Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỏng vấn Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

01/10/201819:38(Xem: 5086)
Phỏng vấn Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

 hT Huyen Ton


Ứng Dụng Phật Pháp

Vào Đời Sống Hằng Ngày

(Trang Nhà Quảng Đức Úc Châu
 phỏng vấn Đức Trưởng Lão
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, 91 tuổi,
nhân Mùa Vu Lan Báo Hiếu PL 2562)

 

 

TT Thích Nguyên Tạng (Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức) giới thiệu sơ lược tiểu sử Đức Trưởng Lão Hòa Thượng:  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tôn Đức, kính thưa quý đồng hương Phật tử gần xa cùng quý độc giả Trang Nhà Quảng Đức, đặc biệt quý khán giả đang xem trực tuyến Livestream trên Facebook của Quang Duc Homepage, quý vị đang theo dõi buổi phỏng vấn đặc biệt với Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn nhân mùa An Cư và Mùa Vu Lan Báo Hiếu PL 2562 ngay tại Chánh Điện Chùa Bảo Vương của Ngài.

 

Trước khi vào buổi phỏng vấn chúng con xin sơ lược qua một chút tiểu sử của Đức Trưởng lão Hòa Thượng để quý vị liễu tri: Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn là đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung. Thế danh của Ngài là Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945)…..

         

  

Tác phẩm của Hòa Thượng đã in:

- Chư Kinh Mật Giáo;

- Kinh Vu Lan Bồn;

- Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân;

-

           

Kinh Hiền Kiếp Thiên Phật Danh;

- Kinh Bát Đại Nhơn Giác;

- 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Phật;

- Du Già Diệm Khẩu Thí Thực Khoa Nghi;

- Cực Tịnh Sanh Động

- 5000 Việt Lịch (đang biên soạn, TT Nguyên Tạng sẽ hoàn chỉnh và in ấn trong tương lai).

 

Suốt 38 năm định cư tại Úc Châu, với vai trò của một nhà truyền giáo, Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn đã giảng nói hàng ngàn bài pháp trợ đạo, dắt dẫn con người trở nên hiền lương, tốt đẹp, tự tại an lành, bình đẳng nhân ái cho xã hội. Hòa Thượng đã làm theo lời Phật dạy trong bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Q.7), phát tâm tạo ấn bản Thần Chú "Ma Ha Tất Đát Đa Bát Đát Ra” để biếu tặng cho đồng hương Phật tử, ngõ hầu giải trừ ma bịnh, linh nghiệm an tường, đã có hơn 2700 ấn bản được phát tặng. HT luôn chí tâm lục hòa với tất cả Chư Tôn Pháp lữ trong Giáo Hội suốt từ 1980 đến nay (2018). Riêng tại Chùa Bảo Vương, nơi trụ xứ hằng tuần mỗi Chủ Nhật đều có thời giảng dạy Phật Pháp, tụng kinh, khóa lễ kỳ an, kỳ siêu cùng với 50 hay 70 Phật tử. Các lễ lớn đều tổ chức trang nghiêm và đông đúc. Tuy lặng lẽ âm thầm nhưng hoan hỷ, vui vẻ, yên hòa cho mọi người, bình an cho mọi sinh hoạt. Ai có tu trì sẽ tận hưởng niềm an lạc ấy./.

 




ht huyen ton (3)

 

Câu hỏi số 01: TT Thích Nguyên Tạng : Vừa rồi con có nghe Hòa Thượng cho biết, Hòa Thượng đang viết về chủ đề “Pháp Tu Tứ Diệu Đế”, bài pháp đầu tiên mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng tại Vườn Nai để độ cho 5 anh em Ngài Kiều Trần Như, lâu nay người Phật tử chỉ nghe học giáo lý Tứ Diệu Đế là pháp thuyết, chứ không phải pháp hành, do vậy chúng con xin HT giảng giải cho đệ tử chúng con biết mà áp dụng trong đời sống hằng ngày của mình.

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, Thưa Thượng Tọa,

Giáo Lý Tứ Diệu Đế, dung thông cho hai pháp Thuyết và Hành. Thuyết, tức là phải thuộc thật kỹ và phải hiểu thật sâu. Thuộc sâu hiểu kỹ thành thạo như một bản đồ, ngõ ngách không còn lộn xộn nữa, chừng đó mới bước lên đường Chánh đạo mà đi (hành). Con đường chánh, lựa ra 17 pháp trùng còn lại 20 pháp. Coi như 20 lộ trình. Thuộc cho nhuần nhuyển 20 pháp hành đó. Khi tu một pháp có gồm đủ cả 20. 20 là 1. 1 mà 20. Trong Như Lai Ứng Hóa, Tôn Giả Xá-Lợi-Phất cũng dạy hiểu và thuộc nhuần nhuyễn 37 pháp. Nay tôi bớt 17 pháp trùng, còn 20 cho dễ tu.

Thưa TT, sở dĩ tôi viết vì có những lời hỏi làm sao tu Tứ-Diệu-Đế? Tôi buộc phải nói nhiều những pháp ác, mà hành giả cần phải trừ. Lộ trình tu Tứ-Đế của 37 pháp.

Tín, có tới 5 vậy trừ 4, tu 1 tín là đủ! Vì 37 pháp tựa như một bản-đồ giao lưu nhiều ngõ ngách, phiền não giăng mắc trùng trùng, pháp tu nắm bắt không kỹ rất khó thông đạt. Chủ ý của tôi vì ngày nay “Tà” tín, có quá nhiều ác chướng! Nam A Di Đà Phật.

 

 

Câu hỏi số 2: TT Thích Nguyên Tạng: Ôn lại lược sử cuộc đời của Đức Từ Phụ Thích Ca, chúng ta thấy Ngài sau khi thành tựu đạo quả, trở thành bậc Đại Giác Thế Tôn, trong 45 năm giáo hóa, Ngài vẫn bị nghiệp quá khứ chi phối, đó là nghiệp “Kim thương, Mã mạch” (Kim thương tức là bị mũi nhọn đâm vào chân, Mã mạch là ăn lúa ngựa trong vòng ba tháng). Nhiều đệ tử Phật không chấp nhận khi nhìn thấy những “tai ương” này xảy ra trong cuộc đời của Phật, lẽ ra đã là thành Phật rồi, phải dứt sạch hết nghiệp báo, còn nghiệp báo thì làm sao thành Phật được? Đây là 1 nghi vấn cần bàn thảo, chúng con xin Hòa Thượng cho biết ý kiến của Ngài về chủ đề nghiệp báo này?

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

 Nói tới điều nầy, có con Phật nào mà không thấy xót xa! Nhưng Thế Tôn Ngài không ngần ngại nói ra hết, những tiền thế oan nghiệp còn dính mắc trong chiếc thân tứ đại cuối cùng. Trong KinhPhật Thuyết Hưng Khởi Hạnh: Phật có 10 túc duyên. Tức là có tới 10 nạn. Mà Mã-mạch là nạn thứ 9. ở đời chuyện bé xé ra to, ai đem tuyên truyền là ăn lúa ngựa? Thực ra Vua A-Kỳ-Đạt mời Phật đến nước ông An Cư. Nhưng khi Phật và 500 đệ tử đến, thì nước đó hạn hán. Có nhà giầu buôn ngựa kính mộ Phật, xin cúng dường cho Phật và 500 đệ tử ăn uống trong ba tháng. Chuyện là như vậy, kẻ phàm tục rêu rao thành ra là ăn lúa ngựa. Tiểu thừa sa-môn, Phật còn bị họ hạ bệ là A-la-hán thì có gì nhẹ, hóa nặng dễ thôi. Như cô nàng Tôn-đà-lợi độn bụng vu oan cùng là một nạn. Đề-bà-đạt-đa xô đá, thả voi, thọc cây nhọn, là bốn nạn.

          Kính thương, kính nhớ, đấng cha lành trong ba cõi.

   Như nạn thứ 10, là phải qua sáu năm khổ hạnh, chỉ vì kiếp trước là một thanh niên chê nghe Phật Ca-Diếp nói pháp. Nhưng sau theo Phật xuất gia mà còn phải nạn sáu năm khổ hạnh, nghiệp quả về ngôn ngữ, quả thật đáng kinh sợ.

   Điều đó cho ta thấy, đắc đạo là một chuyện, còn trả nợ tiền khiên là chuyện phải trả  không hề vì do tu hay đắc đạo mà xóa bỏ được nợ nần. Chúng sanh học Phật phải tu đúng nhân quả theo gương Từ Phụ để sạch nghiệp an vui. Nam Mô A Di Đà Phật.




ht huyen ton (2)


 

 

Câu hỏi số 03: TT Thích Nguyên Tạng: Liên quan đến chủ đề “Dư nghiệp Kim Thương Mã Mạch của Đức Phật”, con nhớ đến 1 chủ đề khác là “Đới Nghiệp Vãng Sanh” của pháp môn Tịnh Độ. Theo đại nguyện thứ 18 của Đức Phật A Di Đà rằng: 
“Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tín mộ muốn sanh về cõi nước Cực Lạc, nhẫn đến 10 niệm nhất tâm bất loạn, nếu không được sanh, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp), thời tôi không ở ngôi Chánh giác”.
 Qua bản nguyện này thì chỉ trừ những ai đã tạo nghiệp “ngũ nghịch”còn những ai đã gây tạo  nhiều ác nghiệp nhưng vào giờ phút lâm chung cuối cùng biết hồi tâm niệm Phật, cho dù chỉ thành tâm miên mật trong mười niệm danh hiệu Phật trước khi tắt thở, nhất định người ấy sẽ được vãng sanh. Ý nghĩa này, giáo lý Tịnh độ gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”, tức chưa dứt hết phiền não mà vẫn được sanh về Thế Giới Cực lạc; nhiều Tăng Ni và Phật tử vẫn hoang mang mịt mù về giáo lý này, thậm chí có vị phản đối vì chưa sạch nghiệp thì dứt khoát không được vãng sanh. Xin Hòa Thượng từ bi chỉ dạy thêm về giáo lý “Đới nghiệp vãng sanh” này”.

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

Nam Mô A Di Đà Phật, Thưa Thượng Tọa,

Người chưa vãng sanh, mà nói chuyện vãng sanh cũng là điều dễ nghi! Tuy nhiên đã Tu theo pháp Phật, Tin lời dạy của Phật, kinh pháp của Phật, và các chứng minh vãng sanh của những vị đã vãng sanh trong hiện tại! Những chắc thật đó mà không chịu tin, thì là ngu si tà đạo khỏi cần phải nói đến. Đới, nghiệp nhẹ thôi! Tỷ dụ như:

Một hòn đá nhỏ ném xuống dòng sông sâu, đá chìm hay nổi? Chắc là chìm! Còn 

trăm hòn đá lớn chở trên chiếc tàu to, đá chìm hay nổi? Lẽ tất nhiên là phải nổi!

Cũng như vậy! Nghiệp còn đeo mang, nhưng nhờ Phật lực, lại hòa với lời nguyện tha thiết độ sanh của Phật A Di Đà, cộng với niệm lực chí thành (chiếc tàu) tất đắc vãng sanh, đó là điều tin đúng nhất.

Trong Kinh Bảo Tích, phẩm Vô Lượng Thọ, Phật Thích Ca dạy:

Về cõi Cực Lạc có 9 phẩm vãng sanh, hạng Thượng có ba, hạng Trung có ba, hạng Hạ cũng có ba. Tóm lại, nói về hạng đới nghiệp phải là “Hạ phẩm hạ sanh”. Hạng nầy về cõi Thai sanh. ‘Thai sanh’ ở đây là ở trong lâu đài cực quí trong biên giới Tịnh Độ, ở đây không còn sa đọa, không đau khổ bịnh tật, dứt các phiền não, an lạc sung sướng! Nhưng phải sống 500 năm không gặp Phật, bỗng một lúc nào đó phát tâm nhớ Phật, niệm Phật thì liền được ra khỏi lâu đài và gặp Phật A Di Đà, bao nhiêu nghiệp chướng diệt hết, đồng vị với các thánh chúng.

Phần chứng minh hiện tại của bản thân tôi như tôi năm 14 tuổi, tháng Giêng được ra Huế học. Nhưng phụ thân tôi nói: “Con đi học kỳ nầy Cha con mình vĩnh biệt vì tháng Tư Cha được về với Phật!” Tôi bỗng nghe vừa mừng vừa tê tái trong lòng, tôi bạch với Thầy tôi, Thầy lặng yên hồi lâu rồi bảo: “Thôi con để đến tháng Năm đi cùng với chú Chinh cho có bạn và phải để tang cho cha con, tốt hơn con đi tháng nầy.”

Còn ba tháng nữa, sau lễ Phật Đản, Sư phụ tập chúng cùng đến Nhà Tây, nơi giường nằm của Thân phụ tôi. Cha tôi ngồi dậy Thầy bảo cứ nằm yên mà nói.

Cha tôi chắp tay bạch: “Con xin tạ ơn Thầy tế độ suốt tám năm dài, mong Thầy chiếu

cố chú Như Kế, con sợ nó sa đọa…Sụ phụ đưa tay bảo yên rồi cử Tụng Nam Mô Liên Trì, tụng tới Đông Phương diệc hữu… Thân phụ đã đi từ lúc nào! Hai dòng lệ tuôn dài! Tôi bàng hoàng như người chẳng có đôi chân.

Câu chuyên thứ hai, thứ ba: Ông Đội Trọng, Bà Ấm, Bà Cửu Hào là những người Phật Tử chí thành niệm Phật, họ mong tôi hứa đến hộ niệm cho họ. Nhân duyên kỳ ngộ tôi đến nhà họ, họ đều chắp tay và tôi niệm Phật hơn nửa giờ là họ đều ra đi trong êm đềm thanh thoát! Làm sao, mà không tin có vãng sanh. Thưa quí vị!

 

Câu hỏi số 04:  TT Thích Nguyên Tạng: Cũng liên quan đến chủ đề về “Pháp Môn Tịnh Độ” gần đây có nhiều người đả phá về pháp môn niệm Phật và cho rằng không có Cõi Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà và nhất là bản Kinh A Di Đà không phải do Phật thuyết, tất cả đều là sản phẩm tâm linh của Phật Giáo Trung Hoa mà thôi. Xin Hòa Thượng từ bi hoan hỷ giải nghi về phần này.

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

Biết nói sao đây, khi mà dòi trong xương dòi ra! Cùng thầy chùa, cùng nhà tu, cùng cạo tóc, cũng ca sa! Làm sao tránh không có kẻ ‘Đội lốt” trà trộn trong Đạo Phật?

 Khi xưa Đức Thế Tôn dạy cho bà Vi-Đề-Hy Quán Tưởng Phật A-Di-Đà, Phật dùng thần lực cho bà ấy thấy được cảnh Phật Tây phương, ngay khi đó có ba vì Tôn giả: Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, A-Nan cùng thấy.

 Phật muốn chính Phật nói ra, và gọi Xá-Lợi-Phất làm người nghe lại là huyền thoại ư? Tịnh Độ Ngũ Kinh là ngụy Kinh đó sao? Chẳng lẽ Bảo Tích Kinh cũng là kinh ngụy tạo? Buồn thay, những Tăng sĩ có bằng cấp quá giỏi, miệt mài trong phái Tiểu Thừa, họ lẩn quẩn trong phạm trù ăn ngọ với A-La-Hán, mới là đúng. Thật buồn cười. Vì cái ăn, cái quả vị, mà sanh ra chống phá! Đây ngọ, thì Âu Mỹ nửa đêm! Âu Mỹ ngọ, Úc Á nửa đêm! Đố ai ra ngoài mâu thuẫn? Đừng tưởng ngũ tịnh nhục không tránh khỏi tội tiếp tay cho sự sát hại chúng sanh đâu các bạn Tiểu thừa! Kinh Di Đà, Đức Phật giải thích danh tự Phật gắn liền với cõi nước Cực Lạc. Kinh Bảo Tích phẩm Vô Lượng Thọ, Đức Thế Tôn diễn tả rõ ràng cõi nước và sự tu chứng, Bồ Tát thánh chúng nhiều cõi đều phát nguyện về Cực Lạc chẳng lẽ không thật sao? Lo chi cho mệt Thượng Tọa? Họ thích báng bổ để nếm mùi địa ngục, thì tùy tâm họ! 

Nếu tin thế giới hằng sa, thì phải có đối đãi, có cõi uế độ, thì tất nhiên có cõi Tịnh độ.

Tin Kinh Hoa Nghiêm nói rõ các cõi Pháp thì tất phải tin các cõi Tịnh Độ. Chúng sanh vô số cõi. Cõi cũng vô số. Tây Phương Cực Lạc là một Phật sát trong vô số vậy! Họ cho là mấy cụ Tàu phịa ra (?) Mà đã là phịa, thì sao lại tin phịa?

Di Đà là kinh nói vắn tắc nhằm thích nghĩa chữ A-Di-Đà, Đức Phật giới thiệu Cõi Tịnh Độ cũng trong hệ thống Hoa Nghiêm chứ đâu có ngoài pháp giới mà xảy ra tri kiến hiểu lầm?

Tin, thì lo tu để thoát sanh tử! Không tin, thì lòng vòng trong sanh tử mà chơi chẳng có gì lo, chỉ tội cho bậc Chân Tăng, mãi khổ nhọc trong lợi sanh vị sự nghiệp mà thôi!. 

 

Câu hỏi số 05: TT Thích Nguyên Tạng: Tiếp tục về chủ đề Tịnh Độ niệm Phật, xin Hòa Thượng hoan hỷ giải thích danh hiệu Đức Phật A Di Đà và phương cách trì niệm danh hiệu của Ngài. Vì hiện giờ nhiều Phật tử hoang mang về cách niệm nào cho đúng “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô A Mi Đà Phật” hoặc “A Di Đà Phật”.

 Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

Trả lời câu hỏi nầy tất xảy ra một vài cảm thọ ác tri kiến của thành kiến lập dị. Nên Tôi xin thưa thẳng vấn đề: Nam Mô A Di Đà Phật.

Niệm đủ sáu chữ là đúng pháp tu niệm của Pháp Môn tu Tịnh Độ. Chí thành niệm đủ sáu tiếng không được thiếu. Niệm bốn tiếng là sai! Là vô lễ! Là ngạo mạn!

Ngay nơi đây, nếu không là Phật, thì ai cho phép kẻ phàm tục kêu réo danh hiệu Phật liên tục mãi như vậy? Phải chăng, chỉ tại vì lòng thương chúng sanh bao la vô cùng vô tận mà Đức Phật ban phát ra cho các người kêu gọi, nhờ đó mà trừ hết nghiệp chướng được vãng sanh về cõi Phật.

   Trong khi kêu gọi tên Phật, chỉ có một chút “đền ơn trong đó là cung kính {Nam Mô}” mà cũng làm biếng bỏ bớt đi! Là sao? Mạo phạm như thế? Hiện nay kẻ đó là  Lão sư Tịnh Không! Tịnh Không, ông không quí trọng tổ đức Tàu của ông: “Lục Tự Di Đà vô biệt niệm, Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương” Sáu chữ Di Đà không tạp niệm, không nhọc nhằn thẳng cõi Tây Phương. Cụ Tịnh Không bày đặt lập phái niệm có bốn chữ, còn dục dã cho mau. Nghịch phạm vô lễ như vậy, ai theo ông Tịnh Không, đó là nghe lời bậy, chen nhau vào địa ngục.

    Sư cụ Tịnh Không nếu là Đạo sư phải đi cùng với PGVN để hành đạo, đằng nầy tạo lập chia rẽ làm cho xáo trộn nền đạo, không lẽ vì hào phú nên ông quên nghĩ điều đó!

   Còn nữa, còn lập nhóm áo đen tụng kinh không lấy tiền, để mạ nhục Tăng sĩ VN, còn bày ra rờ rẫm thân người chết để biết thác sanh về đâu, Kinh nào dạy làm việc đó? Thầy đã từng khoe với chúng tôi tờ chi phiếu 100 ngàn đồng khi chúng tôi đến thăm cơ sở của Thầy ở QLD. Điều làm cho tôi nghi ngờ Cụ là người thích chi phiếu?

   Tôi xin khẳng định, lối dạy của Cụ Tịnh Không, hoàn toàn vô lễ với Phật, và sai quấy ngược lại tâm đạo kính ngưỡng của người tu trên thế gian hiện hữu nầy!

Thưa Thượng Tọa, còn nghĩa của sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, thì xin mời tất cả tín hữu tụng kinh A Di Dà Phật, toàn bộ kinh đều do Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã giải nghĩa thật đầy đủ. Không còn kinh nào nói nghĩa “Di Đà” rõ hơn.

Cung kính thay! Phật A Di Đà, ròng rã suốt năm kiếp, tu tạo cõi Cực lạc, làm nơi an lạc cho chúng sanh nương tựa. Về nơi an lạc sung sướng đó, tuy chưa đắc đạo, mà đã được thân bất thối, có đủ sáu thông, chỉ cần nhất niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

 Thế mà chúng sanh còn èo uột lắm óc thị phi, Phật đành tùy duyên, thôi tin thì tu, không tin thì ở đời đâu có thiếu gì tà đạo, mặc sức theo ý mà làm! Chừng, nào đủ duyên hướng về Phật, Phật liền tế độ. Chỉ tội, muôn đời đau khổ đó thôi, Nam Mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi số 06: TT Thích Nguyên Tạng: Xin Hòa Thượng từ bi giải thích và làm sao áp dụng pháp ngữ này vào đời sống tu tập “Sinh tử tức Niết Bàn, Phiền não tức Bồ Đề “.

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

Hai câu độc thoại nầy, chỉ là nói ý mà thôi. Sanh tử mà dứt được rồi, thì đó là Niết Bàn chứ còn gì nữa. Phiền não là nghĩa của hai thứ vô minh và trần sa, hai thứ hoặc đó không còn, thì ngay nơi đó là Bồ Đề.

Một ý nghĩa khác là: Khi đã giải thoát rồi thì Sanh Tử cũng là Niết Bàn nào có khác chi. Phiền não với Bồ đề không phải hai, coi như một thuật ngữ ẩn ý gọi mà thôi ..

Nam Mô A Di Đà Phật.



ht huyen ton (1)

 

Câu hỏi số 07: TT Thích Nguyên Tạng: Vừa rồi ở Đà Nẵng xảy ra một tai nạn kinh hoàng, một xe chiếc mini bus chở 17 người nhà đàng trai từ Quảng Trị vào Bình Định để rước dâu, khi xe chạy đến Đà Nẵng thì xảy ra tại nạn, khiến cho tất cả đều chết hết. Nhiều người cho rằng các Thầy địa phương Quảng Trị coi ngày rước dâu nhằm ngày sát chủ? Xưa nay, Hòa Thượng nổi tiếng là người giỏi về Kinh dịch. Vậy xin Hòa Thượng hoan hỷ cho biết quan điểm của Phật giáo về vấn đề phong thủy, tướng mạng, ngày tốt, ngày xấu như thế nào?

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

Trong dịch học, là lấy biến thiên, dời đổi, âm dương mà luận. Còn phong thủy, thì lấy gió mưa, phương hướng mà luận. Thí như hướng Bắc gió mạnh và độc khí, xây cửa nhà vào đó, tất cửa nẻo mau hư, nhức đầu sổ mũi. Rành sự phán đoán tất có lợi ích cho phương diện an cư, lạc nghiệp phần nào.

   Phật giáo, là giải thoát môn, Dịch học không liên hệ, tuy nhiên các Thầy có trí lực

tham khảo cũng không vi phạm.

   Như trường hợp máy bay rớt chết hai trăm chín mươi mấy người, và trường hợp chết 13 người nầy, đều do “Cộng Nghiệp” (tức là nghiệp tập thể) nên chết chung không sót ngưới nào, chứ không can hệ gì tới phong thủy cả. Nhưng ở đời, khi một số người quan hệ nên chia nhau mà ngồi, may có người phước đức trong đó, biệt nghiệp mạnh, tất tệ hại có thay đổi.

   Vấn đề nầy, theo luật Tỷ Kheo có dạy: “Nhược Tỳ kheo trí lực hữu dư, vi dục tri nội ngoại giáo thâm thiển giả khả dĩ thiệp lạp đẳng ”. Do đó, Tôi có biết qua, nhưng không phải cách để giải thích trong phạm vi sanh tử nầy. Nên cầu nguyện là tốt nhất.

 

 Ngày giờ tốt xấu, sự cố của nó, nếu tin, cũng giải quyết được phần nào về mặt an tâm, còn sự ra đi, ở lại nó ảnh hưởng tới sự vận hành của “Mặt trời, trăng sao, sáng tối, nước biển lên xuống, thời tiết. Nhưng, tâm hành phước đức, có tu dưỡng, và vâng giữ năm giới, có chánh niệm trong pháp lành, và niệm Bồ tát, tất nó đem đến mọi sự tốt đẹp, bớt đi mọi điều tệ hại, thoát khổ được vui. 


Câu hỏi số 08: TT Thích Nguyên Tạng: Như Hòa Thượng biết năm 2019, Chư Tôn Đức Tăng Ni Úc Châu sẽ tập chúng An Cư Kiết Hạ tại Chùa Thiên Ấn ở Sydney (Hóa chủ là TT Trụ Trì Thích Như Định), ai ai cũng hoan hỷ vui mừng vì đây là lần đầu tiên Chùa Thiên Ấn tổ chức một Phật sự lớn đóng góp cho PG Úc Châu và thứ hai là Ngôi Chùa Thiên Ấn này có gốc rễ từ quê hương Quảng Ngãi, nơi mà Hòa Thượng đã xuất gia và tu học từ nhỏ ở nơi này, chúng con xin Hòa Thượng cho biết đôi nét về ngôi Tổ Đình Thiên Ấn Quảng Ngãi và Dòng truyền thừa của Pháp Phái Lâm Tế Chúc Thánh.

 Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, Thưa Thượng Tọa,

Chuyện TT Như Định, lập chùa lấy danh Thiên Ấn là một việc làm chính tôi đã tán thán từ buổi đầu! Hơn nữa Ai cũng tán thán, mừng vui, vì Thượng Tọa nối danh một Tổ Đình nổi tiếng về nhiều mặt hy hữu. Nào là Lịch Sử, Tu chứng, Đắc Đạo, Hiếm có, Linh Thiêng, Địa danh có Lịch sử Quốc gia và tạo dựng đã hơn 360 năm. Nhiều sự tích linh thiêng mà trong phạm vi quá lớn, không đủ thời gian để nói, dù nói lược.

Về Chùa: Lúc ban sơ chỉ là một am tranh, sau đến Minh Mạng mới có: Sắc Tứ (vua ban) Sắc Tứ Tổ Đình Thiên Ấn Tự. Địa Danh: Thiên Ấn Niêm Hà. Về Liệt Tổ:  

 -Đệ nhứt Tổ: Thế Danh Lê Duyệt, húy Minh-Hải, Pháp Bảo, hiệu Pháp Hóa Hòa Thượng.

-Đệ Nhị Tổ: Huỳnh húy Thiệt Ý, Hiệu Khánh Vân Hòa Thượng.

-Đệ Tam Tổ: Trịnh Toàn Chiếu, Tự Vi Minh, Hiệu Bảo Ấn Hòa Thượng. 

 -Đệ Tứ Tổ: La Huy Khước, tự Tôn Tuyên, hiệu Giác Tánh Hòa Thượng.

     (Ngài trồng cây sen trong suốt sáu năm nở 1 hoa sen tươi mãi không tàn. Đệ tử

      hỏi, Tổ đáp, khi sen nở ta về Phật. Quả nhiên khi Tổ tịch thì hoa sen nở)           

-Đệ Ngũ Tổ: Phạm Ấn Tham, tự Tổ Văn, hiệu Hoằng Phúc Hòa Thượng.

( Thần cây đa vào xin Tổ lập cho miếu thờ vì 9 giờ mai gió gãy cây. Quả nhiên sáng mai gió mạnh cây gãy)

-Đệ Lục Tổ: Trần  húy Chơn Trung, tự Đạo Chí, hiệu Diệu Quang Hòa Thượng..

(Tổ đệ lục là Sư phụ cho tôi xuất gia vào năm sáu tuổi, Ngài trùng tu 6 ngôi chùa)

Đệ Thất Tổ: Húy Kiên, Pháp danh Như lợi, tự Giải lý, hiệu Huyền Đạt Hòa Thượng.

(là Sư huynh cùa Tôi, cũng đã viên tịch rồi).

Thiên Ấn trong quê hương là Thiên Ấn Niêm Hà, Địa Danh của Quốc Gia: Cái Ấn trời đóng trên hông sông Trà Khúc. Còn Thiên Ấn của Thượng Tọa Như Định là Thiên Ấn của Hải ngoại Úc Châu, tuy đồng danh mà khác địa danh. Tóm lại, tôi xin  tán dương công đức của Thượng Tọa Thích Như Định đã tạo dựng ngôi Thiên Ấn tự tại Úc Châu.Thượng Tọa Như Định, là một Tăng sĩ hiếm có, qua bao năm tự mình ra công lao động, nắng mưa dãi dầu, gian khổ trồng trọt, việc Phật, việc Giáo Hội gánh vác cũng chu toàn, không hô hào quyên góp, bán ve chai lon nhựa, để tự xây dựng nên ngôi Tam Bào với danh xưng Chùa Thiên Ấn. Thật tình, không ai là không tán thán!

 

 

Câu hỏi số 09: TT Thích Nguyên Tạng: Xin Hòa Thượng từ bi hoan hỷ cho biết quan điểm của Ngài về sự thành tựu của một vị xuất gia tu hành là được đo trên một loại chuẩn mực nào? Thông thường người thế gian được đánh giá về sự thành công của đời người qua bằng cấp, địa vị, uy tín, tài sản… Còn người xuất gia thì sao? Tu hành một đời cực khổ, ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền, đóng góp phục vụ cho Giáo Hội, cho công cuộc hoằng pháp, xây dựng Tự viện…, cuối đời lẽ ra chỉ thị hiện tướng bệnh chút ít gọi là, rồi viên tịch trong yên bình, nhưng thực tế cho thấy bên trong PGVN chúng ta có nhiều vị Hòa Thượng nổi tiếng, sau một đời tu tập cực khổ,  nhưng cuối cùng bị tai biến đứt mạch máu não mà qua đời trong đau đớn…. Nhiều Phật tử nhìn vào thấy tội nghiệp và bất công cho quý Ngài quá. Như vậy, chúng ta nhìn nhận và đánh giá sự thành tựu của cuộc đời tu hành như thế nào bạch Hòa Thượng?

 

Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, Thưa Thượng Tọa, 

 Lẽ ra, thì không nên bàn về việc nầy, nếu muốn nói cho đúng thì phải căn cứ vào

Giới Đức, Tu niệm, Ăn nói, tứ oai nghi, Cư xử, Giao thiệp, Khi vui, khi buồn, khi sung túc, khi thiếu hụt, nét nhẫn của Tăng mạo, tính ngiêm túc, của một Chân Tăng và những pháp hành chuyên biệt. Làm việc vì đạo vì đời, đừng mang áo vàng tay rộng cúi đầu dua nịnh trước đám tà đạo như Sư Minh Tuyên ở Mỹ! Xé nát Tăng danh, tội sâu địa ngục. Chỉ khác thế gian ở cái đầu và chiếc áo. Ba độc còn ẩn náu bên thân, sự thúc liễm thiện căn không có, ỷ tài huênh hoang tự đại. Chỉ chừng đó, tự nhiên đã nhận biết kết cuộc lâm chung. Nếu vui với chiếc áo nâu sòng, xem hơn 3 cái bằng tiến sĩ đeo trước sau lưng ngực; nhưng nổi danh thế tục, chỉ là cách mở rộng cửa cho bát phong ào ạt thổi vào, nhục với chê cười của thức giả!

Nếu tiêu chuẩn bình thường có tụng kinh, có niệm Phật, có hội hợp, có làm Phật sự, có thuyết pháp, có gian khổ, có làm đạo, có ít nhiều đệ tử, làm việc không vì danh vì lợi, chuyện bất thiện không dính vào, nghiệp lành nhiều, túc phước lớn, mặt nổi, mặt chìm đều thuần thiện, tính nết hòa vui, trên kính dưới nhường, oai nghi thanh tịnh, chí xuất trần cao thượng thì sẽ có kết quả siêu thoát tam đồ, vãng sanh ứng nghiệm. Nếu  như TT nói trên, thì cán cân tu hành có nhiều sai phạm cũng thật thương tâm, khó nói không dễ. Miễn đừng dùng từ quá sáo như thâu thần, nhập.., trái với lẽ chân là tốt rồi.

   Còn bình phẩm, nếu mang tính, ỷ lớn hiếp nhỏ, đâm thọc, gian tham, ganh tị, dua nịnh, ta đây, ỷ tài, tham đắm chức quyền, khuynh loát tập thể, khinh khi tôn trưởng …thì lâm chung e không toàn thiện? Nhưng túc đức tiền thế sung mãn, thiện nghiệp thặng dư, thì thánh quả rõ ràng sáng chói. Đáng tôn kính trong hàng Tăng lữ.

 Câu hỏi số 10: TT Thích Nguyên Tạng: Câu hỏi cuối cùng, năm nay đại chúng mừng khánh tuế Hòa Thượng đúng 91 tuổi, tuổi thượng thọ của nhân gian trong trời đất này, Hòa Thượng cùng tuổi với HT Quảng Độ, HT Nhất Hạnh, HT Thắng Hoan…. Con nhìn thấy trong số các vị này, HT là người có sức khỏe khá nhất. Vậy xin Hòa Thượng từ bi cho chúng con biết bí quyết nào mà HT gìn giữ được tuổi thọ đến hôm nay? Có phải mỗi ngày HT đều có luyện “Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm” để kéo dài tuổi thọ của Ngài?

 Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, thưa Thượng Tọa,

Cảm ơn TT đánh giá, đâu có gì là khá, tự vô thường chưa đến đó thôi, tuy con người sự sống định mệnh của nó dài ngắn không hẳn phải do mình, nhưng mình cứ mặc nó, tất nó phải xác xơ sớm, còn mình biết sai khiến nó như quản trị một thành phố giao thương trật tự, cống rãnh thông thoáng, bảo trì đừng cho hư hỏng, chắc nó sẽ bền hơn.

Cách sống tốt, của người tu hành, mỗi ngày phải niệm ít nhất 20 chuỗi kinh hành, còn bình thường thì lấy niệm Phật, nhớ Phật làm chỗ trụ. Lấy kiểm thúc thiện căn, khí tham sân si làm pháp trì. Ngoài ra sáng tối lấy khí lực chuyển mạch hòa nhịp với hơi thở xung động khắp châu thân, đừng để bế tắc. sáng tối dành năm ba phút vận động tứ chi. Nhưng nhớ, phổi là nơi trở ngại cho luyện tập, thở mệt thì nghỉ ngay. Ban ngày ít thời gian chăm sóc hơi thở, nhưng năm 10 phút về đêm phải gồng các nơi cơ bắp và nghe sảng khoái chỗ ấy, thở mạnh và vận động cơ thân. Tốt hơn, mọi cửđộng đều có ý thức vận động. Tối đến nằm lên giường là phải tập thở 15, 20 phút. Thời gian trống đều niệm Phật. Phần lớn Tăng tôi, nhiều năm sống một mình, từ bàn thờ đến nhà bếp, tụng kinh, rót nước, viết bài, xuống lên, qua lại bách sự giai vi nên dễ thọ.

Bịnh tật nho nhỏ đau chỗ nào là trì chú Phổ Hiền vào chỗ ấy. Đối với tôi, Tỳ ni là mục đích hành trì trong mọi thời. Chẳng may bị bịnh do vi trùng hay những cố tật thì dùng theo y học xin thuốc để trị. Thuốc rất cần cho nội tạng và ngoại thân. Còn cái chuyện “Dịch cân, Đoạn cẩm” chắc là phải thua Thượng Tọa rồi. Cảm ơn TT, và tất cả Chư Tôn, quí thính giả. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Thay mặt quý độc giả Trang Nhà Quảng Đức, chúng con thành kính đảnh lễ và cảm tạ Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng đã dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của hàng đệ tử chúng con.

 

Melbourne Mùa Vu Lan PL 2562

Thích Nguyên Tạng
Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu

 

 
ht huyen ton 10 (28)-38

 Câu hỏi số 10: TT Thích Nguyên Tạng: Câu hỏi cuối cùng, năm nay đại chúng mừng khánh tuế HT đúng 91 tuổi, tuổi thượng thọ của nhân gian trong trời đất này, Hòa Thượng cùng tuổi với HT Quảng Độ, HT Nhất Hạnh, HT Thắng Hoan…. Con nhìn thấy trong số các vị này, HT là người có sức khỏe khá nhất. Vậy xin Hòa Thượng từ bi cho chúng con biết bí quyết nào mà HT gìn giữ được tuổi thọ đến hôm nay? Có phải mỗi ngày HT đều có luyện “Đạt Ma Dịch Cân Kinh hay Thiếu Lâm Bát Đoạn Cẩm” để kéo dài tuổi thọ của Ngài?

 Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:

Nam Mô A Di Đà Phật, Thưa Thương Tọa,

Cảm ơn TT đánh giá, đâu có gì là khá, tự vô thường chưa đến đó thôi,tuy con người sự sống định mệnh của nó dài ngắn không hẳn phài do mình, nhưng mình cứ mặc nó, tất nó phải xát xơ sớm, còn mình biết sai khiến nó như quản trị một thành phố giao thương trật tự, cống rãnh thông thoán, bảo trì đừng cho hư hỏng, chắc nó sẽ bền hơn.

 Cách sống tốt, của người tu hành, mỗi ngày phải niệm ít nhất 20 chuổi kinh hành, còn bình thường thì lấy niệm Phật, nhớ Phật làm chỗ trụ. Lấy kiểm thúc thiện căn, khí tham sân si làm pháp trì. Ngoài ra sáng tối lấy khí lực chuyển mạch hòa nhịp với hơi thở, xung động khắp châu thân, đừng để bế tắc. sáng tối giành năm ba phút vận động tứ chi. Nhưng nhớ, phổi là nơi trở ngại cho luyện tập. thở mệt thì nghỉ ngay. Ban ngày dành ít thời gian chăm sóc hơi thở, nhưng 5, 10 phút về đêm phải gồng các nơi cơ bắp và nghe sảng khoái chỗ ấy. Thở mạnh và vận động cơ thân. Tốt hơn, Mọi cử động đều có ý thức vận động.Tối đến nằm lên giường là phải tập thở 15, 20 phút. Thời gian trống đều niệm Phật. Phần lớn  lão Tăng tôi,nhiều năm sống một mình, từ bàn thờ đến nhà bếp, tụng kinh, rót nước, viết bài, xuống lên qua lại, bách sự giai vi, nên dễ thọ.

Bịnh tật nho nhỏ, đau chỗ nào là trì chú Phỗ Hiền "Án Ất Lạc Hí Diễm" vào chỗ ấy . Đối với tôi, Tỳ ni là mục đích hành trì trong mọi thời. Chẳng may bị bịnh do vi trùng hay những cố tật thì dùng theo y học xin thuốc để trị. Thuốc rất cần cho nội tạng và ngoại thân. Còn cái chuyện “dịch cân,đoạn cẩm” chắc là phải thua Thượng Tọa rồi. Cảm ơn TT, và tất cả chư tôn quí thính giả. Nam Mô A Di Đà Phật.

 

  

Thay mặt quý độc giả Trang Nhà Quảng Đức, chúng con thành kính đảnh lễ và cảm tạ Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng đã dành thời gian để giải đáp những thắc mắc của hàng đệ tử chúng con.

 

Melbourne Mùa Vu Lan PL 2562

Thích Nguyên Tạng
Chủ Biên Trang Nhà Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu



ht huyen ton 10 (10)-23
ht huyen ton 10 (3)-11

ht huyen ton 10 (39)-46
ht huyen ton (5)ht huyen ton (4)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 6185)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
20/08/2011(Xem: 4395)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
14/08/2011(Xem: 4817)
“Cha” và “mẹ” (hoặc “ba, má” hay “bố, mẹ” ) thường là các từ đơn đầu tiên mà chúng ta bặp bẹ nói được. Điều đó có lẽ là đương nhiên, vì người dạy cho chúng ta những tiếng đầu tiên thiêng liêng ấy, đâu ai khác ngoài Cha Mẹ chúng ta. Những âm đầu tiên đó, chúng ta phát ra đâu được tròn trịa là “bố” “mẹ” đâu, mà chỉ là những chuỗi âm tương tự mà thôi.
13/08/2011(Xem: 4103)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
13/08/2011(Xem: 5359)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
13/08/2011(Xem: 3964)
Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.
13/08/2011(Xem: 4822)
Hằng năm vào dịp Rằm tháng Bảy, các Phật tử cử hành lễ Vu Lan báo hiếu một cách trang trọng, đầy cảm động, theo truyền thống Phật giáo Bắc phương, đó là một sinh hoạt tôn giáo bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Sự tích báo hiếu này phát xuất từ kinh Vu-lan-bồn, qua tấm gương cứu mẹ của tôn giả Mục-kiền-liên, vào thời đức Phật còn tại thế, ở nước Ấn-Độ...
13/08/2011(Xem: 5115)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
12/08/2011(Xem: 13906)
Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều "nhân" xấu nên khi chết đi chịu "quả" ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.
12/08/2011(Xem: 4189)
Chỉ còn ít ngày nữa là Vu Lan năm 2011 lại đến. Vu Lan diễn ra ở thời điểm lạm phát làm giá cả nhảy vọt như con ngựa bất kham. Giá cả leo thang, ít nhiều làm sứt véo đến mớ rau, bữa cơm gia đình mẹ. Nhìn mẹ chép miệng, nghe mẹ than “ chợ bữa này ít người” , “ mua gì cũng mắc ” mà mình cảm thầy buồn buồn trong lòng. Chẳng biết làm sao để gửi mẹ nhiều tiền hơn. Để mẹ khỏi phải suy tư, trăn trở chuyện cơm áo thường ngày. Đạo làm con, ai cũng muốn làm tròn chữ Hiếu. Hiếu để đền đáp công ơn của cha mẹ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]