Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gởi Tình Theo Tiếng Gọi

12/08/201817:54(Xem: 4214)
Gởi Tình Theo Tiếng Gọi
vulanbaohieu_1
Gởi tình theo tiếng gọi

Vu lan tiếng gọi từ muôn thửa, ai ai cũng trân quý từ tháng ngày vu lan về, để từ đây ta hạnh phúc gởi tình theo tiếng gọi thân thương quý kính bật sinh thành.

Áng chiều thu đang vào trong những nếp sống thênh thang, lưu ảnh qua bao kỷ niệm, nơi một thời ta lớn lên trong vòng tay tình mẹ, bên sự khuyên răng chân thành cho tôi cùng khôn lớn.

Gởi tình theo tiếng gọi vu lan, tôi cài lên ngực áo bạn một bông hoa màu hồng thắm thiết, để bạn gởi tình theo tiếng gọi còn mẹ trong tim, nhưng tôi cài lên ngực áo bạn một bông hoa màu trắng trinh nguyên, để bạn ru tình về mây trời khung cảnh thanh bình cất giọng gọi gởi tình theo tiếng gọi mẹ yêu ơi giờ này đang ở đâu sao không về bên con. 

Trong khung cảnh này, tôi vô tình nhắc lại tiếng gọi vu lan qua góc nhìn: Năm điều dạy của Đức Phật, qua góc nhìn mẹ cha, tôi đọc trên bài viết của Ôn Thái Hoà, khiến tôi suy nghĩ và trực tiếp ứng dụng để gởi tình theo tiếng gọi, xin trích năm điều châu báu cực kỳ bình dị và đơn giảng.

"-Tình thân:
Trên đời này, tình thân là thứ quý giá nhất mà bất cứ ai cũng phải trân trọng. Đối với một đứa trẻ mà nói, sự gần gũi, yêu thương của cha mẹ, những người thân trong gia đình luôn là thứ tình cảm ấm áp nhất và sẽ trở thành những ký ức đẹp đẽ nhất trong tuổi thơ của mỗi đứa trẻ.Dạy cho trẻ cách quý trọng tình thân chính là cách dạy cho trẻ cách yêu người thương người, và trân trọng tình cảm giữa người với người. Muốn con cái thông cảm với nỗi vất vả của mình, thương yêu gia đình, thì sự gần gũi của cha mẹ là cách làm duy nhất.

-Bày tỏ cảm xúc:
Học cách bày tỏ cảm xúc là cách để trẻ có thể tự do sống và bộc lộ con người, cũng như sở thích, đam mê của mình, từ đó trẻ có thể trưởng thành hơn. Chưa kể, học được cách bộc lộ cảm xúc, trẻ có thể hoàn thiện hơn về nhân cách, biết yêu thương, biết hờn giận, biết động lòng trắc ẩn. Biết bao dung, thư thứ, biết thương người, thương ta… có như thế trẻ mới có thể phát triển toàn diện được.

-Chấp nhận thất bại và bước tiếp:
Không có bậc cha mẹ nào muốn nhìn thấy con thất vọng nhưng điều bạn không muốn hơn cả là phải nhìn con mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để vượt qua nỗi buồn. Vì thế, cha mẹ phải cho con cách đôi diện với khó khăn, chấp nhận khó khăn và vượt qua khó khăn hay nỗi đau đó mà không bi lụy.

-Chịu được khổ:
Nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow từng nói: “Trắc trở đối với đứa con mà nói chưa chắc là chuyện xấu, mấu chốt nằm ở thái độ của nó đối với trắc trở.” Bạn phải biết là, cha mẹ nào cũng không thể cả đời đi theo con cái, càng không thể chăm sóc con cái cả đời. Cho nên nếu hôm nay bạn không nỡ để con phải chịu khổ, tri thức và kinh nghiệm mà con có được sẽ rất ít thì trong tương lai, khả năng chịu khổ của con sẽ càng kém.

-Sự biết ơn:
Sẽ không ai có thể lớn lên trọn vẹn nếu không học được sự biết ơn.
Trong thời hiện đại có rất nhiều người không cảm nhận được hạnh phúc của mình, chỉ hơi không như ý là oán trời oán đất, oán cha mẹ oán người khác, cho rằng tất cả mọi chuyện mà người khác làm cho mình đều là lẽ đương nhiên hết, nhưng thực ra, trên đời, chỉ có cha mẹ mới là người tốt với bạn vô điều kiện, cho bạn mọi thứ mà không đòi hỏi gì hết."

Trích Những điều nên dành cho con: Dưới đây là 5 loại của cải vô giá cha mẹ nhất định phải dành tặng cho con cái, còn quý giá hơn ngàn vạn bạc vàng.- Thích Thái Hoà...!

Do đó, năm điều hạnh phúc này mỗi khi vu lan về tôi luôn vận hành ứng dụng, để hiểu hơn hai tiếng vu lan, theo tiếng gọi trong tim.

Bạn biết không, có một ai đó khi nhớ về người thân yêu nhất cha mẹ thì họ hay gởi tình theo tiếng gọi chân tình.

Tình mẹ yêu nhất đời ,
Cha che chở đàn con ,
Thân yêu cùng dạy bảo ,
Chăm sóc trí vuông tròn .

Xa quê nhớ mong về ,
Gọi hai tiếng mẹ cha ,
Gon tình vào sau thẩm ,
Chợt nhớ bóng quê nhà.

Nên, vu lan về trong từng dấu chân tôi gởi lại hai tiếng sinh thành bình yên.

Thích Minh Thế
Dâng ngày Vu Lan 2018
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2018(Xem: 5149)
Bộ xương người đàn ông màu trắng. Bộ xương của người đàn bà màu đen. Đen là vì con cái rút hết sức lực của mẹ, khi mẹ sinh con. Bao năm mẹ đã gian khổ nuôi lớn các con khôn lớn. Đến hôm nay là ngày mẹ ra đi, chúng con mừng ngày mẹ đi là ngày 19 tháng 6 (Ngày vía Phật Bà), hưởng thọ 84 tuổi. Con không thể không buồn, không khóc vì từ nay chúng con đã vĩnh viễn không còn mẹ, không còn cất được tiếng gọi: “ MẸ ƠI!”. Cuộc đời trăm năm có biết bao nỗi đau sinh ly tử biệt! Nhưng không nỗi mất mát nào lớn hơn nỗi mất mẹ. Cho dù mẹ đã tuổi thượng thọ vẫn để lại trong chúng con một thương tổn sâu sắc, không gì bù đắp được.
17/12/2017(Xem: 6736)
Cuối Mùa Vu Lan - Trần Thị Nhật Hưng, Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa.Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan để tưởng nhớ và vinh danh công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Tại Thụy Sĩ, nhân mùa này, anh em Gia Đình Phật Tử Thiện Trí đã tổ chức ngày hiếu hạnh, lễ tri ân phụ mẫu, hướng dẫn cho các đoàn sinh hiểu ý nghĩa ngày Vu Lan.
15/12/2017(Xem: 137591)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
20/09/2017(Xem: 9750)
Lễ Vu Lan 2561 (2017) tại TV Minh Quang, Tây Úc
19/09/2017(Xem: 4603)
Cháu thường tưởng nhớ đến Ông Mỗi ngày đều nhớ, cõi lòng khôn nguôi Vì Ông chúng cháu thốt lời Thành tâm cầu nguyện đất trời hồng ân.
19/09/2017(Xem: 3713)
Ông Bà đặc biệt biết bao Là người thông thái, tự hào lắm thay. Tình thương ban phát tràn đầy Từ tâm rất mực và hay giúp đời Ông Bà có mặt khắp nơi Để mà hướng dẫn mọi người thân quen. Ông Bà thường tạo niềm tin Khiến ta luôn vững mạnh thêm tinh thần.
19/09/2017(Xem: 4067)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
19/09/2017(Xem: 4909)
Bố luôn luôn là một người Dễ thương, tử tế đồng thời giỏi thay Bố thường đoán biết ra ngay Trong đầu ta nghĩ loay hoay những gì. Bố là người biết lắng nghe Đôi khi góp ý rất chi tận tình
17/09/2017(Xem: 9185)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Tu Viện Từ Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]