Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Đứa con lười biếng

09/03/201108:46(Xem: 5647)
17. Đứa con lười biếng

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đứa con lười biếng

Trích Soạn tập bách duyên kinh

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Trong thành có một người trưởng giả rất giàu có, duy chỉ có một đứa con trai đặt tên là Nan-đà, cực kỳ lười nhác. Cậu chỉ thích nằm dài ra ngủ, chẳng muốn đi đứng hay ngồi dậy khỏi giường. Tuy vậy, cậu thông minh, sáng trí lắm, chỉ nằm đó mà nghe đọc các thứ kinh sách là có thể hiểu thấu nghĩa lý, không có điều chi không biết.

Người cha thấy cậu bé thông minh, luận giải kinh luận đều thông thạo, liền tự nghĩ rằng: “Thằng bé này thông minh xuất chúng, ta nên đón thầy ngoại đạo Phú-lan-na, và các thầy ngoại đạo khác đến dạy dỗ cho nó.”

Nghĩ như vậy rồi, liền bày biện các món ngon vật lạ cúng dường trọng thể, mời thỉnh các thầy ngoại đạo đến. Khi các thầy ăn uống đã xong, ông mới thưa rằng: “Tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất, tánh tình lười nhác hết mức, chỉ muốn nằm ngủ hoài, chẳng muốn ngồi dậy. Nay nhờ các thầy dạy dỗ cho, giúp nó được thông thạo kinh luận, thay đổi tính nết mà nối được nghiệp nhà.”

Bấy giờ sáu thầy ngoại đạo cùng nhau đến chỗ cậu bé. Cậu biết các thầy đến nhưng cứ nằm lỳ chẳng chịu dậy, huống gì nói đến chuyện mời các thầy ngồi. Ông trưởng giả thấy như vậy thì trong lòng buồn khổ, âu sầu vô hạn.

Khi ấy, đức Thế Tôn dùng tâm đại bi thương xót mà quán sát hết thảy chúng sanh, thường đến những nơi khổ não mà thuyết pháp độ sinh. Phật thấy ông trưởng giả vì thương con mà âu sầu, khổ não, liền cùng với chư tỳ-kheo đi đến nhà ấy.

Khi Phật vừa bước vào nhà thì cậu bé lười nhác bỗng nhiên vùng dậy, lấy ghế mời Phật ngồi. Cậu đối trước Phật lễ bái rồi đứng hầu sang một bên.

Phật liền vì cậu bé mà thuyết pháp cho nghe, lại quở trách sự lười nhác của cậu. Cậu bé nghe rồi tự biết hối cải, sanh lòng tin sâu, kính ngưỡng Phật.

Bấy giờ, Phật trao cho cậu bé một cây gậy quý bằng gỗ chiên-đàn, nói rằng: “Nếu ngươi chịu phát khởi lòng tinh tấn chuyên cần, dùng gậy này mà gõ xuống, sẽ phát ra âm thanh hay lạ. Người nghe được âm thanh ấy, có thể nhìn thấy trân bảo, châu báu ẩn chứa trong lòng đất.”

Cậu bé nghe lời Phật dạy thì liền làm theo. Cậu lấy gậy mà gõ xuống đất, nghe được những âm thanh hay lạ, nghe rồi liền nhìn thấy được những trân bảo, châu báu nằm sâu trong lòng đất. Cậu thấy được như vậy rồi thì hết sức vui mừng, liền tự nghĩ rằng: “Ta nghe lời dạy của đức Thế Tôn, chỉ mới siêng năng dụng công đôi chút mà đã được sự lợi ích chưa từng có, huống hồ hết lòng siêng năng, chuyên cần mà làm việc.”

Nghĩ như vậy rồi, ít lâu sau cậu liền quyết định sẽ khởi sự lên đường ra biển mà tìm trân bảo, châu báu. Vị thiếu niên ấy truyền rao khắp thành Xá-vệ tuyển mộ người theo mình cùng đi ra biển tìm trân bảo. Chàng tìm được rất nhiều châu báu, lại đưa tất cả mọi người an toàn trở về nhà.

Khi ấy, chàng liền bày biện đủ các thứ trân bảo quý giá cùng nhiều món ăn ngon lạ, tinh khiết, thỉnh Phật và chư tăng đến để cúng dường.

Bấy giờ Phật cùng chư tỳ-kheo liền đến thọ nhận lễ cúng dường của cậu bé lười nhác ngày trước. Thọ cúng dường xong, lại vì chàng mà thuyết pháp cho nghe. Nghe pháp rồi dứt sạch lòng tham lam, sân hận, liền mang nhiều trân bảo quý giá tung lên hư không mà cúng dường Phật. Những trân bảo quý giá ấy liền tụ lại trên không thành một cái tán lớn mà bay theo che bên trên Phật.

Chàng thiếu niên nhìn thấy sự biến hóa nhiệm mầu ấy lại càng tin sâu Tam bảo, chí thành lễ Phật mà phát lời nguyện lớn rằng: “Nhờ công đức cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.”

Chàng phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”

Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy cậu bé lười nhác ngày trước giờ đây phát tâm cúng dường ta chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”

Phật nói: “Cậu bé này trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Tinh Tấn Lực, hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2024(Xem: 3717)
Đầu tháng 8 năm nay, khí hậu Hòa Lan thật nóng. So với các nước vùng biển Địa Trung Hải ở phiá Nam Châu Âu, nơi nhiệt độ có khi trên 40 độ C, thì thời tiết ở Hòa Lan tương đối ôn hòa hơn. Tuy vậy, dân chúng cũng đổ ra biển tìm những cơn gió mát và làn nước trong xanh để ngâm mình, bởi tháng 8 năm nay là tháng 8 nóng nhất ở Hòa Lan của hơn trăm năm nay, nhiệt độ trung bình gần 20 độ, có nơi còn lên đến 30 độ C.
17/08/2024(Xem: 1155)
Cảm niệm nhân Mùa Vu Lan 2024 kính dâng Má Hải Ngọc Vương Thị Ngọc Quyên (1935-2024) Bài viết của NS Thích Nữ Thảo Liên Diễn đọc & layout video clip: Cư Sĩ Giác Nguyên
17/08/2024(Xem: 3662)
Thư Khánh Tuế Mùa Tự Tứ Phật lịch 2568 (của Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống Thích Đức Thắng)
17/08/2024(Xem: 2806)
Gió lộng mưa giăng tháng Bảy về, Xa rồi bóng Mẹ… những ngày thê. Âm thầm sinh dưỡng như trời bể Lặng lẽ chan hòa tựa thủy khê. Chịu thiệt nuôi con nào lúc kể, Sống hiền với xóm chẳng đường chê. Nhà không Người, vắng tìm đâu dễ, Nhận cả ân thâm, hiếu nghĩa kề.
16/08/2024(Xem: 991)
Kìa …Hoa rực nở trong vườn có phải thay vạn ngàn lời muốn nói ? Chào đón thế gian với muôn sắc thắm tươi Như nụ cười mãn nguyện của mẹ khi con lớn thành người Và bao mỹ từ thường dùng trong … hoa tình thương, hoa nhân ái !
16/08/2024(Xem: 617)
Sẽ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược Sẽ chẳng bao giờ nguồn lìa bỏ suối Tình mẹ cũng thế Muôn đời là cánh đồng vàng thơm hương lúa Là cánh diều cao bay trong gió , cho con no lớn vui đùa.
16/08/2024(Xem: 935)
Đây là một sự kiện rất quan trọng chào mừng Đại lễ Vu Lan năm nay. Tại triển lãm sẽ trưng bày hơn 1500 tựa sách liên quan tới Phật giáo, văn hóa giáo dục, sức khỏe và tinh thần… Những tựa sách mới xuất bản cũng sẽ được giới thiệu tại triển lãm như bộ sách “Phật học căn bản” của tác giả Ari Ubeysekara được dịch bởi dịch giả Thủy Nguyễn và do thầy Thích Quảng Lâm hiệu đính, “Ni tổ Theravada Việt Nam” bản song ngữ Anh-Việt của Tiến sĩ Kim Lan, “Nguồn gốc Thiền Phật giáo” của Alexander Wynne, “Đạo Phật hiện đại hóa” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Chuyện trong nhà - Làm con hiếu hạnh”, Bộ sách “Tĩnh Tư Ngữ” của Sư bà Chứng Nghiêm, “Bí quyết để có bình an” của TS Nguyễn Mạnh Hùng,…
16/08/2024(Xem: 1083)
Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ “đần độn, rối trí” (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!” Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.
16/08/2024(Xem: 853)
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN - 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền, do những đặc điểm siêu thế tục nổi bật của mình, Phật giáo từng phải chịu sự lên án của người dân Trung Quốc, đặc biệt là các Nho sĩ khi mới du nhập vào đất nước này. Các nhà sư lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại đã phải đào sâu các tư tưởng về “đạo đức hiếu thảo” từ kinh điển Phật giáo và quảng bá, phổ biến tư tưởng này để làm cho Phật giáo phù hợp với đạo đức truyền thống Trung Quốc. Đây là nền tảng để Kinh Vu Lan, lễ hội Vu Lan được truyền bá rộng rãi ở đất nước tỷ dân này. Những tư tưởng “hiếu thảo” của Phật giáo ở các bộ Kinh Vu Lan không chỉ phù hợp với quan niệm “tôn kính gia đình” của Nho giáo Trung Quốc mà chữ “hiếu” của Phật Giáo còn có ý nghĩa cao quý hơn và vượt lên sự thế tục, có tính thiêng cao.
15/08/2024(Xem: 1494)
Tôi có hai Má : Má trước và Má sau. Cả hai bà tôi đều thương như nhau. Má trước (má ruột tôi) mất lúc tôi còn quá nhỏ đủ để không nhớ được gì hết ngoại trừ lúc Má tôi nằm trên giường bịnh. Lúc nào tôi cũng đeo dính bên cạnh bà, đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Má tôi đau nặng lắm. Bà biết mình sắp mất nên cứ gặng hỏi tôi: - Má chết rồi con ở với ai?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]