Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khói lam cuộc tình

06/08/201408:06(Xem: 4370)
Khói lam cuộc tình

khoi lam cuoc tinh

Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...

Có lẽ không ít người đã cho ông triệu phú đó là mê tín, là thiếu trí. Nhưng thử hỏi những người không đồng ý chuyện đốt vàng mã có đúng là không mê tín, mù quáng như ông ta? Bỏ một đời theo đuổi một lý tưởng sống hại mình hại người, dù về đời hay đạo, chẳng phải đốt vàng mã thì còn là gì nữa. Ai dám nghĩ những giấc mộng đời chẳng là vàng mã!

Con người là phải vậy thôi. Cái gì cụ thể rõ ràng quá thường không hấp dẫn người ta. Thiên hạ cứ nghĩ về những thứ xa vời để tha hồ mộng mị. Tình yêu đầu đời, ma túy, tước vị,... và bao thứ mê muội khác ở đời đều phải có chút gì váng vất mơ hồ mới cuốn hút được người ta. Ai nghe hay đọc đến những nhận xét kiểu này cũng cứ lắc đầu chối phăng: Riêng tôi thì đâu có vậy, đừng vơ đũa cả nắm chứ!

Anh chống đối chuyện đốt vàng mã nhưng thay vào đó là anh đốt cả đời mình cho một viễn tượng xa vời nào đó trong tình yêu, tôn giáo, chính trị và đôi khi cả văn hóa nữa. Vùi đầu làm một nhà thơ, đêm ngày mơ màng với những câu chữ, ý tứ man mác... Hay đêm ngày cầu nguyện một ông via bà via nào đó mà không cần đến một chút suy tư tra vấn... Hoặc theo đuổi một nỗi quan hoài về xã hội mà chưa một lần ngó lại xem nó có là niềm hoang tưởng hay không... Tất thảy đều là những kiểu đốt vàng mã, thậm chí còn tốn kém gấp ngàn lần thứ vàng mã mà mấy bà vẫn đốt đều đặn mỗi Vu Lan nữa.

Chuyện vàng mã đâu phải chỉ có chừng đó cái để nói. Còn có một cái khác nhức nhối hơn nhiều. Trong số những người bỏ tiền mua vàng mã về đốt ấy, có không ít những tay trí thức hẳn hoi. Ai dám bảo họ dốt nát, mê tín. Vật lộn với trường lớp để kiếm được mảnh bằng như một cần câu cơm rồi lăn xả vào đời kiếm sống, họ đâu kịp có thời gian để nghĩ nhiều về cái gì nằm ngoài nhịp sống thường nhật, chẳng hạn tôn giáo hay triết học, tư tưởng gì đó.

Rồi thì một ngày có tiền trong tay, họ hành xử theo cách của người có tiền là có hay không một cõi âm phủ cũng mặc, cứ theo lời người ta mua vàng mã đốt cho nhiều vào. Nếu không có ai nhận được những tro khói ấy thì ít gì mình cũng được cái tiếng, nghĩa là một tí mặt mũi. Nhưng đó mới là trường hợp thứ nhất.

Trường hợp thứ hai chiếm đông nhân số hơn. Đó là khi thiếu chủ kiến, không có được khả năng suy nghĩ độc lập, người ta thường khoái chạy theo đám đông. Đám đông thì làm sao sai được. Chẳng lẽ chừng đó thiên hạ đều thiếu suy nghĩ hay sao chứ. Thế là mua và đốt. Đốt vàng mã, người ta còn đốt theo đó bao nhiêu những thứ khác nữa: Trí tuệ, tiền bạc, thời gian, tình người,... Mấy trăm triệu đồng của ông triệu phú kia lẽ ra có thể giúp cho biết bao người thiếu ăn thiếu mặc.

Thân người nan đắc, chánh pháp nan văn, nhưng nếu không biết tìm minh sư thiện hữu thì cũng là một kiểu đem tiền mua vàng mã. Tôi cứ nhớ hoài câu hát dân gian đầy tục lụy này: Tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài, ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây. Nghĩ mà thương rồi tiếc cho nhiều người mất mấy chục năm vô giá của đời mình để lần bước theo một kiểu hướng dẫn sai lạc, nhiều lúc cũng thấy nó có vấn đề nhưng rồi vì lý do nào đó mà tiếp tục lê gót.

Từng ngày trôi qua là từng đống lớn vàng mã được họ mê mải mồi lửa. Ngày cuối đời, cái có được chỉ là một chút tro tàn chưa kịp bay đi. Chiều mưa Vu Lan, ngồi nghe Chiều Phủ Tây Hồ của Phú Quang mà ngậm ngùi thay. Em đốt đời mình, ta đốt đời ta, cũng như thiên hạ đốt vàng mã vậy thôi. Hóa vàng đi em!

Toại Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2010(Xem: 5614)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 7347)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 9069)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 8572)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]