Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc : Phong tục Lễ Vu Lan

08/08/201420:48(Xem: 4081)
Hàn Quốc : Phong tục Lễ Vu Lan


VuLan2014_HanQuoc (16)VuLan2014_HanQuoc (17)VuLan2014_HanQuoc (18)VuLan2014_HanQuoc (19)
Hàn Quốc :
Phong tục Lễ Vu Lan

 

Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.

 

Tập tục truyền thống này của người Hàn Quốc có liên quan với các nghi thức của Phật giáo. Ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày kết thúc Khóa An cư Kiết Hạ, theo truyền thống Phật giáo, ngày Tự tứ (Sau ba tháng An cư Kiết hạ, mỗi thành viên đều đến trước đại chúng tự phát lồ sám hối. Tự thú những lỗi lầm của mình, thỉnh cầu đại chúng thấy, nghe hay nghi mình có lỗi thì chỉ ra để mình sám hối, gọi là Tự tứ. Bởi do sự thành thật chỉ lỗi cho nhau trên tinh thần hòa ái, tương kính cho nên chư Phật mười phương đều hoan hỷ. Do đó, ngày này cũng gọi là ngày chư Phật hoan hỷ và chư tăng thọ thêm một tuổi đạo).

 

Đây là dịp lễ Vu Lan Báo hiếu, nên cũng là thời kỳ để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lac quốc. Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đã từng đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành. Rằm tháng 7 năm nay, tức ngày Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay ngày Vu Lan Báo hiếu, rơi vào đúng Chủ nhật mùng 10 tháng 8.

 

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), dụ cho cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội khổ bị treo ngược.

 

“Báo hiếu” là sự đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục của người con đối với cha mẹ hiện tiền và cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.

 

Lễ Vu Lan của Phật giáo như chúng ta thấy ngày nay phát xuất từ thời Đức Phật. Bằng đại bi tâm, Đức Phật đã dạy phương thức báo hiếu cho cha mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận không ai khác là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả là một trong mười vị đệ tử xuất chúng của Thế Tôn. Khi Mục Kiền Liên vừa chứng được lục thông, liền nhớ đến mẹ mình, Tôn giả bèn dùng tuệ nhãn kiếm tìm, liền thấy mẹ đang bị đọa đày trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ vô vàn, Ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm đầy cho mẹ. Do tâm bà Thanh Đề còn quá san tham và ác nghiệp thọ báo còn quá nặng nề nên bà không thể dùng cơm vì bát cơm biến thành lửa.

 

Vô cùng đau đớn, không biết dùng cách nào để cứu mẹ mình, Ngài liền về hỏi đức Thế Tôn. Đức Phật liền dạy :

 

“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông biến hóa của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được, duy chỉ nhờ thần lực nhiệm mầu của chúng Tăng sau ba tháng an cư kiết hạ, tin tấn tu hành thanh tịnh, tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hóa được nghiệp lực, mẹ ngươi mới thoát được cảnh khổ”.

 

Nghe vậy, Tôn giả mục Kiền Liên liền khẩn cầu Thế Tôn :

 

“Bạch Thế Tôn, con nay làm sao thỉnh được chư Tăng mười phương cúng dường một lúc như vậy được ?”.

 

Đức Phật dạy :“Ngày Vu Lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cũng là ngày mười phương chư Phật đồng hoan hỷ, ông nên sắm các thứ cúng dường trong ngày Tự Tứ. Ngày đó dù các vị ở trong thiền định hay thọ hạ kinh hành, hay hóa độ nhân gian, cũng tập trung lại để Tự Tứ và cầu nguyện cho mẹ người được thoát khổ”.

 

Tôn giả Mục Kiền Liên thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, và chính ngay trong ngày đó mẹ Tôn giả thoát được cảnh khổ ngạ quỷ mà được sanh lên cõi trời. Tôn giả vô cùng hoan hỷ và thỉnh cầu : “Sau này có chúng sinh nào muốn phát tâm hiếu để cầu nguyện cho cha mẹ thoát khổ được vui, họ có được làm như con không?”.

 

Thế Tôn bảo rằng : “Có thể được làm như vậy trong ngày Tự tứ để cha mẹ đời này và nhiều đời được siêu độ giải thoát”.

 

Từ đó trong Phật giáo truyền lại một pháp thức cứu độ cho các bậc tiền nhân quá vãng siêu thoát về cảnh giới an lành, được thực hiện trong ngày Vu Lan - Tự Tứ. Vào những ngày này, dù bạn là ai, ở đâu cũng ước muốn được đến chùa để tham dự lễ Vu Lan - Báo Hiếu, chí thành thắp một nén hương lòng cầu nguyện cho cha mẹ hoặc đời này hay nhiều đời được siêu độ, còn người đang hiện hữu nhờ công đức này mà an lành hạnh phúc trong cuộc sống nhân sinh.

 

Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Hàn Quốc, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu.

 

Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng (Baekjung-백중-百中) rằm tháng 7 Âm lịch, mọi công việc đồng áng, bón phân làm cỏ cũng đã hoàn thiện. Người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là “Ngày rửa liềm”. Xưa kia đây cũng là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi ngày này là “Ngày sinh nhật của kẻ ăn người ở” hay “Tết của kẻ ăn người ở”. Người nông dân nghỉ việc đồng áng trong ngày rằm tháng 7 Âm lịch. Họ làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Các gia chủ thì sắm quần áo mới cho tôi tớ trong nhà mình. Ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở của những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi Dorongi (도롱이), đội nón sậy Satgat và cưỡi bò đi quanh làng (Ngày xưa, khi chưa có áo mưa, người Hàn Quốc đội mũ đan bằng tre Satgat và mặc áo bện bằng rơm Dorongi (도롱이) để che mưa). Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng. Ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày tết của người ăn kẻ ở, ngày vui của mọi người và là ngày chia sẻ giúp đỡ những người nghèo khó. Đây chính là nét văn hóa truyền đời đáng qúy của ông cha người Hàn Quốc.

 

Hình : người Hàn Quốc đội mũ đan bằng tre Satgat và mặc áo bện bằng rơm Dorongi (도롱이) để che mưa

 

Ngày nay, lễ Vu Lan không còn đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người” với bất cứ ai đang hiện hữu trên cõi đời này. Hiếu kính mẹ cha, phụng thờ tổ tiên ông bà, nối kết ân tình nghĩa cảm giữa người còn kẻ mất là truyền thống cao đẹp trong dòng chảy văn hóa tình người của dân tộc.

 

Khúc Heosimgok (Hối Tâm Khúc) / Ahn Bi-chwi 
* Nhạc phẩm Eomeoni (Người Mẹ) / Jo Ju-seon (Lee Hee-seong sáng tác nhạc và Gang Sang-gu viết lời)
* Trích đoạn Gilgunak (Âm nhạc diễu hành) trong nhạc phẩm Nongsasori (Làm ruộng) của vùng Jindo / Kim Hyang-gyu và dàn đồng ca

 

Thích Vân Phong

 

Chùm ảnh Lễ hội Lễ hội Bách chủng Hàn Quốc :

Chùm ảnh Lễ Vu Lan Báo hiếu Hàn Quốc : 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2015(Xem: 4405)
Sáng 23-8-2015 (10-7 Ất Mùi), tại chùa cổ Đông Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TT.Thích Hành Tri, trụ trì cùng môn đồ đệ tử đã long trọng trang nghiêm tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 6 cố Đại lão HT.Thích Huệ Quang, nguyên Thành viên HĐCM GHPGVN, nguyên Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Huynh trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương.
24/08/2015(Xem: 3896)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con Quản gì một nắng hai sương Ngại gì sóng gió dặm trường vợi xa Lời ru mẹ vẫn thiết tha
24/08/2015(Xem: 5271)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan. “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh dài thức đủ năm canh…” Thưa vâng, trong êm đềm của ngọn gió mùa thu, lời ca dao mộc mạc ấy đã cho ta hình ảnh thật tuyệt vời đó là tình yêu vô biên của mẹ, mẹ đã thức đủ năm canh dài, thức thâu đêm chờ sáng để hát ru cho con tròn giấc ngủ an lành. - Mẹ ơi, không có tiếng hát nào hay hơn, nồng ấm hơn lời hát ru của mẹ cho con, Mẹ ơi, không có vòng tay nào êm ả hơn, dịu dàng hơn vòng tay ấp ủ của mẹ hiền… “Mẹ ơi, …mẹ !…
24/08/2015(Xem: 5827)
Hãy hạnh phúc được làm người mạnh khỏe Để hành trì theo Phật Pháp cao siêu Sống lạc an lợi ích cả đôi điều Cho tự thân tỏa ra toàn xã hội
24/08/2015(Xem: 5204)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Thuật ngữ Vu lan bồn bắt nguồn từ bản kinhVu lan bồn (Ullambana, 盂蘭盆經) và từ ullambana có nghĩa là “treo ngược”. Nó mô tả số phận đáng thương của những chúng sanh đang bị treo ngược ở trong những địa ngục.
23/08/2015(Xem: 4713)
10 năm qua, chính tay ông đã chôn cất hơn 10.000 hài nhi vô tội bị cha mẹ chối bỏ tại nghĩa trang Đồng Nhi (xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, Khánh Hòa); đồng thời cưu mang nhiều người mẹ trẻ lầm lỡ và nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi tại mái ấm mang tên mình. Ông là Tống Phước Phúc ở phường Phương Sài, TP.Nha Trang.
23/08/2015(Xem: 5126)
Sáng nay, mùng 9 tháng 7 năm Ất Mùi (22-8-2015) nhân mùa Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2559, TT.Thích Thiện Thông- Trưởng Ban Văn Hóa GHPGVN huyện Diên Khánh- trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Khóa tu Một Ngày An Lạc lần thứ 65- Lễ cúng dường Trai Tăng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu siêu cửu huyền thất tổ, cầu âm siêu dương thái.
21/08/2015(Xem: 5123)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền. Bà không tin Đức Phật Không tin cả Pháp, Tăng Tam Bảo và Ngũ Giới Bà cho là nhố nhăng. Nên bà, sau khi chết
21/08/2015(Xem: 5232)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ… Chiều Vu Lan tình thu gợi lòng con nhớ mẹ da diết, những đứa con xa quê, xa mẹ ngồi bó gối trong ký túc xá nhìn mưa rơi mà nghe hồn tái tê nhớ mẹ. Ở quê nhà mẹ cũng vò võ nhớ thương con lạc loài miền xa bươn chải cuộc sống, tự lập bản thân, mưu cầu công danh với bao khắc khoải âu lo, không biết con mình có đạt thành nên người giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn? Mẹ ơi! Chiều mưa ngoại thành trên lối con về nhà trọ bập bềnh là nước, nước ngập đường, nước tưới màu xanh ruộng lúa, nước tưới vườn cây ăn trái nặng trĩu cành và nước làm ướt sũng con gà mẹ đang ủ ấp đàn con bằng đôi cánh của mình dưới bụi chuối. Thật vô tình thơ ngây mấy chú gà con không biết mẹ mình ướt, cứ rút đầu chen lấn tìm hơi ấm của mẹ và chim chíp kêu mẹ thật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]