Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bao La Tình Mẹ

08/05/201907:02(Xem: 7060)
Bao La Tình Mẹ

tinh me 2
Bao La Tình Mẹ

Cứ mỗi năm đến ngày "Vinh Danh Mẹ" tôi lại cảm thấy tâm hồn mình dâng lên một cảm xúc của người làm Mẹ và tôi lại nhớ đến Mạ tôi ở phương xa... Nếu các bạn may mắn được sống gần Mẹ để có thể được thăm viếng, được thương yêu, được chia sẻ với Mẹ vui buồn của cuộc đời, rồi vào dịp này ở phương trời Tây, những người con Việt cùng hòa nhập với văn hoá xứ Úc tổ chức tiệc và tặng quà cho Mẹ thì thật là diễm phúc quá phải không các bạn? 

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện xảy ra chỉ cách đây hơn một tháng về một người Mẹ đã khuất mà tôi có duyên quen biết, một người Mẹ cũng bình dị như bao bà mẹ khác nhưng ở em tôi cảm nhận được tấm lòng thương con vô bờ bến và một trái tim rất mạnh mẽ trước cái chết.

Em gái mang tên một loài hoa mà tuổi học trò khi còn ở Việt Nam, thời cắp sách đến trường chúng ta không ai mà không nhớ đến, đặc biệt khi mùa hè đến lại nở rộ đỏ cả một góc sân trường... Hồi nhỏ, tôi có nghe một vài vị lớn tuổi nói chuyện và  bảo nhau là không nên đặt tên con mang tên những loài hoa vì có thể khiến cuộc đời của con cái mình sẽ buồn, sẽ khổ, sẽ long đong… Tôi không biết có đúng không nhưng người em gái tôi mới quen thì quả thật là như vậy, cuộc đời em quá nhiều đau thương và nghiệt ngã như cái tên đã gắn liền với em đến cuối cuộc đời. Em đến Úc với chiếu kháng du lịch, rồi cũng vì lỡ trót yêu một người có gia đình và rồi lại hạ sinh một đứa con gái mà người cha không thể thừa nhận và bỏ rơi em tự nuôi nấng con một thân một mình trôi nổi đó đây…

Những tưởng cuộc đời như vậy là quá phủ phàng đối với em rồi, chỉ có đứa con là niềm vui, niềm an ủi cho em để tiếp tục sống. Nhưng định mệnh thật trớ trêu thay, em mới vừa có công việc làm và cuộc sống ổn định được vài tháng, trong lúc đang làm việc, em ngã bệnh và sau khi kiểm tra sơ khởi, em lại đón nhận cái tin sét đánh, em bị ung thư.

Khi trò chuyện với em, em vẫn không tin hoặc cố không tin rằng căn bệnh quái ác của thời đại lại ập đến với em trong lúc này... Bỏ đi những lời khuyên của các bác sĩ phải cần làm vài xét nghiệm quan trọng để tìm rõ căn bệnh để điều trị, em khăng khăng từ bỏ làm bất cứ xét nghiệm nào với lý do đơn thuần em sợ em có thể chết khi làm xét nghiệm mà chưa sắp xếp người chăm lo cho con. Con em chỉ mới 9 tuổi, em có nhiều phức tạp trong quan hệ với gia đình người thân của mình và rất đơn chiếc. Có những lúc em tâm sự với tôi mà nước mắt chảy dài trên má và có những lúc không nói nên lời…

Dù cơ thể đau đớn cùng cực của người bị ung thư giai đoạn cuối nhưng không một giây phút nào em không nghĩ đến con và lúc nào tỉnh táo em cũng nghĩ cách sắp xếp người để lo cho con. Dù bác sĩ đã khuyên bảo và thuyết phục rất nhiều lần nhưng em vẫn một mực khước từ làm các xét nghiệm cần thiết, em lo sợ mình có thể gặp rủi ro khi làm trong khi em chưa sắp xếp mọi việc cho con xong xuôi. Em bảo tôi em không sợ chết, nếu tìm được người lo cho con sau này thì em mới yên lòng, cho dù đánh đổi sinh mạng của mình.

Tôi đã từng đọc và từng nghe những câu chuyện về tấm lòng của người mẹ hy sinh cho con, sẵn sàng hy sinh thân mình vì con, nhưng câu chuyện mà tôi vừa kể là những gì tôi đã chứng kiến và trải nghiệm. Về phương diện chuyên môn, có lẽ có người sẽ cho là dại dột và thiếu hiểu biết, nhưng xét về mặt khác, đó cũng chính là xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng mà chỉ có người mẹ trong cuộc mới biết được mình cần phải làm gì và họ sẵn sàng đánh đổi tất cả để cho con được sống tốt. Chỉ vài tuần sau gặp lại, trông em ốm o, tiều tụy, có những lúc gặp em, em chìm vào giấc ngủ li bì nhờ vào thuốc giảm đau, em không ăn uống gì, tôi biết em đau đớn nhiều lắm, nhưng em vẫn vui vẻ trò chuyện khi gặp tôi. Em và tôi có duyên quen biết nhau trong một thời gian rất ngắn nhưng lại để trong tôi một ấn tượng rất sâu sắc và kính trọng của một tấm lòng người Mẹ thật tuyệt vời.

 

Vào một ngày không lâu sau, tôi nghe tin em đã ra đi. Em ra đi vào một đêm mùa Thu, khi những chiếc lá đỏ, lá vàng trổ màu sắc rực rỡ khoe sắc nhưng cũng không ít chiếc lá vàng úa rơi rụng dưới những con đường tôi đi qua… Em ra đi khi tâm nguyện vẫn chưa trọn vẹn, để lại sau lưng đứa con bơ vơ và nhiều nan giải vẫn còn đó…Tôi thầm mừng là em cũng còn có chút ấm áp cuối cuộc đời đó là tấm lòng của những người bạn đạo đã an ủi, thăm viếng, cầu nguyện cho em những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Cầu chúc em sẽ được vãng sanh về thế giới an lành. Tôi vẫn hy vọng rằng con của em sẽ được Chư Phật gia hộ và tôi cũng hy vọng sẽ có nhân duyên gặp lại cô bé để kể cho cháu nghe về người Mẹ tuyệt vời của mình. Em hãy ngủ yên, em nhé!

 

Mùa Thu Melbourne, 2019
Quảng Tịnh Kim Phương








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 8316)
Hôm nay ngày Rằm tháng 7, ngày lễ Vu Lan, ngày Tự Tứ của chư Tăng Kiết hạ sau 3 tháng an cư tu tập, cũng gọi là ngày Xá Tội Vong Nhân, ngày “Báo Hiếu của mọi người con Phật”. Ngày Vu Lan đến, người ly hương cũng như kẻ còn nơi quê Cha đất Tổ đều có lòng tưởng nhớ đến Tổ Tiên, Cha Mẹ, tháng 7 là tháng nhớ ơn, là mùa Báo Hiếu, là nguồn đạo hạnh…
17/10/2010(Xem: 4740)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
15/10/2010(Xem: 5755)
Sau khi ăn xong bữa, Giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già 70 tuổi: “Mẹ, rửa chén đi nhé!”, câu nói tuy ngắn nhưng có phần cảm động…
09/10/2010(Xem: 4886)
Từ cõi mộng Khoác áo nâu sòng Qua dòng sinh tử Có – không!
04/10/2010(Xem: 4730)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 11959)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 12481)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 6186)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]