Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiếu đạo, nền tảng đạo đức của xã hội loài người

05/08/201418:09(Xem: 6403)
Hiếu đạo, nền tảng đạo đức của xã hội loài người

Bo_Tat_Muc_Kien_Lien

Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định. Vậy tại sao nhà Phật lại chọn sau ba tháng an cư, đến ngày Tự Tứ thì lễ Vu Lan mới được tổ chức? Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân. Tri ân luôn đồng thời với báo ân giống như nói tâm hiếu luôn gắn liền với hạnh hiếu. Muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ thì phải đền đáp công ơn dưỡng dục. Khi cha mẹ còn sống, cần hết lòng phụng dưỡng, cư xử phải hết mực cung kính, nếu đã mất thì nên làm mọi thiện sự nhằm hồi hướng công đức để kẻ sống lẫn người mất đều được hưởng lợi ích. Người ta thường cầu siêu bạt độ, để người chết hết bị đọa đày. Người còn sống thiếu thốn khó khăn thì được người khác hướng tâm bằng tấm lòng từ bi, ban vui và cứu khổ.

Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, gợi lên tình người thắm thiết, còn được gọi là Ngày kết nối yêu thương, Ngày lễ hội văn hóa tình người,... tính nhân văn đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Ngày Vu Lan không còn là ngày mang tính tôn giáo chỉ riêng đối với đạo Phật, mà đã thấm sâu vào lòng dân tộc, ấm đượm tình người, là một yếu tố có thể sưởi ấm tâm hồn làm cho con người trở nên thanh lương, không còn bơ vơ hoặc lạc loài cô đơn. Chúng ta phải biết ân và báo đáp ân nghĩa mình cưu mang mới xứng đáng là con người hiện hữu trên cuộc đời này. Điểm khởi đầu của con người là hiếu, nên Nho giáo đặt nặng ba đối tượng phải tôn thờ và quý trọng, đó là: quân-sư-phụ. Quân là vua, dưới chế độ phong kiến con người phải tôn thờ và trung thành với vua, ngoại trừ hôn quân, bạo chúa. Sư là thầy, người đã ươm mầm giúp chúng ta có kiến thức văn hóa để tiếp cận với tri thức thế gian, biết tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống, đồng thời có tầm nhìn sâu rộng để biết ứng xử giữa con người với con người. Ngoài ra, phật tử còn có vị thầy dạy đạo, người trao truyền nghệ thuật sống hay, sống đẹp, tìm ra chân nghĩa của cuộc sống, bước trên con đường chân-thiện-mỹ để sau này thành nhân chi mỹ. Thầy dạy đạo khai thị và truyền đạt Phật pháp để quý phật tử biết cách sống lành mạnh, chuyển hóa được hạt giống khổ đau bằng cách tu hành, bớt mê lầm, thoát khỏi ràng buộc và sống tự tại. Thầy dạy đạo mang tính xuất thế gian nên giá trị vĩnh hằng và không thể dùng quan niệm hữu hạn ở thế gian để đo lường. Người xưa có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.” (Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy), nên chuẩn mực đạo đức của Nho giáo rất quan tâm đến truyền thống Tôn sư trọng đạo, truyền thống ấy vẫn đang được bao thế hệ nhân dân ta kế tục giữ gìn và phát huy. Phụ là cha, sống dưới chế độ phong kiến theo khuynh hướng trọng nam khinh nữ, đây chính là quan niệm của người xưa, còn thời nay xã hội văn minh mọi người đều có quyền bình đẳng nam nữ. Cha mẹ cho chúng ta thân này, nuôi ta khôn lớn với bao nhọc nhằn, công lao dưỡng dục không thể đếm kể, dìu dắt chúng ta bước vào đời một cách tự tin và vững chãi. Có bậc cha mẹ sợ con hư hỏng, lâm vào tệ nạn xã hội nên đã gửi gắm con đến chùa quy y Tam bảo nhằm giúp con biết giữ gìn năm giới cấm, học hiểu đạo lý, để được giáo hóa cách sống hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Có thể nói rằng: Giáo pháp của đạo Phật giáo dục quốc dân hùng cường và giáo dục con người rất hiệu lực. Đạo Phật tạo nên cốt lõi linh hồn của dân tộc, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đối với hồn thiêng sông núi, đối với quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam. Hiếu đạo là nền tảng đạo đức của xã hội loài người, con người nhờ có trí khôn bởi bộ óc thông minh, vượt lên chinh phục bản năng nên tạo được nề nếp sinh hoạt có tôn tri trật tự, có thể tu để thoát khổ và sống cuộc đời tự tại, mở ra một xã hội hòa bình, thịnh trị. Đức Phật đã dạy: “ Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế ”, nhân ngày đại lễ Vu Lan, tâm tư chúng ta cần hướng về cha mẹ, hai vị phật luôn hiện hữu trên cuộc đời mỗi chúng ta. Không có tôn giáo nào dám đặt cha mẹ ngang hàng với đấng Toàn năng hay Thượng đế, nhưng đạo Phật cho rằng vị trí cha mẹ không thể xem thường, sử sách cho biết chưa có vị Phật, hoặc Bồ Tát hay Thánh nhân nào bất hiếu với cha mẹ, bất kính với Thầy Tổ. Chúng ta càng phải giữ gìn đạo hiếu bởi vì nếu bất hiếu với cha mẹ, bất kính với Thầy Tổ thì chưa thể đi đến con đường giác ngộ và giải thoát.

Đạo Phật là đạo hiếu sinh, chúng ta phải sống hiếu kính, hiếu dưỡng với cha mẹ và người trên, hiếu hòa với người dưới và hiếu sinh với vạn loại. Đó chính là gốc gác nguồn cội cho điểm khởi đầu vô cùng quan trọng, nên có thể nói tâm hiếu là căn bản mọi tình cảm tốt đẹp của loài người, con người không có tâm hiếu chẳng khác nào xây tòa nhà đạo đức không có nền móng. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, thế nào là chân nhân? Đó là người tri ân và báo ân”. Một là ân cha mẹ, hai là ân Thầy Tổ, ba là ân chúng sanh, bốn là ân Tổ quốc. Nếu chúng ta sống không có ân tình, ân nghĩa thì không thể tồn tại. Thân được lớn lên, trưởng thành, hiểu biết đạo lý thì đã chịu biết bao ân tình ân nghĩa, nếu biết tìm cách báo đáp Tứ trọng ân thì đó chính là chân nhân. Tâm lý các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn con cháu hiền lương, đạo đức. Muốn có được điều đó thì cha mẹ phải sống gương mẫu, có trách nhiệm.Con cái quy y Tam Bảo, giữ giới, học Phật pháp, từng bước chuyển hóa, biết kính yêu phụng dưỡng ông bà cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân và thương yêu mọi người. Đức Phật chủ trương không phân biệt giai cấp hay địa vị trong xã hội mà cho rằng người có giá trị là người có trí tuệ và đạo đức, còn giàu hay nghèo, sang hay hèn, có học vị hay không có học vị, có tri thức hay không có tri thức miễn có trí tuệ và đạo đức thì đó mới chính là người cao quý. Ở Ấn Độ có bốn giai cấp: giai cấp Bà-la-môn chỉ đạo tinh thần tâm linh, giai cấp Sát-đế-lỵ tức vua chúa quý tộc giữ quyền cai trị đất nước, giai cấp Phệ xá gồm thương gia, chủ điền lo đảm đương kinh tế và giai cấp Thủ-đà-la là hàng nô lệ. Đức Phật chủ trương xóa bỏ bốn giai cấp, không có sự khác nhau trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn nên người của bốn giai cấp xuất gia đều là đệ tử Phật, nên mới có câu:

“Tứ hà nhập hải giai xả dị danh

Tứ Tánh xuất gia đồng xưng Thích tử.”

Đức Phật là điểm tựa tối cao của nhân loại. Ngài là tấm gương hiếu hạnh sáng ngời để nhân loại noi theo. Trong ngày này, tinh thần Vu Lan được nhân rộng, chúng ta thấy gương đại hiếu Mục Kiều Liên luôn là tấm gương sáng để hậu thế noi theo, hình ảnh Ngài hiện hữu trong tâm thức mỗi người, nên mọi người đều có thể thực hiện báo ân, báo hiếu vào bất cứ thời điểm nào .

Thái tử Tất Đạt Đa lúc chuẩn bị đăng quang làm vua vẫn không đam mê tiếc nuối ngai vàng, Ngài từ bỏ địa vị Nhân Vương và trở thành Đấng Pháp Vương Vô Thượng. Chúng ta là phật tử, diễm phúc khi được tự hào là con của Đấng Pháp Vương. Ngài đối với tất cả pháp tự tại vô nhiễm giống như hoa sen trong bùn vươn lên tỏa ngát hương sắc. Kinh nghiệm cọ xát cuộc sống của tổ tiên theo lý nhân quả của Phật giáo, các bậc tiền bối có nói:

“ Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận

Ngỗ nghịch con nào có khác chi

Xem thử trước thềm mưa xối nước

Giọt sau giọt trước có sai gì.”

Hiểu được điều đó, chính bản thân mỗi người phải mẫu mực, sống tốt đẹp, hài hòa, hiền lương, có lòng trắc ẩn thương người thì con cháu sẽ học tập và noi gương. Hiếu đạo là căn bản của đạo giác ngộ, là đạo đức của đạo làm người. Thiên tính bảo vệ con cái nơi cha mẹ vô cùng lớn. Nếu con cái còn được cha mẹ ôm ấp, vỗ về, yêu thương thì tình thương cha mẹ là chất liệu cho cuộc sống của con có ý nghĩa, để con tự tin hơn. Mất cha mẹ thì con cái thiếu tình thương và trở nên cô đơn. Nhân ngày lễ Vu Lan, chúng ta nên cầu siêu cho cha mẹ, thất thế phụ mẫu, đa sanh phụ mẫu và cửu huyền thất tổ. Đối với những người chết vất vưởng, chúng ta nên cúng thí thực, cầu siêu bạt độ, hướng tâm về họ. Có thể nói rằng, lễ hội Vu Lan bao gồm chất liệu sống của những nền văn hóa tốt đẹp, dù Đông Phương hay Tây Phương, dù cổ hay kim, bất cứ một trú xứ, một quốc gia hay một nền văn hóa nào cũng đều suy tiến đạo lý uống nước nhớ nguồn, hay đạo lý hiếu tâm, hiếu hạnh đối với cha mẹ. Nhà Phật nói: Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu chưa hiểu nội dung giác ngộ, giải thoát của Đức Phật thì chưa thể hiểu tâm của Đức Phật. Vì chúng ta là phàm phu nhưng có thể hiểu tâm hiếu là tâm Phật, chúng ta hiếu kính cha mẹ là chúng ta có tâm Phật. Đức Phật có công hạnh Ba-la-mật, là mật hạnh và hiếu hạnh. Hiếu đạo là một trong những phẩm chất kết cấu nên tư cách của người đệ tử Phật. Hiếu hạnh là một trong những phẩm chất căn bản của xã hội loài người, nếu không giữ gìn hiếu đạo thì xã hội trở nên rối ren, điêu đứng, khổ não, không còn tôn tri trật tự. Ngày Vu Lan, chúng ta tri ân, báo ân với kẻ còn, người mất gọi là âm siêu dương thới để người mất được siêu thăng, kẻ còn được phúc lạc, kẻ sống người mất đều được thanh lương, hạnh phúc, an lạc và giải thoát.

Kinh Tương Ưng, một vị Bà-la-môn hỏi Đức Phật: “Thưa Tôn giả Gô-ta-ma, sau khi tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha, như vậy tôi có lỗi gì không?”. Đức Phật trả lời: “Này người Bà-la-môn, ông làm như vậy là đúng trách nhiệm. Ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức”. Người Bà-la-môn ấy cuối đời cũng xuất gia tu hành theo bước chân của Đức Phật . Cũng có một vị Tỳ kheo bạch với Đức Phật rằng: “Cha mẹ con đang khốn đốn, bây giờ con đi khất thực để nuôi cha mẹ thì con có lỗi không?”. Đức Phật bảo rằng: “Ngươi không có lỗi”. Có một Tỳ kheo khác thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! cha mẹ con kinh tế khá giả và đồng ý cho con xuất gia, nhưng xuất gia chưa bao lâu thì cha mẹ con rơi vào hoàn cảnh khó khăn do giặc cướp hết mọi của cải, vậy con có thể khất thực để nuôi cha mẹ được chăng?”. Đức Phật trả lời: “Trong hoàn cảnh này, ngươi khất thực nuôi cha mẹ là người con có hiếu.” Rõ ràng Đức Phật rất chú trọng đến đạo hiếu, đặc biệt khi phát triển mạnh ở Đông Phương, có ảnh hưởng chung đến nền triết học Khổng-Lão. Người theo Nho giáo rất đặt nặng đạo hiếu. Khi đạo Phật du nhập vào nền văn hóa Trung Hoa và các nước lân cận thì Phật giáo Bắc tông hình thành ngày Đại lễ Vu Lan thắng hội. Phật giáo rất quan tâm đến đạo hiếu chứ không phải chỉ có đạo Nho, trong khi các nước Phật giáo Nam tông thì chưa thấy có mùa Vu lan báo hiếu. Đạo phật bất biến và tùy duyên, hòa nhập cùng Nho giáo và Lão giáo tạo nên một nền triết lý vững mạnh, cho nên ngày Vu lan báo hiếu không còn thu hẹp trong phạm vi chùa chiền mà phổ biến rộng rãi khắp nơi và trở thành chất liệu sống cho xã hội loài người. Rõ ràng tinh thần đạo Phật đã triển khai sâu rộng vào đời sống của quần chúng nhân dân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/08/2019(Xem: 4150)
Một ngày nọ cô con gái12 tuổi đã hỏi cha: "Cha định tặng con món quà gì vào sinh nhật tới?" Cha mỉm cười và trả lời: "Còn nhiều thời gian mà, con hãy đợi tới ngày sinh nhật của con." Chỉ vài ngày sau cuộc đối thoại này, cô bé bị xỉu và khẩn cấp đưa vào bệnh viện. Sau khi khám cô bé, bác sĩ đi ra và thông báo với gia đình "Tim cháu tệ lắm và cháu có lẽ sẽ chết. Cả nhà bị sốc nặng khi nghe tin và không biết làm gì.
01/08/2019(Xem: 16271)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
31/07/2019(Xem: 12935)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/07/2019(Xem: 11961)
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Hình ảnh của cha mẹ còn sống hay đã qua đời, đều là những ảnh cao cả thiêng liêng bất diệt trong mỗi người con. Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Ngày Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11/8/2019 (nhằm ngày 11 tháng Bảy âm lịch năm Kỷ Hợi ).
30/07/2019(Xem: 4709)
Chúng ta thường nghe 2 câu “An cư lạc nghiệp” và “An cư kiết hạ” hai câu nói ấy ẩn tàng giá trị nhứt định về đời cũng như đạo giáo. An Cư kiết hạ có truyền thống lâu đời hơn 2600 năm, từ thời Đức Phật còn tại thế, mãi tới nay vẫn còn lưu dụng trong chốn thiền gia. An cư Kiết Hạ không ngoài nghĩa báo ân và báo hiếu, mà ân hay hiếu đối với người Phật tử thì vô cùng sâu rộng không thể đền đáp đủ trong đời này nên phải trải qua nhiều đời mới trọn vẹn. Thế nhưng, nếu trong thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật tiến tới hai vấn đề mới mẻ: “Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo” (AI: Artificial Intelligence) như Yuval Noah Harari nêu lên trong “21 bài học cho thế kỷ 21” gần đây thì, liệu sẽ ảnh hưởng ra sao đến tinh thần hiếu đạo? Đó là hai vấn đề dày cộm thách thức đối với người Phật tử không có gì đáng lo lắng, hốt hoảng, cũng như không phải là việc siêu vượt ngoài trí suy tưởng của con người hiện đại. Nếu là người Phật tử chân chánh có tu tập, học hỏi giáo pháp của Phật Đà, ứng dụng giáo ph
26/07/2019(Xem: 6539)
Mục Liên Thanh Đề là một đại bồ tát thị hiện nơi địa ngục để từ đó Đức Phật từ bi chỉ dạy cho chúng sinh một pháp môn thật vi diệu về KHỔ TREO NGƯỢC ( ULLAMBANA) . Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian.
22/07/2019(Xem: 5093)
Các tự viện khuyến khích các em nhỏ viết bài về “cha mẹ tôi” hoặc bằng tiếng Việt hay Anh. Đây là quà Vu Lan đơn sơ nhưng nặng tình của các cháu tặng cha mẹ trong ngày Lễ. Chúng ta cũng khuyến khích những Phật tử gửi quà Vu Lan cho nhau trong mùa lễ bằng ECard đến với bạn bè, người thân và người Mỹ. Vu lan là một văn hóa đặc thù của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, mùa Lễ về nhớ ơn và đền ơn. Mỗi người con Phật chúng ta nỗ lực phổ biến những ngày lễ Phật giáo cho cộng đồng Việt và Mỹ vì Phật giáo chỉ là một tôn giáo mới và nhỏ nhoi nơi đất nước nầy.
21/07/2019(Xem: 5523)
Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan PL 2563 tại Thắng Đức Đạo Tràng, London, Anh Quốc (Chủ Nhật 4-8-2019)
27/06/2019(Xem: 10418)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
25/06/2019(Xem: 6592)
"Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Đây là bài thơ cảm tác để tri ân và tán tụng công đức của Người Cha trên cõi trần gian mộng mị lao khổ, nhân "The Father Day" vừa qua, và cũng để góp bút với trang mạng Phật giáo nhân dịp đón lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy, vì thường thấy dịp lễ này người đời hay nhắc đến Người Mẹ nhiều hơn. Hi vọng sẽ có rất nhiều người tìm thấy bóng dáng, hình tượng, ân nghĩa của phụ thân mình sau khi ngâm đọc xong bài thơ song thất lục bát này. Trân trọng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]