Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Hiếu trong truyện Kiều

03/08/201310:10(Xem: 9936)
Chữ Hiếu trong truyện Kiều
hoa_hong (8)
Chữ Hiếu trong truyện Kiều
(Thúy Kiều bán mình chuộc cha)


*Thi hào Nguyễn Du nổi tiếng với truyện Kiều, rất phổ biến trong nhân gian, mọi tầng lớp bình dân cho đến những nhà bác học đều yêu mến, một số thuộc nằm lòng cả tác phẩm này (3254 câu thơ lục bát), chương trình giáo dục của học sinh trung học cũng có tuyện Kiều. Cụ Nguyễn Du đã áp dụng triết lý của tam giáo (Phật-Lão-Khổng giáo) để diễn tả những diễn biến của cuộc đời, rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống đều xảy ra trong truyện Kiều, vậy cho nên hàng năm người có tục lệ bói Kiều, để xem năm mới đời mình sẽ như thế nào ứng theo sự việc xảy ra với những nhân vật trong truyện, nhất là tùy theo hoàn cảnh của nàng Kiều là nhân vật chính của cốt truyện.

- Hai chị em Thúy Vân & Thúy Kiều:

** Mở đầu truyện Kim Vân Kiều, chúng ta thấy Nguyễn Du dùng thuyết Tài Mệnh tương đố, cho rằng số mệnh con người đèu do trời sắp đặt, người nào càng có nhiều tài sắc thì số phận càng gặp nhiều rủi ro, ít được may mắn hạnh phúc, đó là luật cân bằng, trời chẳng thiên vị ai…

..Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

TÀi sắc hai chị em Kiều:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Kiều bán mình chuộc cha

Cuộc đời thật là vô thường, gia đình Thúy Kiều, gồm có cha mẹ hai em trai là Vương Quan và em gái là Thúy Vân đang sống êm đềm hạnh phúc, vậy mà bỗng nhiên tai họa đến bất ngờ, bọn tham quan ô lại nghe lời vu cáo dối trá, cho quân lính đến cướp bóc, tra khảo, đánh đập tàn nhẫn ông Vương Ngoại cha Thúy Kiều và Vương Quan là em trai :

Hàn huyên chưa kịp giãi dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
Già giang một lão một trai,
580.. Một dây vô lại buộc hai thâm tình.
Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.
Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền...

- Trước cảnh đau thương tang tóc như vậy, Muốn cứu cha và em khỏi cảnhngục tù đau khổ, nàng Kiều đành phải hy sinh mối tình đầu vừa mới hẹn ước thủy chung với chàng thư sinh Kim Trọng, Kiều quyết định bán mình chuộc cha

Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn ?
Để lời thệ hải minh sơn,
Làm con trước phải đền ơn sinh thành.
605.. Quyết tình nàng mới hạ tình:
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha !

. Thương tình con trẻ thơ ngây,
Gặp cơn vạ gió tai bay bất kỳ!
Đau lòng tử biệt sinh ly,
Thân còn chẳng tiếc, tiếc gì đến duyên !
Hạt mưa sá nghĩ phận hèn,
Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân.

-Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
Phận sao đành vậy cũng vầy,
Cầm như chẳng đậu những ngày còn xanh.

- Sau khi đã bị Tú Bà lừa vào chốn lầu xanh, Thúy Kiều vẫn luôn tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ, lo lắng cha mẹ về già không ai chăm sóc ssớm hôm.
* Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà .
. Dặm ngàn, nước thẳm, non xa,
Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!
Sân hòe đôi chút thơ ngây
Trân cam, ai kẻ đỡ thay việc mình?

* Tưởng rằng được Thúc Sinh cưú ra khỏi chốn lầu xanh, Kiều cam phận làm vợ lẻ, nhưng lại bị Hoạn Thư vợ Thúc Sinh hành hạ, bắt làm con hầu một thời gian, sau đó theo ý nguyện của Kiều muốn xuất gia tu hành nên được cho vào ở Quan Âm Các trong vườn của Hoạn Thư:
**. Rắp đem mệnh bạc xin nhờ cửa Không.
Thôi thì thôi cũng chiều lòng,
Cũng cho khỏi lụy trong vòng bước ra.
Sẵn Quan âm các vườn ta,
Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa.
Có cổ thụ, có sơn hồ,
Cho nàng ra đó giữ chùa chép kinh.
Tàng tàng trời mới bình minh,
Hương hoa, ngũ cúng, sắm sanh lễ thường.
Đưa nàng đến trước Phật đường,
Tam qui, ngũ giới, cho nàng xuất gia.
Áo xanh đổi lấy cà sa,
Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền.
Sớm khuya sắm đủ dầu đèn,
Xuân, Thu, cắt sẵn hai tên hương trà.
. Nàng từ lánh gót vườn hoa,
Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.
Nhân duyên đâu lại còn mong,
Khỏi điều thẹn phấn, tủi hồng thì thôi.
Phật tiền thảm lấp sầu vùi,
. Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương.
Cho hay giọt nước cành dương,
Lửa lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.

- Nhưng ở Quan Âm các cũng không yên, bị Hoạn Thư bắt gặp Thúc Sinh đến thăm cùng nhau than thở đau buồn, lo sợ Hoạn Thư sẽ trả thù vì ghen tương và làm hại, nên Kiều phải bỏ trốn, đến nương nhờ Chiêu Ẩn Am :
**Canh khuya thân gái dặm trường,
Phần e đường xá, phần thương dãi dầu!
Trời đông vừa rạng ngàn dâu,
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà!
Chùa đâu trông thấy nẻo xa,
Rành rành Chiêu Ẩn am ba chữ bài.
Xăm xăm gõ mái cửa ngoài,
Trụ trì nghe tiếng, rước mời vào trong.
Thấy màu ăn mặc nâu sồng,
Giác duyên sư trưởng lành lòng liền thương.

Gửi thân được chốn am mây,
Muối dưa đắp đổi tháng ngày thong dong.
Kệ kinh câu cũ thuộc lòng,
Hương đèn việc cũ, trai phòng quen tay.
Sớm khuya lá bối phướn mây,
Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nện sương.
Thấy nàng thông tuệ khác thường,
Sư càng nể mặt, nàng càng vững chân.

*** Hai lần vào ở trong chùa, nhưng cũng chưa hết nợ, Kiều lại mắc vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh đưa vào lầu xanh, nơi đây Kiều gặp Từ Hải là đấng anh hùng, cứu ra khỏi lầu xanh trở thành mệnh phụ giàu sang quyền quý. Kiều có dịp trả thù những kẻ ác độc xưa kia. Nhưng vì nhẹ dạ tin lời Hồ tôn Hiến một viên quan của triều đình, Kiều khuyên Từ Hải đầu hang, để mình có cơ hội về lại quê hương, gặp lại cha mẹ, chị em, và cũng để chấm dứt cuộc chiến tranh chết choc nhiều sinh mạng…

Ban đầu Từ HẢi không chịu đầu hang, nhưng bởi nghe lời Kiều nhỏ to khuyên nhủ mãi nên đành chìu theo và bị mắc mưu Hồ tôn Hiến gian xảo đánh lừa Từ HẢi chết ngay giữa chiến truờng

- Chọc trời khuấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
Nàng thời thật dạ tin người,
Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu.
Nghĩ mình mặt nước cánh bèo,
Đã nhiều lưu lạc lại nhiều gian truân.
Bằng nay chịu tiếng vương thần,
Thênh thênh đường cái thanh vân hẹp gì!
Công tư vẹn cả hai bề,
Dần dà rồi sẽ liệu về cố hương.
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Trên vì nước dưới vì nhà,
Một là đắc hiếu hai là đắc trung.

- Đương khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
Tử sinh liều giữa trận tiền,
Dạn dầy cho biết gan liền tướng quân!
Khí thiêng khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng!
Trơ như đá vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời.
... Trong hào ngoài lũy tan hoang,
Loạn quân vừa dắt tay nàng đến nơi.
Trong vòng tên đá bời bời,
Thấy Từ còn đứng giữa trời trơ trơ.
Khóc rằng: Trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên cơ hội này!
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống thác một ngày với nhau!
Dòng thu như dội cơn sầu,
Dứt lời nàng cũng gieo đầu một bên.
Lạ thay oan khí tương triền!
Nàng vừa phục xuống Từ liền ngã ra.

- THúy Kiều ăn năn hối hận nhưng chuyện đã rồi! Lại bị Hiến ép hầu rượu, đánh đàn… Cuối cùng lại ép gả Kiều cho tên thổ quan địa phương. Quá đau khổ ngay đêm ấy Kiều đã liều mình nhảy xuống song Tiền Đường tự vẫn…

Thân sao thân đến thế này ?
Còn ngày nào cũng dư ngày ấy thôi !
Đã không biết sống là vui,
Tấm thân nào biết thiệt thòi là thương !
Một mình cay đắng trăm đường,
Thôi thì nát ngọc tan vàng thì thôi !
Mảnh trăng đã gác non đoài,
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong .
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền đường.
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Này thôi hết kiếp đoạn trường là đây !
**Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông !
Trông vời con nước mênh mông,
Đem mình gieo xuống giữa dòng Trường Giang...

Cuộc đời Thúy Kiều, một kiếp hồng nhan bạc mệnh,

suốt mười lăm năm trời chịu đựng trăm cay ngàn đắng, nghiệp báo kéo lôi, dù có muốn xuất gia vào chùa tu hành cho bớt khổ cũng không xong, cho đến lúc tuyệt vọng đau khổ tận cùng không còn lối thoát phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử mới trả hết nợ trần gian.

Thương thay cũng một kiếp người,
. Hại thay mang lấy sắc tài làm chi !
Những là oan khổ lưu ly,
Chờ cho hết kiếp còn gì là thân !
Mười lăm năm bấy nhiêu lần,
Làm gương cho khách hồng quần thử soi !
***Sư rằng: Phúc họa đạo trời,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta,
Tu là cõi phúc tình là dây oan.
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
2660. Vô duyên là phận hồng nhan đã đành,
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
ở không yên ổn ngồi không vững vàng.
Ma đưa lối quỷ đem đường,
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.

***
& Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,
Mắc điều tình ái khỏi điều tà dâm,
Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!
Hại một người cứu muôn người,
Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng.
Thửa công đức ấy ai bằng?
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi!
Khi nên trời cũng chiều người,
Nhẹ nhàng nợ trước đền bồi duyên sau.
--Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.
Ngư ông kéo lưới vớt người,
Ngẫm lời Tam Hợp rõ mười chẳng ngoa!
Trên mui lướt mướt áo là,
Tuy dầm hơi nước chưa lòa bóng gương.
**Tâm thành đã thấu đến trời,
Bán mình là hiếu cứu người là nhân.
Một niềm vì nước vì dân,
Âm công cất một đồng cân đã già!

- Như lời nhận xét của Tam Hợp đạo cô về cuộc đời của Thúy Kiều, theo quan niệm phong tục ngày xưa, Kiều mắc tội đam mê tình ái, vừa mới gặp chàng Kim Trọng ban chiều trong lễ hội Thanh Minh, mà hai bên đã cảm mến đem lòng yêu thương, dám vượt tường qua nhà Kim Trọng tâm tình, hứa hẹn với nhau, kết tóc xe tơ, thề nguyền đủ thứ, trong lúc cha mẹ chưa biết gì về chuyện tình ái của đôi bên, như vậy là hạt giống yêu đương tình ái của Kiều quá nặng nề , vượt qua quyền cha mẹ không hỏi ý kiến về chuyện hôn nhân, mà người xưa xem rất quan trọng. Cho nên sau này có nhiều người phê phán chê trách Kiều về vấn đề này.

- Tuy nhiên xét về lòng hiếu thảo của Kiều, khi gặp gia biến, cha bị tù đày, nàng đã hy sinh mối tình đầu, coi trọng chữ hiếu hơn Tình, nên đã chịu bán mình để chuộc cha. Đây là một điểm tốt đáng trân quý trong đời Kiều.

- Và lại khi khuyên Từ Hải đầu hàng, Kiều cũng cho đất nước hòa bình, tránh tai họa chết choc tang thương cho dân chúng và Kiều hy vọng có ngày đoàn tụ gia đình gặp lại cha mẹ anh em và Kim Trọng.

Cũng nhờ tấm long nhân đạo và Hiếu thảo mà sau cùng Kiều cũng được sư cô Giác Duyên cứu khỏi chết đuối và đem về chùa tu hành, đến đây mới hết nợ đoạn trường.


**. Bên mình chỉ thấy Giác Duyên ngồi kề.
Thấy nhau mừng rỡ trăm bề,
Dọn thuyền mới rước nàng về thảo lư.
Một nhà chung chạ sớm trưa,
Gió trăng mát mặt muối dưa chay lòng.

Đã đem mình bỏ am mây,
Tuổi này gởi với cỏ cây cũng vừạ
Mùi thiền đã bén muối dưa,
Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng.

Sau mười lăm năm lưu lạc giang hồ, Kiều đã thật sự thức tỉnh thấy rõ đời là biển khổ, tình là giây oan trái ràng buộc đem nhau vào chốn đoạn trường, cho nên khi tái ngộ với gia đình và Kim Trọng, Kiều quyết chí tu hành suốt đời, cho nên nàng đổi tình yêu sang tình bạn mà thôi.
. Sự đời đã tắt lửa lòng,
Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
Dở dang nào có hay gì,
Đã tu tu trót quá thì thì thôi!

- Từ rày khép cửa phòng thu,
Chẳng tu thì cũng như tu mới là !
Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.

- Đọc qua và suy ngẫm về truyện Kiều, chúng ta nhận thấy ảnh hưởng của đạo Phật, nói về nghiệp báo và nhân quả.

Dù có thong minh tài ba bao nhiêu cũng không qua được luật nhân quả, những nghiệp báo đã tạo từ kiếp trước thế nào thì kiếp này phải trả đủ, muốn an vui hạnh phúc thì phải có thiện tâm, có lòng hiếu thảo, biết yêu thương đồng loại, tôn trọng nếp sống đạo đức nhân từ bác ái.

- Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
. Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Seattle, Vu LAn 2557. NK.

- " Trần gian là quán trọ
Du khách ghé qua chơi,
Buồn vui cũng tạm thời
Chung cuộc phải đi thôi.
Mong manh thay một kiếp người
Chỉ trong hơi thở vui chơi nổi gì
Thời gian thắm thoắt qua đi
Sống say chết ngủ biết về nơi đâu...
Tham chi bỗng lộc công hầu
Ra đi mang nặng u sầu mà thôi.
AI người tỉnh giấc mộng đời
Tu nhân tích đức lên ngồi tòa sen...
Seattle, 30-07-2013. NK.

TẶNG QUY & DENVER

Hương hoa dâng cúng Phật Đà

Thành tâm cầu nguyện mẹ cha an lành,

Đồng niệm Di Đà hồng danh

Chính đạo tu hành phát nguyện vãng sanh.

Hương Thành tâm nguyện tu hành

Đồng Chính tín niệm hồng danh Di Đà,

Hạnh Minh hiền hậu thật thà

Huệ Thảo sư phụ Thật là giỏi giang.

Cổ Lâm sum họp một đàn

Sớm hôm đèn sách sửa sang trong ngoài,

Tụng kinh lễ Phật hàng ngày

Bếp núc chợ búa trong ngoài lo toan.

Miễn sao có lợi thì làm

Phụng dưỡng sư phụ cúng dường chư tăng.

Nguyện cầu thiền tự Cổ Lâm

Ngày càng phát đạt già lam vững bền…

Seattle, 6-06-2013. NK.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2014(Xem: 3987)
Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung (Baekjung-백중-百中) hay Bách Chủng (Baekjong-百種), tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày lễ Hội Vu Lan Bồn (우란분회-盂蘭盆會), cũng gọi là ngày lễ hội Trung Nguyên (Jungwon-중원). Còn theo quan niệm của Đạo giáo rằng, các vị thần linh trên thiên giới một năm có ba đợt suy xét về cái thiện cái ác của người trần gian. Đó là ngày rằm tháng Giêng, ngày hội Thượng Nguyên (Sangwon-상원), rằm tháng 7, ngày hội Trung Nguyên (Jungwon-중원) và rằm tháng 10, ngày hội Hạ Nguyên (Hawon-하원). Vào những ngày này, người ta làm mâm cơm cúng để lễ tạ các vị thần linh trên thiên giới. Đây cũng là ngày cúng cho các vong hồn được siêu thoát.
08/08/2014(Xem: 6674)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 7438)
Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình. Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.
06/08/2014(Xem: 6264)
Mẹ : Trong vũng tối thả buồn hiu hắt, Mẹ bây giờ là hạt sương rơi, Sao cầm được đôi dòng nước mắt, Phận lẻ loi trong chốn chợ đời. Con : Còn nợ trần bờ vai đeo nặng, Con u buồn giữa phố đông vui. Vu Lan tới, Phật Đường thầm lặng, Nghe tiếng chuông, nhớ mẹ ngậm ngùi.
06/08/2014(Xem: 7179)
Nhạc phẩm: Tháng Bảy Vu lan Nhạc sĩ: Chúc Linh Trình bày: Ca Sĩ Thanh Thúy.
06/08/2014(Xem: 5700)
Âm nhạc Phật giáo ở đây đang được nói đến là âm nhạc của cộng đồng và trình diễn, không phải là âm nhạc của nghi lễ. Trước tiên cũng xin được mạn phép minh định như vậy bởi vì chuyện tuy nhỏ nhưng lâu nay có rất nhiều ngộ nhận và đánh đồng hai thể loại này với nhau khiến hình thức âm nhạc trình diễn và cộng đồng của Phật giáo chúng ta trở nên nặng nề dưới mắt quần chúng, nhất là với những ai lần đầu tiên tiếp xúc nghe thấy (hay “phát hiện”) Phật giáo cũng có một thể loại âm nhạc như vậy.
06/08/2014(Xem: 5604)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Bảo Minh, Victoria, Úc Châu Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : ĐĐ Thích Viên Tịnh
06/08/2014(Xem: 4275)
Mùa Vu Lan, đọc báo trong nước thấy thiên hạ bây giờ bỗng khoái chuyện vàng mã hơn bao giờ hết. Một ông triệu phú miền Bắc chỉ trong một đêm đã đốt sạch 1000 con ngựa giấy và hình nhân trị giá 400 triệu đồng Việt Nam. Đổi sang tiền Mỹ, số vàng mã đó trên 20 ngàn dollar. Lại thêm một chuyện để suy nghĩ...
06/08/2014(Xem: 4311)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
06/08/2014(Xem: 12319)
Mỗi người chúng ta được ở trên quả đất này là nhờ công sanh ra và công dưỡng dục của cha mẹ. Trong dân gian VN có những câu ca dao bất hủ như: Công Cha như núi Thái Sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]