Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Vị Bồ Tát

01/08/201407:04(Xem: 4462)
Hai Vị Bồ Tát
cha me-2

Hai Vị Bồ Tát
Chân Tâm



 
Đức Phật đã nói chẳng có tình yêu thương nào lớn bằng tình yêu thương của một người mẹ dành cho con, và kêu gọi đệ tử của ngài hãy yêu thương tất cả chúng sinh như một người mẹ yêu đứa con của mình vậy! Ta mang danh là đệ tử Phật, là con Phật hằng ngày thề nguyện yêu thương tất cả sinh, nhưng hãy nhìn thật sâu sắc tình yêu thương ấy, ta phải yêu thương được cha mẹ ta trước mới yêu anh chị, yêu họ hàng, bạn bè, làng xóm, yêu đến đất nước được...đừng suy nghĩ đâu xa, đừng nói lời xáo rỗng, hãy thực hiện nó bằng cách thể hiện đạo hiếu của một người con đối với cha mẹ, đối với 2 vị bồ tát sống yêu thương, hy sinh cho chúng ta hết mực, như vậy ta mới xứng đáng là một người đệ tử, 1 người con Phật đúng nghĩa!

Nói đến công lao của cha mẹ chúng ta thường hay nghĩ đến câu ca dao: 

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con"

Câu ca dao đã quá quen thuộc đối với tất cả chúng ta, hầu như ai cũng thuộc lòng ngay từ thuở bé, cho đến khi rời khỏi cõi đời này khó có ai có thể quên được câu ca dao ấy. Thế nhưng đã bao giờ chúng ta thật sự hiểu sâu về công Cha nghĩa Mẹ? tại sao lại được gọi là như núi Thái Sơn,như nước trong nguồn chảy ra? Chúng ta thường mắc căn bệnh hiểu cạn cợt, suy nghĩ cạn cợt, hời hợt để rồi chẳng hiểu thật đúng ý nghĩa to lớn ấy.

Xin phân tích 1 chút để chúng ta thấy được Núi Thái Sơn Và Nước Trong nguồn ấy cao cả và to lớn như thế nào.! Từ bé cho đến lúc lớn lên chúng ta thường mặc nhiên suy nghĩ một điều đơn giản cha mẹ đã sinh ta phải cho ta ăn, nuôi ta lớn, đưa ta đến trường lớp học tập, cho đến khi dựng vợ gả chồng...là điều đương nhiên cho nên ta ít nhìn khi thấy hết được công cha nghĩa mẹ trong từng khoảng khắc cuộc sống.

Chúng ta hãy thử nghĩ xem, nếu một lúc nào đó ta đang chạy trên đường vắng bỗng nhiên xe bị hư, khi đó trong túi chẳng còn đủ tiền để sửa xe, bỗng nhiên có 1 người lạ đến ân cần hỏi han, còn giúp cho ta ít tiền để sửa xe mà không đòi hỏi gì, thì có lẽ ta ghi nhớ công ơn ấy suốt cuộc đời không quên! Hay một lúc xa cơ nào đó, ta bơ vơ không nơi nương tựa, làm ăn thất bại, bỗng nhiên có 1 gia đình, hay một người bạn, cưu mang giúp đỡ ta suốt những ngày tháng đó, nuôi ta ăn, lo cho ta chỗ nghĩ ngơi chu đáo có lẽ công ơn ấy cũng đủ làm ta khắc cốt ghi tâm mong có ngày báo đáp...!

Bây giờ nhìn lại những gì Cha Mẹ đã làm cho ta thì có lẽ những ơn nghĩa kia chỉ như hòn đa nhỏ so với núi Thái Sơn, hố nước nhỏ so với nước trong nguồn mà bấy lâu nay ta chẳng biết. Khi ta còn trong bụng mẹ, cha mẹ nâng niu yêu thương, mang ta nặng trĩu trên người 9 tháng 10 ngày như thế nhưng mẹ nào có nhăn nhó, phiền hà. Đến khi sinh ra trong đau đớn tột độ, rứt từng khúc ruột, nhưng mẹ cha đâu có than trách mà thay vào đó ôm hôn ta trong niềm vui sướng hạnh phúc. Rồi khi ngủ, mỗi khi đái dầm ta đâu có biết cha mẹ lại nằm vào chỗ ướt ấy để ta được nằm chỗ khô ráo, vì mong cho con có được giấc ngủ an lành.

Cứ thế ta lớn lên trong tình yêu thương, bảo bọc của cha mẹ, mẹ cha hằng ngày phải làm lụm tảo tầng 1 nắng hai sương ngoài đồng ruộng, cũng chỉ mong đem đến cho ta cuộc sống tốt đẹp hơn...
trong khi ta vô tư lo ăn chơi vui vầy với bạn bè...thôn xóm. Cả cuộc đời, cả một đời cha mẹ chỉ dành tình thương lo lắng, nuôi nấng và mong cho chúng ta thành người...đối với một người mà hy sinh cả một cuộc đời vì ta như vậy công ơn ấy có đáng vì như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn hay không?

Vậy mà nhìn lại và suy xét kỹ chúng ta sẽ thấy trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có rất nhiều lỗi với cha mẹ, còn tức giận, còn nặng lời, còn dằn dỗi mỗi khi không hài lòng hay chê cha mẹ nghèo khó không được như người khác... người đã hay sinh, dành cả cuộc đời cho chúng ta liệu có đáng được đối xử như vậy? cha mẹ chúng ta xứng đáng có được nhiều hơn thế, xứng đáng có được sự yêu thương, chiều chuộng hơn một anh chàng, hay cô nàng lạ hoắc nào đó chưa nuôi chúng ta được một ngày, ân cần chu đáo lo cho chúng ta một bữa cơm...!

Mùa Vu Lan này chúng ta hãy cùng thể hiện đạo hiếu bằng những việc làm công đức, những lời yêu thương, những chăm sóc ân cần chu đáo đối với cha mẹ, đừng để cha mẹ phải buồn vì ta thêm 1 lần nào nữa, hãy trở thành một con người tốt, tu tập để đạo đức chúng ta ngày càng tăng trưởng trở thành con người thánh thiện, làm một người có ích cho xã hội, đem công đức ấy hồi hướng cho cha mẹ chúng ta được khỏe mạnh, được nương nhờ Phật Pháp quy y tam bảo! đó mới thật là một người con có hiếu xứng đáng để noi theo tấm gương cao vời của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát!

- Chân Tâm-
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2015(Xem: 3818)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con Quản gì một nắng hai sương Ngại gì sóng gió dặm trường vợi xa Lời ru mẹ vẫn thiết tha
24/08/2015(Xem: 5178)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan. “ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ, Năm canh dài thức đủ năm canh…” Thưa vâng, trong êm đềm của ngọn gió mùa thu, lời ca dao mộc mạc ấy đã cho ta hình ảnh thật tuyệt vời đó là tình yêu vô biên của mẹ, mẹ đã thức đủ năm canh dài, thức thâu đêm chờ sáng để hát ru cho con tròn giấc ngủ an lành. - Mẹ ơi, không có tiếng hát nào hay hơn, nồng ấm hơn lời hát ru của mẹ cho con, Mẹ ơi, không có vòng tay nào êm ả hơn, dịu dàng hơn vòng tay ấp ủ của mẹ hiền… “Mẹ ơi, …mẹ !…
24/08/2015(Xem: 5730)
Hãy hạnh phúc được làm người mạnh khỏe Để hành trì theo Phật Pháp cao siêu Sống lạc an lợi ích cả đôi điều Cho tự thân tỏa ra toàn xã hội
24/08/2015(Xem: 5114)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Thuật ngữ Vu lan bồn bắt nguồn từ bản kinhVu lan bồn (Ullambana, 盂蘭盆經) và từ ullambana có nghĩa là “treo ngược”. Nó mô tả số phận đáng thương của những chúng sanh đang bị treo ngược ở trong những địa ngục.
23/08/2015(Xem: 4579)
10 năm qua, chính tay ông đã chôn cất hơn 10.000 hài nhi vô tội bị cha mẹ chối bỏ tại nghĩa trang Đồng Nhi (xã Vĩnh Ngọc, TP.Nha Trang, Khánh Hòa); đồng thời cưu mang nhiều người mẹ trẻ lầm lỡ và nuôi dưỡng gần 100 trẻ mồ côi tại mái ấm mang tên mình. Ông là Tống Phước Phúc ở phường Phương Sài, TP.Nha Trang.
23/08/2015(Xem: 5020)
Sáng nay, mùng 9 tháng 7 năm Ất Mùi (22-8-2015) nhân mùa Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu PL.2559, TT.Thích Thiện Thông- Trưởng Ban Văn Hóa GHPGVN huyện Diên Khánh- trụ trì chùa Sắc tứ Minh Thiện, thôn Thanh Minh, xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Khóa tu Một Ngày An Lạc lần thứ 65- Lễ cúng dường Trai Tăng, cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu siêu cửu huyền thất tổ, cầu âm siêu dương thái.
21/08/2015(Xem: 5042)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền. Bà không tin Đức Phật Không tin cả Pháp, Tăng Tam Bảo và Ngũ Giới Bà cho là nhố nhăng. Nên bà, sau khi chết
21/08/2015(Xem: 5135)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ… Chiều Vu Lan tình thu gợi lòng con nhớ mẹ da diết, những đứa con xa quê, xa mẹ ngồi bó gối trong ký túc xá nhìn mưa rơi mà nghe hồn tái tê nhớ mẹ. Ở quê nhà mẹ cũng vò võ nhớ thương con lạc loài miền xa bươn chải cuộc sống, tự lập bản thân, mưu cầu công danh với bao khắc khoải âu lo, không biết con mình có đạt thành nên người giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn? Mẹ ơi! Chiều mưa ngoại thành trên lối con về nhà trọ bập bềnh là nước, nước ngập đường, nước tưới màu xanh ruộng lúa, nước tưới vườn cây ăn trái nặng trĩu cành và nước làm ướt sũng con gà mẹ đang ủ ấp đàn con bằng đôi cánh của mình dưới bụi chuối. Thật vô tình thơ ngây mấy chú gà con không biết mẹ mình ướt, cứ rút đầu chen lấn tìm hơi ấm của mẹ và chim chíp kêu mẹ thật
20/08/2015(Xem: 5319)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này. Nói là thiên tai, mà kỳ thực, có sự góp phần rất lớn của con người trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên (đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng, v.v…) làm tăng nhiệt độ quả đất, tạo nên tình trạng hâm nóng toàn cầu (global warming).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]