Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đoá hồng dâng mẹ

10/04/201317:09(Xem: 4336)
Đoá hồng dâng mẹ

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2007

Đoá hồng dâng mẹ

Quảng Tuệ Hương Nguyễn Thị Hải (sưu tầm)

Nguồn: Quảng Tuệ Hương Nguyễn Thị Hải (sưu tầm)

----- Ngô Minh Hằng ---
Mẹ ơi, đây một đóa hồng
Con dâng lên mẹ ghi công sinh thành
Ghi đêm thức đủ năm canh
Khi con trở gió ươn mình không vui
Ghi ngày miếng ngọt miếng bùi
Nhường cho con để con tươi tuổi hồng
Quản chi tháng Hạ ngày Đông
Thương con mẹ biết bao công vun bồi
Lớn khôn, con đã nên người
Mong manh, mẹ, nắng cuối trời, hoàng hôn
Cầu xin mẹ khoẻ vui luôn
Cho con muôn một ghi ơn, báo đền
Yêu thương săn sóc mẹ hiền
Mong cao tuổi hạc, mong thêm nụ cười
Con cầu xin lượng đất trời
Ban ơn cho mẹ như lời con mong
Lòng con, một đóa hoa hồng
Xin dâng lên mẹ nhớ công sinh thành...

Lòng Mẹ


( Y Vân )
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,
Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào,
Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.
Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.
Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.
Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.
Lời ru man mác êm như sáo diều dạt dào.
Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.
Thương con thao thức bao đêm trường,
Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.
Thương con khuya sớm bao tháng ngày.
Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.
Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.
Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.
Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.
Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

Mẹ Là Quê Hương



Từ khi, từ khi con vừa biết nói,
Trên môi đã vang tiếng Mẹ,
Bên tai đã nghe tiếng Mẹ,
Tiếng Mẹ ầu ơ hát ru.
Từ khi, từ khi con vừa đi học,
Con đã viết nên tiếng Mẹ,
Từ khi con vừa đi học,
Con đã biết yêu thương Mẹ
Không ai yêu Mẹ bằng con
Không ai thương con bằng Mẹ
Mẹ là quê hương của con
Quê hương với chuối bá hương,
Với xôi nếp một, với đường mía lau.
Không ai yêu Mẹ bằng con
Không ai thương con bằng Mẹ
Mẹ là quê hương của con
Quê hương với chuối bá hương,
Với xôi nếp một, với đường mía lau...

Mẹ


(Thành Công)
Như mạch suối ngầm
Suốt đởi len lỏi
Gạn lọc buồn vui
Cay đắng ngọt bùi
Dốc vào bể cả đời con
Con lớn khôn
Đời mẹ mỏi mòn
Bạc tóc
Nắng mưa
Nặng đầy lưng mẹ
Bao giờ
Có thế
Con bắt gặp mẹ cười
Nụ cười sáng vết chân chim
Không một lần đòi hỏi
Con vẫn đi ngụp lặn giữa cuộc đời
Như hòn sỏi
Lăng tròn
Con đường quê cát bụi
Bao bùn lầy dun ruổi
Mẹ là chứng tích của thời gian

MẸ TÔI


(Nguyễn Chí Thiện)
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khẩn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái
Đời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Đứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy ròng trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều:
Được gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đầm ướt biết bao hàng nước lệ!
(1963)

Vô đề


Mẹ lặng lẽ trong chiều mưa bụi bay
Tóc điểm hoa râm phai áo bạc màu.
Ánh mắt rất sâu lại thoáng vẻ u sầu .
Đó là tất cả những gì con còn nhớ.
Mẹ đi đây , con hãy cứ chờ ,
Và chờ đến bao giờ mẹ quay lại
Có thể sẽ là chỉ trong mãi mãi
Nhưng mẹ sẽ cố gắng cho con mọi thứ con cần .
Có những đêm trong giấc mơ
Hình bóng mẹ lại hiện về trong nỗi nhớ .
Đợi con với , mẹ đi nhanh quá .
Con chẳng kịp nhìn thấy nuớc mắt rơi .
Mẹ mẹ ơi , vì sao lại thế ,
Một một lần thôi , sai lầm chỉ vì con .
Đời này con chỉ có mình mẹ
Và cũng thế mẹ chỉ có mình con .
Con cũng hiểu , mẹ giấu đi vết xuớc
Trong trái tim âm ỉ cháy tro tàn
Trong tình yêu thương con vô hạn
Mẹ đóng vai người tàn nhẫn bỏ rơi con .
Có những ngày tháng con hận mẹ vô cùng .
Mẹ ham vui , ham hạnh phúc bản thân
Nhưng giờ đây , con hận chính mình
Chỉ nhìn thấy bề nổi của tảng băng lạnh giá
Của cuộc đời đầy giông tố biển khơi .
Vì thế hãy yên lòng nhé mẹ ơi
Con sẽ ở nơi này , và luôn luôn cố gắng
Để ngày kia , khi trời xanh sắc nắng
Mẹ ôm con như thuở xa xưa
(DHG_12/2/2004)
Quảng Tuệ Hương Nguyễn Thị Hải (sưu tầm)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4571)
Arthur Schopenhauer là một triết gia Âu Tây. Thuở thiếu thời, ông như nhiều đứa trẻ đồng tuổi khác, nhưng khác là ông đã gặp nhiều trái ngang trong cuộc đời, một sự thật đúng ra lứa tuổi của ông không nên hội ngộ quá sớm. Và có thể, từ những kinh nghiệm đau đớn này đã tạo nên một dòng tư tưởng lớn, sau này chúng ta biết ông là một triết gia có tư tưởng gần tương đồng với Phật giáo: Quan niệm khổ và nguyên nhân của khổ trong nhân sinh - vũ trụ.
10/04/2013(Xem: 4331)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5739)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4866)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4515)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4653)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4223)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5119)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5346)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4427)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]