Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lối cũ ân tình xưa

19/07/201606:25(Xem: 5372)
Lối cũ ân tình xưa


red_rose_46
Lối cũ ân tình xưa
*.   Mùa Vu Lan Báo Hiếu

 

 

“ Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua một khu vườn, trong vườn có người Bà La Môn làm vườn, tuy nghèo khó và tuổi đã cao, nhưng phải đổi lấy sức già để được có chút vật thực nuôi thân qua ngày, ông thấy Tôn giả ôm bát đi ngoài ranh vườn, liền đến thăm hỏi thân thiện, sau đó để vào bát một muỗng thực phẫm mà ông có được phần thọ dụng trong ngày, Tôn giả chứng minh và chú nguyện phước lành cho ông. Và rồi cũng từ đó thời gian đã biền biệt giữa Tôn giả và ông lão Bà la môn làm vườn.

 

Một ngày đẹp trời, ông Bà la môn ấy đến gặp Đức Phật tại Tinh Xá Kỳ Viên ( Thành Xá Vệ) và xin Phật được xuất gia, Phật quán xét thấy ông ta có thể đắc quả Thánh, nên mới hỏi trong đại chúng có ai đã chịu ơn với người Bà la môn nầy lần nào không ? Khi ấy, Tôn giả Xá Lợi Phất đối trước Đức Phật và đại chúng mà thưa rằng : Có lần con khất thực trong thành Vương Xá, người Bà la môn kia đã để vào bát của con một muỗng thực phẫm mà ông đã xin được ! Lúc ấy, Phật liền dạy: Vậy ông hãy tiếp độ người Bà la môn nầy và được làm phép xuất gia. Thời gian không bao lâu được sự hướng dẫn của Tôn giả, người Bà la môn ấy được đắc quả A La Hán trong giáo pháp giải thoát của Phật.”

 

Từ câu chuyện được kể trên, chúng tôi muốn nói đến một việc trong những sự việc, dù đã hay đang xảy ra trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh hay ngay bây giờ. Chuyện được kể rằng: Ở thời điểm trước đây, khi chiến tranh còn leo thang và ác liệt, sống trong nỗi lo âu, sợ hải ở một vùng miền quê xa xôi, việc cơm áo dù có khó khăn, nhưng sự sống chết, ly tán, đau thương mất mát đưa đến bất ngờ đầy nghiệt ngả. Nơi ấy có một người mẹ bị bom đạn cướp đi mạng sống, cha thì phải bôn ba xứ người để tìm áo cơm, còn bé trai mới lên 6-7 tuổi, phải nhờ đến các Cô nuôi dưỡng lo cho cái ăn, cái mặc rồi đến trường để tìm kiếm con chữ cho mai sau.

 

Cơm áo, tiền nông cũng không phải dễ dàng có được trong thời buổi xã hội lắm nhiễu nhương nầy, vả lại có được đồng tiền chân chính lại càng khó hơn. Với một rổ bánh, một lố nhang thơm, đội nắng đội mưa ngày ngày hai buổi kiếm sống, tháng năm mòn mỏi lê kiếp thân nghèo, áo vai bạc màu sương gió, ánh mắt hoen bao lớp bụi phong trần, lo cho bản thân và cháu, chỉ ước mơ cho cháu sau nầy nên thân, nên phận với đời và biết cảm thông sâu xa cho những ai một đời cũng sớm mất mẹ và hiểu mà biết nhớ ơn có những ai đó đã trót lo cho mình và vì mình.

 

Thời gian lặng trôi qua bao khúc quanh, bao bước ngoặc của dòng chảy cuộc đời, buồn vui, thăng trầm, thịnh suy, vinh nhục, đói no, tủi cực bao độ của thế nhân, ngược xuôi giữa cuộc sinh tồn tạm bợ, say khướt theo ảo huyền mộng thực.

 

Rồi thời gian chóng đi qua, người cháu, người học trò xưa giờ đã thành danh thành phận, ôm lấy những mảnh giấy học vị (văn bằng) mà nơi ấy đã hóa thân từng con chữ, từng lời, từng câu, từng nhịp thở của buồng phổi, từng ý niệm của khối óc con tim của Thầy-Cô. Nhưng nào phải bao nhiêu việc đó thôi đâu ! Khi có được mảnh giấy danh phận ấy, để rồi được bao nhiêu danh xưng, lợi dưỡng trong cuộc phù sinh mỏng manh tạm bợ, thỏa mãn với bao ước vọng khoái lạc của trần tục tầm thường, thoáng chốc rồi cũng thành sương khói, rồi còn gì cho ta, cho người !

 

Có biết đâu rằng: Những nỗi vui buồn lẫn vào tháng năm cơ cực, lắm nỗi lo toan cơm áo sớm chiều, một nắng hai sương gót lê kiếp nghèo tất bật, chiết từng ước mơ thuở ấy, đã thấm mặn bao giọt lệ tinh khôi khi còn cái thuở quê nghèo lưng trần chân đất bạc phếch áo vai gầy.v.v.. Để cho có được ngày mai, cái ngày mai đã thấm đẫm tất cả…vào mảnh bằng mà người cháu, người thanh niên này nay có được.

 

Rồi một sớm trở lại quê hương, cái cảnh lên xe, xuống xe, kẻ đón người đưa, trông ra bây giờ không còn như thuở hàn vi như xưa kia nữa, từ cái đi, đứng, ngồi, nay đã chuyển sang dáng màu danh phận, đến cái ăn mặc, nói năng cũng khéo vẽ nên hình địa vị…” Ngay cả những người mà trước đây mình đã thọ ơn bởi chuyện áo cơm.v.v…Làm cho chúng ta nhớ lại thi sĩ Nguyễn Bính đã ưu tư :

 

                          “Hôm qua em đi tỉnh về

                   Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…” (Chân Quê)

 

Cái cảnh tha hóa đổi thay vốn không có gì đáng trách trong thói đời thường tình. Nếu có chăng, bởi sự cảm thụ tri kiến lại rót nhằm vào tờ lá sen mà nơi ấy không có sự thấm đẫm và giữ lại, càng thêm nhớ xa hơn nữa từ lời của một đại sư Tịch Thiên (Shantideva) đã khuyên nhắc và giúp chúng ta làm để có được những điều lợi lạc: “ Hãy khởi tâm hành thiện, hoặc khởi tâm đối trị (bất thiện) như cúng thí vào 3 ruộng phước là ; Kỉnh Điền (Tam Bảo), Ân Điền (Cha Mẹ) và Bi Điền ( Mọi người nhất là những người nghèo khó) thì sẽ được phước lớn”

                                                                   (Nhập Bồ Tát Hạnh,V.81 ).

 

Điều muốn nói ở đây, không nhất thiết phải đề cập đến Tam Bảo, trọng tâm thứ nhất ở chổ xác định một tính cách “nhân bản” của con người, tính nhân bản ấy đã được thiết lập trên hai nền tảng cơ bản đó là ; Sự nhớ ơn và đền ơn cha mẹ, thứ nữa đến những người nặng nghĩa, nặng tình, ngày tháng cưu mang về mình, nói lên tình người trong cái nhìn có sự hiểu biết, yêu thương và cảm thông cùng kiếp sống như ta, và nhất là những người có đời sống bất hạnh hơn ta.

 

Có được nền tảng cơ bản ấy chính là một nhân cách sống lành mạnh trong sáng, như thế, ta đối với Tam Bảo mới có thể nói lên sự cung kính toàn mãn, bởi vì có biết ơn và đền ơn cha mẹ, có lòng thương tưởng đến mọi người và rộng hơn là mọi loài, thì chính ở đây đã có âm hưởng sâu sắc đến sự nương tựa và kính trọng Tam Bảo. Vì rằng ; Tam Bảo là điểm nương tựa, trở về, là mục tiêu phục vụ đem lại sự an lạc hạnh phúc  lâu dài cho chư thiên, chúng sanh và loài người.

 

Trong một lời dạy khác của Đức Phật như sau :

“ Nầy các Tỳ kheo, thế nào là địa vị không phải chân nhân ? người không phải chân nhân, nầy các Tỳ kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, nầy các Tỳ kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị không phải chân nhân… Còn bậc chân nhân, nầy các Tỳ kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, nầy các Tỳ kheo, tức là biết ơn và nhớ ơn…”

                                                                    (Kinh Tăng Chi, IV, 118-119).

 

Ngang qua lời dạy trên, chúng ta thấy Đức Phật đã khẳng định qua hai tính cách hay một lời xác chứng về đặc tánh của các bậc thiện nhân cũng như những ai được coi là phi chân nhân. Sự kích hoạt chất liệu ấy phải được nói lên bằng cử chỉ, hành động việc làm, ý tưởng như thế nào của con người đó. Như vậy, nhớ ơn, biết ơn, và đền ơn, là một ký hiệu đặc tánh của các bậc thiện nhân hay chân nhân và trái lại, không biết ơn, không nhớ ơn cũng là một ký hiệu đặc tánh cho những ai được xem là phi chân nhân.

 

Sống giữa đời thường, cho dù một tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo.v.v… Thì tính cách nhân bản phải được nói đến như là một nếp sống y cứ chuẩn mực giá trị tiêu biểu đặc thù từ nơi tính thể con người.

 

 Nếu tự thân chỉ biết lợi dưỡng để thỏa mãn những ước vọng thèm khát thường tình, lấy địa vị danh xưng hay chút khả năng mọn có được để làm mục đích trú ẩn và tự mãn, xem đây là nguyên nhân nẩy mầm những bất thiện, và có khả năng đưa đến nguy cơ bất ổn, mất thăng bằng trong xã hội. Những ơn nghĩa đạo đức, và giáo dục được thực thi vào cuộc  sống, nghiễm nhiên, như là một sức mạnh tất yếu và thực sự được tôn vinh từ mỗi con người, thì giai cấp, địa vị, chức danh sẽ trở thành một bổn phận đúng nghĩa, có tư duy chân chính trong mọi hành xử và phục vụ, còn nếu như ân nghĩa, đạo đức, nhân tính và sự tôn vinh không đúng “ như pháp”, không chiết xuất từ tâm lực, niệm lực của bậc Thánh, bậc chân nhân, thì nó sẽ biến thành những độc tố nguy hại tàn phá vào tận gốc rể của cây đời.

Tóm lại, tánh cách của người biết ơn, nhớ ơn hay vong bản vô ơn, cả hai đều tồn tại trong đời, nhưng điều gì tồn tại mà được ca ngợi, tán thán của người có trí, thì chính đó là “lõi cây”. Những gì tự thân đã thọ nhận dù trước đây hay bây giờ để tiếp sức cho máu tim, những con chữ làm nên hiểu biết, không chỉ về pháp thượng nhân để tự điều phục chính mình mà còn phải hiểu biết sâu xa tận cùng vào trong từng mảnh đời giữa cuộc sinh tồn nhân thế, có gần gũi để thương yêu giúp đỡ, để lắng nghe, cảm thông và chia sẻ bao tâm tình, xem như là một nghĩa cử tri ân, nhớ ân mà câu chuyện về Ngài Tôn giả Xá Lợi Phất đã được nói đến, nhớ và biết mình có thọ nhận một muỗng thực phẫm trước đây từ nơi vị Bà La Môn già xưa, mà mọi việc đã trở thành đạo nghĩa cho ngàn đời.

 

Trái lại, với thái độ từ người thanh niên có mảnh văn bằng đã được đề cập ở trên, đủ để cho chúng ta tự thẩm xét lại chính mình. Ngày nay, chúng ta cũng không ít ưu tư về tinh thần ấy, dù cổ xưa nhưng vẫn đẹp bền, còn để lạc mất đi hay quên lãng bao chất liệu ấy thì khác nào như bị những loài cỏ hoang dại khõa đầy trên những lối mòn xưa cũ.. Để kết thúc, chúng ta cùng đọc lại lời Phật dạy:

 

 

“Người trị thủy dẫn nước

Kẻ làm tên, nắn tên

Người thợ mộc uốn gỗ

Bậc trí nhiếp tự thân”      PC. 80.

 

 

Long Xuyên, 12.01.2013

MẶC PHƯƠNG TỬ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2015(Xem: 10959)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
06/08/2015(Xem: 10222)
Hôn lên tóc Mẹ bạc nhòa Chín mươi năm lẻ chưa già với Thơ Bóng chiều hương đậm nắng mưa Cho con nguồn sống giữa bờ tử sinh Hôn lên tóc Mẹ yên bình Thơm hương ân nghĩa sinh thành mênh mông
06/08/2015(Xem: 10728)
Tới giờ con phải đi rồi Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. Khi trong bóng tối nhạt nhòa Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền Mẹ vươn tay xuống giường bên Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: “Bé nào còn ở đó đâu!” Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
31/07/2015(Xem: 5059)
Vũ trụ vận hành, không gian biến đổi, định luật vô thường cuốn hút đi tất cả các pháp hữu vi giả tạm, vạn vật đổi thay, thăng trầm biến chuyển không ngừng theo dòng sinh diệt diệt sinh. Trăng có khi tròn khi khuyết, người có lúc hợp lúc tan, sinh ly tử biệt, hạnh phúc hôm nay, rồi bất hạnh theo sau, vui buồn đắp đổi, xuyên thấu cung nhịp sắc không không sắc, trong hiện hữu đã nẩy mầm ly tan. Một kiếp người thật ngắn ngủi phù du, chóng vánh, đến lúc cũng phải nhắm mắt buông tay. Thầy Tổ, cha mẹ, anh em, họ hàng thân quyến, vợ chồng, con cháu,... nhân duyên hội ngộ kiếp này có còn tiếp tục mai sau?
26/07/2015(Xem: 6317)
Bài “Tình Mẹ Trong Thi Ca Nhất Hạnh” đã đăng trên nguyệt san “Làng Văn” ở Toronto, Canada trong số đặc biệt kỷ niệm ngày lễ Vu Lan 1985. Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
18/07/2015(Xem: 10862)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay. Đức Phật từng dạy rằng, săn sóc người ốm cũng như săn sóc Đức Phật. Nếu người ốm đó lại chính là Cha Mẹ chúng ta, thì sự săn sóc phải ân cần chu đáo gấp trăm ngàn lần. Đáng tiếc rằng, ở thế gian, người ta thường không làm được như vậy. Cha Mẹ già, đau ốm thưòng bị con cháu bỏ rơi. Chúng ta là Phật Tử, chúng ta tuyệt đối không được làm thế bởi vì làm thế không những trái với đạo lý thông thường của thế gian mà cũng trái với lời Đức Phật dạy. Trong đạo Phật, vấn đề hiếu đạo được đề cập trong nhiều kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộ, kinh A Hàm, kinh Báo Ân, kinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán… Ở đây, chúng tôi sưu tập lại một số ít trong rất nhiều pháp thoại đức Phật thuyết về công ơn cha mẹ và cách thức đáp đền của
18/03/2015(Xem: 4225)
Tháng giêng có nhiều ngày lạnh và mưa, đan trộn vào những ngày nắng ấm tìm về. Buổi sáng dường như thấm lạnh hơn, từ lúc cánh cửa khép lại cho người ở bên trong đến bên cửa sổ, dõi mắt nhìn theo chiếc xe chầm chậm rời nhà khi bóng tối chưa tan. Cà phê một mình chợt không còn mùi vị, cho mãi đến cuối tuần khi có hai người. Chợt nhận ra, năm mới đã bắt đầu như thế.
03/02/2015(Xem: 8402)
Vu Lan Bồn, TT Thích Nhật Tân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Kỳ 14 Từ ngày 28/12/2014 đến 1/1/2015, tại Eagle Hawk, Canberra. Quay Phim: Jordan Le Ngộ Đại Hùng Editor: Jordan Le Ngộ Đại Hùng Xem Thêm hình ảnh khác: www.quangduc.com www.phatgiaoucchau.com
01/01/2015(Xem: 17982)
Buổi Ca Nhạc Đạo Tình và Quê Hương Để nhớ lại những món ăn chay, nước giải khát quê hương VN. Tu Viện Quảng Đức trân trọng chào đón quý đồng hương, Phật tử đến ủng hộ buổi văn nghệ gây quỹ giúp xây dựng Giảng Đường Hoa Sen được khai mạc lúc 01 giờ trưa Chủ Nhật 5 tháng 10 năm 2014 tại Tu Viện Quang Đức, số 105 Lynch Rd, Fawkner. Với những tiếng hát được yêu mến như Nữ Ca sĩ Linh Tâm, Nam Ca Sĩ Tuấn Anh, Ca Sĩ Linh Tâm đến từ Hoa Kỳ, cùng quí anh chị ca sĩ tại Melbourne như Ca Sĩ Đoàn Sơn; Ban Nhạc Viễn Phương, Âm thanh ánh sáng: Anh Bằng. Vào cửa tự do và tùy tâm đóng góp. Chi tiết liên lạc TV Quảng Đức: 03. 9357 3544. Tu Viện Quảng Đức Trân Trọng Kính mời
16/10/2014(Xem: 14029)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]