Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khói lam cuộc tình

06/08/201408:06(Xem: 4287)
Khói lam cuộc tình

khoi lam cuoc tinh

Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...

Có lẽ không ít người đã cho ông triệu phú đó là mê tín, là thiếu trí. Nhưng thử hỏi những người không đồng ý chuyện đốt vàng mã có đúng là không mê tín, mù quáng như ông ta? Bỏ một đời theo đuổi một lý tưởng sống hại mình hại người, dù về đời hay đạo, chẳng phải đốt vàng mã thì còn là gì nữa. Ai dám nghĩ những giấc mộng đời chẳng là vàng mã!

Con người là phải vậy thôi. Cái gì cụ thể rõ ràng quá thường không hấp dẫn người ta. Thiên hạ cứ nghĩ về những thứ xa vời để tha hồ mộng mị. Tình yêu đầu đời, ma túy, tước vị,... và bao thứ mê muội khác ở đời đều phải có chút gì váng vất mơ hồ mới cuốn hút được người ta. Ai nghe hay đọc đến những nhận xét kiểu này cũng cứ lắc đầu chối phăng: Riêng tôi thì đâu có vậy, đừng vơ đũa cả nắm chứ!

Anh chống đối chuyện đốt vàng mã nhưng thay vào đó là anh đốt cả đời mình cho một viễn tượng xa vời nào đó trong tình yêu, tôn giáo, chính trị và đôi khi cả văn hóa nữa. Vùi đầu làm một nhà thơ, đêm ngày mơ màng với những câu chữ, ý tứ man mác... Hay đêm ngày cầu nguyện một ông via bà via nào đó mà không cần đến một chút suy tư tra vấn... Hoặc theo đuổi một nỗi quan hoài về xã hội mà chưa một lần ngó lại xem nó có là niềm hoang tưởng hay không... Tất thảy đều là những kiểu đốt vàng mã, thậm chí còn tốn kém gấp ngàn lần thứ vàng mã mà mấy bà vẫn đốt đều đặn mỗi Vu Lan nữa.

Chuyện vàng mã đâu phải chỉ có chừng đó cái để nói. Còn có một cái khác nhức nhối hơn nhiều. Trong số những người bỏ tiền mua vàng mã về đốt ấy, có không ít những tay trí thức hẳn hoi. Ai dám bảo họ dốt nát, mê tín. Vật lộn với trường lớp để kiếm được mảnh bằng như một cần câu cơm rồi lăn xả vào đời kiếm sống, họ đâu kịp có thời gian để nghĩ nhiều về cái gì nằm ngoài nhịp sống thường nhật, chẳng hạn tôn giáo hay triết học, tư tưởng gì đó.

Rồi thì một ngày có tiền trong tay, họ hành xử theo cách của người có tiền là có hay không một cõi âm phủ cũng mặc, cứ theo lời người ta mua vàng mã đốt cho nhiều vào. Nếu không có ai nhận được những tro khói ấy thì ít gì mình cũng được cái tiếng, nghĩa là một tí mặt mũi. Nhưng đó mới là trường hợp thứ nhất.

Trường hợp thứ hai chiếm đông nhân số hơn. Đó là khi thiếu chủ kiến, không có được khả năng suy nghĩ độc lập, người ta thường khoái chạy theo đám đông. Đám đông thì làm sao sai được. Chẳng lẽ chừng đó thiên hạ đều thiếu suy nghĩ hay sao chứ. Thế là mua và đốt. Đốt vàng mã, người ta còn đốt theo đó bao nhiêu những thứ khác nữa: Trí tuệ, tiền bạc, thời gian, tình người,... Mấy trăm triệu đồng của ông triệu phú kia lẽ ra có thể giúp cho biết bao người thiếu ăn thiếu mặc.

Thân người nan đắc, chánh pháp nan văn, nhưng nếu không biết tìm minh sư thiện hữu thì cũng là một kiểu đem tiền mua vàng mã. Tôi cứ nhớ hoài câu hát dân gian đầy tục lụy này: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Nghĩ mà thương rồi tiếc cho nhiều người mất mấy chục năm vô giá của đời mình để lần bước theo một kiểu hướng dẫn sai lạc, nhiều lúc cũng thấy nó có vấn đề nhưng rồi vì lý do nào đó mà tiếp tục lê gót.

Từng ngày trôi qua là từng đống lớn vàng mã được họ mê mải mồi lửa. Ngày cuối đời, cái có được chỉ là một chút tro tàn chưa kịp bay đi. Chiều mưa Vu Lan, ngồi nghe Chiều Phủ Tây Hồ của Phú Quang mà ngậm ngùi thay. Em đốt đời mình, ta đốt đời ta, cũng như thiên hạ đốt vàng mã vậy thôi. Hóa vàng đi em!

Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/08/2013(Xem: 12639)
Lời bài hát: Phận Làm Con - Nhiều Ca Sĩ Mẹ già ngồi khóc dưới hiên mưa tả tơi. Cha già ngồi đó đôi vai gầy ai ơi. Thèm sao một bữa cơm gia đình, mộc mạc thôi đơn sơ nhưng mà vui. Mẹ già ngồi đó nước mắt không còn rơi Cha già ngồi đó, mắt kia nhìn xa xôi
05/08/2013(Xem: 9613)
Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đặc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóngvăn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father's Day)- Chủ Nhật thứ Ba của tháng Sáu; Ngày Của Mẹ (Mother's Day)- Chủ Nhật thứ Hai của tháng Năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - Tám tháng Ba…vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất, đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng, nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.
04/08/2013(Xem: 5880)
Trong khi tất cả chúng ta Vinh danh Mẹ quý, ngợi ca hết lời Với lòng yêu mến tuyệt vời Đề cao đức tính của người mẹ thương
03/08/2013(Xem: 9972)
*Thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với truyện Kiều, rất phổ biến trong nhân gian, mọi tầng lớp bình dân cho đến những nhà bác học đều yêu mến, một số thuộc nằm lòng cả tác phẩm này (3254 câu thơ lục bát), chương trình giáo dục của học sinh trung học cũng có tuyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã áp dụng triết lý của tam giáo (Phật-Lão-Khổng giáo) để diễn tả những diễn biến của cuộc đời, rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đều xảy ra trong truyện Kiều, vậy cho nên hàng năm người có tục lệ bói Kiều, để xem năm mới đời mình sẽ như thế nào ứng theo sự việc xảy ra với những nhân vật trong truyện, nhất là tùy theo hoàn cảnh của nàng Kiều là nhân vật chính của cốt truyện.
03/08/2013(Xem: 12377)
Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…
03/08/2013(Xem: 12026)
Tháng năm ngày lễ Mẹ Tháng sáu ngày lễ Cha. Niềm yêu thương chan hòa Mẹ Cha, Ôi cao cả ! Đã cho con tất cả Từ sơ sinh đến già, Dòng sữa mẹ đậm đà Cha công lao vất vả,
03/08/2013(Xem: 14252)
Có khi mở tròn xoe mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
02/08/2013(Xem: 16765)
Bộ tranh Cha yêu con theo cách riêng của cha của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đang làm xôn xao cộng đồng mạng bởi chứa nhiều giá trị nhân văn.
01/08/2013(Xem: 12513)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường.
01/08/2013(Xem: 5876)
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu năm nay, tôi xin trang trọng gởi đến quí Ngài và quí vị trưởng tử của Đức Phật lời chúc khánh tuế: Phước – Trí trang nghiêm, đạo thể hằng an tịnh để tiếp tục sứ mạng truyền bá Phật pháp; đồng chúc quý Phật tử cùng thân bằng quyến thuộc một mùa hiếu hạnh tròn đầy, tin yêu và hòa kính theo chân tinh thần từ bi - nhẫn trí của Phật Giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]