Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Tôn báo hiếu phụ vương

12/08/201905:51(Xem: 5391)
Thế Tôn báo hiếu phụ vương

The ton bao hieu phu vuong
Thế Tôn báo hiếu phụ vương

 Thích Phước Sơn

---o0o---

 

Đức vua nước Xá Di là Tịnh Phạn, từng dùng chính pháp làm phương châm cai trị, lấy nhân nghĩa đạo đức để cảm hóa nhân dân, mở lòng từ bi đốI vớI muôn loài. Bấy giờ Ngài đang lâm trọng bệnh, các quan thái y hết lòng điều trị, nhưng bệnh mỗi ngày một nặng, đức vua cảm thấy ưu phiền. Thấy thế, các vua Bạch Phạn, Hộc Phạn và Đại Xưng (các em vua Tịnh Phạn) đồng tâu : Đại vương bình sinh không thích làm điều ác, thường vun bồi đức hạnh trong từng giây phút, chăm sóc thần dân tận tụy, khiến mọI ngườI đều được an lạc, thanh danh vang khắp bốn phương, thế thì ngày nay có gì phải ưu sầu? 

Vua Tịnh Phạn bảo các vương đệ: Dù ta có mệnh chung cũng chẳng phải là điều đáng khổ tâm, ta chỉ ân hận là không thấy mặt các con ta là Tất Đạt và Nan Đà, hiện đã đoạn trừ xong những tham dục ở cõi đờI nầy. Ta cũng ân hận là không gặp được con của Độc Phạn Vương là A Nan Đà, người gìn giữ tạng pháp của Phật không mất một lời. Ta lại hận vì không thấy mặt cháu ta là La Vân, tuổI tuy còn trẻ mà thần túc hoàn bị, giớI hạnh đầy đủ. Ví mà ta gặp được các con cháu ta, thì dù bệnh có nguy kịch cũng chẳng có chi là đau khổ.

Bấy giờ Thế Tôn đang ngự tại núi Linh Thứu, bằng thiên nhãn thanh tịnh, thấy phụ vương đang lâm trọng bệnh bèn báo tin cho Nan Đà, La Vân và A Nan. Hay tin ấy, các vị nầy đều xin phép Thế Tôn về triều để thăm viếng đức vua. Nan Đà nói: Đức vua Tịnh Phạn vốn là phụ vương của chúng ta, từng sinh con Thánh lợi ích thế gian, nay chúng ta phải về thăm để báo ân sinh thành dưỡng dục. A Nan thưa: Đức Vua Tịnh Phạn là bá phụ của tôi, đã cho phép tôi xuất gia theo Phật, thế nên tôi cũng xin phép về thăm. La Vân bùi ngùi bạch Phật: Thế Tôn tuy là cha của con nhưng bỏ nước ra đi tìm đạo, con nhờ Tổ phụ nuôi dưỡng mà trưởng thành, mới được xuất gia; thế nên con cũng muốn trở về hầu thăm Tổ phụ.

Thế Tôn bèn hoan hỷ chấp nhận những lời cầu xin ấy, rồI hướng dẫn mọi người trở lại hoàng cung. Trên đường đi, Thế Tôn thấy dân chúng đang buồn thảm than khóc, vì họ được tin vị lãnh đạo đầy nhân từ của dân tộc đang lâm trọng bệnh sắp từ trần. Phật thấy tình cảnh ấy an ủi họ: Vô thường ly biệt là lẽ tất nhiên xưa nay, các người hãy suy nghĩ về những nỗI khổ sinh tử mà cầu đạo, để tìm con đường thoát khổ. 

Đức vua hay tin Thế Tôn đưa Nan Đà, La Vân về thăm tinh thần bỗng nhiên phấn chấn khác thường, thân thể trở nên nhẹ nhõm, Ngài đã gượng ngồI dậy trong chốc lát. Khi ấy Thế Tôn từ từ tiến vào hoàng cung, đức vua trông thấy chấp tay vái chào và nói: Xin Như Lai hãy đặt tay lên mình tôi cho đỡ bớt cơn đau. Tôi đang đau đớn dữ dộI không thể chịu nổI, có lẽ sắp lìa bỏ cõi đờI. Lần này chắc chắn là lần cuốI cùng mà tôi gặp lại Thế Tôn, tôi không còn ân hận gì nữa.

Phật thấy phụ vương bệnh nặng thân thể gầy yếu, sắc mặt biến đổi tinh thần uể oải bèn nói với Nan Đà: Nghĩ lại phụ vương xưa kia thân thể tráng kiện, dung mạo đoan trang, danh tiếng vang lừng mà nay lâm trọng bệnh đến nỗi tinh thần không còn tỉnh táo. Thế thì các nét đoan trang tráng kiện xưa kia ngày nay đâu rồi ? Đoạn Thế Tôn thưa phụ vương: kính xin phụ vương chớ có ưu sầu, vì đạo đức của phụ vương trong sáng, hoàn hảo chẳng khiếm khuyết điều gì. Rồi Phật đưa bàn tay vàng ánh như đóa sen nở đặt trên trán vua và tiếp: Phụ vương là người giữ giới thanh tịnh, tâm cấu nhi-m đã xa lìa, nay không còn nên sầu não mà hãy suy nghĩ về nghĩa lý của kinh giáo, vì mọi vật không có gì bền chắc hết, vậy phụ vương hãy hoan hỷ, dù mạng sống có kết thúc vẫn giữ tâm hồn bình thản.

Bây giờ Đại Xưng vương cung kính thưa với đức vua: Phật là con của đại vương, thần lực siêu việt, không một ai bằng. Nan Đà cũng là con của đại vương đã qua khỏi biển ái dục sinh tử, được đạo qủa vô ngạị Còn A Nan Đà, con của Hộc Phạn Vương, cũng đã uống được

Pháp vị cam lồ; pháp của Phật thuyết giảng mênh mông như biển cả A nan ghi nhớ trọn vẹn, không quên một câu, Cháu của đại vương là La Vân, đạo đức tinh thần, chỉ chờ công phu thiền định nữa là thành tựu 4 đạo quả. Tất cả 4 người ấy ngày nay đều đã chọc thủng lưới ma .

Tinh Phạn vương nghe những lời an ủi ấy , vui mừng khôn xiết, không còn kiềm chế được, liền đưa tay ra cầm tay Thế Tôn đặt lên trái tim mình, chấp tay tỏ ý cảm tạ Thế Tôn. Ngay khi ấy vô thường vụt đến khí hết mệnh tuyệt, thần thức chuyển sang đời khác.

Thế rồi con cháu trong hoàng tộc, chuẩn bị làm l- nhập quan rồi tôn trí kim quan trên toà sư tử, rắc hoa, đốt hương cúng dường. Phật cùng Nan Đà cung kính đứng hầu phía trước kim quan, A Nan và La Vân đứng hầu dưới chân kim quan....

Lúc sắp làm l- động quan, Nan Đà, A Nan và La Vân đều xin phép Thế Tốn được khiêng một góc quan tài, khi ấy, Thế Tôn nghĩ đến những kẻ hung bạo, bất hiếu trong đời vị lai, không biết báo đáp côngơn sinh thành của cha mẹ, thật đáng xót thương. Nhằm cảnh tỉnh những hạng người ấy,  Thế Tôn cũng muốn đích thân khiêng quan tài của phụ vương đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bổng nhiên đại thiên thế giới chấn động, bốn vị Thiên vương cùng lúc qùy xuống, đồng thanh bạch Phật: Chúng tôi là đệ tử Phật, nhờ nghe Phật thuyết pháp mà đắc qủa Tu đà hoàn, vì thế nên để cho chúng tôi khiêng quan  tài của Tôn vương. Phật hoan hỷ chấp nhận lời thỉnh cầu của họ. Tức thì bốn vị thiên vương biến thành hình người, dùng tay nâng quan tài đặt lên vai mình. Dân chúng cả nước, bất luận lớn nhỏ, không ai là không tiếc thương than khóc. Trong giờ phút long trọng ấy, Thế Tôn uy quang rực sáng, tướng hảo đoan nghiêm, tự mình bưng lư hương đi trước, đến nơi hỏa táng. Bấý giờ hàng nghìn vị A La Hán ở núi Linh Thưu cũng tề tựu về đây để tham dự l- tang. Lúc quan tài được đặt lên giàn hỏa, Phật và đại chúng bắt đầu châm lửa. Khi ngọn lửa cháy mạnh, nhiều người đắc đạo thì xem đó như một việc tốt lành. Còn những người chưa đắc đạo thì bàng hoàng xúc động, lông tóc dựng ngược, Phật nói với 4 chúng Thế gian vô thường, khổ không vô ngã, tất cả đều như huyển hóa, chẳng có gì kiên cố hết. Thân giả tạm nầy như làn hơi bốc lên khi trời nắng, như mặt trăng dưới nước,  mạng sống không thể tồn tại mãi mãi. Các người chỉ biết nóng của ngọn lửa thiêu nầy mà không biết rằng ngọn lửa tham dục còn nóng hơn gấp bội. Thế nên các ngươi cần phải nổ lực, mong cầu thoát ly sinh tử, đạt đến an lạc vĩnh viễn.

Bấy giờ các vua dùng sữa rưới cho lửa tắt, rồi nhặt lấy hài cốt đựng vào những chiếc hộp vàng, chuẩn bị xây tháp để cúng dường. Đại chúng khi ấy đồng thanh thưa hỏi Phật: Đức vua Tịnh Phạn giờ đã mệnh chung, chẳng hay thần thức sinh về nơi nào kính xin Thế Tôn chỉ bảo cho mọi người được rỏ  Đức Phật nói với đại chúng: Phụ vương Ta là người giới hạnh thanh tịnh, đạo đức trong sáng, nên được sinh về cảnh giới Tịnh cư thiên

Kỳ thay! Sự chuyển biến của định luật vô thường là thế đó! Những gì có hình tướng đều không thoát khỏi tình trạng hủy hoại .Thế nên, dù có bậc Thiên tôn( Phật) hộ mệnh mà tính mệnh cũng không thể kéo dàị Đặt tay mình lên chỗ qủa tim mà không thể cứu sống. H- báo thân hết thì vô thường vụt đến, mạng sống sẽ kết thúc. Vì vậy các bậc Thánh hiền xưa nay, chỉ chú trọng việc tu tập để được qủa giải thoát mà ít quan tâm đến cái thân phù du bèo bọt nầy.


mo cua vua tinh phan
Mộ Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2017(Xem: 6245)
Như một người Việt định cư tại Úc Châu và hành nghề luật sư, cách đây khoảng một thập niên, mỗi lần thăm viếng người thân hay bạn bè có con cháu nhỏ, tại vùng Fairfield- Cabramatta, Sydney, nơi nhiều Việt kiều cư ngụ, tôi thường gặp cảnh các em học tiếng Việt, ê a một bài thơ mà chính cá nhân tôi cũng như anh em trong nhà đều được dạy dỗ. Đó là bài “Công đức sinh thành”: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
02/09/2017(Xem: 12754)
Không cần diễn giải nhiều từ hoa mỹ, chỉ một vài phiên khúc và điệp khúc nhấn nhá làm chủ đạo, một bài hát của người nhạc sĩ có tâm và tầm kiến thức nhất định, đủ đưa tâm thức người nghe đến bến bờ chủ định. Nhất là những tác phẫm được dựa hoặc phổ từ thơ vốn đã sẵn men đồng cảm, đặc biệt những đề tài nói về lòng hiếu thảo mà đại diện là hình ảnh tần tảo của người mẹ. " Mẹ ơi Con Đã Già Rồi" được dùng làm tựa đề trên, đó không phải là một bài thơ mà là một bài nhạc có chất thơ mang tên Mẹ Tôi của người nhạc sĩ chuyên lấy từ chất liệu sống của gia đình, bạn bè của chính mình để hóa tròn từng nốt nhạc và chưa bao giờ đi phổ từ thơ của bất cứ ai. Đó là nhạc sĩ Trần Tiến.
02/09/2017(Xem: 9801)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn.
31/08/2017(Xem: 4286)
Tuổi mình đã sắp sáu mươi Vẫn như con nít bên Người kính yêu Vẳng nghe câu hát ru chiều Vẫn vòng tay Mẹ nâng niu tháng ngày Huyết ngà những giọt còn đây Nhiệm mầu tươm chảy nuôi bầy con thơ Ngày xưa trôi đến bây giờ Vẫn vòng tay Mẹ vô bờ yêu thương
30/08/2017(Xem: 5444)
Thầy Về Tháng Bảy Mùa Thương THÍCH HUYỀN LAN Cung kính thành tâm dâng lên Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. vừa về tới Việt Nam trong mùa Vu Lan tháng bảy 2017. Thầy về quê mẹ mùa thu Vu Lan Báo Hiếu nghe bùi ngùi thương “Bông Hồng Cài Áo” ngát hương Đoản văn nốt nhạc thắm tươi giữa đời Dáng Thầy tuổi hạc chín mươi Nâu sòng chiếc áo thiền sư đạo tình
29/08/2017(Xem: 3912)
Con là tất cả ngày xưa Bây giờ khôn lớn vẫn chưa phai nhòa Con đò mỗi sáng sang sông Mang về chiều tối tấm lòng mẹ tôi.
29/08/2017(Xem: 4857)
Thật sự mãi tới gần đây, QT mới để ý thấy có một sự trùng hợp rất thú vị là ở Úc những Ngày Nhớ Ơn Mẹ thường rơi vào khoảng thời gian các chùa tổ chức Lễ Phật Đản và Ngày Nhớ Ơn Cha vào dịp Lễ Vu Lan. Năm nay cũng không ngoại lệ, khi Chủ Nhật tuần này 3/9/2017 Ngày Nhớ Ơn Cha cũng trùng với việc Tu Viện Quảng Đức Úc Châu và một số chùa ở khắp nơi cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày Nhớ Ơn Cha hay Ngày Nhớ Ơn Mẹ hoặc Lễ Vu Lan hằng năm kh ông ph ải chỉ đơn giản là những ngày chúng ta tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, ông bà tổ tiên mà chính là những dịp để nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm công ơn sinh thành dưỡng dục. Thật vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành bao la như biển, cao như núi, cho dù kiếp này có đền đáp công ơn cha mẹ cũng không thể nào trả hết được. Khi các đấng sanh thành còn hiện hữu hay đã quá vãng, đệ tử Phật luôn cố gắng học và thực hành theo lời Phật dạy chính là món quà đầy ý nghĩa kính dâng Ngài trong Mùa Vu Lan.
29/08/2017(Xem: 5908)
Thông Báo Lễ Vu Lan PL 2561 (2017 tại Trung Tâm VHPG Di Lặc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]