Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Hội Thù Ân

22/08/201418:44(Xem: 10509)
Pháp Hội Thù Ân

PHÁP HỘI THÙ ÂN.

Sau nhiều ngày họp hội, bàn thảo, phân công, BTC Pháp hội Thù Ân được tổ chức tại chùa Pháp Vân, số 16, đường Lê Thúc Hoạch, phường Phú Thọ, quận Tân Phú, Sài Gòn.

Từ sáng sớm, lễ đàn được thiết trí trước sân chùa Pháp Vân, do ban kinh sư chùa Vạn Phước – chùa Pháp Vân thực hiện, các huynh trưởng cấp Dũng như anh Tư Đồ Minh, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Châu, Bạch Hoa Mai trong Ban Đại Bái cung đối đàn tiền thỉnh lễ cẩn sớ.

Mở đầu khai mạc Pháp hội Thù Ân là lễ hưng tác thượng phang, đờn kèn bắt nhịp khi đôi tràng phang kéo lên trên ngọn cây xanh kế cổng chùa. Sau đó, chư tôn đức được cung thỉnh vào phòng khách để BTC làm lễ tác bạch thỉnh sư và cung an chức sự. Theo chương trình dự thỉnh, chứng minh Pháp Hội gồm có chư Tôn Đức:

HT trưởng Lão Thích Đức Chơn

HT Minh Chiếu

HT Lương Phương

HT Tuệ Sỹ

HT Kiến Tánh

HT Lưu Thanh

HT Thanh Huyền

HT Minh Nghĩa

HT Hạnh Hải

Nhưng vẫn còn vắng mặt một số vị.

Pháp Hội Thù Ân là Pháp Hội đầu tiên tổ chức tại Việt Nam do Gia Đình Phật Tử Việt Nam trên thế giới kiến lập, được sự cho phép của nhà nước CHXHCNVN và sự chấp thuận của HT trụ trì chùa Pháp Vân. Trong văn bản “Duyên Khởi Kiến Lập Pháp Hội”, viết: “GĐPTVN ra đời từ chiếc nôi nhiệm mầu của Phật Pháp, của đạo lý dân tộc mà phong trào chấn hưng PGVN là cánh tay đầu tiên đưa áo Lam đi vào đời để trao phó sứ mạng thiêng liêng kế thừa đạo pháp, dân tộc,giữ gìn, xiển dương truyền thống cao đẹp của Phật giáo, của nền đạo lý nước nhà, và góp phần thực hiện sứ mạng với nhân loại.”

Để kết luận Duyên Khởi Kiến Lập Pháp Hội Thù Ân, viết: “ Với tất cả ý nghĩa, tâm nguyện và tinh thần đó, đề án được kiến lập để làm nền tảng cho sự y cứ pháp sự khoa nghi cử hành như pháp cúng dường kỳ siêu, tỏ bày hiếu ân,truyền thống nhà Lam GĐPTVN trên toàn thế giới”.

Đoàn thể áo Lam là một đoàn thể có tổ chức, sinh hoạt và tồn tại trên 60 năm. Có chương trình giáo dục nghiêm túc và khoa học. Một tổ chức giáo dục Thanh thiếu niên của Phật giáo đã đào tạo nhiều huynh trưởng, đoàn sinh trở thành công dân gương mẫu cho xã hội; cung cấp không ít nhân tài cho đất nước, và khi lan truyền ra khắp nơi trên thế giới, Lam viên cũng không hổ thẹn là một đoàn sinh, là người con Phật xứng đáng góp phần xây dựng trú xứ hiện hành, tuy nhiên, chính GĐPT cũng chịu nhiều thiệt thòi không ít vào lúc nhiễu nhương trong quá khứ mà cùng chung số phận với Phật giáo lúc bấy giờ.

Để duy trì một đoàn thể thuần túy giáo dục, BHD đã linh động và cương nghị trước những thử thách tưởng chừng khó vượt qua. Nhưng, với sự gia trì của Tam Bảo, với lý tửng vững chắc của đoàn thể Lam viên, để ngày nay, qua một hình thức Pháp Hội Thù Ân, xem như mặc nhiên được chấp nhận là một thực thể vệ tinh của PGVN, một đoàn thể truyền thừa và truyền thống của dân tộc.

Mặc dù chỉ có 32 đơn vị hiện hữu trên 32 Tỉnh Thành từ Quảng Trị trở vào, nhưng đủ xác định tầm vóc và giá tị của một tổ chức kinh qua non một thế kỷ, một giá trị thực không thể phủ nhận. Giờ đây, những đàn anh cấp Dũng ngoài 80 vẫn còn gắn bó với các em Lam hiền đáng tuổi cháu chắt, thế mà, dưới mái nhà chung, vẫn là anh em ruột thịt máu mủ để cùng nhau bảo tồn ngôi nhà Như Lai, thể hiện tâm nguyện thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ, và tự nguyện khoác thêm áo giới Thập Thiện, Bồ Tát để tiếp tục vững tiến trên đạo lộ lý tưởng giáo dục và phụng sự.

Vì sao đoàn thể Gia Đình áo Lam vẫn tồn tại? Phải chăng thân giáo của các anh chị trong BHD luôn trong sáng và nhiều đức kiên nhẫn, hy sinh??? Chính vì thế mà “Pháp Hội Thù Ân” đã được hình thành.

MINH MẪN

22/8/2014

Phap_hoi_thu_an (1)Phap_hoi_thu_an (2)Phap_hoi_thu_an (3)Phap_hoi_thu_an (4)Phap_hoi_thu_an (5)Phap_hoi_thu_an (6)Phap_hoi_thu_an (7)Phap_hoi_thu_an (8)Phap_hoi_thu_an (9)Phap_hoi_thu_an (10)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2013(Xem: 12761)
Lời bài hát: Phận Làm Con - Nhiều Ca Sĩ Mẹ già ngồi khóc dưới hiên mưa tả tơi. Cha già ngồi đó đôi vai gầy ai ơi. Thèm sao một bữa cơm gia đình, mộc mạc thôi đơn sơ nhưng mà vui. Mẹ già ngồi đó nước mắt không còn rơi Cha già ngồi đó, mắt kia nhìn xa xôi
05/08/2013(Xem: 9705)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
04/08/2013(Xem: 5972)
Trong khi tất cả chúng ta Vinh danh Mẹ quý, ngợi ca hết lời Với lòng yêu mến tuyệt vời Đề cao đức tính của người mẹ thương
03/08/2013(Xem: 10113)
*Thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với truyện Kiều, rất phổ biến trong nhân gian, mọi tầng lớp bình dân cho đến những nhà bác học đều yêu mến, một số thuộc nằm lòng cả tác phẩm này (3254 câu thơ lục bát), chương trình giáo dục của học sinh trung học cũng có tuyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã áp dụng triết lý của tam giáo (Phật-Lão-Khổng giáo) để diễn tả những diễn biến của cuộc đời, rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đều xảy ra trong truyện Kiều, vậy cho nên hàng năm người có tục lệ bói Kiều, để xem năm mới đời mình sẽ như thế nào ứng theo sự việc xảy ra với những nhân vật trong truyện, nhất là tùy theo hoàn cảnh của nàng Kiều là nhân vật chính của cốt truyện.
03/08/2013(Xem: 12710)
Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…
03/08/2013(Xem: 12425)
Tháng năm ngày lễ Mẹ Tháng sáu ngày lễ Cha. Niềm yêu thương chan hòa Mẹ Cha, Ôi cao cả ! Đã cho con tất cả Từ sơ sinh đến già, Dòng sữa mẹ đậm đà Cha công lao vất vả,
03/08/2013(Xem: 14688)
Có khi mở tròn xoe mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
02/08/2013(Xem: 16937)
Bộ tranh Cha yêu con theo cách riêng của cha của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đang làm xôn xao cộng đồng mạng bởi chứa nhiều giá trị nhân văn.
01/08/2013(Xem: 12836)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường.
01/08/2013(Xem: 5968)
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, tôi xin trang trọng gởi đến quí Ngài và quí vị trưởng tử của Đức Phật lời chúc khánh tuế: Phước – Trí trang nghiêm, đạo thể hằng an tịnh để tiếp tục sứ mạng truyền bá Phật pháp; đồng chúc quý Phật tử cùng thân bằng quyến thuộc một mùa hiếu hạnh tròn đầy, tin yêu và hòa kính theo chân tinh thần từ bi - nhẫn trí của Phật Giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]