Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ cúng thí thực theo tinh thần Nikaya

07/08/201612:41(Xem: 5186)
Lễ cúng thí thực theo tinh thần Nikaya
Day 6_Quang Duc An Cu ky 17 (304)

LỄ CÚNG THÍ THỰC THEO TINH THẦN KINH NIKAYA
Thích Đức Trí


      Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo. Nếu không hiểu rõ ý nghĩa tích cực và phương pháp lễ cúng này và nếu áp dụng lễ cúng thí theo kiểu Tế Đàn cực đoan của Bà La Môn giáo và ngoại đạo thì chắc chắn không không có phước báo tốt đẹp. Một lễ cúng đầy đủ ý nghĩa cần có thực phẩm hiến cúng và dùng pháp ngữ khai thị hương linh, ngạ quỷ nhận thức đạo lý để xả ly chấp thủ, luyến ái và sớm được giải thoát tự tại. Vấn đề ở đây cần nhận thức rõ ràng tinh thần người hiến cúng và đối tượng được hiến cúng trong pháp thí thực một các có trí tuệ, mới có sự lợi lạc.

  1. Người Hiến Cúng

a)   Người hiến cúng bằng pháp bất thiện

Người hiến cúng thí thực bằng pháp bất thiện sẽ mắc nghiệp xấu, vì giết hại sanh linh lấy thịt cúng tế sẽ tạo ba thứ ác nghiệp từ thân, miệng và ý, chắc chắn sẽ đưa đến kết quả không như ý muốn. Điều này được ghi lại trong Kinh Tăng Chi qua Phẩm Tế Đàn, khi Đức Phật đã trả lời cho Bà La Môn Uggatasarìra. Vị Bà La Môn này ý định đốt lửa, dựng trụ tế đàn, giết hàng trăm con bò, con cừu, con heo làm thực phẩm hiến cúng để cầu mong được quả phước lớn. Đức Phật đã thẳng thắn phê phán, cho đó là hành động bất thiện chỉ đưa đến quả khổ trong đời này và đời sau, Ngài dạy như sau: “Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ba cây kiếm này, đưa đến khổ sanh, khổ dị thục”.[1] (Dựng lên ba cây kiếm là dụ cho ba nghiệp xấu ác của thân, miệng và ý, vì đã giết hại sanh linh để làm thực phẩm cúng tế một cách mù quáng). Qua đó chúng ta hiểu rằng, trong Dân Gian Việt Nam, nếu cá nhân gia đình, hay truyền thống làng và họ, với bất kỳ nghi lễ cúng tế nào mà sát sanh, hại vật đều đưa đến quả khổ chung cả người cúng tế lẫn đối tượng được cúng.

b)  Cúng thí thực bằng pháp thiện

 Người hiến cúng bằng thiện pháp sẽ đưa đến phước lành, họ không sát hại sanh linh để lấy thịt hiến cúng, dùng phẩm vật thanh tịnh cúng tế. Pháp hiến cúng này thể hiện được phẩm hạnh từ bi giúp các sanh linh thoát khỏi cảnh giới đói khổ. Trong kinh Tăng Chi Đức Phật giải thích rõ cho các người Bà La Môn như sau: “Này Bà la môn, tại những tế đàn nào, trong ấy không có bò bị giết, không có dê cừu bị giết, không có gà heo bị giết, không có các loài sinh vật khác bị giết hại. Này Bà la môn, Ta tán thán loại tế đàn không có sát sinh như vậy, tức là làm bố thí, tế đàn cầu hạnh phúc cho gia đình. Những loại tế đàn không có sát sinh như vậy, này Bà la môn, các A la hán và những ai đi trên con đường hướng đến A la hán, có đi đến.”[2] Qua đoạn Kinh trên, nội dung khẳng định rõ ràng, cúng tế không sát hại sanh linh là có quả báo tốt đẹp, đáng được tán thán.

  1. 2.    Đối tượng được cúng

 

a)               Sanh được làm người là khó (Ý nghĩa này mang tính chất pháp thí, trong pháp ngữ của nghi cúng mà hương linh- ngạ quỷ cần nhận biết)

Thuật ngữ Hương Linh, Vong Linh chỉ cho người thế tục qua đời. Thuật ngữ Giác Linh là chỉ cho người có giới đức và phẩm hạnh qua đời. Ở đây, các bậc thánh giả, thoát ly luân hồi chúng ta không bàn tới trong chuyện cúng thí. Theo tuệ giác của Phật thì, những hạng người không tu tập thiện pháp, người sát sanh, trộm cắp, tà hạnh và ác khẩu, khi chết không được sanh thiên giới, không được tái sanh làm người, phần đông sanh vào cảnh giới thấp như địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, ít hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, được tái sanh làm người lại. Và nhiều hơn là các chúng sanh sau khi chết từ thân người, phải tái sanh vào cõi ngạ quỷ [3].  Những chúng sanh trong loài quỷ này, đa số chịu nhiều sự đói khát và có hình thù quái lạ, phần nhiều cầu mong sự cúng thí thực phẩm của người đời.  Phẩm vật hiến cúng và đối tượng  thọ nhận phải có sự tương ưng. Trong văn hóa cúng bái nhân gian Việt Nam, mỗi khi cúng, người ta thiết hai bàn, bàn thượng và bàn hạ. Bàn thượng cúng hương hoa, bông trái và nước trong thanh khiết dành cúng cho chư thiên và các chúng sanh ở cảnh giới cao, gọi là bàn Thiên. Bàn hạ là cúng thức ăn thông thường như người đang sống thường dùng, như cơm, cháo, bánh trái để cúng cho các hương linh, gọi là bàn hương linh. Trong nghi thức chẩn tế và siêu độ thì đàn tràng được thiết lập theo triết lý Mật Tông. Người cúng thỉnh sư đọc tụng chân ngôn, cầu sự gia trì của Phật và Bồ tát, giúp cho chúng hương linh (ngạ quỷ) được thọ dụng no đủ và thoát khổ.

b)              Sự hiến cúng thực phẩm, vì sao cần khai thị hương linh trong lễ cúng

Theo kinh Phật dạy, các hương  linh đó nếu thọ dụng được thức ăn hiến cúng đó, tương đương chúng sanh trong cảnh giới ngạ quỷ. Cho nên hương linh là ngôn ngữ nhân gian, có thể thọ nhận được sự hiến cúng phẩm vật. Kinh chép rằng: “Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè, hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy [4]. Thực chất cảnh giới chúng sanh trong loài quỷ có nhiều loại, tùy theo phước báo và nghiệp lực sai biệt, nên sanh vào trong loài quỷ cũng có nhiều loại. Thức ăn chúng ta hiến cúng, tương ưng với nghiệp lực loài đó, thì có sự thọ nhận. Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa thường nhắc đến loài quỷ có phước và oai lực, loài quỷ thiếu phước khổ đau và đói khát. Có loài quỷ thường xuất hiện trong không gian, chỉ có người có tuệ nhãn mới thấy. Điều này được ghi nhận trong Kinh Nikaya ghi rất rõ ràng, khi tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) trong thấy có nhiều loài quỷ quái dị mà người bình thường không thể thấy, và Đức Phật xác nhận điều ấy qua đoạn Kinh sau: “Xưa kia, này các Tỳ-kheo, Ta đã thấy chúng sanh ấy nhưng Ta không có nói. Nếu Ta có nói, các người khác cũng không tin Ta. Và những ai không tin Ta, những người ấy sẽ bị bất hạnh, đau khổ lâu dài.”[5].

Có những người qua đời tái sanh trong loài quỹ vẫn còn lưu luyến người thân. Một chi tiết trong Kinh Tăng Chi thuật về cuộc đối thoại của nữ cư sĩ Velukantakì và tôn giả Sàriputta chứng minh điều đó. Kinh chép như sau: “Ở đây, thưa Tôn giả, người chồng của con, khi mạng chung, sanh vào loại Dạ-xoa, và vị ấy hiện lên trước mặt con, với một tự ngã như lúc trước. Nhưng thưa Tôn giả, con rõ biết, không vì nhân duyên ấy, tâm của con có đổi khác.[6] Như vậy, dù qua kiếp khác, nhưng ấn tượng về những gì trong đời trước vẫn còn, nên các loài quỷ còn bám víu người thân và hoàn cảnh sống quá khứ. Cho nên, ngoài phẩm vật cúng thí, còn dùng giáo nghĩa Phật dạy, khai thị cho hương linh, ngạ quỷ nhận thức để xả ly sự chấp thủ các yếu tố tham ái để được giải thoát là điều cần thiết.

  1. Kết luận

         Phật giáo không phải thiết lập mục đích sự chứng ngộ thông qua nghi lễ cúng tế. Nhưng thực hiện nghi thức cúng thí thực cho người đã khuất bằng phẩm vật thanh tịnh, không giết hại sanh linh làm phẩm vật cúng tế là được Đức Phật tán thán. Pháp thí thực như vậy không phải xuất phát từ tính ngưỡng ngoại đạo mà có. Vì thông qua pháp ngữ trong lễ cúng, chư hương linh-ngạ quỷ nhận chân được chân lý Phật dạy.

Chúng ta nên xem những chúng sanh bị đọa lạc trong cảnh giới khổ đau, có thể họ đã từng là cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc của chúng ta nhiều đời kiếp, họ đáng được báo ân và và thọ nhận sự bố thí cúng dường. Đó là việc làm thiết thực và có quả phước lành đáng được tôn trọng.

Trong cuộc sống hiện đại, con người chạy theo những giá trị vật chất, dễ dàng quên đi cái ân nghĩa đối người thân thuộc đã qua đời. Thực hiện bố thí trong đó có Pháp Thí luôn nuôi dưỡng và khơi dậy tinh thần cứu khổ và ban vui của đạo Phật đối với chúng sanh ngay trong đời này và các đời sau./.



[1] Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Chương VII - Bảy Pháp, Phẩm Tế Đàn

[2] ĐTKVN,Tăng Chi BộI, chương 4, phẩm Bánh xe, phần Ujjaya, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.629

[3] Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.830.

[4] Kinh Tăng chi bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.720.

[5] Kinh Tương ưng bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.599-606

[6] Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt, Phẩm Tế Đàn, Phần: Mẹ Của Nanda

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3537)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 4807)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 5337)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 3922)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
10/04/2013(Xem: 5139)
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1), đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.
10/04/2013(Xem: 4735)
Do Thầy Hằng Trường & Thầy Hằng Đức hướng dẫn tổ chức từ ngày 15-23/8/2009 tại Houston Chín ngày Lương Hoàng Sám thoạt đầu tưởng rất dài nhưng trôi qua thật mau. Thiệt tình lúc đầu tôi đăng ký tham gia vài ba ngày của khoá tu phần lớn là vì tò mò muốn biết Lương Hoàng Sám ra sao thôi. Không ngờ rằng đi một ngày rồi thì thấy quá hữu ích nên tôi tiếp tục hăng hái tham gia đầy đủ cho đến ngày chót.
10/04/2013(Xem: 3842)
Mười sáu tuổi con nào đã lớn Chưa trưởng thành mẹ đã bỏ con đi Mười sáu tuổi con mồ côi mẹ Chẳng thể nào tin, mẹ mãi xa con Làm con trai khóc không thành tiếng Nước mắt chảy ngược dòng trong nức nở Mẹ ơi !
10/04/2013(Xem: 3768)
Mẹ yêu ơi, hôm nay ngày của mẹ Con lang thang tìm bóng mẹ đâu đây Ngày ra đi, con nhớ dáng mẹ gầy Đưa tay vẫy chào con thơ lần cuối
10/04/2013(Xem: 7266)
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Đỗ Trung Quân - 1986 Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
10/04/2013(Xem: 3669)
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn Khi bước chân con không còn chập chững Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567