Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc Áo Tơi

22/09/201306:27(Xem: 7077)
Chiếc Áo Tơi

Me-gia-CHIẾC ÁO TƠI

(Kính dâng Mẹ)

TỊNH MINH





Sáng hôm ấy, tiết trời mùa Hạ mà như thể mùa Đông, cũng gió thổi rào rào, mưa bay lất phất, nhất là cái lạnh the the nheo nhéo vào da thịt của mình. Nghe Mẹ tôi chuẩn bi đồ đạc sột soạt ở nhà dưới, tôi từ nhà trên bước xuống hỏi:

- Mưa gió thế này mà Mẹ định đi chợ sao?

- Đi chớ! Để Mẹ đi sớm ra mua chút ít chứ không khéo hết đồ ngon.

- Mẹ định mua những gì mà dữ vậy? Mới 6g30 hà!

- Thì đậu hũ sống, đậu hũ chiên, sống giá, cà chua, khổ qua… “dậy” đó. Mẹ tôi vừa nói vừa loay hoay khoác chiếc áo tơi chằm bằng lá kè cũ mèm và vội vã bê rổ bước ra khỏi nhà. Ngay lúc đó, giọng nói chú Chín tôi ở ngoài ngõ vang lên:

- Úi!… Trời làm cái gì lạ ông, mùa Hè mà mưa bay gió dãi! Ủa, chị Ba đi chợ sớm quá hé! Ờ, mà phải đó, đi sớm mua chút ít gì cho cháu. Tội nghiệp, mấy ổng ăn uống gì bao nhiêu!

Tôi liền bước ra hàng hiên, chú cháu gặp nhau, tay bắt mặt mừng, chào hỏi thắm thiết.

- Chú nghe cháu “dìa” hôm qua. Hồi hôm chú “dìa” “phia” quá, xuống thăm cháu không được. Sao, cháu “phẻ” chứ? Chui cha… sao ốm quá! Chú vừa nói vừa đưa hai tay bóp bóp hai vai của tôi với vẻ mặt hiện rõ niềm thương cảm.

Tôi cười cười, nhắc chiếc ghế mây và đưa tay ra hiệu:

- Mời chú ngồi.

- Ờ… được được, để chú! Nè, ở chùa khác, “dìa” nhà khác. Lâu lâu mình “dìa” một lần, ngã mặn có sao đâu! Nhằm nhò gì! Ông Phật từ bi hỷ xả, thấy đệ tử ốm yếu ổng cũng thương lắm chứ. Nghe lời chú đi con, ăn “dài” bữa thịt cá cho lại sức.

Chú Bốn tôi vừa tới mép sân cũng lên tiếng cổ võ:

- Tui biểu “quài” mà ổng không nghe đấy chứ!

Em Hiền, con chú Bốn tôi, cũng bước vô và tiếp:

- Ờ!… Phải đó anh Năm. Em mới bắt được mớ cá rô hồi hôm, nướng dằm nước mắm… ngon lắm! Chút nữa em làm bưng lên anh hử?

- Thôi thôi, cảm ơn các Chú và em. Ăn sơ sơ cơm rau cũng được. Thái tử Tất-đạt-đa sống trên nhung lụa và quyền lực, vậy mà sau khi giã từ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, lên rặng Hy-mã-lạp-sơn tu hành sáu năm khổ hạnh, có lúc Ngài chỉ ăn mỗi ngày một hạt mè hạt đậu, ốm còn da bọc xương, vậy mà Ngài làm được!

- Ờ!… Mà phải đó, chú Chín tôi tiếp lời. Tu hành “dậy” mới ngộ đạo chứ. Tu hành gì mà bây giờ tui thấy mấy ổng còn sướng quá!… Xa-lem, ru-bi đều đều, phì phèo thơm phức, bảo sao không mê!

- Ông cứ ăn nói tầm bậy tầm bạ! Chú Bốn tôi ngắt lời.

- Đấy!… Tôi nói. Chú mới thấy một vài Thầy hút thuốc mà còn lấy làm khó chịu như vậy huống nữa thấy cháu ăn thịt, ăn cá!

Cha tôi ngồi im lặng nãy giờ bỗng bật cười khà khà ra vẻ thích thú, trách khéo:

- Chui cha… ăn nói tiền hậu bất nhứt như “dậy” mà cũng bày đặt phê bình, nhận xét.

Tỉnh bơ, chú Chín tôi ngồi bách đốc, vừa rung đùi vừa vấn thuốc trông có vẻ sảng khoái và hách hách làm sao, mặc dù thuốc vấn rơi vãi trên đùi, dưới đất. Im lặng trong giây lát, đoạn Chú lên giọng trịnh trọng:

- Chơi chứ… “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là đi tu”.

- Hồi nhỏ ông thờ cha kính mẹ lắm! Cha tôi chọc tức và mọi nguời đều bật cười rộ lên.

- Hồi nhỏ khác, lớn khác! Anh sao cứ thọc lét “quài”!Chú Chín tôi bào chữa.

Như tán đồng ý kiến chú Chín, chú Bốn tôi tiếp:

- Nói chứ chữ nghĩa thánh hiền hay thiệt: “Phụ hề sanh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hiệu thiên ‘dõng’ cực”.

- Hay!… Chui cha hay quá! Chú Chín tôi vỗ đét xuống đùi, nói.

- Chú có biết chữ Nho không mà khen hay? Bảo, đứa em mới 11 tuổi của tôi nói giọng thọc gậy bánh xe.

- Giỡn mầy! Ngữ ấy tao nằm lòng. Nè! “Cha sanh ra ta, mẹ nuôi dưỡng ta, thương thay cha mẹ, sanh ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu, như trời lồng lộng”. Chú tôi nói với ngón tay trỏ đưa lên đưa xuống, trông nghiêm trang như một thầy đồ đang giảng sách, và mọi người vỗ tay cười ầm cả lên, khen: “hay quá! hay quá!”

Còn nữa, chưa hết, Chú tôi tiếp: “Lập thân phương tri nhơn thân khổ, dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”. Tức là: “Tự lập mới thấm đắng cay, nuôi con mới biết ơn rày mẹ cha”.

Còn nữa, Chú tôi vừa nghiêng nghiêng cái đầu ngó chúng tôi vừa nói với giọng lịch lãm: “Hiếu thuận ‘quờn’ sanh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch ‘quờn’ sanh ngỗ nghịch nhi”. Tức là: “Người hiếu thuận sanh con hiếu thuận, kẻ hổ mang sanh con hổ mang”.

Không ai bảo ai, mọi người đồng loạt phát cười sảng khoái, ôm bụng cười vang cả một góc hè, cười đến chảy nước mắt; và gương mặt của chú Chín tôi bấy giờ trông mới rạng rỡ làm sao!

Bỗng nhiên Cha tôi vừa ho, vừa sặc, vừa chỉ tay ra ngõ, nói:

- Mẹ ông “dìa” kìa!

Tôi vội nhảy xuống sân, ra đỡ Mẹ trong chiếc áo tơi cũn cỡn, ướt đẫm, và liếc nhìn đồng hồ thì đã 10 giờ.

- Mẹ đi chợ đâu mà lâu quá vậy! Tôi vừa nói vừa theo Mẹ vô nhà.

- Mẹ đi chợ Phú Gia, nhưng hôm nay không phải chợ phiên, phần mưa gió lạnh lẽo nên không có gì ngon cả. Mẹ đi An Hành luôn.

- Trời ơi! Mẹ đi làm chi cho khổ vậy! Đi về hơn 10 cây số chứ ít ỏi gì!

- Mười mười chớ! Mẹ đâu có thấy mệt. Mẹ tôi soạn đồ trong rổ ra và nói với giọng đầy tự hào, nồng nhiệt.

Tôi đứng lặng người và thầm nghĩ:

- Nếu Mẹ tôi mà thấy Thầy trò huynh đệ chúng tôi đến hăm lăm hăm sáu tết mà còn tiêu chuẩn mỗi người: sáng một tô cháo trắng với muối trắng, trưa ba sét chén cơm với tương rau, chiều mít luộc, mì luộc hay bắp chuối luộc – còn Thầy Tịnh Nghiêm và Thầy Tịnh Diệu đó – thì hẳn là Mẹ tôi đã khóc đến hết nước mắt. Ôi! “Tình mẹ bao la như biển Thái bình”.

Ngoài hiên các Chú tôi lên tiếng:

- Thôi, để ổng nghỉ rồi ăn cơm, tụi tui “dìa”; tối chú cháu mình gặp nhau, “dui” nữa.

Thế rồi Mẹ thì mỗi ngày một già, một yếu; con thì mãi mê với sự nghiệp hữu vi, vô vi. Đôi ba năm con về thăm gia đình một lần thì Cha Mẹ mừng rỡ, hãnh diện đến độ như tiếp khách quý. Cái gì? Cái gì đã làm cho Cha Mẹ hân hoan sung sướng, thương con đầy ắp trong lòng mà vẫn còn vướng chút ái ngại rụt rè mỗi khi gần gũi bên con: quốc vương thái tử, tể tướng đại thần, đại đức thượng tọa, yết ma giáo thọ… cái gì? “Công danh cái thế, vô phi đại mộng nhất trường; phú quý kinh nhơn, nan miễn vô thường nhị tự”. Xin cảm ơn Trần Thái Tông hoàng đế.

Mẹ ơi! Mẹ đã vĩnh viễn xa cách chúng con hơn bảy năm rồi. Đêm nay con đi làm về khuya, xe chạy vù vù qua công viên Hoàng Văn Thụ, đường sá tối om, cảnh vật vắng vẻ, gió rít ào ào, mưa bay lả tả; hình bóng Mẹ trong chiếc áo tơi mộc mạc, đẫm ướt, thoăn thoắt trên đoạn đường dài hơn 10 cây số để tìm cho được một chút su hào, cà rốt cho con hơn 30 năm về trước bỗng dưng hiện rõ mồn một trong trí óc con. Bất giác nước mắt con cứ thế mà hòa nhập với mưa với gió. Trời ơi, con đã làm được gì cho cái gọi là: “Thập nguyệt hoài thai, tam niên nhũ bộ, thử ân thử đức, phấn cốt nan thù”.

Chiếc áo tơi ơi, xin cảm ơn ngươi đã suốt đời tận tụy giúp đỡ Mẹ ta qua bao mùa gió mưa giá rét. Xin cảm ơn!

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 21, ngày 24/8/1996)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2024(Xem: 1048)
Cảm niệm nhân Mùa Vu Lan 2024 kính dâng Má Hải Ngọc Vương Thị Ngọc Quyên (1935-2024) Bài viết của NS Thích Nữ Thảo Liên Diễn đọc & layout video clip: Cư Sĩ Giác Nguyên
17/08/2024(Xem: 3412)
Thư Khánh Tuế Mùa Tự Tứ Phật lịch 2568 (của Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống Thích Đức Thắng)
17/08/2024(Xem: 2388)
Gió lộng mưa giăng tháng Bảy về, Xa rồi bóng Mẹ… những ngày thê. Âm thầm sinh dưỡng như trời bể Lặng lẽ chan hòa tựa thủy khê. Chịu thiệt nuôi con nào lúc kể, Sống hiền với xóm chẳng đường chê. Nhà không Người, vắng tìm đâu dễ, Nhận cả ân thâm, hiếu nghĩa kề.
16/08/2024(Xem: 913)
Kìa …Hoa rực nở trong vườn có phải thay vạn ngàn lời muốn nói ? Chào đón thế gian với muôn sắc thắm tươi Như nụ cười mãn nguyện của mẹ khi con lớn thành người Và bao mỹ từ thường dùng trong … hoa tình thương, hoa nhân ái !
16/08/2024(Xem: 540)
Sẽ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược Sẽ chẳng bao giờ nguồn lìa bỏ suối Tình mẹ cũng thế Muôn đời là cánh đồng vàng thơm hương lúa Là cánh diều cao bay trong gió , cho con no lớn vui đùa.
16/08/2024(Xem: 830)
Đây là một sự kiện rất quan trọng chào mừng Đại lễ Vu Lan năm nay. Tại triển lãm sẽ trưng bày hơn 1500 tựa sách liên quan tới Phật giáo, văn hóa giáo dục, sức khỏe và tinh thần… Những tựa sách mới xuất bản cũng sẽ được giới thiệu tại triển lãm như bộ sách “Phật học căn bản” của tác giả Ari Ubeysekara được dịch bởi dịch giả Thủy Nguyễn và do thầy Thích Quảng Lâm hiệu đính, “Ni tổ Theravada Việt Nam” bản song ngữ Anh-Việt của Tiến sĩ Kim Lan, “Nguồn gốc Thiền Phật giáo” của Alexander Wynne, “Đạo Phật hiện đại hóa” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Chuyện trong nhà - Làm con hiếu hạnh”, Bộ sách “Tĩnh Tư Ngữ” của Sư bà Chứng Nghiêm, “Bí quyết để có bình an” của TS Nguyễn Mạnh Hùng,…
16/08/2024(Xem: 846)
Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ “đần độn, rối trí” (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!” Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.
16/08/2024(Xem: 632)
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN - 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền, do những đặc điểm siêu thế tục nổi bật của mình, Phật giáo từng phải chịu sự lên án của người dân Trung Quốc, đặc biệt là các Nho sĩ khi mới du nhập vào đất nước này. Các nhà sư lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại đã phải đào sâu các tư tưởng về “đạo đức hiếu thảo” từ kinh điển Phật giáo và quảng bá, phổ biến tư tưởng này để làm cho Phật giáo phù hợp với đạo đức truyền thống Trung Quốc. Đây là nền tảng để Kinh Vu Lan, lễ hội Vu Lan được truyền bá rộng rãi ở đất nước tỷ dân này. Những tư tưởng “hiếu thảo” của Phật giáo ở các bộ Kinh Vu Lan không chỉ phù hợp với quan niệm “tôn kính gia đình” của Nho giáo Trung Quốc mà chữ “hiếu” của Phật Giáo còn có ý nghĩa cao quý hơn và vượt lên sự thế tục, có tính thiêng cao.
15/08/2024(Xem: 1408)
Tôi có hai Má : Má trước và Má sau. Cả hai bà tôi đều thương như nhau. Má trước (má ruột tôi) mất lúc tôi còn quá nhỏ đủ để không nhớ được gì hết ngoại trừ lúc Má tôi nằm trên giường bịnh. Lúc nào tôi cũng đeo dính bên cạnh bà, đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Má tôi đau nặng lắm. Bà biết mình sắp mất nên cứ gặng hỏi tôi: - Má chết rồi con ở với ai?
15/08/2024(Xem: 1445)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]