Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải Trừ Khổ Đau và Ngược Đãi

28/07/201706:23(Xem: 6548)
Giải Trừ Khổ Đau và Ngược Đãi

red_rose_52

GIẢI TRỪ KHỔ ĐAU, NGƯỢC ĐÃI

 

Vĩnh Hảo

 

Khát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người kể từ khi những cá nhân và gia đình, vì nhu cầu an sinh mà tiến đến việc sống quần tụ trong bộ lạc, xã hội, lãnh thổ, quốc gia. Sự quần cư càng lớn, luật lệ chung càng phức tạp và gò bó hơn theo thời gian. Người ta đã phải đánh đổi một phần tự do của mình để được bảo vệ trong khuôn khổ đời sống tập thể. Đến khi khung luật tập thể bị lạm dụng quá mức bởi những kẻ tự cho mình có quyền chế tác, ban hành và giải thích tùy tiện theo quyền lợi cá nhân và đảng phái, thì bất công xã hội càng sâu dầy, khiến cho thống khổ dìm ngập con người dưới mức không thể chịu đựng được nữa. Khát vọng tự do bật lên thành tiếng nói, và dần đi vào hành động.

Đối với hành giả theo Phật, đó không chỉ là khát vọng mà là bản nguyện: giải thoát khổ đau tự bản chất (1), đồng thời hướng đến việc giải trừ những ngược đãi, bất công từ xã hội, bằng hành động thực tiễn (cứu khổ, ban vui), bằng ái ngữ (tiếng nói của thương yêu, cảm thông), và bằng đại bi tâm (từ bi vô lượng).

Tinh thần của Vu-lan (Ullambana), dù theo truyền thống nam hay bắc truyền, nên như thế: là bản nguyện cứu khổ, không chỉ cho người chết (như tín ngưỡng “xá tội vong nhân” nơi cõi âm), mà quan trọng nhất là cho nhân sinh, cho người sống.

Sống và dấn thân vào đời ác-trược, người con Phật không thể dửng dưng, vô cảm trước nỗi thống khổ vô vàn của số đông.

Không có gì sai trái khi lên tiếng bảo vệ quyền sống của con người, của chúng sanh.

Không có gì mâu thuẫn giữa lòng từ bi và tiếng nói hay hành động uy dũng khi cần thiết, để phản tỉnh những người vô minh xấu-ác bách hại sinh linh, tước đoạt quyền tự do của con người.

Lưu Hiểu Ba — khôi nguyên Nobel Hòa Bình năm 2010, người vừa mất vào ngày 13.7.2017 trong ngục tù Trung quốc vì bệnh ung thư gan — không phải là một phật-tử đúng nghĩa, nhưng tiếng nói, hành động và lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ của ông là hành xử của một bồ-tát.

Vị bồ-tát ấy đã nói thay cho những kẻ thấp cổ bé họng khát vọng tự do của con người trong thế giới ngập tràn thống khổ nầy. Tiếng nói không gươm đao, không bom đạn, không thù hận, không có kẻ thù (2). Tiếng nói của lòng từ bi bất bạo động tạo cảm hứng vươn dậy cho những thế hệ sau, và dư âm của nó có thể làm rung chuyển những cỗ máy độc tài bóp nghẹt tự do trên toàn hành tinh.

 

Vu-lan, cung kính tri ân cha mẹ và thầy dạy, đồng thời không quên tưởng nhớ những vị bồ-tát hữu danh, vô danh, một thời lừng lẫy hoặc âm thầm đi qua trần gian nầy để nói lên khát vọng tự do của con người trong mọi thời đại.

 

California, ngày 24.7.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1) Tam khổ (ba cái khổ) theo giáo lý nhà Phật: Khổ-khổ (thực trạng khổ đau), Hoại-khổ (khổ đau vì bản chất của mọi sự mọi vật là biến hoại, vô thường), và Hành-khổ (khổ đau từ vô minh, đầu mối nhân duyên của vòng sinh tử luân hồi). Có thể hiểu Khổ-khổ là thực trạng; Hoại-khổ và Hành-khổ là bản chất, nguyên do.

(2) “No Enemies, No Hatred” (Không Kẻ Thù, Không Thù Hận) là tác phẩm của Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo, 1955-2017), gồm những bài xã luận và thơ được sưu tập và hiệu đính bởi Perry Link, Tienchi Martin-Liao and Liu Xia (vợ của Lưu Hiểu Ba, cũng là một nhà thơ), chuyển dịch bởi Jeffrey Yang, xuất bản năm 2012.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6022)
Đạo Phật có sứ mạng mang ánh sáng và tình thương đến cho muôn loài. Ánh sáng lung linh của tinh tú, chói lọi của mặt trời, hay u huyền của vầng trăng có thể giúp cho vạn hữu thoát khỏi mọi phiền tạp, mò mẫm, tối tăm và u ám của cuộc đời. Ánh sáng của chánh pháp, của tình thương có thể giúp cho muôn loài sống an vui tự tại, xua tan tất cả mọi bóng tối của si mê lầm lạc. Ánh sáng và tình thương là hai sự trạng vô cùng rạng rỡ và hoạt dụng trong nguồn sống của đạo Phật.
10/04/2013(Xem: 4305)
Cứ mỗi lần mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần gợi lên trong mỗi chúng ta cảm xúc trào dâng về mẹ và cha. Vu Lan báo hiếu đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của cả dân tộc, lễ hội văn hóa của tình người, của lòng từ bi ban vui và cứu khổ. Có thể nói, ngày lễ Vu Lan có tác dụng rất lớn đến quan điểm về cuộc sống của nhân sinh.
10/04/2013(Xem: 4278)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời trải dài xuống, cho đến hôm nay. Trong lòng nao nao, nhiều cảm khái, xúc động. Thật sự, có được thân người rất là khó và tự nhiên, lại nghĩ nhiều đến công ơn sinh thành, dưỡng dục cưu mang của cha mẹ…
10/04/2013(Xem: 5172)
Mẹ tôi có ba người con : Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977......
10/04/2013(Xem: 4428)
Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
10/04/2013(Xem: 4624)
Sau ngày cha mất, lũ con chợt khám phá ra tình mẹ dành cho cha quá đậm. Như cây cổ thụ xum xuê một ngày bật gốc, để lại người nép bóng phận đời chới với. Ngày ngày đưa tay quơ tìm giữa khoảng không còn lại. "Má bầy trẻ" và "ba thằng Đ" là cách xưng hô hàng ngày. Có lần giữa bữa ăn, em gái út tinh nghịch hỏi: Hồi mới gặp, ba má gọi nhau bằng gì?
10/04/2013(Xem: 5117)
Người đàn ông lạ ở tuổi trung niên có chiếc hoa trắng cài trên áo nhìn Lam chăm chú và khó hiểu. Lam rụt rè nhìn lại cười xã giao rồi quay đi, thầm nghĩ: "Lạ lắm, người này ta đã gặp ở đâu rồi ?”.Cố moi ký ức nhưng Lam không nhớ nổi, lúc này đây, dường như Lam chỉ còn nhớ đến sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong tâm tưởng thôi...........
10/04/2013(Xem: 4738)
Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện.
10/04/2013(Xem: 4109)
"Mẹ sẽ không quên mang theo cái cối xay khoai chứ mẹ?" Tôi hỏi qua điện thoại sau khi thông báo với mẹ tôi phải chuẩn bị đi mổ vú. Ngay ở cái tuổi tám mươi hai và một khoảng cách xa ba ngàn dặm, mẹ vẫn biết tôi muốn nói gì: món xúp khoai tây nghiền.
10/04/2013(Xem: 4642)
Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]