Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Di sản tinh thần

03/08/201114:55(Xem: 3649)
4. Di sản tinh thần

VU LAN VÀ TUỔI TRẺ
Thông Huệ
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo 2008

DI SẢN TINH THẦN

Có hai di sản trên đời: Di sản vật chất và di sản tinh thần. Di sản vật chất nuôi dưỡng thân tướng tứ đại, bảo dưỡng sống còn trong một thời gian; di sản tinh thần là món ăn nuôi dưỡng phần tâm linh ngày thêm lành mạnh, trong sáng.

Một chúng sanh hữu tình phải hội đủ hai phần: Phần vật chất gồm tứ đại giả hợp thành thân; phần tinh thần gồm các hoạt động tâm lý giả hợp thành tâm. Vì giả hợp nên thân chỉ là vọng thân, tâm chỉ là vọng tâm. Cái bệnh thâm căn của chúng sanh là đem cái vọng tâm, đam mê cái vọng thân, làm nô lệ cho vọng cảnh, khởi sinh đủ thứ phiền não, tạo tác đủ thứ nghiệp, thọ khổ đến không cùng.

Người đệ tử Phật sống trong tỉnh thức, xem món ăn tinh thần là tối cần thiết cho sự sinh tồn, bèn soi ánh sáng trở lại quán sát thân, tâm và ngoại cảnh, chuyển hướng đến một đời sống cao thượng, biết tôn thờ những giá trị thiêng liêng, tạo nên phẩm cách cao quý của một con người.

Di sản tinh thần là kết tinh kinh nghiệm tâm linh, trải qua nhiều thế hệ của tổ tiên trao lại. Những giá trị tinh thần là gia tài chung của mỗi người cần giữ gìn và đem trao tặng lại những thế hệ mai sau.

Đời sống hướng thượng được nhiều người ưa chuộng, bởi vì họ ý thức rằng sự hiện hữu của cái “TA” chỉ là sự tồn tại tạm thời trong kiếp luân hồi vô tận. Ai ai trong cuộc đời cũng cất bước phiêu lưu đi tìm hạnh phúc, nhưng mấy ai là người đạt được chân hạnh phúc. Chân hạnh phúc không thể tìm kiếm nơi ngoại vật phù phiếm, mà chỉ có thể tìm kiếm từ bên trong. Tinh thần cũng là chủ của thể xác, đừng để thể xác chi phối đời sống tinh thần cao thượng bên trong.

Thái độ của người Phật tử Việt Nam biết quý chuộng đạo đức, xem nhẹ lợi danh qua hai câu ca dao:

Dầu ai chác lợi mua danh
Miễn ta học được đạo lành thì thôi”.

Người cha người mẹ biết ăn ở hiền lương đạo đức là đã biết tích chứa vốn liếng tinh thần truyền lại cho con cháu mình. Có người suốt đời chỉ lo trau dồi học thức, dành cho bằng được một địa vị, nhưng học thức cho lắm, địa vị cho cao mà không có đạo đức cũng chỉ là người ác.

Đức Khổng Tử thì dạy hàng môn đệ xem trọng đạo lý mà coi thường cái chết:

Sáng nghe hiểu được đạo lý, chiều chết cũng cam lòng”.
(Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ).

Đức Phật nói lên giá trị của nhân sinh là nhận hiểu sâu xa cái lý pháp thường hằng chi phối muôn ngàn hiện tượng sai biệt:

Ai sống một trăm năm
Không thấy Pháp sanh diệt

Không bằng sống một ngày

Thấy được pháp sanh diệt”.

Tâm niệm ngưỡng mộ chánh pháp là động cơ thúc đẩy con người từ hạng phàm phu tiến lên quả vị Hiền Thánh. Vì không hướng thiện, không ngưỡng mộ chánh pháp, không biết tu hành nên rất nhiều chúng sanh bị rơi vào ác đạo. Phật dạy: “Số ít là các loại hữu tình được tái sinh giữa loài người; nhưng nhiều hơn là các loài hữu tình tái sanh ra ngoài loài người. Cũng vậy, số ít là các loài hữu tình ấy được tái sanh ở các Quốc độ trung ương; nhưng nhiều hơn là các loại hữu tình phải tái sanh ở các Quốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức”. (Tăng Chi Bộ Kinh, tập I, trang 45)

Đức Phật tuy đã nhập diệt từ lâu, nhưng Ngài đã để lại kho tàng Pháp Bảo, cứu vớt vô số chúng sanh lặn hụp trong biển khổ trầm luân. Chánh pháp của Phật là những liều thuốc hay, có công năng trị bệnh phiền não cho chúng sanh; là con thuyền đưa người qua bể khổ; là ngọn hải đăng phá tan màn đêm vô minh hắc ám. Người con Phật chân chánh, hãy thu nhận những kiến thức cao đẹp, những giá trị tinh thần lành mạnh để thực hiện sự chuyển hóa bản thân.

Dù xã hội loài người có tiến bộ đến đâu, khoa học có cung ứng đời sống tiện nghi đủ đầy, thì những giá trị tinh thần của sự sống vẫn được người ta tôn thờ. Cái văn minh đáng biểu dương lại không phải là cái văn minh vật chất. Đã đến lúc con người thời đại thấy rằng, văn minh tâm linh và những giá trị tinh thần mới đóng góp đắc lực và tích cực cho con người và xã hội. Thời đại nào cũng vậy, không ai khen những kẻ độc ác xảo trá, không ai chê những người đạo đức nhân từ. Khoa học chỉ có thể giúp ta thỏa mãn vật chất nhất thời, chứ không thể giúp ta được an vui vĩnh cửu. Một khi tự thấy có phiền não khổ đau đang thống trị nơi tâm thức, liệu vật chất có thể đẩy lui phiền não khổ đau chăng? Tiện nghi đời sống chỉ là phương tiện cần thiết ở bên ngoài, Phật pháp mới đích thực ban cho ta lý tưởng đời sống tinh thần bên trong. Tiện nghi vật chất như một ngôi nhà được trang hoàng lộng lẫy sắc màu, đời sống tinh thần như những người sinh hoạt trong ngôi nhà lộng lẫy sắc màu ấy. Thế nên, người có sức tự chủ biết sử dụng những tiện nghi của đời sống bằng thái độ của một người chủ, và dĩ nhiên, không thể có thái độ như một kẻ nô lệ.

Hàng đệ tử Phật cũng chính là những người con tinh thần đem đạo vào đời. Và những di sản tinh thần ngày hôm nay chúng ta thừa hưởng là những tặng phẩm của các bậc tiền bối, chúng ta phải có bổn phận giữ gìn để vun bồi cho cuộc sống ngày thêm tươi đẹp, an vui, đóng góp hữu hiệu vào sự an bình và thịnh vượng của xã hội loài người hôm nay và ngày mai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2014(Xem: 3920)
Năm gần tròn mười sáu tuổi, tôi phải lên tỉnh học. Tá túc trong nhà người bạn củtôi, thỉnh thoảng cuối tuần mới về thăm nhà. Từ nhà tôi lên tỉnh chỉ cách mười mấy cây số, nhưng xe đò không có nhiều, chỉ chạy những chuyến phục vụ cho khách buôn bán từ dưới quê lên tỉnh. Việc lưu thông không tiện lợi mấy, nên tôi cũng ít về thăm nhà. Vã lại, mẹ tôi thường dặn nếu nhà mình không có việc gì cần, thì con cứ ở lại trên ấy để học, chứ đừng nên về nhiều mà tốn kém, cũng như mất thì giờ vô ích. Nghe vậy tôi cũng yên tâm, rồi đâm ra làm biếng về nhà. Lâu lâu hơi nhơ nhớ, mới đón xe đò về thăm mà thôi. Ngoài giờ học, tôi hay giúp dì Thảo những việc lặt vặt trong nhà, mặc dù dì không cho tôi làm, nhưng tôi cũng cố nài nỉ dì để
04/08/2014(Xem: 4730)
Đã có nhiều lo ngại trước làn sóng xâm thực văn hóa ngoại nhập, không chỉ riêng từ thời mở cửa vào nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước; mà trước đó, vào những năm 70, nhất là ở các đô thị Miền Nam, có nhiều yếu tố phó mặc, vận mệnh văn hóa dân tộc vì thế đã đứng trước bờ vực lung lay. Nhiều tổ chức kêu gọi phục hưng và đấu tranh cho văn hóa dân tộc ra đời, nhưng tất cả cũng nhanh chóng hòa tan vào thời cuộc, có chăng chỉ dừng lại chỉ ở kết quả khiêm tốn.
04/08/2014(Xem: 7457)
Vào lúc 10g ngày 03-8-2014 (mùng 8 tháng 7 năm Giáp Ngọ), chùa Phật Quang tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan năm 2014, Phật lịch 2.558.
04/08/2014(Xem: 15446)
Rằm Tháng Bảy là ngày Vu Lan Lunar mid-July Ullambana Ngày hạnh hiếu kính dâng Mẹ hiền Filial piety day tribute to Mother Mẹ vì con bao ngày tần tảo ‘Cause Mother you’ve sacrificed Xả thân mình nuôi đàn con thơ Tirelessly for your children
04/08/2014(Xem: 4444)
Buổi trưa hôm đó, trời đẹp, tôi đang đi dạo phố, bỗng có một người đàn bà Pháp vượt lên, quay đầu lại, nhìn tôi, rồi ôm chầm lấy hôn trên hai má ! Bà người bé nhỏ, gầy còm, nét mặt xinh đẹp, quần áo gọn gàng nhưng trông hơi mệt mỏi. Tôi trố mắt nhìn bà, vì người này lạ hoắc, chắc chắn tôi chưa bao giờ gặp. Bà nói (tiếng Pháp) : - Anh là người Việt phải không ? - Dạ, phải ! Bà tiếp : - Tên anh có phải là N'guyen không ? - Dạ đúng, họ tôi là Nguyễn. Ở quanh tôi lúc đó, có vài người Á Đông. Người Á Đông thì đủ thứ. Bà hỏi là phải. Xin thưa tôi là người Việt. Còn người Việt mà tên là Nguyễn thì có chi lạ. Vậy mà bà tỏ ra rất vui : - Tôi đã nói chuyện với anh trong một buổi họp. Anh người Việt, tên là N'guyen. Vậy là anh chứ còn là ai nữa. Tôi tìm anh từ lâu lắm rồi, mừng quá ! Bà ngưng lại, đỏ mặt : - Tôi mời anh đi uống cà phê được không ?
04/08/2014(Xem: 5216)
Mẹ sinh con ra nhưng khi con còn rất nhỏ, mẹ lại không có điều kiện để chăm sóc con. Mọi thứ đều phải nhờ vào bà ngoại và mấy dì. Việc ấy khiến giữa con và mẹ luôn có khoảng cách. Con không thể nói với mẹ về những gì con muốn nói, cũng không mấy khi chịu lắng nghe về những gì cần lắng nghe. Khi mẹ hỏi một điều gì đó, con không trả lời. Con đối với mẹ hơn cả người dưng nước lã. Nhưng mẹ vẫn bình thường. Mẹ vẫn làm những gì mẹ có thể làm, bù cho những ngày mẹ đã bỏ lỡ trước đây.
04/08/2014(Xem: 5096)
Không có một nét đẹp văn hóa du nhập nào được đón nhận một cách rộng rãi và nhanh chóng cho bằng tục Bông hồng cài áo! Sở dĩ nét đẹp này lan tỏa là vì ý nghĩa Bông hồng cài áo vô cùng thích hợp với lễ Vu lan Báo hiếu, và cũng bởi vì trước tiên từ một người, một vị sư: Thầy Nhất Hạnh.
04/08/2014(Xem: 8103)
Lễ Vu Lan 2014 tại Niệm Phật Đường An Lạc Hạnh, Victoria, Úc Châu Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : SC Thích Nữ Nguyên Khai
04/08/2014(Xem: 8984)
Lễ Vu Lan 2014 tại Chùa Giác Nhiên Tân Tây Lan Chủ nhật 3-8-2014 Trụ Trì : HT Thích Trường Sanh
04/08/2014(Xem: 16009)
Con quỳ dưới ánh đạo vàng Vu lan tình mẹ đậm đà thương yêu Li hương mấy nẽo sơn khê Nhớ da diết nhớ lối về quê xưa…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]