Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

“Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”

28/08/201807:00(Xem: 7560)
“Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”
blank


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 
 “Anh về mà xem.. Ừ, Mẹ anh phiền thật..!”
 
- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng,
 tối về anh sẽ giải quyết nha em.
 
Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế,
 ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người 
lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái 
vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
 
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, 
anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
 
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, 
còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
 
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, 
nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
 
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, 
Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật,
 cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì 
sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” 
Không,
 con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
 
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 
1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
 
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền
 như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi,
 ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, 
phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi,
 sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
 
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc,
 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
 
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, 
mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai 
là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không
 thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì
 ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.
Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những 
ngày sau
 là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, 
mẹ phiền quá đi mẹ à, 
anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
 
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh-
 Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên
 anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, 
đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
 
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, 
cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó 
trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…
 
- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…
- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa,
 đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
 
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có 
điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng 
mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta,
 trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều 
đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…
- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, 
sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
 
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 
1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gươn
g mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh 
cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
 
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
 
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. 
Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm
 anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả,
chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể
 rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
 
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần 
đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi 
mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải 
chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến 
viện dưỡng lão em nhé.
 
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về,
 vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
 
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…
Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những 
mảnh vỡ vừa rơi.
 
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ 
– Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt 
thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
 
” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, 
phải không ạ?”
 
Từ Tâm- 
(Nhân mùa VU LAN 2013)

blank
 
Lặng Lẽ Quay Về
Lặng lẽ trước những điều sai
Chẳng phải không hay điều đúng
Bởi quá xét nét, rạch ròi..
Nhìn nhau thật là lúng túng. 
 
Lặng lẽ trước những điều đúng
Không phải hà tiện lợi khen.
Chỉ vì mong người đứng vững
Trước thành công mới tạo nên.
 
- Lặng lẽ cho vào lãng quên
Nào phải lòng không biết giận
Chỉ ngại tâm ta yếu mềm
Phát ngôn.. bừa rồi ân hận..
 
Lặng lẽ quay về tự thắng
Thắng mình nên nhận phần thua
Hành xử nhiều khi quá thẳng
Về sau tốn sức phân bua..
 
Lặng lẽ mà không a dua
Nhu nhuyến tựa nhành dương liễu
Giữa khi bão gió sang mùa
Bình yên trong niềm Thương Hiểu.
 
Lặng lẽ hằng tâm quán chiếu
Ta chỉ sửa mình được thôi!
Lỗi người, càng nhìn càng khổ
Dễ đâu chỉnh đốn cuộc đời..
 
Xin chắp đôi tay thầm lặng
Ước Nguyện cho ta, cho người
Biết thương nhau, rời oán tắng..
Niết bàn đây thật người ơi! Emoji

Như Nhiên- Th Tánh Tuệ
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Chia sẻ hình ảnh của buổi Pháp thoại & Đại Lễ Vu Lan 
tại chùa Vạn Phước- Sandiego- Nam California. Sunday Aug 26 2018
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
blank
Kính mời nghe thơ & nhạc mùa VuLan
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2017(Xem: 4755)
Con ngồi cùng chiếc bóng Không cùng ai Ngoài chiếc bóng ! Mùa thu trôi theo những chiếc lá bàng đỏ úa và rơi…
10/08/2017(Xem: 19409)
Hôm nay ngày Vu Lan Bông hồng em cài áo, Thanh thơi từng bước dạo Em đi lễ chùa làng.
08/08/2017(Xem: 5162)
Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ nhất tâm khánh tuế chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni thêm một tuổi Hạ sau mùa an cư và hồi hướng công năng tu tập này đến mọi loài. Mùa Vu Lan là mùa siêu độ, giải cứu và bi mẫn. Xin chư qúi liệt vị cùng Giáo Hội tâm niệm đến những điều sau đây trong mùa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm nay. 1/ Nuôi lớn Bồ Đề Tâm để vun trồng phước báo lợi sanh. Người đệ tử Phật thường nhắc nhở mình rằng, chúng ta được sinh làm người là quý giá vô ngần nhưng kiếp người cũng chóng vô thường biến hoại. Vì vậy hãy nỗ lực hành thiện, hoằng truyền Chánh Pháp, nhiếp hóa gia đình, khai dụng Phật trí. Người đệ tử Phật nguyện thắp sáng Phật Pháp và thể hiện hình ảnh đẹp của người con Phật nơi châu lục Bắc Mỹ.
05/08/2017(Xem: 5037)
Mùa Vu Lan lại trở về với đất trời của mùa Thu. Những tâm cảm sầu thương ly biệt, như những ngọn sóng ngầm, gợn lên trong lòng người con hiếu hạnh, thương cha nhớ mẹ. Lạc lõng bơ vơ, khi cha mẹ không còn hiện hữu nữa. Lòng ngậm ngùi vì chưa đáp được ân sâu. Đó là tín hiệu mùa lễ thiêng liêng của dân tộc Việt. Một Dân Tộc lấy Đạo Hiếu làm đầu.
03/08/2017(Xem: 6712)
Trên Face Book có bạn hữu mong muốn tôi viết về đề tài “Hiếu Đạo”, nhân ngày tuyên dương Cha “Father’s Day” hàng năm vào đầu tháng 9 tới. Đây là theo truyền thống phương tây và ở nước Úc này. Cố nhớ lại xem ở VN xưa nay có cái truyền thống tuyên dương công trạng của người cha hay không? Quả thực, ai thì không biết, chứ riêng tôi, nay đã ngoài thất tuần {bảy bó rưỡi} thì chẳng hề thấy có một ngày nào trên tờ lịch Đông Phương {Lịch con nước} ghi nhận ngày “Công cha” cả
28/07/2017(Xem: 6535)
Khát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người kể từ khi những cá nhân và gia đình, vì nhu cầu an sinh mà tiến đến việc sống quần tụ trong bộ lạc, xã hội, lãnh thổ, quốc gia. Sự quần cư càng lớn, luật lệ chung càng phức tạp và gò bó hơn theo thời gian. Người ta đã phải đánh đổi một phần tự do của mình để được bảo vệ trong khuôn khổ đời sống tập thể. Đến khi khung luật tập thể bị lạm dụng quá mức bởi những kẻ tự cho mình có quyền chế tác, ban hành và giải thích tùy tiện theo quyền lợi cá nhân và đảng phái, thì bất công xã hội càng sâu dầy, khiến cho thống khổ dìm ngập con người dưới mức không thể chịu đựng được nữa. Khát vọng tự do bật lên thành tiếng nói, và dần đi vào hành động.
22/06/2017(Xem: 4244)
Nắng mưa tai biến bất thần Mẹ hiền lỡ bước bước lần dặm xa Sông Hằng gượng bế con qua Gió to sóng cả lập lòa hoàng hôn.
22/06/2017(Xem: 4087)
Thuở ấy, ở quê nhà, tôi nghe ông bác thường gọi cha bằng eng (anh), thằng Lợi bạn học lớp năm trường làng với tôi (lớp bốn bây giờ), gọi cha bằng chú, con các chú tôi gọi bằng ba. Chập chững lớn lên, tôi gọi theo các anh chị, gọi cha bằng cậu và cũng thật là lạ, khi các ông cha sắp có cháu nội hoặc cháu ngoại, thì lập tức được đôn lên một chức. Con họ gọi họ bằng ông, trong họ ngoài làng cũng từ đó, lấy tên người con đầu, con trưởng của họ mà gọi ông nọ, ông kia, v.v… và từ đó cái tên thường gọi ông nọ ông kia trở thành tên húy kị, chỉ ẩn mật tồn tại trong gia phổ. Tính theo phổ hệ gia tộc tôi thuộc đời thứ mười lăm trong họ, ngược lên đời thứ mười bốn, tôi còn được nghe các chú, các bác gọi cha bằng bọ. Theo địa lý vùng miền, thì người miền Bắc gọi cha bằng bố, người miền Nam ảnh hưởng ngữ âm người Việt gốc Hoa, gọi cha bằng tía.
12/05/2017(Xem: 10255)
Clip nhạc: Lòng Mẹ 2 do Ca Sĩ Ngọc Thành trình bày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]