Mẹ ơi hôm nay ngày của mẹ. Viết tặng bài thơ Con dâng Mẹ.
Nơi Con xứ khách trời se lạnh.
Chạnh lòng Con nhớ tiếng ầu ơ.
Thời gian hờ hững chẳng đoi chờ.
Chợt giật mình Mẹ đã già nua.
Mãi mê quay với dòng đời cuốn.
Bóng Mẹ già mình hạc sương mai
Hướng về Mẹ Con xin cầu nguyện.
Con mong mẹ an lạc bên Phật
Và Vu Lan cũng tưởng về Cha.
Ngày xưa mưa nắng Cha dãi dầu.
Gian nan khổ Cha đâu nán lòng
Tóc Cha mây trắng phủ giang đâu.
Con mong Cha mãi vui an lạc.
Cha mãi làm đuốc sáng đời Con.
Thích Nữ Diệu Liên
Hôm nay 30/8/2020, để tưởng nhớ công ơn sanh thành dưỡng dục của hai đấng sanh thành: Cha và Mẹ. Tứ chúng chùa Việt Nam, đồng tụng kinh Báo Hiếu để hướng nguyện về Cha Mẹ. Cầu cho Cha Mẹ hiện tiền thân tâm an ổn và phước thọ tăng trưởng. Cha Mẹ, Ông Bà và Tổ Tiên cửu hiền thất tổ quá cố ác đạo xa lìa, được sanh Tịnh Cảnh. Ngỏ hầu đáp đền một trong muôn phần thâm ân cao dày của hai đấng sanh thành của chúng ta.
Và Lễ Quy Y Tam Bảo được diễn ra thanh tịnh và trang nghiêm. Cũng như lễ Cúng Thí Thực Cô Hồn trong sự thương tưởng đến người quá Cố của chúng ta bằng lời kinh, tiếng mõ thật trầm ấm.
Nam Mô Vu Lan Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
Dâng dòng thơ Đạo an vui
Nhiệm mầu pháp giới Mẹ cười mỉm chi
Câu kinh gửi gắm trang dài
Âm ba vi diệu một ngày Mẹ nghe
Chuyện xưa ân nghĩa dâng về
Rộn ràng xúc cảm, vắng hoe nỗi buồn
Chữ Hiền, chữ Nhẫn, chữ Thương
Thi ca bát ngát Mẹ thường gửi trao
Từng câu ai điếu nghẹn ngào
Từng lời từ ái dạt dào cho con
Muôn vàn hương sắc ngời loang
Là muôn vàn ý mãi còn đọng lưu
Dâng dòng thơ ẩn chữ Tu
Mẹ cười một nụ thiên thu nhẹ nhàng.
Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong Truyện Kiều, cũng ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.
Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”.
Tự thân Nguyễn Du đã nhận chịu quá nhiều đau thương buồn tủi từ thuở ấu thơ nên tâm hồn rất nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế. Những tác phẩm của tiên sinh thường bàng bạc tinh thần Phật Giáo qua luật nhân quả, vòng sinh tử luân hồi, vay trả mà chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử, vất vưởng khắp chốn u tối mịt mùng. Những oan hồn đó chỉ trông chờ vào mùa mưa Tháng Bảy, m
Chiều Vu Lan đong đầy ân tình mẹ. Bất chợt chúng ta nghe tiếng hát ngọt ngào, trữ tình của ca sĩ Hạnh Nguyên, thì trong lòng chúng ta càng trân trọng sâu lắng hơn nghĩa tri ân bởi ngàn đời còn đó, gương hiếu hạnh Bồ Tát Mục Kiền Liên. Trong mùa Vu Lan mưa giăng sầu nhớ thương, chúng ta hãy tìm lại chính mình xem mình đã làm được điều gì đó cho cha mẹ vui chưa? Tôi đi qua gần nữa đời người, anh đi qua trọn cả đời người và em đang là tuổi hoa niên. Tất cả chúng ta có mấy ai trong đời sống đúng ý nghĩa một con người như lời đức Phật dạy
Con nhớ chăng?
Ngày của Cha năm nay trùng Giỗ Ngoại,
Mẹ làm gì đây khi phong tỏa nơi xa .
Nghĩa trang Ba ngoài 5 cây số cách nhà .
Chỉ tuỳ duyên cữ hành trong đơn độc
Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.