Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Tinh thần trách nhiệm

03/08/201114:55(Xem: 3530)
5. Tinh thần trách nhiệm

VU LAN VÀ TUỔI TRẺ
Thông Huệ
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2008

TINH THẦN TRÁCH NHIỆM

Phật dạy chúng ta đừng làm tổn thương cho chính mình, hoặc đừng làm tổn thương cho bất cứ ai, là giúp chúng ta có ý thức trách nhiệm về hành vi tạo tác của tự thân. Quy trách nhiệm về cho mỗi cá thể là điểm nổi bật dễ nhận thấy trong toàn bộ lời dạy của Ngài đối với hàng đệ tử. Vì thế, trong giáo lý Đạo Phật tuyệt đối không chấp nhận vấn đề thần linh tạo hóa, ban phúc giáng họa, vì mỗi người đã là thần linh được quyền tạo ra thiên đường và địa ngục cho chính mình.

Vào thời Phật còn tại thế, có một chủ thuyết cho rằng: “Tất cả những cảm giác của con người, dầu vui sướng, khổ não hay vô ký đều do một đấng tối cao tạo nên”. Nghĩa là đấng tạo hóa uốn nắn cuộc đời ta như thế nào tùy theo ý muốn của Ngài. Vận mệnh đời ta hoàn toàn nằm trong tay Ngài. Giống như người thợ gốm uốn nắn tùy thích những vật dụng mình tạo ra. Nhưng mà đấng tạo hóa toàn năng lại chơi trò chơi cắt cớ, tạo ra chi những sanh linh hữu hạn, triền miên nhiều thống khổ, bất hạnh. Rõ ràng Ngài không có tình thương và năng lực để tạo ra những sanh linh luôn sống trong niềm hỷ lạc vô biên. Vì thế, trong Túc Sanh truyện Bồ tát phê bình: “Ta liệt Brahma vào hạng bất công, đã tạo nên một thế gian hư hỏng”.

Để giải thích sự khổ vui và mọi sự bất đồng giữa con người, Đức Phật đề cập đến thuyết nghiệp :

Chúng sanh làm chủ tạo nghiệp và thừa kế cái nghiệp mà mình đã tạo”.

Tạo nghiệp nhơn như thế nào, thì thọ nhận nghiệp quả như thế ấy. Đó là công lý. Nghiệp là lực đẩy tạo nên vòng quay luân hồi, hễ còn tác nghiệp là còn thọ khổ luân hồi, nên nghiệp là trung tâm của luân hồi. Và cũng chính nghiệp lực nối liền giữa hai kiếp sống. Chuyển ba nghiệp lành thành ba nghiệp ác thì phải chịu ác báo trong các cõi dữ. Chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp lành thì được thiện báo trong các cõi lành. Chỉ khi nào chuyển tất cả nghiệp nhơn thiện ác thành chủng tử vô lậu thì mới thoát khỏi vòng quay của luân hồi. Vào các cõi để hưởng thọ quả báo khổ vui và vượt thoát luân hồi hoàn toàn do cá thể định đoạt. Chúng ta là người chủ tạo tác để tự chọn cho mình hướng đi mai sau.Tùy theo ý chí nỗ lực mà nghiệp có thể được chuyển hóa, không cần can dự của một đấng tạo hóa nào cả. Chính nghiệp lực có khả năng biểu hiện thành Trời, người hay thú. Tùy theo hành vi tác nghiệp mà có quả báo tương xứng. Như hình ngay thì bóng phải thẳng, tiếng hòa thì tiếng vang phải thuận. Nhân - Quả là định luật tự nhiên, không phải là hình thức thưởng phạt.

Nghiệp là yếu tố chính, nối liền giữa hai kiếp sống. Sự chết là tạm kết thúc ở nơi này, sự sống là tạm biểu hiện ở nơi khác. Khi xác thân này tan rã, nhưng nghiệp lực lại không bị cái chết làm cho gián đoạn, nên được tiếp diễn qua một cuộc sống khác.

Phật dạy có bốn loại nghiệp :

1.- Nghiệp đen - Quả đen:Có người làm thân hành có tổn hại, khẩu hành có tổn hại, ý hành có tổn hại. Sau khi mạng chung, sanh ra ở thế giới có tổn hại, cảm xúc cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ. Như những chúng sanh trong địa ngục.

2.- Nghiệp trắng - Quả trắng: Có người làm thân hành không có tổn hại, khẩu hành không có tổn hại, ý hành không có tổn hại. Sau khi mạng chung, sanh ra ở thế giới không có tổn hại, cảm xúc cảm thọ dễ chịu mát lạnh, không có tổn hại, thuần nhất lạc. Như chư Thiên ở Biến Tịnh Thiên.

3.- Nghiệp đen, trắng - Quả đen, trắng: Có người làm thân hành có tổn hại và không tổn hại, khẩu hành có tổn hại và không tổn hại, ý hành có tổn hại và không tổn hại. Sau khi mạng chung, sanh vào thế giới có tổn hại và không tổn hại, cảm xúc cảm thọ có tổn hại và không tổn hại, xen lẫn, pha trộn lạc và khổ. Như một số người và chư Thiên, một số chúng sanh ở các đọa xứ.

4.- Nghiệp không đen, không trắng - Quả không đen, không trắng -Nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt :
Phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận Nghiệp đen - Quả đen; Phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận Nghiệp trắng - Quả trắng; Phàm có tư tâm sở nào để đoạn tận Nghiệp đen, trắng - Quả đen, trắng; Đây được gọi là nghiệp không đen, không trắng - Quả không đen, không trắng - Nghiệp đưa đến nghiệp đoạn diệt.
(Tăng chi I, Đại ý Kinh “Với chi tiết” - 643)

Người có chánh kiến Nhân - Quả thì không còn chạy rong hướng ngoại để cầu xin, van vái, hoặc ước nguyện suông. Do ý chí mù quáng mà nghiệp biểu hiện thành hoàn cảnh chánh báo và y báo của một chúng sanh. Nghiệp rốt cùng không ngoài tính cách của ý chí, nên dầu tập khí phiền não có sâu nặng đến đâu, nhưng do ý chí nỗ lực thì nghiệp vẫn có thể được chuyển hóa. Nhờ ý chí nỗ lực mà chính ta làm chủ vận mệnh của mình, từ ác trở thành hiền, từ ngu hóa thành trí, từ Phàm chuyển thành Thánh.
Kinh Pháp cú, Phật dạy :

Tự mình điều ác làm,
Tự mình làm ô nhiễm.

Tự mình ác không làm,

Tự mình làm thanh tịnh,

Tịnh, không tịnh tự mình,

Không ai thanh tịnh ai”.

Ý nghĩa “Tự thắp đuốc lên mà đi” và “Hãy y tựa vào chính mình” là lời kêu gọi thiết tha của Đấng Từ Phụ, cũng là trung tâm điểm tu hành từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Chánh Giác. Quên mất yếu điểm này thì người đệ tử Phật đã bị lạc đường. Trong Thiền môn, tinh thần “Phản quan tự kỷ bổn phận sự” cũng được các bậc tiền bối đề cao trong ý thức trách nhiệm tu hành. Và tự nhiên thời giờ để trở về tìm lại chính mình là thời giờ cần thiết bậc nhất. Khi nào mà con người vẫn còn hướng ngoại, chưa biết trở về với chính mình thì không có một Đấng nào, một phương tiện nào có thể giúp họ thoát khỏi mọi ràng buộc của phiền não. Không tự cứu chữa cho chính mình thì không thể cứu chữa cho nhân loại. Ta có an lạc mới giúp người khác được an lạc. Ta có định tỉnh mới giúp kẻ khác được định tỉnh.
Thiền sư Hoàng Bá dạy chúng :

Vượt khỏi trần lao việc phi thường,
Đầu dây nắm chặt giữ lập trường,

Nếu chẳng một phen sương lạnh buốt,

Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”.

(Trần lao quýnh thoát sự phi thường

Hệ bả thằng đầu tố nhất trường,

Bất thị nhất phiên hàn triệt cốt,

Tranh đắc mai hoa phốc tỷ hương).

VU LAN VÀ TUỔI TRẺ.
THÍCH THÔNG HUỆ
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Thanh Xuân
Biên tập : Phùng Sỹ Hòa
Sửa bản in : Pháp Đăng
Trình bày : Chơn Đức
Bìa và vi tính : Nguyên Trang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2018(Xem: 9846)
Lễ Vu Lan PL 2562 (2018) tại Chùa Pháp Vân, Canada
26/08/2018(Xem: 12195)
Chương trình Lễ Vu Lan Phật lịch 2562 tại Tu Viện Quảng Đức (MC : Phật tử Tâm Từ) - 10.30am : Lễ cầu siêu trên chánh điện (TT Viện Chủ, ĐĐ Hạnh Tường, ĐĐ Đăng Nghĩa) - 11.am : Thuyết pháp (HT Hạnh Niệm & TT Nguyên Tạng) - 11.50am : Bắt đầu cung an chức sự và thỉnh Sư : - 12.00 : Lễ chào quốc kỳ Úc, Việt và Phật Giáo - Tuyên bố lý do và giới thiệu Chư Tôn Đức tham dự - Lễ Dâng Hoa Cúng Dường (Quảng Đức Đạo Ca, GĐPT Quảng Đức) - Thông Bạch Vu Lan PL 2562 (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) - Lời tác bạch cúng dường Vu Lan (PT Quảng Hương) - Lễ cài hoa hồng hiếu hạnh (Quảng Đức Đạo Ca, GĐPT Quảng Đức, PT Quảng Tịnh hát bài Bông Hồng Cài Áo) - Lời Đạo Từ của Hòa Thượng Chứng Minh (HT Thích Bổn Điền - Tường trình Phật sự của Tu Viện Quảng Đức (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương) - Tụng Kinh Vu Lan Báo Hiếu - Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức - Lễ Trai Tăng Cúng Dường - Quý đồng hương Phật tử thọ trai. - Văn Nghệ cúng dường Lễ Vu Lan (Quảng Đức Đạo Ca,
24/08/2018(Xem: 5980)
Mai Hoa Phỏng Vấn Nhà Thơ Trần Trung Đạo về hình ảnh người Mẹ nhân Mùa Vu Lan 2018
23/08/2018(Xem: 4926)
Không rõ có phải mình là nghệ sĩ hay không, hay ít ra cũng là người có những hoạt động liên quan đến văn hóa văn nghệ, nên rất dễ cảm xúc trước một câu thơ, một câu văn hay bài nhạc hay và có ý nghĩa sâu xa ?
22/08/2018(Xem: 3902)
Vu Lan Thu về với Ai Tĩnh lặng tự tâm chốn cửa Thiền Thời gian lắng đọng cho mình nhớ Ai Đôi bàn tay chạm vào nhau chắp ngang trước ngực, những nếp nhăn vệt ngắn vệt dài xếp từng hàng ngang dọc trên làn da nhăn nheo theo thời gian, từng đốm đồi mồi nâu đen che phủ màu da ngày nào. Mẹ ngồi lặng lẽ bên những bạn đồng tu, đôi mắt ngước nhìn Đức Phật, xa xăm.
22/08/2018(Xem: 9384)
Tin Phật sự Nhật Bản: Lễ Vu Lan Báo Hiếu Tại Chùa Đại Nam Himeji Nhật bản Sáng ngày 19/8/2018, Tăng Tín Đồ Phật tử đang sinh sống học tập định cư và làm việc tại Vùng Kansai cùng các nơi đã tập trung về Chùa Đại Nam tại thành phố Himeji tỉnh Hyogo tham dự Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu. Buổi lễ diễn ra trong sự trang nghiêm, đậm tình quê hương tâm linh Đất Việt, Phật giáo Việt dưới sự chứng minh của ĐĐ Thích Đạo Tín trú trì Chùa Đại Nam và Chùa Hoà Lạc Kobe và tham dự của các bậc Phật tử cao trung niên cũng như thế hệ các cháu Oanh vũ sinh ra tại Nhật đã về ôn lại Truyền Thống Tri Ân và Báo Ân đối với hai đấng sanh thành cha mẹ dưỡng dục ở đời. Đồng thời tri niệm Ân Đức Thầy tổ đã giáo dưỡng và những người đàn na thí chủ đã chung lo Phật sự tại xứ người.
22/08/2018(Xem: 11228)
Cha Mẹ chúng ta đang ở vào tuổi xế chiều, như ngọn đèn trước gió, sáng còn chiều mất, chúng ta hãy tranh thủ và chạy đua với thời gian để báo hiếu với Cha mẹ, thể hiện tấm lòng trân trọng và biết ơn đối với Cha Mẹ, kẻo một ngày kia Cha Mẹ khuất bóng, lúc đó mới cảm thấy tiếc nuối, buồn khổ, ân hận dày vò, muốn làm điều gì đó thì cũng đã muộn rồi. Để tưởng nhớ Công Ơn Sanh Thành Dưỡng Dục của Cha Mẹ, Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 26/8/2018, nhằm ngày 16/7/ Âm lịch năm Mậu Tuất.
22/08/2018(Xem: 3753)
Giật mình trước vạt nắng vội đến vội đi của những ngày cuối hạ, con mới nhớ da diết những ngày nắng với bao nhọc nhằn trên vầng trán mạ, rứa mà con thương cái nắng đó biết mấy, bởi đó là khoảng thời gian con tung tăng bên mạ. Tuổi thơ con là những tháng ngày cùng cực bên quang gánh của mạ, và những buổi chiều tà đi gom nhặt từng mảnh vỡ tình thương của ba...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]