Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thơ về Cơm Chùa

05/09/201719:45(Xem: 6181)
Bài thơ về Cơm Chùa



mam com chay Hue
BÀI THƠ VỀ CƠM CHÙA

 

      Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà… Không khí trong lành, đường liên thôn im ắng giữa hai lũy tre xanh, khiến cho tôi có cảm giác thật dễ chịu, nên cho xe chạy tốc độ thật chậm để tận hưởng những giây phút êm đềm và an lạc.

      Thật an lạc. Bữa cơm trưa mà tôi được thọ hưởng tại một ngôi chùa lặng thầm ở ngoại thành, vừa cho tôi một cảm xúc vô cùng huyền diệu, đến độ đã rời khỏi chùa một quãng xa rồi mà trong lòng vẫn còn râm ran niềm vui sướng, thích thú. Và, tôi đã bật miệng thốt lên từng câu chữ, từng ý tứ quyện đầy cảm xúc huyền diệu đó thành bài thơ lục bát.

           Đâu phải là lần đầu tiên tôi được ăn com chùa.

       Cơm chùa thì chắc tôi đã được thọ hưởng cả nghìn lần trong nửa đời người rồi.

       Cơm chùa thì chắc là cơm chay, ăn chay, còn gọi là ăn lạc rồi, chứ không lẽ là ăn mặn với mắm thịt cá tôm?

       Nhưng bữa cơm chùa lần này khác hẳn, rất đặc biệt nhưng lại rất tự nhiên, là bữa cơm tại một ngôi chùa lạ lẫm, lần đầu tiên tôi đặt chân vào một cách ngẫu nhiên, trong  chuyến rong ruổi viết bài về những tự viện miền quê xa xôi, ít người biết đến.

        Nhân duyên đưa đẩy. Thiện duyên sắp đặt. Tôi lạc bước vào chùa khi đã sắp đến giờ Ngọ, đường xa nắng rát khiến cổ đã khô khát, bụng cũng đang cồn cào nủng nịu đòi ăn. Một ngày bình thường, không có lễ lạc, không có lễ vía, nên từ trước ra sau, từ trái sang phải của chùa vô cùng im ắng, thanh tịnh. Thích thật. Tôi nhớ hoài cảm giác bình yên đó. Một cảnh giới hoàn toàn trái ngược với nội thành xô bồ hào nhoáng mà tôi đã bỏ lại sau lưng khi sáng sớm lên đường tác nghiệp. Tôi được hầu chuyện thầy trú trì, và vì đã trưa, đến giờ tịnh trai, nên thầy gác chuyện cung cấp tư liệu về chùa sau bữa cơm trưa. Vậy là, tôi được thầy “đãi” một bữa cơm chay thanh tịnh thường ngày của chốn thiền môn.

         Quá ngon! Ngon có lẽ vì khung cảnh, vì không khí, vì hương vị của nhà chùa, vì sự đối đãi thân thiện cởi mở của thầy trú trì, và cũng vì tôi đang đói bụng. những cái “vì” đó hợp lại, đã cho tôi một bữa cơm chay ngon tuyệt trần, rồi sau đó là cho ra đời một thi phẩm:

 


mam com chay Hue


Cơm chùa


Ta về thọ hưởng 
cơm chùa
A ha... ngon quá, bụng vừa hoan ca
Bồi hồi vị đắng khổ qua
Bát canh tưới đẫm gẫm ra ngọt bùi
Bao năm bưng chén cơm Đời
Loay hoay thắng bại tơi bời mưu sinh
Ngon chi đâu khẩu vị mình
No chi đâu cái bụng cành hả hê?
Cơm chùa một bữa no nê
Hốt nhiên quên cả đường về nhân gian
Hạt cơm thanh tịnh: Hạt Vàng
Pháp hây hây thổi, nhẹ nhàng tâm tư
Rau vườn hòa hợp đậu tương
Mang về phố thị vị hương cõi Thiền
Cơm ngon khoảnh khắc hiện tiền
Gọi kêu Phật Tánh thức liền giấc Mê
Nam mô... lạy tạ trở về
Ngày mai có đứa bỏ bê cơm Đời!


          Bài thơ được hoàn thành sau khi tôi vừa về đến nhà, mở máy tính lên, ngồi gõ lại từng câu chữ mà suốt đoạn đường về tôi ghim giữ trong tâm trí. Sau đó, tôi gửi đến tòa soạn Tuần Báo Giác Ngộ qua email, rồi chỉ một tuần lễ sau nó được xuất hiện trên mặt báo giấy.

         Thật kỳ diêụ! Không phải là một tuyệt tác thi ca, nhưng bài thơ dường như đã đi vào lòng người một cách nhanh nhất, “điểm trúng huyệt” của nhiều người đang ăn chay, thích ăn chay, và đã nói giùm họ nỗi niềm, cảm xúc mà họ chưa bày tỏ được,,, Rồi, bài thơ đã được các trang mạng (website) của Phật giáo trong và ngoài nước tuần tự giới thiệu lại:


Trang Nhà Tu Viện Quảng Đức ở Úc Đại Lợi:
http://quangduc.com/p158a409/59/com-chua
Trang Thơ Phật Học của Chùa Lương Điền:
http://chualuongdien.forumvi.com/t106-topic
Trang blog của Phật tử:
http://hongduyen95.blogtiengviet.net/2012/02/29/caim_chasa
Trang Chùa Online Tu Viện.com:
http://www.tuvien.com/tho/show.php?get=1&id=329comchua
Trang Linh Sơn Phật Giáo:
http://linhsonphatgiao.com/14/3/2013/com-chua.html

 

bai tho COM CHUA cua TKVH o cac quan com chay HaNoi

    … và một số trang mạng khác nữa, nếu có thời gian rỗi rảnh lang thang tìm kiếm qua Google. Ấn tượng nhất, làm tôi vui sướng nhất, là vào một ngày nọ, tôi được một bạn sinh viên ở tận thủ đô báo tin cho hay: Bài thơ “Cơm Chùa” của TKVH đã được viết bằng thư pháp, minh họa thêm hình chú tiểu, in màu, lồng trong khung kính treo trịnh trọng trên tường một quán Cơm Chay có tiếng ở phố Thái Hà, Hà Nội. Tôi không nhớ rõ là quán tên gì, chỉ nhớ vậy, và nghe nói không chỉ có một quán treo bài thơ đó. Bạn sinh viên đã lấy điện thoại chụp một kiểu làm chứng làm tin, gửi qua mạng cho tôi xem, lưu giữ để làm kỷ niệm, một kỷ niệm đẹp về …Cơm Chùa.

         Nam mô Phật! Còn gì vui hơn?

 

        Tâm Không Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3367)
Đạo Phật là đạo như thật, người Phật tử tôn trọng sự thật, và sống đúng theo tinh thần sự thật ấy. Mùa hiếu hạnh lại trở về với người con Phật ở khắp quốc độ Ta Bà này, ai mà không có ông bà cha mẹ sanh thành dưỡng dục cho ta nên vóc nên hình, góp mặt với đời xây dựng tương lai kiến tạo nếp sống gia đình lành mạnh an lạc.
10/04/2013(Xem: 3659)
Nắng đã lên cao khi gã tới ven sông. Dọc theo con nước, hàng phượng tím rủ bóng êm đềm, thả rơi trong gió những cánh hoa tím nhạt, điểm lấm tấm trên viền cỏ xanh. Trời trong vắt, chan hòa nắng vàng và lãng đãng mây xanh.
10/04/2013(Xem: 3740)
Làng tôi nghèo. Cả nhà đều nương vào nghề nông để sống. Ấy vậy mà vui , vui nhất là được ăn những hạt gạo trắng trong do tự làm ra, ngát thơm hương lúa. Tôi còn nhớ mỗi bửa cơm chiều , chính mẹ là người xới từng hạt cơm cho cả gia đình. Tuy không thịnh soạn như những món mỹ vị cao lương , nhưng cây cải , cọng rau cũng đủ ấm tình quê chất phác.
10/04/2013(Xem: 3351)
Kinh điển nhà Phật thường nói lòng từ bi của Phật và các vị bồ-tát đối với chúng sinh giống như lòng thương của cha mẹ đối với con cái. Nói ngắn gọn, Phật thương chúng sinh như cha mẹ thương con. Chúng ta được Phật thương như con, và muốn học theo con đường của ngài, nên được gọi là con Phật. Con Phật, muốn được như Phật, phải chuyên tu giới, định, huệ, phá được ngã chấp, pháp chấp, dứt trừ các phiền não, xa lìa mọi mộng tưởng điên đảo, đạt đến trạng thái tịch tĩnh, ái diệt, vô tham…
10/04/2013(Xem: 4782)
Đạo Phật có sứ mạng mang ánh sáng và tình thương đến cho muôn loài. Ánh sáng lung linh của tinh tú, chói lọi của mặt trời, hay u huyền của vầng trăng có thể giúp cho vạn hữu thoát khỏi mọi phiền tạp, mò mẫm, tối tăm và u ám của cuộc đời. Ánh sáng của chánh pháp, của tình thương có thể giúp cho muôn loài sống an vui tự tại, xua tan tất cả mọi bóng tối của si mê lầm lạc. Ánh sáng và tình thương là hai sự trạng vô cùng rạng rỡ và hoạt dụng trong nguồn sống của đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 3275)
Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
10/04/2013(Xem: 3304)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…
10/04/2013(Xem: 4202)
Mẹ tôi có ba người con : Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977......
10/04/2013(Xem: 3657)
Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567