Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu

12/08/201908:53(Xem: 3731)
Hiếu
HIẾU 
Thoại Anh lược dịch


The ton bao hieu phu vuong

Ảnh minh họa: Đức Phật trở về thăm vua cha
lúc Tịnh Phạn Vương đang lâm bệnh



Là người xuất gia cắt ái từ thân, xuất gia học đạo, thường bị người đời chê trách là không hiếu thuận, đây chẳng qua vì người thế gian hiểu sai nhầm về người xuất gia, cho rằng người xuất giabỏ gia đình không chăm sóc cha mẹ. Thật ra, loài chim mà còn hiếu thảo biết mớm mồi lại mẹ khi được cho ăn, cừu còn biết cảm ân quỳ tạ khi bú sửa mẹ. Người xuất gia là thầy của Thiên nhân, sao không hiếu thuận được nhỉ? Nếu như người xuất gia thật sự là không hiếu thuận, há nào chẳng bằng con chim, con cừu sao? Vậy thì nói gì đến tự lợi lợi tha, độ mình độ người?

Nếu nói người xuất gia là bất hiếu, lẽ nào chẳng bằng con chim, con cừu? Nếu đã vậy thì còn nói gì đến việc tự lợi lợi tha, độ mình độ người nữa? Những hiểu nhầm đó thật sự oan uổng cho người xuất giaPhật giáo là tôn giáo đặt nặng về chữ Hiếu, trong kinh điển cũng nói nhiều đến hiếu hạnh của người xuất gia, ngay cả thanh quy giới luật áp dụng trong cuộc sống cũng luôn nhắc đến vấn đề này.

Ví như trong “kinh Phạm Võng” nói: Hiếu là giới, cũng tức là chế chỉ.

Kinh Mạt La Vương” nói: Có người hỏi Thế Tôn, làm sao để báo đáp công ân cha mẹ. Phật dạy: “Cha mẹ cho ta thân xác này, cho ta bú mớm, nuôi dưỡng ta thành người, giả sử ta chất đầy tất cả tài vật quý báu từ cõi ta bà này lên đến 28 cõi trời để cúng dường cha mẹ, cũng không thể nào báo đáp được công ân trời biển.

Kinh Tăng Nhất A Hàm” nói: Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo, có 2 cách làm được phước báu lớn nhất, đó là cúng dường cha mẹ và cúng dường chư Phật. Hai cách cúng dường này đều có công đức và phước báu lớn như nhau. Giả sử có người vai trái cõng cha, vai phải gánh mẹ trong suốt ngàn vạn năm, để cho cha mẹ ăn uống, nằm ngồi, bệnh tật, ngay cả đại tiểu tiện đều ở trên vai thì người con ấy vẫn không thể nào báo đáp được ân sanh thành dưỡng dục kia. Các ông nên biết công ơn cha mẹsâu nặng biết nhường nào, vì vậy phận làm con phải biết cúng dườnghiếu thuận với cha mẹ.

Lục Độ Tập Kinh” nói: Trong một tiền thânBồ Tát sinh ra làm hạc, hạc sinh được 3 con, gặp lúc hạn hán không tìm được thức ăn nuôi con, hạc mẹ bèn cắt thịt của mình để cứu các con khỏi đói. Lúc đó, ba chú hạc con ngửi thấy mùi thịt giống như mùi trên thân thể của mẹ, chúng hỏi nhau, có phải mẹ cắt thịt của mình để nuôi chúng ta không? Rõ chuyện, chúng rất đau buồn khi biết tình thương của mẹ đối với mình quá ư sâu nặng, chúng bảo với nhau rằng: Chúng mình thà chết chứ không thể hại đến xác thân của mẹ. Tình thương của hạc mẹ và lòng hiếu thuận của hạc con đã cảm động đến chư Thiên. Từ đấy về sau, chư Thiên ủng hộ chúng muốn gì được nấy. Phật bảo các Tỳ Kheo, hạc mẹ khi xưa chính là ta đây, còn ba chú hạc con là Xá Lợi PhấtMục Kiền Liên và A Nan vậy.

Trong “kinh Tứ Thập Nhị Chương”, Phật dạy: Đãi một trăm người ác ăn không bằng đãi cho một người thiện dùng. Đãi một ngàn người thiện ăn không bằng đãi cho một người trì ngũ giới dùng. Đãi một người trì ngũ giới ăn không bằng cúng dường cho một vị Tu Đà Hoàn dùng. Cúng dường trăm vạn vị Tu Đà Hoàn không bằng cúng dường cho một vị Tư Đà HàmCúng dường ngàn vạn vị Tư Đà Hàm không bằng cúng dường cho một vị A Na HàmCúng dường một ức vị A Na Hàm không bằng cúng dường cho một vị A La HánCúng dường mười ức vị A La Hán không bằng cúng dường cho một vị Bích Chi PhậtCúng dường trăm ức vị Bích Chi Phật không bằng dùng giáo pháp của Như Lai để độ cho cha mẹ mình. Giáo hóa ngàn ức người không bằng cúng dường cho một vị nguyện cầu thành Phật để hóa độ hết thảy chúng sanhcúng dường được như vậy thì phước báo sẽ lớn vô cùng.

Kinh Tạp Bảo Tạng ” nói: Ngày xưa, trên núi Tuyết có chim Oanh Vũ, cha mẹ đều bị mù, ngày ngày oanh vũ bay đi khắp núi này rừng nọ để hái trái về cúng dường cha mẹ. Lúc bấy giờ có một điền chủ, ban đầu ông phát tâm trồng ruộng để cho chúng sanh dùng. Chim Oanh Vũ nghe vậy nên thường tìm đến nhặt lúa mang về cúng dường cha mẹ. Gặp lúc điền chủ ra thăm ruộng, nhìn thấy chim đang ăn lúa nên nổi cơn giận dữ, bắt nhốt chim Oanh Vũ lại. Oanh Vũ buồn than: “Tôi nghe nói điền chủ có tâm bố thí nên mới đến lấy lúa về, tại sao giờ ông lại bắt tôi” . Điền chủ hỏi: “Lấy lúa về cho ai?” Oanh Vũ trả lời: “Cha mẹ tôi đều bị mù nên tôi kiếm chút thức ăn về nuôi cha mẹ.” Điền chủ nghe nói cảm động: “Vậy thì từ nay về sau ngươi cứ đến đây lấy lúa về nuôi dưỡng song thân”. Loài súc sanh còn biết hiếu thuậncha mẹ, huống hồ là con ngườiPhật bảo các Tỳ Kheo, chim Oanh Vũ ngày xưa chính là Ta bây giờ, người điền chủ chính là Xá Lợi Phấtcha mẹ mù thuở ấy chính phụ hoàng Tịnh Phận và mẫu hậu Ma Da. Do vì ngày trước Ta biết hiếu thuận nên bây giờ mới được thành Phật.

“Ngũ Phần Luật” nói: Có Tỳ Kheo Hoa Lăng Già Bà Tha, vì cha mẹ nghèo khó nên muốn đem y phụccủa mình cúng dường cha mẹ mà không dám, liền đến bạch Phật, Phật tập hợp các Tỳ Kheo lại, dạy rằng: “Nếu có người cả trăm năm cõng cha mẹ trên hai vai không hề ngừng nghỉ, cha mẹ đại tiểu tiệnđều ở trên đó, hoặc đem thức ăn, áo quần, đồ vật quý báu nhất để cúng dường cha mẹ, cũng không thể báo đáp được thâm ân sâu nặng ấy. Từ nay về sau, các Tỳ Kheo nếu không hết lòng cúng dường cha mẹ thì sẽ bị liệt vào hàng tội nặng.

Trong “kinh Hiền Ngu” nói: Một thời, Phật ở tại tinh xá Trúc Viên, thành La Duyệt Chi. Lúc bấy giờ, Thế Tôn và A Nan đắp y trì bát vào thành khất thực, gặp đôi vợ chồng mù nghèo khổ không chốn nương thân. Họ có được một mụm con vừa lên bảy, đứa bé ngày ngày đi xin ăn về nuôi cha mẹ, mỗi khi xin được chút thức ăn ngon liền để dành mang về cúng dường cha mẹ, còn thức ăn hư dở để lại mình ăn. Lúc bấy giờ, A Nan thấy đứa bé tuy tuổi còn nhỏ mà biết cung kính hiếu thuận cha mẹ như thế nên liền đem lòng thương mến. Sau khi khất thực trở về Tinh XáĐức Phật giảng Pháp cho Đại chúng nghe, A Nan liền quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng: “bạch Thế Tôn! Vừa rồi cùng Thế Tôn vào thành khất thực, con thấy một đứa bé ăn xin ở cùng cha mẹ trong thành nhưng rất có tâm từ hiếu, những thức ăn ngon em xin được đều để dành mang về dâng lên cha mẹ, để lại phần mình toàn thức ăn hư dở, ngày ngày đều như vậy, thật đáng thương tâm.” Phật bảo A Nan: “Có tâm từ hiếu thương kính đối với cha mẹ thì dù là người xuất gia hay tại gia cũng đều có công đức thù thắng không thể nghĩ bàn. A Nan nên biết, Ta từ vô lượng kiếp trong quá khứ, vì hiếu thuận cúng dường cha mẹ, thậm chí có lúc cắt thịt để cứu cha mẹ khỏi cơn đói khát, nhờ công đức hiếu thuận đó nên nay Ta mới được thành Phật.”

Trong “kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán” nói: Phàm phu không có tuệ nhãn, không biết tri ânnên không chứng diệu quảChúng sanh trong đời ngũ trược ác thế không hiểu được thâm ân, nên nay Như lai sẽ nói về bốn ân để mọi người biết được cùng đi vào con đường chánh kiến Bồ Đề. Cha có từ ân, mẹ có bi ân, ân cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta nên người. Từ ân của cha cao như núi, bi ân của mẹ rộng như biển. Nếu Ta ở trong một kiếp chỉ nói về công ân cha mẹ thôi cũng không nói hết được…Mẹ mang thai ta từ khi mới bắt đầu thụ thai chưa thành hìnhtrải qua mười tháng cưu mang khổ cực, đi đứng nằm ngồi chịu đủ khổ nãoĐến gần ngày sinh, mẹ âm thầm chịu đựng khổ đau, ngày đêm sầu não. Đến lúc lâm bồn, sự đau khổ ấy như cắt thịt chẻ xương, đau đớn không thể nào kể xiết được. Khi con cất tiếng khóc chào đời, mẹ mừng vui khôn xiết. Ngực mẹ là là nơi ấm áp cho con ngả mình, đầu gối mẹ là nơi con đùa giỡn. Từ trong vú mẹ tuôn ra dòng sữa ngọt mát như nước cam lộ nuôi con khôn lớn. Ân mẹ không gì có thể sánh bằng, đức nuôi dưỡng không gì so được. Thế giannúi Tu Di là cao, lòng từ ái của mẹ còn cao hơn thế nữa. Thế gian, đất là nặng, tình thương của mẹ còn nặng hơn thế nhiều... Thế nên, tất cả thiện nam tín nữ phải biết trân trọng thâm ân cha mẹ, luôn siêng năng tu tập, hiếu kính mẹ cha. Tri ân báo ân cha mẹ cũng giống như cúng dường Phật không khác, hai việc làm ấy đều có phước báu ngang nhau, các ông phải nên báo ân cha mẹ như thế.

Trên đây chỉ liệt ra một số ít trong phần lớn các kinh điển mà Đức Phật dạy về đạo Hiếu, từ đó có thể thấy rằng, chữ Hiếu trong Phật giáo không phải là hiếu thuận bình thường như thế gian thường nói đến. Chữ Hiếu mà thế gian nói chỉ giới hạn trong phạm vi phụng dưỡng, hiếu thuận cha mẹ mà thôi, còn Chữ Hiếu trong Phật giáo rất là rộng rãiĐức Phật không những dạy chúng ta phải hiếu thuận với cha mẹ mà còn dạy chúng ta phải hiếu thuận với đại chúng. Không chỉ hiếu thuận không thôi, mà chúng ta còn phải hướng dẫn cha mẹ bỏ tà quy chánh, tu tập điều lành.

Cho nên trong “kinh Hiếu Tử” Phật bảo các vị Sa Môn: “Chưa có điều gì đáng gọi là hiếu, chỉ có như vậy mới gọi là đại hiếu, tức làm cho cha mẹ bỏ ác về lành, giữ gìn năm giớiquy y Tam Bảo. Nếu làm được như thế, thì dù cha mẹ buổi sáng gìn giữ, buổi chiều mất đi, ta cũng không có gì hối tiếc, vì ân hướng cha mẹ về nẻo chánh còn nặng hơn ân nuôi dưỡng, cho bú mớm của cha mẹNếu không biết đem giáo pháp của Phật Đà khai hóa cha mẹ thì mặc dù là hiếu dưỡng nhưng cũng như bất hiếu.

Trong “kinh Báo Ân phụ mẫu” nói: ân cha nghĩa mẹ rất sâu nặng , cha mẹ cho ta hình hài, nuôi ta khôn lớn, giáo dục ta nên người, lo gầy dựng hôn nhân cho ta. Giả sử có người cõng mẹ cha tất cả hai vai đi giáp vòng hòn núi Tu Di đến trăm ngàn kiếp thì ơn kia vẫn chưa đền đáp được. Nếu cha mẹ không tin Tam Bảo, ta khuyên cha mẹ tin Tam Bảocha mẹ không thọ trì giới, ta khuyên cha mẹ thọ trì cấm giớicho đến khuyên cha mẹ bố thí…như vậy mới đáng gọi là báo hiếu.

“Kinh Bổn Sự ” nói: Giả sử có người, vai trái cõng cha, vai phải gánh mẹ, trãi qua ngàn kiếp không hề ngừng nghỉ, cung cấp quần áo thuốc thang, cần gì có nấy cũng không thể báo đáp được thâm ân cha mẹ. Vì sao vây? Vì cha mẹ từ ái nuôi con, nuôi nấng ẵm bồng cho đến khi khôn lớn, lo đủ mọi nhu cầu từ thân đến tâm cho con, dạy con những điều cần học trong đời, lòng lúc nào cũng muốn con được vui vẻCha mẹ theo con như bóng theo hình, tâm không lúc nào rời xa con. Ân cha mẹ đối với con cái quá sâu nặng như vậy, làm sao báo đáp được? nếu cha mẹ chưa tin Phật pháp, thì người con phải tìm cáchtán thán Tam Bảo để cha mẹ khởi lòng tin. Nếu cha mẹ chưa giữ giới thanh tịnh thì người con phải tìm phương tiện tán dương, nói lên lợi lạc của việc giữ giới để cha mẹ phát tâm thanh tinh tịnh hành trì. Nếu cha mẹ chưa hiểu biết Phật pháp thì người con phải tìm cách khuyên bảo, tán dương, làm cho cha mẹthường nghe chánh pháp của Phật, bày cho cha mẹ cách thức tu tập. Nếu cha mẹ có tánh tham lam, không thích bố thí thì người con phải tìm cách để cha mẹ biết bố thíBáo hiếu như vậy mới được gọi là chân thật báo hiếu cha mẹ.

Trên thực tếchữ Hiếu trong Phật giáo phân làm ba loại khác nhau: một là hiếu thuận cha mẹ bằng cáchcung phụng vật chất để cha mẹ khỏi cảnh đói lạnh, đây gọi là là tiểu hiếu. Người xuất gia đắc quả thành đạocông thành danh toại, rạng rỡ tổ tông, làm cha mẹ vui lòng, đây gọi là là trung hiếu. Người xuất giachỉ bày cha mẹ sanh khởi tín tâmcung kính Tam Bảoxa lìa phiền nãoác đạo, liễu thoát sanh tử, độgia tộc vĩnh viễn thoát khỏi tam đồ ác đạo, đây mới thật sự là đại hiếu.

Ba loại hiếu này, từ xưa đến nay người xuất gia đều làm được rất xuất sắc, chỉ có loại hiếu thứ hai, vì người xuất gia xem nhẹ danh lợi, nên không chú trọng đến cái gọi là công thành danh toại, rạng rỡ tổ tông…

Đề cập đến đại hiếu của người xuất gia, trong “kinh Vu Lan Bồn” nói: Thiện nam tử! Nếu có Tỳ KheoTỳ Kheo NiQuốc vươngThái tử, Vương tử, Đại thần, Tể tướng, Tam công, Bá quan, Vạn dân, Thứ dânnếu muốn đền ơn cha mẹ thì vào rằm tháng Bảy mỗi năm, ngày Phật hoan hỷ, ngày chúng Tăng tề tựu sau ba tháng kiết hạ an cư, nên vì cha mẹ ở hiện tại và cả cha mẹ trong bảy đời sắm trăm vị cơm canh, đựng trong bình bát sạch sẽ chờ đến giờ mười phương chúng Tăng tự tứ để cúng dường. Nguyện cầu cha mẹ còn sống được trường thọ, an vui, không có các bịnh tật khổ nãocha mẹ bảy đời lìa chốn ngạ quỷ, sanh về nhân thiên, hưởng được phước lạc vô cùngPhật bảoThiện nam tử! Thiện nữ nhơn! Là đệ tử Phật thì phải tu hạnh hiếu thuận, phải thường cầu nguyệnhồi hướng công đức cho cha mẹ hiện tại và cha mẹ bảy đời. Vào rằm tháng Bảy mỗi năm, để tỏ lòng hiếu thuận với cha mẹ hiện tại và cha mẹbảy đời, chúng ta nên sắm sửa Vu Lan Bồn cúng dường Phật và Tăng để báo hiếu thâm ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Từ những trích dẫn trên nên nói người xuất gia có khả năng độ thoát cha mẹ bảy đời. Xem ra chữ Hiếu trong Phật giáo mới thật là chân hiếu, không như chữ Hiếu bình thường như người đời thường nói. Thật ra, chăm sóc cha mẹ chỉ là hiếu thuận cơ bản, ngoài sự tận tình chăm sóc cha mẹ ra, cần phải mở rộnglòng hiếu thuận đến với dòng tộc; công thành danh toại mới có thể làm rạng rỡ tổ tông.

Hơn thế nữa, muốn độ thoát cha mẹ của mình, trong “kinh Phạm Võng” lại nhấn mạnhPhải xem hết thảy người nữ là mẹ mình, hết thảy người nam là cha mình, phải độ hết thảy bà con, phải lợi ích tất cảchúng sanh, đó mới là đại hiếu. Nếu là đại hiếu ở phạm vi rộng thì phải hết sức hiếu thuận đối với tất cả dân tộc, tất cả chúng sanh. Đây mới thật sự là đại hiếu mà Phật giáo nói đến và người xuất gia cũng nên làm được như thế.

Thoại Anh lược dịch

(Website Phật Học Trung Quốc)
(Chùa Bửu Minh, Gia Lai)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2015(Xem: 3986)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con Quản gì một nắng hai sương Ngại gì sóng gió dặm trường vợi xa Lời ru mẹ vẫn thiết tha
24/08/2015(Xem: 5364)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan. “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh dài thức đủ năm canh…” Thưa vâng, trong êm đềm của ngọn gió mùa thu, lời ca dao mộc mạc ấy đã cho ta hình ảnh thật tuyệt vời đó là tình yêu vô biên của mẹ, mẹ đã thức đủ năm canh dài, thức thâu đêm chờ sáng để hát ru cho con tròn giấc ngủ an lành. - Mẹ ơi, không có tiếng hát nào hay hơn, nồng ấm hơn lời hát ru của mẹ cho con, Mẹ ơi, không có vòng tay nào êm ả hơn, dịu dàng hơn vòng tay ấp ủ của mẹ hiền… “Mẹ ơi, …mẹ !…
24/08/2015(Xem: 5894)
Hãy hạnh phúc được làm người mạnh khỏe Để hành trì theo Phật Pháp cao siêu Sống lạc an lợi ích cả đôi điều Cho tự thân tỏa ra toàn xã hội
24/08/2015(Xem: 5275)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Thuật ngữ Vu lan bồn bắt nguồn từ bản kinhVu lan bồn (Ullambana, 盂蘭盆經) và từ ullambana có nghĩa là “treo ngược”. Nó mô tả số phận đáng thương của những chúng sanh đang bị treo ngược ở trong những địa ngục.
23/08/2015(Xem: 4789)
10 năm qua, chính tay ông đã chôn cất hơn 10.000 hài nhi vô tội bị cha mẹ chối bỏ tại nghĩa trang Đồng Nhi (xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, Khánh Hòa); đồng thời cưu mang nhiều người mẹ trẻ lầm lỡ và nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi tại mái ấm mang tên mình. Ông là Tống Phước Phúc ở phường Phương Sài, TP.Nha Trang.
23/08/2015(Xem: 5214)
Sáng nay, mùng 9 tháng 7 năm Ất Mùi (22-8-2015) nhân mùa Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2559, TT.Thích Thiện Thông- Trưởng Ban Văn Hóa GHPGVN huyện Diên Khánh- trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Khóa tu Một Ngày An Lạc lần thứ 65- Lễ cúng dường Trai Tăng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu siêu cửu huyền thất tổ, cầu âm siêu dương thái.
21/08/2015(Xem: 5156)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền. Bà không tin Đức Phật Không tin cả Pháp, Tăng Tam Bảo và Ngũ Giới Bà cho là nhố nhăng. Nên bà, sau khi chết
21/08/2015(Xem: 5275)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ… Chiều Vu Lan tình thu gợi lòng con nhớ mẹ da diết, những đứa con xa quê, xa mẹ ngồi bó gối trong ký túc xá nhìn mưa rơi mà nghe hồn tái tê nhớ mẹ. Ở quê nhà mẹ cũng vò võ nhớ thương con lạc loài miền xa bươn chải cuộc sống, tự lập bản thân, mưu cầu công danh với bao khắc khoải âu lo, không biết con mình có đạt thành nên người giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn? Mẹ ơi! Chiều mưa ngoại thành trên lối con về nhà trọ bập bềnh là nước, nước ngập đường, nước tưới màu xanh ruộng lúa, nước tưới vườn cây ăn trái nặng trĩu cành và nước làm ướt sũng con gà mẹ đang ủ ấp đàn con bằng đôi cánh của mình dưới bụi chuối. Thật vô tình thơ ngây mấy chú gà con không biết mẹ mình ướt, cứ rút đầu chen lấn tìm hơi ấm của mẹ và chim chíp kêu mẹ thật
20/08/2015(Xem: 5456)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]