Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giống mẹ như đúc

10/04/201317:20(Xem: 3450)
Giống mẹ như đúc

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Giống mẹ như đúc

Nhị Tường dịch

Nguồn: Linda Coleman-Willis


Gần như suốt đời, ai cũng nói tôi “giống mẹ như đúc”. Khi còn nhỏ, tôi chẳng hề bận tâm chút nào đến điều này bởi chỉ một điều đơn giản là tôi chẳng tin. Khi tôi đến tuổi trăng rằm, khi nghe những lời “con bé này giống mẹ như đúc”, tôi sẽ đáp liền: “Không đâu, mẹ là người lớn, còn cháu thì còn nhỏ mà”. Xét cho cùng, một thiếu nữ có muốn người ta nói mình giống mẹ chăng? Thế rồi, tôi sẽ chạy đến nhìn vào trong gương để chắn chắn rằng tôi không thay đổi kể từ lúc soi gương lần trước. Bớt căng thẳng khi thấy mình vẫn là mình trong gương, tôi cong môi: “Xùy, chỉ dọa thôi”
Khi điều đó xảy ra vào tuổi 25, tôi sẽ nói: “Không đâu. Mẹ cháu già rồi, còn cháu thì còn trẻ mà” và một lần nữa tôi lại đến trước gương để xác minh lại mọi điều. Khi bớt lo lắng, tôi lại khẽ càu nhàu: “Mình chẳng biết mắt mọi người có vấn đề hay sao đó. Mình đâu có giống mẹ chút xíu xiu nào”
Vào tuổi 35, khi đã chín chắn, tôi đã không còn phản ứng với tất cả những gì tôi được gán cho mình: “Chị giống y như mẹ chị”, nhưng tâm tư tôi thì nghĩ rằng: Ồ, không, mọi người chẳng thấy được tóc của mẹ đã hoa râm và rụng đi nhiều, vòng eo thì phình ra, bước đi thì chậm chạp. Đó đâu phải là tôi. Tôi có thể đi bộ mười lăm phút cả cây số, tôi làm việc suốt ngày, và bước chân của tôi nhanh hơn cái thời tuổi hai lăm nữa kia. Không, dứt khoát là tôi chẳng giống mẹ chút nào. Tôi vẫn còn lén đi đến trước gương chỉ để chắc chắn điều đó.
Vào ngày tôi chuẩn bị cho sinh nhật thứ 50 của mình, tôi hăng hái thức dậy và hạnh phúc ngập tràn. Khi đi ngang qua chiếc gương dài trong góc phòng ngủ tôi giật mình bắt gặp thấy một dáng dấp thật đáng ngạc nhiên. Tôi dừng lại và nhìn kỹ hồi lâu. Tôi không thể tin vào mắt mình. Đó là mẹ -- đang đứng nhìn tôi chăm chú. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Khi tôi nhìn trong gương, thay vì khó chịu và phủ nhận những nét giống nhau thật đặc biệt mà vì lý do nào đó tôi đã cố tình lảng tránh trong những năm qua, thì giờ đây tôi lại cảm thấy một sự an ủi lạ lùng khi nhìn thấy mẹ và chân dung tôi hòa quyện nhau trong gương.
Bỗng nhiên, tôi thấy ngoài sự giống nhau về hình dáng cái gì đó còn hơn thế nữa. Tôi thấy đằng sau mái tóc lơ thơ và vóc dáng đẫy đà là một sức mạnh và lòng can đảm mà mẹ luôn có khi phải đương đầu với thảm kịch - mẹ đã truyền cho tôi sức mạnh và lòng can đảm đó. Tôi thấy một tính quả quyết mà nhờ đó đã giải thoát mẹ khỏi đau khổ và nghèo túng– và mẹ đã trao cho tôi tính quả quyết đó. Tôi thấy sự tận tụy của mẹ với những công việc khó khăn - sự tận tụy mà mẹ đã dạy cho tôi để tôi có thể đạt được những mục tiêu của mình. Tôi thấy tình yêu và lòng tự hào mà mẹ đã giữ gìn cho gia đình để rồi mẹ truyền sang tôi, để tôi có thể nâng niu và hạnh phúc với gia đình riêng của mình. Vâng, khi tôi nhìn trong gương, tôi nhận ra đó chính là tình yêu và niềm lạc quan trong cuộc sống luôn có nơi mẹ, và mẹ đã dạy cho tôi để biết sống cuộc sống của mình một cách trọn vẹn và biết tri ân cuộc sống mỗi ngày.
Hôm nay, khi tôi nhìn mẹ, tôi sững người khi thấy mẹ thật giống bà ngoại làm sao, và tôi cũng thật giống mẹ làm sao.
Giờ đây, khi ai nói rằng tôi giống mẹ, một cảm giác ấm áp lan truyền trong tôi và tôi chỉ cười nhẹ nhàng, gật đầu và nói một cách tự hào: “Xin cảm ơn”
Từ http://www.beliefnet.com/chickensoup



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2011(Xem: 3913)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
02/06/2011(Xem: 3602)
Việc tri ân và báo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
31/05/2011(Xem: 13310)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
27/05/2011(Xem: 3806)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
27/05/2011(Xem: 4057)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
09/05/2011(Xem: 5003)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
09/05/2011(Xem: 11070)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
27/03/2011(Xem: 6512)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
09/03/2011(Xem: 8652)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
23/02/2011(Xem: 4469)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567