Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi đau của mẹ

29/07/201407:47(Xem: 4901)
Nỗi đau của mẹ
Me-4
Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào,
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào …


Giữa khuya, âm thanh trầm bổng, sâu lắng ngọt ngào của một giọng hát nữ vang lên rồi vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim. Con giật mình tỉnh giấc bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ và con. Vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời, tình cảm ấy đã bị những oán hận, buồn tủi và sự vô cảm, vô tình làm con quên lãng, làm con không thể nhận ra được tình cảm của Mẹ cũng như nỗi đau day dứt của Mẹ. Giờ thì con đã hiểu nên biết nhớ biết thương khi tiếng hát về Mẹ vọng lên giữa đêm trường.

Sinh con ra gặp lúc chiến tranh loạn lạc, vì hoàn cảnh nên Mẹ tái giá, không nuôi dưỡng dạy dỗ chị em chúng con đến trưởng thành. Hẵn là đã từng đêm Mẹ vẫn nín lặng để những giòng lệ thầm chảy ngược về tim. Con thì thuở nhò đã sống trong vòng tay ông bà nội và các cô chú nên hình ảnh Mẹ phai dần trong tâm trí.

Có lẽ vì Mẹ không dành cho con vòng tay ấm áp để xoa dịu nỗi buồn đau khi con vấp ngã, không chỉ dạy cho con đạo lý căn bản để làm hành trang bước vào đời , cũng không thể che chở con trước những phong ba bão táp của cuộc đời nên Mẹ ray rứt. Ước mơ bình dị được một lần ôm con trong vòng tay có vẻ thật xa vời với Mẹ. Con thì hồn nhiên chạy nhảy chơi đùa nhìn Mẹ như một người xa lạ. Có lúc còn nhìn với cặp mắt oán giận Mẹ đã bỏ con .

Chính vì Mẹ không thổ lộ được nỗi lòng với ai nên có thời gian Mẹ bị bệnh thần kinh rất lâu, con vẫn vô tư đứng nhìn Mẹ phờ phạc, héo hon trong cơn bệnh. Nếu như cuộc đời con vẫn mãi trôi theo dòng thế tục, thì có lẽ suốt đời này con không hiểu hết về Mẹ. Ngày từ giả mái ấm gia đình đi xuất gia theo bước chân cô chú, cũng là niềm mong muốn của ông bà nội, con đến từ biệt Mẹ, cũng là lần đầu tiên con biết hơi ấm từ bàn tay dịu dàng của Mẹ, và cũng từ đó con mới ít nhiều hiểu và thương Mẹ. 
 
Ôm con vào lòng Mẹ thổn thức nghẹn ngào: “ Con ơi! cuộc đời này không có người mẹ nào mà không thương con mình, chỉ vì hoàn cảnh mà mẹ phải xa rời các con” Con nghe mắt mình cay cay! Có gì đó nong nóng trên mắt . Không biết đó là hơi ấm của Mẹ truyền sang hay con đã khóc, hay cả hai hơi ấm đang hòa quyện vào nhau. Con khẽ gọi “Mẹ ơi !” và định nói gì đó với Mẹ, nhưng nói gì bây giờ khi mà : Ngôn ngữ trần gian là túi rách – Đựng sao đầy hai tiếng Mẹ ơi !… ( Vũ Hoàng Chương )

Sau này đủ lớn khôn con mới cảm nhận được “Không có tình cảm nào bằng thiêng liêng tình Mẹ” và “ và không có ai chọn cửa để sinh ra” Con tự trách mình kiếp trước thiếu tu. Và con hiểu Mẹ đáng thương hơn đáng trách, nên con càng thương Mẹ. Những lần về thăm nhà con thường hay ở với Mẹ nhiều hơn; như được cơ hội bù đắp Mẹ chăm sóc con tỉ mỉ. Mẹ ơi ! đi qua nửa đời người con mới cảm nhận được vòng tay ấm áp, ánh mắt trìu mế , nụ cười hiền của Mẹ . Mẹ cũng giống như hình ảnh bao nhiêu người mẹ khác ở cõi đời này, thường được gắn với giọt nước mắt chảy xuôi, tình yêu cho con vô điều kiện. 
 
Mỗi lần con về, Mẹ đón con vui mừng hớn hở bao nhiêu thì khi tiễn con đi Mẹ buồn bấy nhiêu. Nhưng giờ con đã là con của cửa Phật, không thể gần gũi Mẹ sớm hôm được. Con chỉ biết cầu nguyện Tam bảo gia hộ Mẹ luôn mạnh khỏe, để mỗi mùa Vu-lan về con được cài trên ngực áo đóa hoa hồng, đóa hoa của niềm hạnh phúc còn có Mẹ trên đời.

Đêm nay, ngồi gõ những dòng này, con chỉ mong ước những người gặp hoàn cảnh như con và cả những người con đang được Mẹ yêu thương mà lại vô tình làm đau lòng Mẹ… các bạn ơi ! hãy trân trọng những ngày tháng được gần bên Mẹ, hãy cố gắng đền đáp ơn Mẹ theo khả năng của mình, đừng để một ngày kia khi Mẹ không còn, tất cả những gì còn lại chỉ là nỗi nhớ da diết với dòng lệ đầy vơi dù có hối hận thế nào thì cũng đã quá muộn màng ■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 134
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/07/2014(Xem: 6604)
Ngài là một vị thiền sư Kiêm luôn học giả đã từ lâu nay Giỏi về chữ Phạn lắm thay. Khi còn niên thiếu thường hay đăng đàn Trổ tài thuyết giảng giỏi giang Cho đồng môn khắp đạo tràng cùng nghe.
31/07/2014(Xem: 3930)
Ngài giờ là một thiền sư, Cha ngài từ thuở giã từ trần gian Ngài còn đang ở đạo tràng Học thiền, tắm gội ánh vàng Thế Tôn, Mẹ già lâm cảnh cô đơn Cho nên ngài phải kề luôn bên bà
31/07/2014(Xem: 4490)
Vu lan về cũng là dịp chúng ta biết sử dụng đôi mắt nhìn mẹ thật rõ ràng, một cách cung kính tràn đầy niềm biết ơn sâu sắc, quỳ xuống dưới chân mẹ, để nói lời thỏ thẻ “con cám ơn mẹ” đã sinh ra con và đó là lúc tình yêu đạo lý lên ngôi.
31/07/2014(Xem: 4270)
Ngày rằm tháng bảy hằng năm đã trở thành ngày lể hội Vu lan truyền thống mang nét văn hóa đặc trưng của Phật Giáo và dân tộc, tất cả Phật tử và đại chúng khắp nơi dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng đều lắng đọng hướng về nguồn cội nơi mà mình đã được sinh ra và được nuôi dưỡng lớn lên, nên vóc nên hình, có được tài sản sự nghiệp, văn hóa trí tuệ, địa vị danh vọng…tất cả đều bắt nguồn từ cha me, ông bà, tổ tiên, thầy tổ, đất nước…
30/07/2014(Xem: 12810)
MẸ, CHA, hai tiếng thiêng liêng Luôn luôn gần gủi, thân quen trong đời MẸ ƠI, tiếng gọi ngàn đời Mà con thường thốt trong đời của con
30/07/2014(Xem: 14039)
Tưởng Nhớ Tứ Thân (thơ)
30/07/2014(Xem: 14070)
Quang Tiền Dũ Hậu (thơ)
30/07/2014(Xem: 13089)
Đền ân đáp nghĩa tứ thân (thơ)
30/07/2014(Xem: 11869)
Hoài Vọng Huyên Đường (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]