Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Người con sinh từ hoa sen

09/03/201108:46(Xem: 7231)
15. Người con sinh từ hoa sen

TRUYỆN TÍCH VU LAN PHẬT GIÁO
Minh Châu sưu tầm, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Người con sinh từ hoa sen

Trích Soạn tập bách duyên kinh

Lúc ấy, Phật hóa độ qua các nơi trong nước Ma-kiệt-đề, đi đến bờ sông Hằng.

Cách bờ sông Hằng chẳng bao xa, có một cảnh tháp cổ điêu tàn, hư rã bởi những cơn mưa sa nắng táp, không ai trông nom, tu sửa. Chư tỳ-kheo thấy cảnh ấy, bạch hỏi Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Chẳng hay tháp ấy là tháp chi? Vì sao lại hoang tàn như vậy, chẳng có ai trông nom tu sửa?”

Phật bảo chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, vào khoảng giữa Hiền kiếp này, nước Ba-la-nại có một vị vua tên là Phạm-ma Đạt-đa. Vua ấy trị nước đúng theo chánh pháp, nên nhân dân sung túc, giàu có, mùa màng bội thu, dân cư đông đảo, yên ổn làm ăn, chẳng có những nạn binh đao, dịch bệnh xảy ra trong xứ, lại thêm trâu bò, gia súc đều đông đúc.

Vua ấy không có con. Người rất buồn bực, thành tâm mà cầu đảo các vị thần thánh, nhưng chưa thấy ứng nghiệm gì.

Thuở ấy, trong vườn hoa của vua, nhằm lúc hoa sen đua nở. Có một búp sen hiện lên, to lớn lạ thường. Búp sen ấy càng ngày càng lớn, đến khi nở ra, bên trong thấy một hài nhi xinh đẹp ngồi theo lối kiết già, có đủ ba mươi hai tướng quý và tám mươi vẻ đẹp, trong miệng tỏa ra hơi thơm của hoa ưu-bát-la, và các lỗ chân lông đều xuất ra mùi hương chiên-đàn.

Bấy giờ, người làm vườn tâu lên với vua. Vua nghe chuyện lấy làm vui mừng, liền ngự ra vườn hoa, có triều thần với các vị hậu phi theo hầu. Khi nhìn thấy đứa trẻ ấy thì vua bỗng vui mừng không tự chế được, lòng muốn chạy đến mà ôm lấy ngay. Đứa trẻ ấy vừa thấy vua liền lên tiếng nói rằng: “Vì đại vương thường cầu thỉnh, nên nay tôi đến đây làm con của ngài.”

Khi ấy, vua cùng với các vị hậu phi nghe lời ấy rồi thì thảy đều vui mừng, liền ẵm đứa bé về cung nuôi nấng.

Khi đứa trẻ dần dần lớn lên, mỗi khi đi đứng nơi đâu, chỗ bước chân đều nảy sinh lên những đóa hoa sen, còn các lỗ chân lông trong người thì tỏa ra mùi hương chiên-đàn thơm ngát, nhân đó mà đặt tên là Chiên Đàn Hương.

Bấy giờ, đứa trẻ ấy tự quan sát thấy những chỗ mình đi qua đều nảy sinh hoa sen, mới sanh thì tươi tốt, xinh đẹp, chẳng bao lâu liền héo úa, tàn lụi. Thấy như vậy rồi, liền tự suy nghĩ, thấy thân người cũng không bền chắc, giống như vậy không khác. Nhân đó mà ngộ hiểu được lý vô thường, chứng quả Phật Bích-chi. Ngay khi ấy thân thể liền bay được lên không trung, hiện đủ mười tám phép thần biến, rồi nhập Niết-bàn.

Khi ấy, vua và các vị hậu phi, cung nữ đều buồn thảm than khóc. Liền mang di thể đi thiêu hóa, thu nhặt xá-lỵ rồi lập tháp đặt vào mà thờ kính, cúng dường. Đó chính là ngôi tháp cổ mà ngày nay các ngươi thấy đó.”

Chư tỳ-kheo lại hỏi Phật: “Bạch đức Thế Tôn ! Chẳng hay vị Phật Bích-chi ấy nhờ nhân duyên phước báo gì mà được có mùi thơm chiên-đàn tỏa ra từ nơi thân thể như vậy?”.

Phật nói với chư tỳ-kheo: “Các ngươi nên chú ý lắng nghe, ta sẽ vì các ngươi mà phân biệt giảng nói.

“Này chư tỳ-kheo! Về thuở quá khứ, cách nay vô số kiếp, nước Ba-la-nại có Phật ra đời hiệu là Ca-la-ca Tôn-đà. Thuở ấy có một vị trưởng giả giàu có vô cùng, tài sản, châu báu không tính kể xiết. Khi ấy, ông trưởng giả chẳng may mất sớm, vợ ông với đứa con trai lại chẳng ở chung nhau. Người con trai ông trưởng giả ấy rất đam mê sắc dục, gặp một cô kỹ nữ đem lòng mê mệt. Cô đòi hỏi phải bỏ ra trăm lượng vàng thì cô mới tiếp một đêm. Cứ như vậy qua nhiều năm thì tài sản cạn kiệt hết. Ngày kia không còn đủ vàng cho cô nữa, cô không chịu tiếp. Người con ông trưởng giả mới tha thiết khẩn cầu, chỉ xin được gần cô một đêm nữa thôi. Cô kỹ nữ ấy nói rằng: ‘Nếu anh có thể kiếm được một bông hoa thật đẹp mà mang đến cho tôi, thì tôi chịu tiếp anh một đêm.’

“Khi ấy, người con ông trưởng giả mới suy nghĩ rằng: ‘Nay tài sản ta chẳng còn chi, đến tiền mua một cành hoa cũng không có nữa, lấy chi mà mang cho cô ấy.’ Rồi lại nghĩ rằng: ‘Nay trong tháp của nhà vua chắc chắn là có hoa đẹp, hay là ta vào đó lấy trộm một cành.’ Nghĩ rồi làm liền.

“Nơi tháp của nhà vua lại có một người giữ, chẳng thể nào vào nơi cửa trước được. Người con ông trưởng giả liền lẫn theo lối sau, ẩn mình chờ khi thuận tiện thì đột nhập được vào trong tháp, mới trộm lấy một cành hoa.

“Được hoa rồi mang đến chỗ cô kỹ nữ, cô liền tiếp một đêm. Ngờ đâu đến sáng hôm sau, thân thể bỗng nổi lên rất nhiều ung nhọt, đau nhức, khổ não không thể nói hết. Khi ấy mời các vị danh y đến xem bệnh liệu trị, đều nói rằng phải dùng loại chiên-đàn thơm quý mà tán bột rắc lên những chỗ ung nhọt ấy, mới có thể khỏi.

“Người con ông trưởng giả tự nghĩ: ‘Nay ta chẳng còn tiền bạc chi, lấy gì mua bột chiên-đàn quý ấy?’ Liền bán hết nhà cửa đất đai, được sáu trăm ngàn đồng tiền vàng, mang đi mua được sáu lượng bột chiên-đàn thơm.

“Khi ấy, ông suy nghĩ rồi không chịu trị bệnh nữa, nói với lương y rằng: ‘Nay bệnh của tôi thật là bệnh trong tâm, nếu chỉ trị ngoài thân thể làm sao dứt được?’

“Nói lời ấy xong, liền vào trong một ngôi tháp, phát lời nguyện lớn rằng: ‘Đức Như Lai ngày xưa tu đủ các hạnh khổ, thệ nguyện độ hết chúng sanh trong chốn khổ ách. Nay thân thể này của con đọa vào chổ khổ não không cùng, nguyện đức Thế Tôn đại từ lân mẫn cứu cho khỏi nạn.’ Phát lời nguyện như thế rồi, liền lấy số bột chiên-đàn ra hai lượng, rắc lên cúng dường tháp, hai lượng mang đền trả lại giá trị cành hoa, hai lượng chí tâm cúng dường Phật, cầu xin sám hối.

“Ngay khi ấy, ung nhọt tự nhiên dứt trừ, trong thân thể các lỗ chân lông đều xuất ra mùi hương thơm chiên-đàn. Nghe được mùi hương ấy, lòng vui không kể xiết.

“Từ khi phát nguyện và cúng dường như thế về sau, nhờ công đức ấy mà chẳng đọa các nẻo dữ, lại khi sinh ra trong cõi trời, cõi người, mỗi nơi đi qua đều nảy sinh hoa sen xinh đẹp, từ trong lỗ chân lông lại tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

“Này chư tỳ-kheo! Người con ông trưởng giả ngày trước rắc bột chiên-đàn cúng dường trong tháp ấy, về sau chính là vị Bích-chi Phật thờ trong ngôi tháp cổ đó.”

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/08/2012(Xem: 5505)
Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao. Bao nhiêu năm, tôi chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất mẹ làm cảm thức cho mình. Đôi khi tôi bị lôi cuốn vào
19/08/2012(Xem: 4887)
Bên đường, từng hàng phượng vỹ thay lá mới, đâm chồi non và chuẩn bị tung hoa đỏ thắm báo hiệu mùa hè đang đến gần. Bất chợt một ngày nào đó dạo xe phố cổ Thần Kinh, bắt gặp cô gái bán sen e ấp nón lá bài thơ trong chiếc áo bà ba, lặng hồn nhớ mùa sen hồ Tịnh Tâm đang nở rộ. Đó cũng là mùa Vu lan, mùa mà bất cứ chùa nào cũng đầy ắp sắc hương sen và tràn ngập âm vang kinh đền ơn báo hiếu cha mẹ. Trong biển từ âm vang vọng từng lời kinh tiếng kệ thanh thoát ấy, cứ mỗi lần niệm khúc sám Vu lan trổi lên là mỗi lần triệu triệu nhịp đập con tim người Phật tử thổn thức.
16/08/2012(Xem: 7105)
Mỗi năm vào rằm tháng bảy mùa Vu Lan Hiếu Hạnh lại trở về, mùa của những con tim rộn ràng thổn thức, hy vọng đợi mong nhớ thương cha mẹ người thân tìm về ngự trị. Cũng là dịp để chúng ta tri ơn, nhớ ơn, báo ơn, đền ơn đến với cha mẹ, ông bà, tổ tiên, người còn kẻ mất, những anh hùng liệt nữ, chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn, đã hy sinh cho sự sống còn của Dân Tộc, cho đến muôn loài chúng sanh.
14/08/2012(Xem: 4959)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
04/07/2012(Xem: 4934)
Lễ Vu Lan 2015 do Cộng Đồng Phật Tử VN tổ chức tại Chùa Quốc Tế, Darwin, Bắc Úc
30/03/2012(Xem: 4641)
Mẹ của con là đẹp nhất trên đời! Con thương dáng người gầy gầy mong manh của Mẹ trong những buổi chợ sớm mai. Con thương nụ cười đẹp như trăng rằm của Mẹ. Đôi bàn tay của Mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt lành nuôi anh em chúng con khôn lớn. Con thích nhất đôi bàn tay của Mẹ... (Kính dâng lên Thượng tọa Giáo thọ sư nhân ngày tiễn đưa mẹ)
05/03/2012(Xem: 16622)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
01/10/2011(Xem: 5867)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
26/09/2011(Xem: 4426)
Hay tin Mẹ tôi lâm trọng bệnh, tôi liền vội vả book vé máy bay về ngay. Lúc mới nhận được tin cháu tôi cho hay, rằng Mẹ tôi đang trong tình trạng hấp hối, thú thật, lòng tôi lúc đó cũng có chút thoáng buồn, nhưng sau đó, tôi lấy lại bình tĩnh ngay không có gì phải ưu tư lo lắng. Vì tôi nghĩ rằng, đời người ai rồi cũng phải bước qua cái ngưỡng cửa tử thần. Hơn thế nữa, tuổi thọ của Mẹ tôi năm nay cũng đã khá cao, chỉ còn qua một cái Tết nữa là Bà đã tròn đúng một trăm tuổi thọ.
05/09/2011(Xem: 7032)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]