Các chùa tổ chức hàng năm nguyện cầu Thâm ân cha mẹ cao sâu Hiện tiền, quá vãng hai màu hoa xinh Hoa đỏ thắm đượm bao tình Buồn thương hoa trắng một mình đơn côi
03/05/2023(Xem: 127056)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
04/11/2022(Xem: 2095)
Trong kinh Đức Phật có dạy „Lòng Hiếu chính là lòng Phật, hạnh Hiếu chính là hạnh Phật“. Thật đúng như vậy, trong tháng Bảy âm lịch, khắp nơi trên 4 châu lục, mỗi năm sau mùa An cư Kiết hạ, lễ Tự tứ các chùa đều tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu để nhắc nhở người con Phật phải luôn nhớ ơn và đền ơn cho cha mẹ, Thầy Tổ. Ân nghĩa đó thật nghìn trùng.
27/10/2022(Xem: 2810)
Sư Phụ đứng trầm ngâm, giữa khung trời bạt ngàn gió hút, cơn bão lụt đã trôi qua nhưng mọi thứ còn đang trong đổ nát ngổn ngang. Gần mười Thầy trò huynh đệ đang cố gắng thu dọn đồ đạc trong chùa, tìm kiếm những cái gì còn có thể dùng tạm qua ngày, giữa bốn bề là trời mây, nước mưa phủ kín. Chùa đã bị trận bão lụt cuốn trôi, thỉnh thoảng chỉ còn những tấm ngói rơi tứ tung, đồ đạc gần như bị cuốn theo dòng lũ, nhiều cây cổ thụ trong chùa cũng bị bật gốc, một cảnh tượng thật tang thương.
16/09/2022(Xem: 2845)
Đã bao năm tôi bị cài hoa hồng trắng trong mùa Vu Lan thật là tủi thân. Nhưng biết làm sao đây khi người con đã mất đi người mẹ thân thương! Theo tục lệ đã định sẵn, khi mâm hoa hồng đỏ, trắng của các em trong Gia Đình Phật Tử đưa đến, tôi chỉ dám chọn đóa hoa màu trắng để cài lên áo, chứ không dám chọn màu đỏ dù rất thích. Nhưng hôm nay tại buổi lễ Vu Lan ở Tu Viện Viên Đức ngày 4 tháng 9 năm 2022, tôi gặp chuyện bất ngờ được ép cài hoa hồng đỏ. Trên mâm hoa chỉ mỗi một màu hồng, cái màu pha trộn giữa trắng và đỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567