Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Dường Cha Mẹ

11/08/201619:53(Xem: 18000)
Cúng Dường Cha Mẹ
 
 
 
Photo:
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Tôn Giả
Cúng Dường Cha Mẹ
 
Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày. 
Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật 
và các vị Đại Bồ-tát, nên “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy” 
(Kinh Đại tập).
 
Thế nên, phụng dưỡng cha mẹ với tất cả lòng biết ơn và kính trọng được nâng lên thành hạnh nguyện 
cúng dường. Thường thì chúng ta cúng dường các bậc xuất gia giới đức, phạm hạnh hay các vị Phật và Bồ-tát.
 Hẳn nhiên cúng dường thanh tịnh thì được công đức, phước báo lớn.
 
Ở pháp thoại này, Thế Tôn đã hướng những người đệ tử cúng dường các vị Phật, chư vị Bồ-tát một đời bổ xứ 
(Nhất sanh bổ xứ Bồ-tát như Bồ-tát Di Lặc sẽ hạ sanh thành Phật ở tương lai) ngay trong nhà của mình, đó 
chính là cúng dường cha mẹ. Chỉ cần tận hiếu, cúng dường cha mẹ thì những người con hiếu thảo “được công 
đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi”.
 
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: 
- Có hai pháp dành cho người phàm phu, được công đức lớn, thành quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. 
Thế nào là hai pháp? Là cúng dường cha, mẹ. Đó là hai người được công đức lớn, thành quả báo lớn.
Lại nữa, nếu cúng dường Bồ-tát một đời bổ xứ, được công đức lớn, được quả báo lớn. Đó là, này Tỳ-kheo! 
Bố thí hai người này được công đức lớn, hưởng quả báo lớn, được vị cam-lồ, đến chỗ vô vi. Thế nên, các Tỳ-kheo, 
hãy thường nhớ hiếu thuận, cúng dường cha mẹ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.348)
Lời Bàn:
Bồ-tát một đời bổ xứ là vị Bồ-tát đã trải qua vô lượng kiếp tu các công hạnh ba-la-mật, chỉ còn một lần 
thị hiện sau cùng xuống nhân gian tu hành sẽ thành bậc Vô thượng Chánh đẳng giác như Phật Thích Ca Mâu Ni. 
Tất nhiên, được cúng dường những vị Đại Bồ-tát như thế là phước hạnh vô cùng. Chỉ cần một lần được thanh tịnh
 cúng dường quý Ngài thì công đức, phước báo đã vô lượng.
 
Có điều chúng ta ít ngờ là những vị Bồ-tát một đời bổ xứ ấy lại rất nhiều, có mặt xung quanh ta, ở ngay trong 
nhà của chúng ta. Đó là cha và mẹ. Điều đó có nghĩa là cha và mẹ là ruộng phước báo vô tận để chúng ta 
gieo trồng phước đức. Ngay đây, hiếu thảo không còn là trách nhiệm và bổn phận nữa mà hiếu thảo trở thành 
hạnh nguyện cao cả và thiêng liêng. Nên dù cho cha mẹ có thương ta hay không, hoặc cha mẹ có thế nào 
đi nữa, trong tâm thức của người con hiếu đích thực, các ngài luôn là Phật, là thánh hiền.
 
Vậy nên ở đây Thế Tôn không nói phụng dưỡng mà là cúng dường cha mẹ. Hạnh hiếu đối với cha mẹ thì 
có thể giống nhau nhưng tâm hiếu phải được thăng hoa đến tột cùng. Phụng dưỡng cho cha mẹ không thiếu 
thốn là điều có thể làm được, nhưng chừng ấy thì chưa đủ, cần phụng dưỡng trong niềm tôn kính đến cùng tột, 
đó chính là cúng dường cha mẹ. Cha mẹ là Đại Bồ-tát nên cúng dường cha mẹ và Bồ-tát một đời bổ xứ là công hạnh thiêng liêng, được  phước đức vô lượng. Cho nên những người con Phật hiếu thảo luôn hướng về Tam bảo và song thân để phụng thờ, cúng dường với tất cả lòng thành kính. Hiếu thảo theo lời Phật dạy là một hạnh tu, gồm đủ phước trí, tự lợi và lợi tha, công đức vô lượng.
Photo:
Bởi Mẹ Là Lẽ Sống Của Đời Con!
 
Con mài miệt theo dòng đời cơm áo
Bấy lâu rồi sống lỗi đạo làm con
Có thì giờ cho bè bạn, tình son.. 
Mà quên mất mẹ cũng cần san sẻ.
 
Ngày hai buổi vẫn đi, về bên mẹ
Nào thấy đâu màu tóc mẹ dần phai 
Lá thu rơi.. lòng mẹ có u hoài?
Khi con sống vô tình như chiếc bóng..
 
Vì dõi mắt hướng tiền tài, danh vọng
Dệt giấc mơ đời diễm mộng ở tương lai
Con ơ thờ không nhận diện hôm nay
Còn có mẹ giữa đời là hạnh phúc! 
 
Mẹ vẫn sống âm thầm như mọi lúc
Sáng chiều quanh bếp núc với vườn rau.
Nhà quạnh hiu mẹ đứng cạnh giàn bầu..
Con dăm đứa vì đâu... giờ xa vắng!
 
Ngày tháng vẫn cứ trôi đi thầm lặng
Con quen dần sống ích kỷ, nhỏ nhen
Hững hờ quên câu hiếu đạo thánh hiền
Quên hạnh phúc thiêng liêng còn có Mẹ!
 
- Đời vạn nẻo nhiều lần con vấp té
Khó khăn tìm nhân thế một bàn tay!
Khi đường trần nhiều thua thiệt, đắng cay
Con bừng ngộ, may mắn thay còn Mẹ!!
 
Ôi! Có mẹ, mọi điều đều còn có thể.. 
Một tình thương trời bể của đời con
Nguyện từ nay không để mẹ mỏi mòn 
Mẹ yêu kính, con ngàn lần tạ lỗi!
 
Nay đã đến mùa Vu Lan thắng hội
Con quay về bên nguồn cội yêu thương
Cầu xin cho Cha Mẹ mãi thọ trường
Ai còn mẹ trong mười phương hạnh phúc.
 
Hoa hồng đỏ nâng niu cài lên ngực
Tạ ơn Người - lẽ sống của đời con!..
Như Nhiên - Thích Tánh Tuệ
Mùan Hiếu Hạnh 2016
Photo:
blank
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh 1 ngày tu học và Đại Lễ Vu Lan ngày tại chùa
 Quán Thế Âm tiểu bang Atlanta Goergia USA do Ni sư Thích nữ Đồng Phúc trụ trì ( Aug 06, 07 2016 )
Photo:
blank
blank
Photo:
blank
blank
blank
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
Ý kiến bạn đọc
20/09/201602:16
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật! Con cám ơn Thầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 4689)
Tết Trung Thu ăn vào ngày rằm tháng 8. Nguyên cuối đời nhà Tây Hán (206 trước 23 sau D.L.), Vương Mãng nhân được cầm giữ chính quyền...
15/10/2010(Xem: 5718)
Sau khi ăn xong bữa, Giáo sư cầm chén đưa cho người mẹ già 70 tuổi: “Mẹ, rửa chén đi nhé!”, câu nói tuy ngắn nhưng có phần cảm động…
09/10/2010(Xem: 4856)
Từ cõi mộng Khoác áo nâu sòng Qua dòng sinh tử Có – không!
04/10/2010(Xem: 4699)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 11887)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 12432)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 6106)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 5512)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]