Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Vu Lan thiếu vắng Ba

03/09/201405:24(Xem: 4440)
Mùa Vu Lan thiếu vắng Ba


Dao_Huu_Nguyen_Ngu_Nguyen_Buu

Mùa Vu Lan thiếu vắng Ba


Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực. Ba Mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con…”

Những câu hát mà các em thiếu nhi thường hát tặng cho Ba Mẹ nhân Mùa Vu Lan trở về, nhưng đối với QT, Mùa Vu Lan năm nay QT bỗng cảm thấy thiếu vắng một cái gì đó thật to lớn và có lẽ sẽ không có gì có thể thay thế và lấp được lỗ hổng lớn đó ở trong trái tim của mình. Những hàng cây hai bên đường của thành phố Melbourne dù hoa lá vẫn xanh tươi, thỉnh thoảng những cơn mưa kèm theo những cơn gió lúc nhẹ, lúc mạnh của mùa Đông như năm nào không có gì thay đổi nhưng cảnh vật trông có vẻ buồn và ảm đạm hơn nhất là những buổi chiều tối khi màn đêm buông xuống kèm theo cái lạnh giá rét, lòng mình bỗng thoáng buồn theo với cảnh vật bên ngoài như gợi lại cho mình những ký ức về Ba... Có ai trong chúng ta mà không một lần thời thơ ấu được nhõng nhẽo trong vòng tay Ba Mẹ, để đòi cái ni cái tê, để được ôm ấp vào lòng,… Mới năm nào QT còn viết thư cho Ba Mạ để cảm niệm công ơn Ba Mạ đã nuôi nấng, dạy dỗ cho mười anh chị em chúng tôi nên người, vậy mà thoáng chốc cơn vô thường đã mang theo Ba vào một ngày gần cuối năm vừa qua…

Nhớ lúc còn bé, anh chị em QT luôn được Ba chăm sóc và dạy dỗ thật chu đáo, lúc đó vì lo cho mười đứa con mà Mạ QT phải bôn ba buôn bán cực khổ cả ngày lẫn đêm, nên chúng tôi được ở gần Ba nhiều hơn. Ba ngoài giờ làm việc, chiều tối về Ba thường xuyên nhắc nhở chúng tôi phải ráng cố gắng học hành để có kiến thức làm hành trang cho cuộc sống sau này, cũng như luôn dạy dỗ, nhắc nhở chúng tôi phải sống cho đàng hoàng nghiêm túc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải sống “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Ba rất nghiêm khắc với các con, ngoài những giờ học ở trường, anh chị em chúng tôi muốn đi đâu đều phải xin phép có được đi hay không, lúc nào về, đi với ai,... và lúc nào cũng căn dặn chúng tôi phải chăm lo học hành, không được bạn bè trai gái, chỉ khi nào vào đại học thì lúc đó Ba sẽ không có ngăn cấm chuyện đó. Anh chị em chúng tôi không ai bảo ai đều ráng cố gắng học hành và hạn chế đi chơi, giao tiếp nam nữ để cho Ba được yên lòng, riêng bản thân QT hồi nhỏ rất thương và cũng rất sợ Ba, nên Ba dạy bảo ra sao, QT đều rất nghe lời và ít khi cãi lại dù không vừa ý.

Ngược lại với bên ngoài nghiêm khắc lạnh lùng, Ba lúc nào cũng thương yêu và lo lắng rất chu đáo cho anh chị em chúng tôi. Lúc QT học tiểu học, cứ mỗi sáng Ba thường dạy sớm rót sửa ra ly và để tiền mua đồ ăn sáng trên bàn sẵn cho chúng tôi trước khi đi làm để chúng tôi mua một gói xôi hay ổ bánh mì ăn sáng trước khi đi học. Mỗi khi xin phép đi đâu mà về không đúng giờ hay về trể là Ba tôi đợi cửa đến khi nào chúng tôi về tới nhà mới yên tâm đi nghỉ. Hồi còn trẻ QT hay dễ bị ho hay cảm lạnh khi trúng mưa trúng gió, vừa mới thấy con gái ho nhiều một chút là Ba đã bắt uống thuốc, một hai ngày sau mà vẫn chưa hết là Ba bắt đi bệnh viện chụp phổi vì sợ con mình bị lao phổi, QT lúc đó cảm thấy không được thích lắm vì chỉ có ho một chút là Ba đã bắt đi bệnh viện rồi, nên dù không thích cũng nghe theo lời, nhưng mười lần như một đều không có bị bịnh gì và sau này khi QT đã lớn, rồi cháu chắt trong nhà, Ba cũng vẫn nhắc nhở y như vậy. Có lẽ lúc trẻ, khi được chăm lo như vậy mình lại không có cảm nhận được tình thương yêu to lớn đó cho đến khi sau này khôn lớn có gia đình, có con cái, QT càng cảm nhận được nhiều hơn tình cảm mà người làm Cha làm Mẹ dành cho con cái của mình và càng thương yêu Ba Mạ nhiều hơn, bây giờ ước mơ được nói với Ba một câu yêu thương cũng không còn có cơ hội nữa…

Nguyen Ngu

Thỉnh thoảng, nhìn tủ sách gia đình QT lại nhớ đến Ba, nhớ lại những kỷ niệm lúc còn Ba bên đời. Hồi những năm bảy mươi tám mươi, khi rãnh cuối tuần Ba thường chở chị em QT đi chơi, đi thăm viếng, đi mua sách, rồi mấy chị em hồ hởi mua giấy hoa bao sách lại cẩn thận, rồi ngay ngắn xếp lên kệ sách của gia đình. Rồi thấy sách gì hay, mấy chị em dành dụm tiền để mua về chia nhau để đọc vì hồi đó đâu có thư viện miễn phí mà mình có thể mượn về đọc dễ dàng như bây giờ, muốn đọc thì phải mướn và trả tiền ở tiệm sách như mướn video hiện nay. Nhớ năm nào lần đầu về thăm gia đình, trước khi quay về lại Úc, Ba đã tặng cho chị em QT một quyển Kinh Pháp Hoa của HT Thích Trí Tịnh và căn dặn các con hãy ráng cố gắng tụng quyển Kinh này thường xuyên, lúc đó QT còn rất xa lạ với Kinh kệ cũng như không có biết nhiều về Quý Ôn, Quý Thầy Cô; internet cũng như email cũng còn rất mới mẻ với mọi người và cũng chưa thông dụng như bây giờ, nhưng nghe lời Ba dặn thì mình cũng ráng đọc, dù không thường xuyên lắm và cũng chưa hiểu nhiều. Lần về sau đó, Ba lại tặng cho QT quyển sách “Đạo Phật ngày nay - Một diễn dịch mới về Ba Bộ Kinh Pháp Hoa” của Nikkyo Niwano, do Trần Tuấn Mẫn dịch và hàng chữ Ba viết tay trên cuốn sách vẫn còn đó: “Thân tặng Phương Tài. Khởi đầu của bước đi. Mỗi ngày một ít để thấy rõ sự trưởng thành. Ba Mạ Nguyễn Ngự”. Trong quyển sách Ba còn viết tay hai trang giấy kẹp vào quyển sách một bài “Sám hối” và một bài “Sám Nguyện”, QT vẫn còn giữ mãi hai quyển sách như là một gia tài thật quý giá mà Ba đã để lại cho QT. Cám ơn Ba, Ba chính là người đã gieo sở thích đọc sách cho con và những anh chị em trong nhà, Ba chính là người đã gieo duyên cho chúng con đến với Phật Pháp.

Ba đã nhẹ nhàng ra đi như cơn lốc vô thường của kiếp người mà ai trong đời cũng sẽ một lần đi qua, chỉ có khác là mình đón nhận cơn vô thường đến như thế nào và có thực sự nhẹ nhàng ra đi không mà thôi. Mạ và mười anh chị em chúng tôi, người ở Việt Nam, kẻ ở nước ngoài đã hội tụ lại về bên Giác Linh của Ba để đưa tiễn Ba về nơi an nghĩ cuối cùng tại Quang Minh Tự, Cố Đô Huế. Ba ra đi để lại bao tiếc thương của gia đình, bà con, bạn bè xa gần. Đám tang của Ba đã được sự Chứng Minh và Hộ Niệm cầu nguyện của Quý Chư Tôn Đức, gia đình, bà con và bạn bè khắp nơi, đó cũng chính là phước báu mà Ba xứng đáng được thọ hưởng cũng như cho chúng con thấy được những tình cảm trân quý mà Quý Chư Tôn Đức và mọi người đã dành cho Ba lúc sinh thời cũng như lúc lâm chung.

Vu Lan năm nay dù chúng con vẫn được cài hoa hồng đỏ nhưng có lẽ sẽ không còn được trọn vẹn vì chúng con đã mất Ba rồi. Dù Ba đã không còn ở bên chúng con để dạy dỗ, hướng dẫn như ngày nào nhưng Ba hãy an lòng anh chị em chúng con dù mỗi người mỗi nơi cách xa nhau ngàn dặm, sẽ luôn cố gắng làm theo những gì Ba đã dạy bảo chúng con, sẽ luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau, sẽ sống như Ba đã từng sống. Ba hãy ngủ yên, Ba nghe.

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne, Mùa Vu Lan 2014

Quảng Tịnh Nguyễn Kim Phương






Vài hình ảnh Lễ Tang Cụ Ông Nguyễn Ngự

(thân phụ của tác giả, Quảng Tịnh Nguyễn Kim Phương)

tvqd-vieng-cu-nguyen-ngu-47ban quang duc dao ca
TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (9)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (12)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (13)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (14)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (25)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (32)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (34)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (36)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (37)

TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (103)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (105)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (108)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (110)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (111)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (112)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (113)TVQD_vieng_Cu_Nguyen_Ngu (114)
(Xem hình Lễ Tang Cụ Nguyễn Ngự , pd: Nguyên Bửu)




Trở về trang tác giả Quảng Tịnh Kim Phương

Quang_Tinh_Kim_Phuong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3389)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3777)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4488)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3381)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3565)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5580)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3633)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3773)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3621)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 3947)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567