Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu nói về nhân vật Mục Kiền Liên và Mục Liên trong nghệ thuật sân khấu Phật giáo

20/08/201115:42(Xem: 4469)
Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu nói về nhân vật Mục Kiền Liên và Mục Liên trong nghệ thuật sân khấu Phật giáo
image

MỘT

Trước tiên, xin nói tóm lược ngay rằng, trong dòng lịch sử nghiệt ngã đấu tranh chống ngoại xâm, với gần hơn một ngàn năm bị thống trị bởi phương Bắc, dân tộc ta trong nhiều mặt cũng chịu tác động ít nhiều ảnh hưởng, trong đó có Phật giáo.

Từ trong nhận định đó, ngay trong những giai đoạn độc lập, tự chủ dân tộc, các triều đại vua quan luôn chủ động cổ súy tinh thần dân tộc, khôi phục từng bước những giá trị văn hóa, lịch sử từng bị mai một bởi chiến tranh và sự hủy diệt có chủ ý từ phương Bắc. Những cố gắng đó đã đem lại kết quả không ít. Dần dà, tự khẳng định được chủ thể riêng biệt của bờ cõi Nam Việt.

Với Phật giáo, ngoài một vài dòng truyền thừa từ phương Bắc, còn lại là những dòng phái của chính Phật giáo Việt Nam (PGVN) xuất xứ từ bản địa. Nổi bật nhất là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang đậm sắc thái và bản thể của dân tộc Việt Nam.v..v…

Thiết nghĩ, những cố gắng đó, dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến hôm nay PGVN vẫn luôn đặt làm mối trọng tâm.

HAI

PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng. Thí dụ khi ta nói về một Mục Kiền Liên người ta dễ liên tưởng trước nhất đến hình tượng Đường Tam Tạng của Ngô Thừa Ân, hoặc kế nữa là hình tượng Ngài Địa Tạng Vương Bồ tát. Dù cho ba vị này có xuất xứ và “lý lịch” khác nhau xa. Tuy nhiên đó chỉ là sự nhầm lẫn trong bộ y áo mà Phật giáo Bắc truyền đã “tạo mẫu” cho ba vị. Nhưng về mặt khác, tức khía cạnh lịch sử, chúng ta buộc phải cân nhấc cẩn thận trước khi đưa ra một hình tượng trong nghệ thuật.

diatang_cuoicop_902602291H__nh____ng_Tam_T_ng_trong_phim_T__y_Du_K__692431197

Địa Tạng Vương Bồ Tát và Đường Tam Tạng trong phim Tây Du Ký

Không khó khăn lắm để chúng ta nhận ra rằng, một hình tượng Mục Kiền Liên theo Phật giáo Bắc truyền tuy vẫn bận hậu và y bá nạp, tay cầm tích trượngnhưng đầu không đội mão Tỳ Lư và ta còn lại cầm cái bát cơm. Ngài Địa tạng Vương Bồ Tát thay vì cầm bát cơm thì Ngài cầm viên ngọc minh châu, đầu đội mão Tỳ Lư, tay cầm tích trượng, mình ngồi tòa sen do Đề Thính đỡ. Ngài Đường Huyền Trang của cụ Ngô Thừa Ân thì vẫn giống như Ngài Địa tạng nhưng tay còn lại thì không cầm chi ngoài Tích Trượng bên tay phải. Rất tiếc những hình tượng này phần lớn người ta nhìn ra… ba trong một !

Tóm lại, Mục Kiền Liên là vị Tôn Giả thời Phật còn tại thế (Kinh Vu Lan và Báo Phụ Mẫu Ân);Địa tạng Vương Bồ tát do đức Phật giới thiệu trong kinh Địa tạng, và Đường Tam Tạng được bước ra từ truyện Tây Du Kýcủa cụ Ngô Thừa Ân.

Đó là chưa nói đến một nhân vật mang tên Mục Liên ở trong "Mục Liên Sám Pháp” có mẹ là bà Lưu Thanh Đề, Cha là ông Phó Tướng. Mục Liên khi chưa xuất gia có tên là La Bốc. Đây chính là câu chuyện Mục Liên xuống Địa Ngục Cứu Mẹ, có chi tiết Bánh bao Nhân Thịt Chó; sau đó mọc lên thành những thứ mà bây giờ ít dùng trong thức ăn chay là Hành, Hẹ, Tỏi, Nén…! Đây là câu chuyện dựa vào cốt lõi của chính sử thời Phật còn tại thế với Tôn Giả Mục Kiền Liên dùng thần thông quán tưởng địa ngục và sau nhờ thần lực chư tăng cứu độ.

Đáng tiếc hơn nữa là khía cạnh lịch sử, nhất là những tác phẩm sân khấu như cải lương, kịch nói thậm chí điện ảnh trong thời gian qua đã dấn rất sâu vào sai lầm nhận thức này. Xin được đơn cử ra một ví dụ bằng bài ca “Mục Liên Tìm Mẹ”. Chỉ với bốn câu mở đầu thôi đã vấp phải sai sót từng lời một:

Cõi Thiên Trúc Miền Tây Phương Cực Lạc

Chùa Lôi Âm vang vọng mấy hồi chuông

Một Nhà Sư Trong Lớp Áo Nâu Sòng

Đang Kính Cẩn Quỳ Dưới Chân Phật Tổ.

Cõi Thiên Trúclà từ dùng của cụ Ngô Thừa Ân trong Tây Du Ký;còn Miền Tây Phương Cực Lạclà thế giới của đức Phật A Di Đà. Chùa Lôi Âm của Trung Hoa, thời Phật còn tại thế không có chùa, không có chuông lẫn mõ.Một Nhà Sưở đây ai cũng biết là Mục Liên, còn có bậnÁo nâu Sònghay màu gì không quan trọng (nhưng vẫn sai); Đang kính Cẩn Quỳ Dưới Chân Phật Tổ, thôi cũng tạm được chút đỉnh, nhưng từ Phật Tổcũng là từ thoát sanh từ Tây Du Ký…

H__nh_T__n_Gi__M_c_Ki_n_Li__n_ch__nh_s__396723233muc_lien__400_143004517

Tôn Giả Mục Kiền Liên chính sử và Tôn Giả Mục Kiền Liên Phương Đông

Nửa cuối thập niên 90 thế kỷ trước, khi được ngỏ ý tham gia viết vở cải lương Mục Liên Tìm Mẹ, khi dàn dựng, Biên tập và Đạo diễn không mời tôi có mặt nên đã có không ít điều sai sót, nhưng trên tinh thần chung, tôi cố gắng viết nghiêng đến 90 độ về phía kinhMục Liên Sám Phápcho gần với sự quen thuộc của dân gian hơn và gần với đại thừa Bắc tông hơn. Cho nên để Mục Liên vận y áo đầy đủ là cũng nằm trong ý định đó. Hạn chế cho Mục Liên xuất hiện trước đại chúng, nhất là lúc phải có mặt mười vị đại đệ tử của Phật, vì như thế y áo của Mục Liên sẽ trở nên diêm dúa, lạc lõng và khó coi. Đây chính là điều sai sót khá lớn mà hiện nay, nhất là cải lương đang mắc phải.

Viết kịch bản về chuyện Mục Liên-Thanh Đềcòn có kinh Mục Liên Sám Phápđể tác giả tránh né lịch sử mà kéo hẳn nghiêng về thủ pháp dàn dựng thuần phương Đông, nếu có kết hợp đôi chút chính sử cũng sẽ không chông chênh. Nhưng còn viết về Tôn Giả Mục Kiền Liên trong chính sử thì hãy nên thận trọng vì gần đây đã có xuất hiện một vài vở tuy nói về trưởng lão Ni Liên Hoa Sắc nhưng dính líu đến tôn giả Mục Kiền Liên, hai vị vốn trước khi xuất gia là bạn thân có mối liên hệ mang chút ái lụy, tạo nhiều cảm hứng sáng tác cho văn học nghệ thuật. Trong những vở này đã thấy có sa vào những sai sót như trên đã nói. Đây mới chính là tôn giả Mục Kiền Liên thực sự của chính sử, thế mà khi xuất hiện với 9 vị tôn giả Đệ Nhấtkhác, hình ảnh Mục Kiền Liên quá nổi bật, như là vừa từ Trung Hoa hoặc Việt Nam trở về với Phật vậy! Ngay như y áo của Thập Đại Đệ Tử Phật, giả thật lẫn lộn, Nam Tông, Khất Sĩ, Theravada.. Thật là đáng lo ngại!

BA

Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo (NTSKPG) tuy chưa phát triển và định hình để có thể làm nhiệm vụ song hành với công cuộc hoằng pháp thời hiện tại. Thiếu sót này phần do chư tôn lãnh đạo chưa đặt thành mối trọng tâm và nội bộ Phật PGVN chưa có nhân tố chuyên biệt về lãnh vực này, trong khi nhu cầu thưởng thức của công chúng Phật tử không hề nhỏ. Điều đó đã dẫn đến những hệ lụy tất yếu từ phía NTSK ngoài xã hội, người ta đã nhanh chân khỏa lấp chỗ trống khuyết ấy bằng những vở tuồng Phật tuồng Tiêndo chính họ tự tay viết và thực hiện theo cảm quan cá nhân nhìn về Phật giáo. Khi Văn Hóa Phật Giáo chưa phát triển và còn tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử nhất định, thì những việc làm tự phát ấy của NTSK ngoài xã hội, đã giúp ích phần nào thiếu sót của PGVN, và tất nhiên việc làm ấy rất đáng trân trọng, dù nội dung có sai sử hay cố tình bẻ cong thì chúng ta cũng đành chịu. Vì lý do đó mà lâu nay chúng tôi luôn lên tiếng cho một nền NTSKPG thực sự được hình thành, vô tình tình trở nên người làm công việc tìm tòi và phê bình các tác phẩm sai sót ấy, thật chẳng vui chút nào.

H__nhMKL_v___Th_p___i____T__Ph_t___i_Ch_i_m__u_s_c__th_t_gi__l_n_l_n_102325452

Tạo hình Mục Kiền Liên và Thập Đại Đệ Tử Phật đối chọi màu sắc, thật giả lẫn lộn

Điều kiện hoằng pháp thời hiện tại, không cho phép sự ỷ lại quá đáng tồn tại, mà phải nhường chỗ cho ý chí vượt tiến. Vậy nên không thể tiếp tục phó mặc lãnh vực hoằng pháp bằng NTSKPG cho xã hội thao túng mà không có kiểm soát.

Ngày nay PGVN chúng ta đã có hẳn một đội ngũ Nhạc Sĩ, Tác Giả Phật Giáo, đủ để làm nên một nội lực sung mãn, đáp ứng nhu cầu hoằng pháp và thưởng thức của quần chúng Phật tử. Hơn hai mươi năm qua PGVN chưa thực sự trọng dụng và công nhận họ.

Giữa Phật Tổ Phật Thích Ca, giữa Mục Kiền Liên Mục Liêncòn tồn tại, là dấu ấn của một quãng thời gian Phật giáo xem nhẹ lãnh vực NTSKPG. Người ta thích Đường Tam Tạnghơn Ngài Địa tạng Vương vì Bồ Tát Địa Tạnglà kinh, Đường Tam Tạng là truyện. Tất cảcòn nằm trong kinh sách, chưa bước ra NTSKPG. Và không may, một vài nơi đã đưa tay, đưa các vị vào kịch bản chủ quan của mình, để cống hiến cho Phật giáo một tác phẫm có nhiều nét cong. Không biết nên vui hay buồn!

DƯƠNG KINH THÀNH

(Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2017(Xem: 8978)
Đạo tràng Thôn Yên tổ chức Đại Lễ Vu Lan 2017 tại Thành phố Gilroy California. Đạo Tràng được Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, Viện trưởng Tu viện Kim Sơn sáng lập năm 2012 đến nay đã được 5 năm. Quang lâm chứng minh buổi lễ hôm nay có Hòa thượng Viện Trưởng Thích Tịnh Từ cùng tất cả chư Tăng, Ni Tu Viện Kim Sơn, Đạo Tràng Thôn Yên cùng đồng hương phật tử ở San Jose và các vùng phụ cận miền Bắc California trong khung cảnh thật ấm áp, đạo vị…
02/09/2017(Xem: 6296)
Như một người Việt định cư tại Úc Châu và hành nghề luật sư, cách đây khoảng một thập niên, mỗi lần thăm viếng người thân hay bạn bè có con cháu nhỏ, tại vùng Fairfield- Cabramatta, Sydney, nơi nhiều Việt kiều cư ngụ, tôi thường gặp cảnh các em học tiếng Việt, ê a một bài thơ mà chính cá nhân tôi cũng như anh em trong nhà đều được dạy dỗ. Đó là bài “Công đức sinh thành”: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
02/09/2017(Xem: 12841)
Không cần diễn giải nhiều từ hoa mỹ, chỉ một vài phiên khúc và điệp khúc nhấn nhá làm chủ đạo, một bài hát của người nhạc sĩ có tâm và tầm kiến thức nhất định, đủ đưa tâm thức người nghe đến bến bờ chủ định. Nhất là những tác phẫm được dựa hoặc phổ từ thơ vốn đã sẵn men đồng cảm, đặc biệt những đề tài nói về lòng hiếu thảo mà đại diện là hình ảnh tần tảo của người mẹ. " Mẹ ơi Con Đã Già Rồi" được dùng làm tựa đề trên, đó không phải là một bài thơ mà là một bài nhạc có chất thơ mang tên Mẹ Tôi của người nhạc sĩ chuyên lấy từ chất liệu sống của gia đình, bạn bè của chính mình để hóa tròn từng nốt nhạc và chưa bao giờ đi phổ từ thơ của bất cứ ai. Đó là nhạc sĩ Trần Tiến.
02/09/2017(Xem: 9930)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân. Xa hơn, có tiếng xe máy rì rầm đâu đó tựa như những cơn sấm động giữa trưa hè. Chợt liên tưởng những lần trong hầm trú ẩn, nghe tiếng bích-kích-pháo xé toang màn đêm hãi hùng. Đạn bom một thời tuổi thơ trên quê hương, cho đến ngày nay, vẫn còn được thị uy trên những vùng trời và nơi chốn khác. Mãnh liệt, dữ dội hơn.
31/08/2017(Xem: 4340)
Tuổi mình đã sắp sáu mươi Vẫn như con nít bên Người kính yêu Vẳng nghe câu hát ru chiều Vẫn vòng tay Mẹ nâng niu tháng ngày Huyết ngà những giọt còn đây Nhiệm mầu tươm chảy nuôi bầy con thơ Ngày xưa trôi đến bây giờ Vẫn vòng tay Mẹ vô bờ yêu thương
30/08/2017(Xem: 5501)
Thầy Về Tháng Bảy Mùa Thương THÍCH HUYỀN LAN Cung kính thành tâm dâng lên Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. vừa về tới Việt Nam trong mùa Vu Lan tháng bảy 2017. Thầy về quê mẹ mùa thu Vu Lan Báo Hiếu nghe bùi ngùi thương “Bông Hồng Cài Áo” ngát hương Đoản văn nốt nhạc thắm tươi giữa đời Dáng Thầy tuổi hạc chín mươi Nâu sòng chiếc áo thiền sư đạo tình
29/08/2017(Xem: 3949)
Con là tất cả ngày xưa Bây giờ khôn lớn vẫn chưa phai nhòa Con đò mỗi sáng sang sông Mang về chiều tối tấm lòng mẹ tôi.
29/08/2017(Xem: 4914)
Thật sự mãi tới gần đây, QT mới để ý thấy có một sự trùng hợp rất thú vị là ở Úc những Ngày Nhớ Ơn Mẹ thường rơi vào khoảng thời gian các chùa tổ chức Lễ Phật Đản và Ngày Nhớ Ơn Cha vào dịp Lễ Vu Lan. Năm nay cũng không ngoại lệ, khi Chủ Nhật tuần này 3/9/2017 Ngày Nhớ Ơn Cha cũng trùng với việc Tu Viện Quảng Đức Úc Châu và một số chùa ở khắp nơi cũng trang nghiêm tổ chức Lễ Vu Lan. Ngày Nhớ Ơn Cha hay Ngày Nhớ Ơn Mẹ hoặc Lễ Vu Lan hằng năm kh ông ph ải chỉ đơn giản là những ngày chúng ta tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, ông bà tổ tiên mà chính là những dịp để nhắc nhở chúng ta luôn khắc cốt ghi tâm công ơn sinh thành dưỡng dục. Thật vậy, công ơn sanh thành dưỡng dục của các đấng sinh thành bao la như biển, cao như núi, cho dù kiếp này có đền đáp công ơn cha mẹ cũng không thể nào trả hết được. Khi các đấng sanh thành còn hiện hữu hay đã quá vãng, đệ tử Phật luôn cố gắng học và thực hành theo lời Phật dạy chính là món quà đầy ý nghĩa kính dâng Ngài trong Mùa Vu Lan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]