Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Vu Lan nhớ nhà văn Võ Hồng

07/08/201309:38(Xem: 5521)
Mùa Vu Lan nhớ nhà văn Võ Hồng

Mùa Vu Lan nhớ nhà văn VÕ HỒNG

Thay_Vo_Hong_Thich_Giac_Tam
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
Đọc ông để ôn lại cách viết của ông, cách viết hết sức tình cảm ân nghĩa của ông, qua cách viết tràn ngập tình người, tình quê hương đất nước mà ông đã lay động không biết bao nhiêu trái tim hướng thiện, hướng về các đấng sinh thành. Có một năm nọ, nhân ngày lễ Vu Lan tôi có tặng cho một vị đi làm cách mạng nhưng đã về hưu một cuốn tùy bút “ Tiếng chuông triêu mộ”của nhà văn Võ Hồng. Đọc xong ông cảm ơn tôi và phát biểu: “ Tôi không ngờ đạo Phật dễ thương dễ cảm như vậy, nhiều chục năm nay tôi không để tâm đến vì nghĩ rằng đạo Phật mê tín dị đoan.

Đọc Võ Hồng tôi thích cách viết của ông với những câu:Bà con nông thôn gần gũi với chùa, thương kính ông Phật, không phải vì hiểu biết giáo lý Phật giáo. Những tiếng Tam quy, ngũ giới, Thập nhị nhân duyên... đa số không biết, không hiểu, mà chỉ biết nhìn theo các Thầy mà làm lành lánh dữ, cố gắng theo gương các Thầy mà bớt phạm sát sinh. Triết lý vốn sáng mà lạnh. Rất hay để nói, rất êm để nghe, mà phàm nói hay thì thường ít làm. Thì hãy cứ vui hồn nhiên như người đàn bà kia, tin rằng lễ Phật xong, đem tiền phát cho những người nghèo ngồi đợi xin ở bậc thềm trước chùa là lúc chết sẽ được Phật dắt về Tây phương Cực lạc”.

hoặc đoạn này: “ Mỗi lần chắp tay lắng nghe các Tăng Ni niệm bốn câu kệ, lòng tôi xúc động rộn ràng. Có hôm cơ hồ muốn rơi nước mắt khi nghe tụng tới câu PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN ÐOẠN. Tôi muốn cất tiếng kêu lên: Ðức Phật ơi, hãy giúp giùm cắt đứt mọi phiền não bủa vây tâm hồn con. con đang cô đơn biết bao”. và đoạn này nữa: “Tôi không là Phật tử. Không biết tụng kinh. Nhưng tôi lại dễ xao xuyến dạt dào mỗi lần nghe tiếng kinh tiếng mõ. Những lúc đó tôi tự nhiên trút bỏ mọi ảo vọng ở đời mà cuối nhìn xuống thân phận yếu đuối nhỏ mọn của mình. Chỉ một hơi thở thôi, cuộc đời chỉ có nghĩa là một hơi thở mà thôi, rất nhẹ và rất mong manh. Chỉ cần hơi thở ngừng lại nửa phút là giũ bỏ tất cả”.


Văn của ông như vậy đấy! Tâm của ông rất thiện lành, tình của ông chan hòa tất cả, một áng mây trời bay mông lung vô định, một tiếng chim chiều kêu vô vọng nơi thôn ấp xa, một giòng nước chảy dưới cầu Ngân Sơn , Tuy An , Phú Yên quê ông cũng làm lòng ông xao xuyến, và ông đã biết cách chuyển tải nỗi niềm xao xuyến, rung cảm của ông qua chúng ta, qua độc giả của ông, đời viết văn của ông, ông đã thành công là vậy.

Ông viết về Đạo Phật hay là vì ông được cái duyên sống gần Phật, ông có dạy ở Viện cao đẳng Phật học Hải Đức, có dạy ở trường Bồ Đề Nha Trang, tính ông hiền lành dễ gần gũi nên được các Thầy các Sư cô quý mến, Hòa thượng Trí Thủ và các vị cao tăng Phật giáo sống ở Nha Trang cũng rất thương quý ông. Tiếng niệm Phật, tiếng Đại hồng chung, tiếng chuông tiếng mõ, màu áo nâu sòng, sinh hoạt lễ hội của Phật giáo Nha Trang đã thầm lặng đi vào trong tâm ông mỗi khi mỗi ít, thấm đẫm lòng từ bi của nhà Phật mỗi ngày một chút, nên ông đã trở thành Phật tử lúc nào không hay, và viết về đạo Phật thâm trầm cảm động, tự nhiên như nhiên , như ta đã thấy qua các tác phẩm của ông. Về già là thế, còn những ngày còn trẻ tình yêu của ông lại càng dào dạt mông mênh hơn.

Lần đầu tiên đọc tác phẩm của ông là truyện dài Hoa Bươm Bướm cách đây gần 40 năm, tôi thích nhân vật Luân của ông ( cũng chính là ông)và tình yêu lãng mạn nhẹ nhàng của Luân với Quỳ (vợ ôngsau này):Trên chuyến tàu đêm từ Suối Cát về Tháp Chàm, Luân cầm tay Quỳ và nói như trong một giấc mơ. Rồi chàng rụt rè bỏ tay Quỳ ra, nhưng những ngón tay Quỳ xoay lên giữ bàn tay chàng lại, cầm bàn tay đó áp lên má mình đang đầy nước mắt”. Truyện “Con suối mùaxuân”là chuyện tình yêu đôi lứa mà ông viết rất thành công. Trong truyện có ba nhân vật chính: Mỹ Khuê, Tịnh và Annie. Truyện này tôi đọc rất lâu trong một tạp chí văn học trước năm 1975, đã lâu lắm rồi mà tôi vẫn còn nhớ được một đoạn rất có duyên như thế này: “Annie! Nàng đột nhiên hiện đến chiều nay nhí nhảnh, bất ngờ như một dòng suối nhỏ hát róc rách giữa một vùng hoa lá, nhưng cũng đủ làm xáo trộn hồn tôi. Rồi thoáng chốc nàng vụt bỏ đi, để tôi trầm ngâm đứng giữa bãi bể vắng này như con suối đã bỏ xa một vũng nước sâu nằm lặng yên trên bờ lau sậy, mang nặng trong lòng nó những lớp lá úa và những dải rong rối ren chằng chịt”.

Tôi luôn ngưỡng mộ người có tài có đức, có dịp là tìm thăm để biết mặt, để nghe tiếng nói, bởi trăm nghe không bằng một thấy. Chính vì vậy mà tôi biết rất nhiều các vị cao tăng Phật giáo, tìm gặp các nhà văn mà mình yêu thích, ít nhiều chịu ảnh hưởng của họ. Năm 2003 tôi có việc vào Nha Trang, tìm đến thăm Nhà Văn Võ Hồng ở số nhà 51 đường Hồng Bàng, đã tìm hiểu từ trước rồi, tôi khẽ khàng kéo dây chuông, một lát sau có một ông lão trán cao tóc bạc với đôi gò má cao ra mở cổng. Lần đầu tiên gặp nhà văn Võ Hồng, nhưng tôi đã nhìn thấy ông qua hình ảnh in trên sách báo tạp chí rồi, tấm ảnh của ông mà tôi thích nhất là tấm ảnh mà nhà văn Tạ Tỵ vẽ ông trong tác phẩm “10 khuôn mặt văn nghệ hôm nay”, chỉ vẽ nét thôi mà rất giống ông: Đầu to, trán cao, hai gò má cao, khuôn mặt xương xẩu.

Nhà văn Võ Hồng dắt tôi vào nhà, nhà vắng lặng lạnh lẽo vì thiếu bóng dáng đàn bà, con cháu. Ông sống một mình, cơm có người nấu đem tới cho ông. Sau khi chào hỏi xã giao, ông tự đi pha nước mời tôi, nhà cửa bộn bề sách vở ngổn ngang, ông tiếp chuyện tôi thân tình vì biết tôi là một độc giả yêu thích tác phẩm ông, đọc ông rất nhiều, và có hiểu ông nữa. Tôi liệt kê các tác phẩm của ông viết mà tôi đã đọc qua: “Từ tác phẩm đầu tiên Hoài cố nhân 1959, Hoa bươm bướm 1966, cho đến tác phẩm in sau 1975 Trong vùng rêu im lặng… Cho ông nghe, tôi có nhắc đến truyện Con suối mùa xuân, Tiếng chuông triêu mộ, Đi con đường khác… Ông nói Thầy đọc tôi hiểu tôi, làm tôi cảm động quá! Ở Nha Trang đây có thầy Thích Phước An cũng thích văn tôi, có lần Thầy Phước An nói với tôi là cách viết của Thầy có ảnh hưởng từ cách viết của tôi, tôi cảm ơn quý Thầy.

Cùng đi với tôi đến thăm ông có Phật tử Long người Nha Trang, tôi nói Long đi nhờ một người thợ chụp ảnh đến để chụp một vài tấm ảnh để kỷ niệm với ông. Ông nói để tôi thay cái quần, mặc cái áo cho đàng hoàng để chụp ảnh với Thầy, ăn mặc không nghiêm chỉnh chụp ảnh với Thầy kỳ lắm! Lên căn gát phía trên tôi lấy chiếc ghế nhựa mời ông ngồi xuống, tôi đứng phía sau, rồi bảo người thợ bấm máy. Ông nói: “Tôi ngồi mà Thầy đứng thất lễ chết”. Tôi trả lời: “ Không sau đâu Thầy (rất nhiều người gọi nhà văn Võ Hồng là thầy) con chỉ là một người học trò nhỏ của Thầy thôi mà, với lại tuổi đời Thầy đáng tuổi ba con”. Haitấm kế tiếp tôi với ông cùng ngồi cùng đứng với nhau.

Văn nghiệp của ông để lại cho đời, cho nền văn học Việt Nam rất đáng kể, nhìn những tác phẩm liệt kê sau đây chúng ta sẽ nhận ra điều đó: Truyện đầu tay của ông đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy (Hà Nội) năm 1939 với bút hiệu Ngân Sơn. Các tác phẩm đã xuất bản của Võ Hồng gồm có các tiểu thuyết: Hoài Cố Nhân (Ban Mai, 1959), Hoa Bươm Bướm (Lá Bối, 1966), Người Về Đầu Non(Văn, 1968), Gió Cuốn(Lá Bối, 1968), Những Giọt Đắng(Lá Bối, 1969), Nhánh Rong Phiêu Bạc(Lá Bối, 1970), Như Cánh Chim Bay(tiếp Hoa Bươm Bướm, Lá Bối, 1971). Các tập truyện ngắn: Lá Vẫn Xanh(Thời Mới, 1962), Vết Hằn Năm Tháng (Lá Bối, 1965), Khoảng Mát(An Tiêm, 1966), Con Suối Mùa Xuân(Lá Bối, 1966), Bên Kia Đường(Mặt Trời, 1968), Trầm Mặc Cây Rừng(Lá Bối, 1971), Áo Em Cài Hoa Trắng(Lá Bối, 1969), Trận Đòn Hòa Giải(Lá Bối, 1970), Xuất Hành Năm Mới (Lá Bối, 1971) ……

Trong tác phẩm của ông chúng ta thấy được tình yêu đất nước, quê hương của ông, ông luôn nặng lòng với quê hương của ông, làng Ngân Sơn, An Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, rất nhiều trang viết của ông là hình ảnh quê nhà, chùa nhà, cây khế cây chanh nhà, tiếng chim nhà….Tình yêu chung, tình yêu riêng của ông cũng lai láng mật ngọt, nhưng rồi ông luôn than thở mình cô đơn: “Ðức Phật ơi, hãy giúp giùm cắt đứt mọi phiền não bủa vây tâm hồn con. con đang cô đơn biết bao”. Trong những bức thư viết riêng cho nhà văn Mang Viên Long ông cũng luôn than thở: “… Thư nhận vào dịp Tết nhộn nhịp nên không kịp hồi âm. Mong anh thứ lỗi khiếm nhã. Tôi vốn không đến nỗi lười nhưng mà những ngày tháng gần đây cũng thêm heo hút cô đơn nên tôi lì tôi bỏ phế hết. Cả đến chuyện viết lách và làm ăn.” (thư 27-2-72).

Vợ ông mất khi ông còn rất trẻ 35 tuổi, ở vậy nuôi ba con cho ăn học thành tài, và định cư ở nước ngoài, còn ông, ông vẫn ở lại một thân một mình, âm thầm lặng lẽ, ẩn cư. Ông thường than thở mình cô đơn là vậy. Năm tôi ghé thăm ông 2003, trí nhớ ông còn minh mẫn nhớ đến tác phẩm mình, nhớ đến nhân vật trong tác phẩm mình, nhưng rồi sau đó mỗi ngày mỗi bệnh tật, trí nhớ kém dần ông bắt đầu lãng quên, quên tác phẩm mình viết, quên nhân vật mình viết, quên những kỷ niệm đẹp của một thời hoa mộng, quên tiếng chuông thu không của chùa Hải Đức, quên màu áo nâu sòng của các Thầy, các Sư cô vốn là học trò mình, quên cả người thân của mình nữa, những năm tháng cuối đời người con gái mà ông thương yêu nhất đã từ Pháp về ở bên cạnh ông , chăm sóc cho ông, đó là chị Võ thị Diệu Hằng, ngưỡng mộ tài năng chị có lần tôi đã điện thoại hỏi thăm.

Sinh lão bệnh tử trong kiếp người ai cũng phải trải qua, đi qua. Nhưng với chúng ta: tôi, anh,chị, em…. kẻ không có danh tiếng gì, không có đóng góp gì cho cuộc đời, nhân thế. Đến đi trong trần gian này cũng chỉ như viên sỏi nhỏ ném vào lòng đại dương, xao dợn lăn tăn rồi chìm vào hư vô quên lãng, không có gì đáng nói để nói. Còn với các vị có đóng góp lớn cho đời cho đạo về già mà mất trí nhớ, lú lẫn, lòng chúng ta cảm thương vô hạn.

Chỉ cần đọc lại văn nghiệp của ông, hoặc nếu không thể chỉ cần đọc lại những đoạn trích dẫn ngắn ở trên, hoặc rải rác đây đó, chúng ta cũng thấy được tấm lòng ông đối với nhân thế, văn phong của ông chân chất mà tài hoa rất mực. Rồi vô thường đến ông lặng lẽ, lãng quên tất cả, quẳng đi tất cả để ra đi. Tấm lòng vì nhân thế của ông, văn chương chữ nghĩa đầy tính nhân văn để lại cho đời, tâm ông lành và thiện chắc chắn ông sẽ tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp. Cũng như mọi năm, mùa Vu Lan năm nay chùa Bửu Minh của chúng tôi sẽ có lễ bông hông cài áo, sẽ đọc đoản văn Bông hồng cài áo của thiền sư NH, và tùy bút Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, của ông, để nhắc nhở Phật tử mình rằng cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu, cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu.

Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, ngồi viết lại những dòng chữ đầy kỷ niệm với ông, để nhớ ông, để học hỏi cách viết của ông, và cũng nhắc mình rằng nhớ cầu siêu cho ông trong ngày Đại lễ Vu Lan báo hiếu, một nhà văn cư sĩ Phật tử chân chính của nhà Phật. Ông mất ngày 31.3.2013 (20 tháng 2, Quý Tỵ) hưởng thọ 92 tuổi.

Mùa Vu Lan PL.2557 (2013)

Chùa Bửu Minh, Ngày 29 tháng 6 năm Quý Tỵ

Thích Giác Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/08/2021(Xem: 6372)
Công ơn cha mẹ tựa biển trời Làm sao báo hiếu hỡi người ơi? Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu Bất hiếu làm ta khổ trọn đời.
13/08/2021(Xem: 8982)
Nam Mô Vu Lan Hội Thượng Phật Bồ Tát Phật Dạy Ân Đức Cha Mẹ - A-nan! Ân đức cha mẹ có 10 điều sau đây: MỘT là ân thai mang giữ gìn: Vì sự nghiệp lực nhân duyên, nên nay ky' thác thai mẹ. Lâu ngày khổ sở, chín tháng cưu mang, nặng nhọc như đội núi, đi đứng sợ gió mưa, quần áo không sửa soạn, trang điểm còn kể chi.
13/08/2021(Xem: 3926)
Kính dâng Thầy hai bài thơ chia sẻ tâm tư con trong mùa Vu Lan báo hiếu này để tự an ủi mình và để cầu nguyện cho mọi chúng sanh đều được giải cứu khỏi nạn tai nhất là các biến thể của đại dịch thế kỷ càng ngày càng xuất hiện kinh khiếp hơn thêm .Kính chúc Thầy và toàn thể đạo tràng một mùa Vu Lan Báo hiếu thật tịnh lạc , HH Thẩm sâu lời dạy ...mang kiếp người đại phước ! Bâng khuâng nhìn thư pháp ... dĩ vãng xa xăm Rằng “ Thương cha ...xuôi ngược giữa dòng Mẹ yêu ...tất tả gắng gồng nhiều năm “ Ôi! Ơn nghĩa sinh thành khó làm sao đền đáp !
09/08/2021(Xem: 4229)
Dù, lễ Vu Lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072 và vua Lý Nhân Tông đã từng lập đàn cầu siêu cho cha mẹ (Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”) và Lễ hội Vu Lan đã trở thành lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội này không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung. Theo đó, Vu Lan có ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại hoặc nếu có đủ phương tiện mỗi đêm đến chùa tham dự thời kinh Vu Lan, Báo Ân thường tổ chức từ mồng một đến rằm tháng 7 . HT Thích Minh Châu trong một bài pháp thoại năm nào tại chùa Xá Lợi (VN) : " Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thủy, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời m
05/08/2021(Xem: 11244)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2565 tại Tu Viện Quảng Đức (Chủ Nhật 22/8/2021) Mùa Vu Lan Báo Hiếu 2021 lại trở về với người con Phật Úc Châu trong lúc tiểu bang Victoria của chúng ta đang bị phong tỏa, mọi người phải ở yên trong nhà để giúp ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Dù vậy, nhưng trong tận thâm tâm của người con Phật đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ thân, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho bão táp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường. Trên tinh thần này, Tu Viện Quảng Đức sẽ khai kinh, thọ trì Kinh Vu Lan Báo Hiếu và Kinh Địa Tạng, mỗi ngày lúc 7pm, từ ngày mùng 01 đến ngày Rằm tháng 07 âm lịch Tân Sửu (nhằm ngày Chủ Nhật 08/08/2021 đến ngày Chủ Nhật 22/08/2021). Và tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, nếu chính phủ tiểu bang Victoria mở cửa cho phép sinh hoạt bình thường, Tu Vi
03/08/2021(Xem: 9247)
Mùa Vu Lan Báo Hiếu lại trở về với những người con Phật trên toàn thế giới nói chung và tại Úc Châu nói riêng, trong lúc nạn dịch Covid vẫn còn đang tiếp tục hoành hành khắp nơi, gây bao cảnh đau thương tang tóc, kéo dài hơn 1 năm, nên mọi sinh hoạt xã hội vẫn chưa được trở lại bình thường. Tại tiểu bang Victoria của chúng ta lúc này tuy mức độ lây lan đã giảm thiểu, nhưng vẫn còn áp dụng biện pháp giãn cách để ngăn chận sự lây nhiễm của Corona Virus. Do vậy, số Phật tử đến chùa sinh hoạt vẫn còn hạn chế. Nhưng dù thế nào, cứ đến mùa Vu lan thì trong tận thâm tâm của người con Phật, đều bồi hồi nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của hai đấng từ phụ, đã một đời nhọc nhằn, gian khổ vì sự lớn khôn và trưởng thành của đàn con. Công cha núi cả sánh nào Bể sâu đức mẹ biết sao đo lường Dù cho báo đáp nhiều phương Cũng không trả hết công ơn song đường.
01/08/2021(Xem: 3049)
Nước Mỹ vừa trải qua 17 tháng bị phong tỏa và được mở cửa trở lại tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên đất nước này vẫn chưa hoàn toàn trở lại mọi sinh hoạt như xưa. Tâm lý khủng hoảng và sợ hãi vẫn còn đọng lại nơi người dân. Chùa viện Phật giáo cũng chịu đựng nhiều khó khăn suốt mùa đại dịch, đặc biệt các ngôi chùa đang xây dựng hay mới thành lập trong giai đoạn này. Giáo Hội xin cung thỉnh tất cả liệt quí vị dành một phút nhất tâm chú nguyện và chia sẻ nỗi đau thương lớn lao này, trong đó có quê hương Việt nam. Giáo hội xin cảm niệm công đức của toàn thể Tăng Ni và Phật tử đã nhẫn chịu suốt mùa dịch của thế kỷ. Đối diện với sợ hãi, tang thương và khốn đốn của cuộc sống hiện nay, xin chúng ta cùng suy nghiệm:
01/08/2021(Xem: 6300)
Điều quan tâm lo lắng nhất hiện nay của cả thế giới nhân loại, là sự kiện virus biến thể từ virus Corona Vũ Hán (Covid-19) biến dạng qua virus Delta và Delta +. Tuy rằng hiện tình tại Âu Châu đã và đang phục hồi nhịp độ sinh hoạt trở lại bình thường trên mọi khía cạnh của cuộc sống nhân sinh xã hội. Nhưng các nhà chức trách cơ quan y tế, chính phủ quốc gia, cũng không tránh khỏi lo âu, nếu virus Delta và Delta+ bùng phát tại Âu Châu. Nhìn theo định lý Nghiệp duyên, thì đây là một hệ quả, mà cả cộng đồng nhân loại đang gánh chịu. Đức Phật dạy : Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Nghĩa là muốn biết đời trước đã tạo nhân gì, thì hãy xem kết quả đời nay mình đang thọ nhận. May mắn thay ! Dù ít dù nhiều nhân loại vẫn luôn hướng đến chân thiện mỹ với niềm tin riêng của tự thân và đã góp phần hỗ trợ trong công cuộc chống đại dịch. Những nhà Dịch Tễ học đã kịp thời phát minh những loại tiêm chủng ngừa virus lây nhiễm, nhờ vậy hiện tình có phần giảm thiểu bùng phát.
01/08/2021(Xem: 9288)
Thế giới đang trong thời kỳ hỗn loạn bất an, nào động đất, sóng thần, cháy rừng, lại đại dịch Covid-19, đang hoành hành và diễn biến phức tạp, khiến mọi người trên khắp hoàn vũ hoang mang và lo sợ. Theo thuyết duyên khởi Đức Thế Tôn dạy: “Do cái này có nên cái kia có. Cái này không, cái kia không. Cái này sinh, cái kia sinh. Cái này diệt, cái kia diệt”. Vì con người thời 4.0 này quá nóng lòng đạt cho kỳ được những phát triển khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy đủ phương tiện để khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bên cạnh đó nhu cầu hưởng thụ vật chất quá cao, nhất là ăn uống và du lịch, cùng mọi tiện nghi, của cải vật chất cũng thi đua sản xuất; các hãng xưởng khai thác hết công suất, đặc biệt là các trại chăn nuôi và nhà máy chế biến thức ăn gia súc, đã làm tận diệt màu xanh cây cỏ, thay vào đó là những khí độc hại thải vào không khí, biển cả khiến bầu trời bị đục mờ, bầu khí quyển và môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng.
25/07/2021(Xem: 4173)
TƯỞNG ĐẾN ÂN MỤC KIỀN LIÊN ÂN thâm phụ mẫu sánh bằng non ĐẠI đức Mục Liên giữ vẹn tròn HIẾU thảo bát cơm dâng đến mẹ MỤC thân thấu tỏ nỗi lòng con KIỀN tâm cố giữ niềm trung hiếu LIÊN kết gắng gìn dạ sắt son BỒ phổ độ sanh tròn bổn nguyện TÁT lai vĩnh kiếp tiếng thơm còn!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]