Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ tôi

24/08/201409:10(Xem: 6629)
Mẹ tôi

me-con

Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”.

“Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
Tôi níu kéo, “Không, mẹ phải nhìn bằng tay kìa”. Lúc mẹ đến gần, tôi cầm tay mẹ rà trên bức tranh. Tôi rất thích nhìn vẻ hào hứng trên mặt mẹ khi mẹ nói bức tranh đẹp quá. Tôi không xem việc mẹ cảm nhận mọi thứ bằng đôi bàn tay là lạ. Như khi mẹ nâng niu mặt tôi, hay rờ rẫm những thứ tôi đưa cho mẹ. Dầu tôi biết là ba, là bà, và mọi người khách đến nhà tôi đều nhìn tôi và mọi thứ bằng mắt, nhưng tôi không cho là lạ khi mẹ không dùng mắt để nhìn.

Tôi vẫn nhớ cách mẹ chải tóc cho tôi. Mẹ đặt ngón tay cái của bàn tay trái vào giữa hai chân mày tôi, mấy ngón còn lại vịn đầu tôi. Rồi tay phải cầm lược, mẹ lần theo các ngón tay, chải xuống trán tôi, để rẽ đường ngôi. Và đường ngôi mẹ rẽ cho tôi bao giờ cũng chính xác. Nhiều lần bị ngã đau khi chạy nhảy, tôi lại chạy vào khóc, mách mẹ rằng đầu gối tôi chảy máu, thì đôi bàn tay dịu dàng đó lại nhẹ nhàng, khéo léo rửa, và băng bó vết thương cho tôi.

Nhưng tôi khám phá ra rằng có những thứ mẹ không bao giờ muốn mó tay đến. Lần đó, tôi tìm thấy một chú chim nhỏ, chết trước cổng sân nhà, tôi mang vào khoe mẹ. “Mẹ, nhìn coi con tìm được cái gì đây”, tôi nói, vừa cầm tay mẹ đặt lên xác chim. Mẹ chạm nhẹ vào xác con vật nhỏ bé đó, giựt tay lại, và thét lên sợ hãi. “Cái gì vậy?” “Một con chim chết”, tôi trả lời. Mẹ co tay lại, bảo tôi mang xác chim đi chôn và dặn rằng không bao giờ được để mẹ sờ vào những thứ như thế nữa.

Tôi cũng không thể hiểu được những sự nhạy bén khác thường của các giác quan của mẹ. Có lần, tôi thấy một đĩa bánh nhỏ mẹ để trên bàn, tôi nhón tay lấy một cái, và nhìn xem mẹ có nói gì không. Mẹ không nói một lời, dĩ nhiên là tôi nghĩ nếu mẹ không sờ, mẹ không thể biết được việc tôi vừa làm. Nhưng khi tôi đi ngang qua, mẹ nắm tay tôi lại và nói: “Lần sau, con phải xin phép mẹ, chứ không được tự ý lấy bánh ăn nghe không?” Còn mũi của mẹ nữa. Sao nó biết nhiều thế. Lần đó tôi và bạn chơi búp bê trong nhà. Tôi lẻn vào phòng mẹ, xịch dầu thơm lên búp bê. Tai hại là sau đó tôi quên, lại chạy xuống bếp, hỏi mẹ điều gì đó. Mẹ nói ngay là mẹ biết tôi vào phòng mẹ, phá dầu thơm của mẹ.

Và đôi tai ấy. Làm sao chúng biết những việc chúng tôi làm. Tôi ngồi một mình trong phòng khách vừa làm bài tập vừa vặn truyền hình nho nhỏ. Mẹ đi vào phòng, gọi tên tôi và nói: “Con làm bài tập hay đang xem truyền hình?” Ngạc nhiên tôi hỏi sao mẹ biết là tôi mà không phải là anh hay chị tôi. Mẹ cười, vỗ đầu tôi bảo:”Dầu giờ con không còn ho hen, nhưng tánh hay thở qua miệng vẫn còn, nên mẹ biết là con”.

Chỉ có một điều làm chúng tôi thường áy náy là mẹ không thực sự biết chúng tôi nhìn ra sao. Lúc tôi khoảng 17 tuổi, một ngày kia đứng trước tấm gương chải đầu, tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, chắc mẹ đâu có biết tụi con ngó ra làm sao phải không mẹ?” Mẹ vuốt mái tóc dài của tôi, trả lời: “Dĩ nhiên là mẹ biết chứ! Mẹ biết con ra làm sao ngày mà họ lần đầu tiên đặt vào tay mẹ, thân thể bé nhỏ của con. Mẹ biết từng phần trên thân thể con, cảm nhận được sự ấm mềm của chiếc đầu nhỏ. Mẹ biết tóc con màu bạch kim vì cha đã nói cho mẹ như thế. Mẹ biết mắt con màu xanh, biết con mẹ đẹp vì mọi người đều nói như thế. Nhưng mẹ biết con là gì – con là gì tự bên trong kia”. Tôi cảm thấy mắt mình ướt đẫm.

“Mẹ biết con dịu dàng nhưng cứng rắn, vì con thích các trò chơi thể thao. Mẹ biết con có lòng tốt vì mẹ nghe con trò chuyện với chú mèo và các bé nhỏ hơn con. Biết trái tim con nhân hậu vô cùng. Mẹ biết con yếu đuối vì con hay phản ứng mạnh mẽ trước những lời nói của người khác. Mẹ biết con có cá tính khi con can đảm đứng lên, bảo vệ cho những gì mình thấy là đúng. Biết con có lòng thương người qua cách con cư xử với mẹ. Biết con có trí tuệ vì con là một cô gái khôn ngoan so với tuổi mình. Biết con có tình cảm gia đình khi con bảo vệ anh chị em con. Mẹ biết con tràn đầy tình thương qua tình thương con biểu lộ với mẹ cha. Con chẳng bao giờ than phiền vì có một người mẹ mù. Vì thế con yêu,” mẹ kéo tôi lại gần “mẹ vẫn nhìn thấy con, và biết rất rõ con như thế nào, và đối với mẹ, con mẹ đẹp vô cùng”.

Đó là 10 năm về trước, còn bây giờ tôi vừa làm mẹ. Khi người ta đặt đứa con đầu lòng nhỏ bé thân thương vào tay tôi, thì cũng như mẹ, tôi có thể thấy và biết con tôi đẹp đến thế nào. Chỉ có cái khác biệt là tôi nhìn con bằng đôi mắt của mình. Dầu vậy, tôi vẫn thường thích vặn tắt đèn để ngồi ôm con trong bóng tối, rờ rẫm nó, để xem tôi có thể cảm thấy được những điều mẹ tôi đã cảm nhận chăng.

Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển ngữ theo MY OWN EXPERIENCE, NXB Health & Communications Inc.)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3952)
Giác ngộ tuy đồng Phật Đa sanh tập khí thâm Phong đình ba thượng dũng Lý hiện niệm tương xung (Tô Đông Pha)
10/04/2013(Xem: 4422)
Vu Lan về trên vùng đất lạnh Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
10/04/2013(Xem: 4876)
Barossa Em ở Đâu? Trở về đây giữa một chiều nắng chói Trời Adelaide trong mây dõi bước chân êm Xa xa, Barossa[1], phủ đầy cát bụi Nắng rớt nhẹ theo những tán thông xanh Đêm buông xuống Barossa u tịch Tìm gặp em, Barossa! Barossa! Ta mãi gọi em giữa đêm thâu lặng lẻ Như vọng về từ địa đàng xa tít Ta thấy em rồi! Vẫn trên môi một nụ cười hoang dại
10/04/2013(Xem: 4887)
Con biết gọi tiếng Ba Từ hồi chưa biết nói Con biết kêu tiếng Mạ Từ thủa mới thôi nôi. Nay con đã lớn rồi Đến phương trời xứ lạ Hai tiếng Ba và Mạ Vẫn ngọt ngào êm ã! Như trưa hè nắng lóa Ngâm mình bên suối sâu, Như mùa đông lạnh giá Đắp chăn phủ kín đầu.
10/04/2013(Xem: 4007)
Truyền thống hiếu đạo lâu đời của đạo Phật và của dân tộc Việt hòa quyện vào nhau thành một thực thể không thể phai mờ trong tâm khảm của người con Phật, dù sống ở bất cứ quốc độ nào trong cõi Ta bà gọi là kham nhẫn này. Theo như Tăng Chi Bộ Kinh, chương ba Pháp có nêu kẻ Hiền trí và bậc Chân nhân hàm dung đủ bố thí, xuất gia và hầu hạ cha mẹ theo như lời đức Phật dạy.
10/04/2013(Xem: 4026)
ưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ
10/04/2013(Xem: 4731)
Làm Thơ thanh thản mà làm, Nếu như cố sức là ham ngôn từ; Bỏ bớt loạn động tâm tư, Học Phật là chính cầu Sư giải bày.
10/04/2013(Xem: 7644)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 4674)
Năm lên mười mấy tuổi Tôi đã vội xa nhà Bên hàng cau nhớ mẹ Chiều chiều bỗng xót xa
10/04/2013(Xem: 3943)
Cơn trốt tàn nhẫn quét ngang cánh đồng trống, ngang qua những căn nhà gỗ mong manh, xoáy mạnh và bốc lên cao những người, thú, đất đá và cây cối…, rồi vô tình thả xuống lại trên những đồng cỏ và mặt đất xác xơ. Trốt qua rồi, không gì còn nguyên vẹn. Trên những dặm vuông dài là hoang tàn, đổ nát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]