Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ đi tìm Mẹ cho con

04/08/201408:13(Xem: 4453)
Mẹ đi tìm Mẹ cho con

red_rose_52

Buổi trưa hôm đó, trời đẹp, tôi đang đi dạo phố, bỗng có một người đàn bà Pháp vượt lên, quay đầu lại, nhìn tôi, rồi ôm chầm lấy hôn trên hai má !

Bà người bé nhỏ, gầy còm, nét mặt xinh đẹp, quần áo gọn gàng nhưng trông hơi mệt mỏi. Tôi trố mắt nhìn bà, vì người này lạ hoắc, chắc chắn tôi chưa bao giờ gặp. Bà nói (tiếng Pháp) :

- Anh là người Việt phải không ?

- Dạ, phải !

Bà tiếp :

- Tên anh có phải là N'guyen không ?

- Dạ đúng, họ tôi là Nguyễn.

Ở quanh tôi lúc đó, có vài người Á Đông. Người Á Đông thì đủ thứ. Bà hỏi là phải. Xin thưa tôi là người Việt. Còn người Việt mà tên là Nguyễn thì có chi lạ. Vậy mà bà tỏ ra rất vui :

- Tôi đã nói chuyện với anh trong một buổi họp. Anh người Việt, tên là N'guyen. Vậy là anh chứ còn là ai nữa. Tôi tìm anh từ lâu lắm rồi, mừng quá !

Bà ngưng lại, đỏ mặt :

- Tôi mời anh đi uống cà phê được không ?

Tôi biết bà nhầm tôi với một người khác, nên vội nói :

- Xin thành thực thưa là tôi không phải là người bà tìm. Tôi chưa hề biết bà. Ông đó là ai vậy?

Bà ngẩn mặt ra, rồi trả lời : « Vậy ông không phải là chủ tịch một nhóm làm việc thiện nguyện cho Việt Nam sao ? ». A, tôi băt đầu để ý: "- Hội thiện thì tôi biết nhiều lắm ! Nếu bà nói tên hội thì tôi có thể biết ông đó là ai. ». Bà lộ vẻ thất vọng : « -Vậy ông không phải là ông ta sao. Tôi chỉ biết ông ta tên là N'guyen, làm chủ tịch một hội thiện, hay đi về Việt nam. Trước đây nhiều năm, tôi đã nói chuyện với ông ta trong một buổi họp. Bao lâu nay tôi mong gặp lại ông, để nhờ ông một việc». Tôi ngần ngừ :

- Tôi không có chuyện gì gấp. Để tôi mời bà đi uống cà phê. Nếu là chuyện làm việc thiện ở VN, thì có thể tôi đóng góp được chăng ?
Bà trả lời: « Ai mời thì có gì đâu... Mà tôi không hề quen ông ta. Chỉ gặp một lần vậy thôi !» Rồi hai người đi vào tiệm cà phê.

me di tim

Trong gần một giờ đồng hồ, bà nói chuyện với tôi, thân thiện như đã quen không biết tự bao giờ.

Chuyện của bà vui mà buồn.

Trước đây mười bốn năm, bà đã sang Việt Nam nhiều lần, để xin một đứa con nuôi. Bà đã có một con trai và kỳ đó xin được một đứa con gái, mới hai tuổi. Bây giờ đứa con trai của bà đã vào đại học, đứa con gái nuôi thì sắp thi tú tài.

Bà kể lể :

- Vợ chồng tôi trước kia đều đi làm, rất vất vả. Chúng tôi đã có một đứa con trai. Nó phải sống gửi ở nhà vú nuôi, cả ngày một mình lủi thủi, đến khi đi học đâm ra khó tính, và bắt đầu hư đốn. Tôi muốn có thêm một đứa con thứ hai, nhưng bác sỹ nói không được. Vợ chồng bắt đầu gây gổ. Con tôi thì hư. Ba đứa sống với nhau càng ngày càng lạnh nhạt.
Chúng tôi bỗng có ý kiến xin một đứa con nuôi. Bè bạn nói đến trẻ em Việt Nam, nạn nhân của chiến tranh. Đi làm thủ tục mới biết là mọi sự đều khó khăn. Giấy tờ phải nộp bên này rất phức tạp. Chúng tôi bị điều tra hạch hỏi đủ điều. Bên đó còn nhiêu khê hơn, tôi lại không có ai quen. Gần hai năm trời lặn lội khổ sở, gặp không biết bao nhiêu người. Người tử tế có, người lợi dụng cũng có. Chúng tôi đã mất không biết bao nhiêu công lao, đi về tốn kém, sức lực kiệt quỵ, mới bế được đứa bé về.

Tôi im lặng, không phải hoàn toàn ngạc nhiên, nhưng lòng không vui.

Tôi hỏi:

- Vậy bây giờ bà có vấn đề gì ?

- Đứa con tôi đã hiểu biết, nó muốn tìm lại bố mẹ nó.

- Con bà bây giờ bao nhiêu tuổi rồi ?

- Mười tám.

- Nó đòi tìm lại bố mẹ sao ?

- Ngay từ nhỏ, nó đã biết nó không giống những đứa trẻ khác. Một lần, lúc nó mới biết đi, tôi mời bạn bè, có một bà người Việt. Vừa thấy bà, nó đã nhìn bà chằm chặp, rồi nó khệnh khạng tới nắm tay bà ta quyến luyến suốt cả buổi. Ai cũng thương cảm. Từ khi biết đọc biết viết, tôi thấy trong cặp sách của nó có rất nhiều hình ảnh về Á Châu. Ngay từ đầu khi nó hiểu biết, tôi đã cắt nghĩa cho nó, và hứa là khi nó trưởng thành tôi sẽ về Việt Nam tìm lại bố mẹ cho nó.

Bà ngập ngừng:

- Phải nói với anh là nuôi cháu cũng khá vất vả....

Rồi vội vàng tiếp:

- Nhưng nó rất thương yêu tôi. Gần một năm nay, không hiểu sao, ngày nào nó cũng nhắc nhở về Việt nam. Nó đòi đi học tiếng Việt. Tôi dẫn nó đi, cực nhọc lắm.

Bà chưa bao giờ gặp người bố và hình như người mẹ nó cũng không biết bố đứa bé ở đâu.

Tôi hỏi: “Bà có ảnh của cháu không?".

Bỗng nhiên bà ngồi im. Ngồi im rất lâu. Rồi chăm chăm nhìn tôi. Tôi lo lắng, không biết mình đã làm lỗi gì. Thấy trong mắt bà có một cái gì khác lạ, tôi hốt hoảng xin lỗi, muốn đứng dậy. Bà đưa tay kéo tôi ngồi xuống. Rồi lại ngồi suy nghĩ. Cuối cùng bà mở ví, lấy một tấm hình đưa cho tôi. Và tôi đã bị một cú sốc rất lớn !

Vì vừa nhìn tôi đã thấy là cháu khuyết tật. Tôi không thể ngờ có chuyện như vậy. Tôi không cản được xúc động, nước mắt ứa ra. Cháu có một nét mặt hết sức xinh đẹp. Lúc này cháu tới tuổi dậy thì, tóc dài, nước da hồng hào, môi son đỏ mọng, nó đẹp lắm. Nhưng bên cạnh có một cái nạng. Tôi không dám nhìn lâu, vội đưa lại bức ảnh cho bà. Tôi chỉ nhìn thấy cái nạng, không dám hỏi cháu khuyết tật như thế nào, nặng hay nhẹ. Bà cẩn thận cất ảnh đi, rồi kể tiếp:

- Chúng tôi đã được đặt câu hỏi và cho biết ngay từ đầu. Vợ chồng tôi can đảm nhận lời qua xem. Nhưng vừa nhìn thấy nó, tôi đã biết là tôi không thể từ chối được. Vì đứa bé vô tội. Và tuy chưa ký giấy tờ, tôi đã thấy nó là con tôi rồi. Nếu lúc đó tôi rút lui, thì tôi sẽ bị ám ảnh suốt đời. Định mệnh đã dính nó vào tôi. Thế là chúng tôi kiên trì làm hết thủ tục để đưa cháu về.

-Điều tôi không thể ngờ là vì đứa bé như vậy, mà gia đình tôi đã được sống những năm vô cùng hạnh phúc. Vì nó mà tất cả những khó khăn trong gia đình đã được giải tỏa. Chồng tôi thương nó như chưa bao giờ thương một đứa trẻ nào khác. Và chúng tôi yêu nhau như chưa bao giờ chúng tôi yêu nhau. Đứa con trai chiều chuộng em gái từng ly từng tý. Nó đã thành người anh, trở nên hết sức ngoan ngoãn.

-Tôi đã được gặp nhiều bác sỹ chuyên môn. Tôi đã vào nhiều nhà thương và nhà trông nom trẻ con khuyết tật. Chúng tôi đã quen được nhiều gia đình có những đứa con như vậy. Họ đều có những tấm lòng vàng. Không ngờ chung quanh tôi có nhiều cảnh như vậy, mà từ trước tôi mù quáng không thấy hoặc thấy mà làm ngơ. Tôi đã học hỏi rất nhiều và đời sống chúng tôi có ý nghĩa hơn nhiều so với những năm về trước. Tôi đã nghỉ việc để săn sóc dạy dỗ hai đứa con. Chúng được chia xẻ đồng đều. Cháu gái được học thể thao, đi trượt tuyết, tuy chỉ ngồi xe trượt thôi. Nó đánh đàn dương cầm rất hay. Cháu lớn lên học hành chăm chỉ, thông minh hết mực, và càng ngày càng xinh. Bây giờ tôi muốn tìm lại mẹ cháu, cũng là để trả ơn cháu, ...

Chúng tôi ngồi nói chuyện tới gần một giờ đồng hồ. Và cuối cùng tôi khuyên bà nên chờ cho con bà thi xong tú tài, vào đại học. Tôi hứa sẽ giúp bà về làng cũ tìm người mẹ, tuy không tin là có thể tìm ra được. Tôi có cảm tưởng là bây giờ bà sống một mình, nhưng không dám hỏi. Tôi đưa địa chỉ email cho bà, nhưng không xin địa chỉ bà. Lúc chia tay, bà bịn rịn rất lâu….

Tôi không hề nhận được email của bà, nhưng nhiều năm sau, bất ngờ gặp lại bà trong bữa tiếp tân của một người bạn. Hai người đã nhận ra nhau ngay, nhưng vì đông người chúng tôi không nói chuyện được nhiều. Bà còn gầy hơn trước, tiếng nói khàn khàn và tóc đã hoa râm. Chồng bà đã mất, bà phải đi làm trở lại. Đứa con trai đi làm bên Á Châu, rồi biệt tăm không cho tin tức gì cả. Đứa con gái đã học thành tài, đi làm, lập gia dình với một bác sỹ người Đức, hai người sống ở gần bà. Chúng tôi tiếp tục giữ liên lạc, nhưng không gặp nhau nữa. Mới đây được tin bà bị ung thư ruột, phải chữa trị rất đau đớn. Đứa con nuôi khuyết tật và người chồng bác sỹ đã vô cùng tận tụy, ngày đêm chăm sóc bà trong ba năm ròng, cho đến khi bà qua đời…

Phần đầu bài này tôi đã viết từ lâu. Hôm nay viết gọn lại và thêm phần sa, lòng không khỏi bùi ngùi nghĩ đến cảnh đời chìm nổi, ân oán trả vay, phước nghiệp hiển hiện ngay trong cõi này,…

Vi Tâm
(vitamannhien.blogspot.com)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2018(Xem: 8920)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ xin nhất tâm khánh tuế Tăng Già Việt Nam nơi Châu lục Bắc Mỹ thêm một hạ lạp sau mùa An cư. Năm nay Cộng đồng Phật giáoViệt Bắc Mỹ đã tổ chức rất nhiều khóa An cư khắp các tiểu bang. An cư là một truyền thống quan trọng để nuôi lớn Tăng Già cả Trí đức và Phước đức. An cư là cơ hội tuyệt diệu để Tăng Già cùng học hỏi nhau những phương thức khế thời hầu sinh tồn và phát triển Đạo pháp trên quê hương mới này.
05/08/2018(Xem: 4015)
TẤM LÒNG CỦA MẸ Cuộc đời mẹ muôn ngàn khổ nhọc Sống nuôi con từ lúc đỏ lòng Giờ đây con đã hanh thông Nhớ ơn mẹ hãy gắng công làm lành .
04/08/2018(Xem: 4275)
Tâm Từ: Đọc Trong Mùa Vu Lan, Bài viết này để cúng dường Tam Bảo; tất cả phước đức xin hồi hướng tới cha mẹ nhiều đời và tất cả chúng sinh ba cõi. Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng; do vậy, lòng con không giây phút nào ngưng nghĩ tới việc cứu mẹ. Trong khi đó, Đức Phật đã dạy, tất cả chúng sinh đều đã từng là cha mẹ đời trước của mình. Bài này nói về Kinh Từ Bi, một phần trong 11 pháp môn, tới cái nhìn Vô thường, rồi tới cái nhìn Duy Thức, và rồi từ Duy Thức khởi tâm đại bi. Các ý phức tạp trong bài, sẽ ghi nhiều bản dịch để đối chiếu.
03/08/2018(Xem: 4375)
Khoảnh khắc được ghi lại một cách ngẫu nhiên bởi anh Vũ Thiên Bùi đã chạm đến trái tim của nhiều người xem. Mang trong mình một sinh linh bé nhỏ nên phụ nữ mang bầu thường luôn được xem là đối tượng ưu tiên, cần quan tâm, chăm sóc ở bất kỳ đâu. Vậy nhưng trong bức ảnh do tài khoản facebook Vũ Thiên Bùi đăng tải gần đây trên một hội dành những người yêu thích nhiếp ảnh, hình ảnh người phụ nữ mang bầu lại gợi cho người ta cảm giác xót xa, thương cảm. Trong bức ảnh, một mẹ bầu khoảng 6-7 tháng đang nằm một mình co ro nơi góc cầu thang bệnh viện. Cô nằm trực tiếp xuống sàn, đầu gối lên chiếc túi trong giấc ngủ vội vàng.
03/08/2018(Xem: 8405)
Nhà của dì Ba ở vùng ngoại thành, có sân trước vườn sau, vắng vẻ yên tịnh. Trong nhà bài trí đơn sơ: bàn thờ thiết trí giản dị nhưng trang nghiêm với thánh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và hoa quả hương đăng đầy đủ, giữa nhà là bộ bàn ghế gỗ có đặt bộ ấm trà bằng đất “quê mùa”, và một điện thoại cố định (ĐT bàn). Sáng sớm. Yên bình, im ắng. Chiếc máy niệm Phật phát lên âm lượng nho nhỏ vừa đủ nghe danh hiệu Phật: (tùy chọn) “Nam mô …” Như mọi ngày, dì Ba quét lau bàn thờ với tâm trạng hoan hỷ và thần thái ung dung thanh thả. Sau đó, dì thắp hương, lâm râm khấn nguyện… Bất chợt, chuông điện thoại bàn reo vang… Dì giật mình, quay lại nhìn chiếc điện thoại nơi bàn giữa nhà, rồi bình tâm lại, xá ba xá trước bàn thờ thiêng liêng, mặc cho chuông điện thoại cứ réo vang nghe như hối hả thúc giục…
02/08/2018(Xem: 6757)
Thông Báo Lễ Vu Lan 2018 tại Chùa Khánh Anh (Bagneux)
02/08/2018(Xem: 10903)
Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2562 (2018) của Hòa Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc
01/08/2018(Xem: 59252)
Con cò lặn lội bờ sông Cò ơi sao lại quên công mẹ già Hỏi rằng ai đẻ cò ra Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi Nhớ khi đi ngược về xuôi Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò Những ngày mưa lũ gió to Công mẹ bắt tép nuôi cò cò quên Vợ con cò để hai bên Công cha nghĩa mẹ cò quên hết rồi Cò ơi cò bạc như Vôi Công cha nghĩa mẹ bằng đồi núi cao
16/05/2018(Xem: 5638)
Từ thời Trung Hoa xưa cũ, thơ ca đã được hội ý là tiếng nói từ chốn chùa chiền (Thi = Ngôn + Tự). Cho nên kinh là những bài thơ đầy cảm xúc, hình tượng và triết lý để ngâm nga, xướng tụng hơn là những bản văn nghiêm mật thuần đức tin và đạo lý. Những thiền sư danh tiếng của Phật giáo thường là những thi nhân từ bản chất. Thơ Thiền như Dạ Lý hương tỏa mùi thơm nhẹ lướt trong không gian. Không tìm cũng thoảng tới. Cố tới thì không biết nơi đâu!
16/03/2018(Xem: 11963)
1-Tình cha cao vời vợi, Như núi Thái non bồng. Như trời cao thăm thẳm, Giữa vũ trụ mênh mông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]