Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người xuất gia có làm tròn chữ hiếu không

13/08/201113:43(Xem: 5350)
Người xuất gia có làm tròn chữ hiếu không
chu-hieu
NGƯỜI XUẤT GIA

CÓ LÀM TRÒN CHỮ HIẾU KHÔNG
Tỳ Kheo Nguyên Các

LTS: Thời gian trước, một số vị phật tử lớn tuổi, am hiểu cổ học, đưa ra ý kiến nói rằng, người xuất gia không hoặc khó làm đầy đủ câu hiếu để đối với song đường (bố mẹ). Vậy điều đó đúng không? Nếu đúng, thì hàng đệ tử xuất gia của đức Phật có đủ tư cách làm người hướng đạo cho cư sỹ tại gia cũng như mọi giới chăng? Nếu nhận thức trên của các phật tử là chưa thấu đáo, nguyên nhân do đâu?

Có lẽ không ý người cũng có suy nghĩ như thế, hoặc giả thắc mắc trong lòng, quý Thầy trả hiếu bậc sanh thành như thế nào? Việc giáo dục hiếu thuận với cha mẹ của Phật giáo được ghi lại rất nhiều trong kinh, luật Bắc truyền (đại thừa) cũng như Nam truyền (tiểu thừa) như: kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán, Phật dạy: “lòng từ của cha, tình thương của mẹ, nếu Ta trụ thế trong một kiếp[1] cũng không nói hết được” (父有慈恩,母有悲恩 , 母 悲 恩 者 , 若 我 住 世 於 一 劫 中 說 不 能 盡). Nghĩa mẹ tình cha lớn lao như thế nên, “trong trọn một kiếp, mỗi ngày ba lần cắt thịt của mình phụng dưỡng mẹ cha, cũng không báo đáp được ân ấy một ngày ”(經於一劫,每日三時割自身肉以養父母,而未能報一日之恩). “Vì thế cho nên, các ông phải tinh cần tu tập, hiếu dưỡng cha mẹ, như người cúng dường Phật, phúc báo không khác, nên cứ như thế mà báo ân cha mẹ”(是故汝等勤加修習孝養父母,若人供佛福等無異,應當如是報父母恩).

Chỉ qua ba câu trong kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán quyển 3,[2] đoạn đức Phật dạy cho năm trăm vị trưởng giả tại thành Vương Xá về bốn ân (ân cha mẹ, ân chúng sanh, ân quốc gia và ân Tam bảo), chúng ta thấy ân đức cha mẹ thật khôn lường, dù lấy thân mình cúng dường trọn kiếp cũng khó đáp đền, và Phật dạy chúng ta phải như thế mà báo ân. Vậy, người xuất gia học Phật há lại không y lời ấy hành trì. Thế nhưng, thực phẩm, y phục .v.v. của hàng xuất gia đều là do sự cúng dàng của phật tử tại gia, nếu dùng chúng để phụng dưỡng cha mẹ có được không? Điều này trong luật Ngũ Phần quyển 20 có ghi: thời đức Phật có một vị A La Hán tên Tất Lăng Già Bà Sa (畢陵伽婆蹉), cha mẹ Ngài nghèo khó, Ngài muốn đem một phần y phục vật phẩm khất thực được để cha mẹ dùng, nhưng lại sợ không được phép, nên xin đức Phật chỉ dạy. Phật liền tập hợp chúng đệ tử lại và dạy rằng: “nếu có người vai phải gánh cha, vai trái gánh mẹ như thế trăm năm; dùng y phục thực phẩm tốt nhất cúng dàng, cũng không thể báo đáp hết ơn cha mẹ. Nên từ nay, cho phép hàng tỳ kheo hết lòng hiếu dưỡng mẹ cha; ai không cúng dàng thì phạm giới” (若人百年之中,右肩擔父,左肩擔母,於上大小便利;極世珍奇衣食供養,猶不能報須臾之恩。從今聽諸比丘盡心盡壽供養父母;若不供養得重)[3]. Và, việc dùng vật phẩm hiếu dưỡng song thân được dạy rất rõ ràng, trong luật của Nhất Thiết Hữu bộ quyển 4: “Người xuất đối với cha mẹ vẫn phải cung cấp tiện nghi sống, nhưng không biết làm thế nào cho hợp. Phật dạy: các vật mà bản thân dùng còn, có thể cúng cha mẹ. Nếu không còn dư, có thể tùy lúc nhận nơi thí chủ, hoặc có thể dùng những phẩm vật khi được chia quân Tăng…”.[4]

Vậy là đã rõ, không còn nghi ngờ gì trong việc người xuất gia vẫn có thể hiếu dưỡng cha mẹ, và dùng cách nào để phụng dưỡng. Ngoài ra, cũng nội dung dạy về việc cho phép hàng tỳ kheo, đệ tử xuất gia của đức Phật, cung cấp thực phẩm, y phục cho cha mẹ, nếu chúng ta đọc nhiều kinh luật một chút, tìm hiểu cặn kẽ, đều có thể thấy ý ấy trong: Tăng Nhất A Hàm quyển 11, Thiện Tri Thức Phẩm; kinh Trung A Hàm quyển 12, phẩm Vương Tương Ưng; hay Tạp A Hàm kinh quyển 4…

Đức Phật dạy đối với cha mẹ, nếu chỉ hiếu dưỡng, tức lo cho cha mẹ được no ấm, tương đối đầy đủ về chất không chưa đủ. Mà phải tiến hơn một bậc, biết hướng cho cha mẹ làm các điều lành, lánh những nghiệp dữ, dần dần tu hạnh giải thoát để ra khỏi sanh tử luân hồi, ấy mới là điều khó.

Bản thân đức Thích Ca Mâu Ni, sau khi thành chánh giác, đã lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp độ thân mẫu và chư thiên cõi ấy; kết quả là rất nhiều vị chứng được Tứ quả (dự lưu, tư đà hàm, a na hàm và a la hán), trong đó có hoàng hậu Maya. Thuyết này được ghi trong kinh Ma Ha Ma Ya (摩訶摩耶經) hay còn gọi Phật Thăng Đao Lợi Thiên Vi Mẫu Thuyết Pháp kinh (佛昇忉利天為母說法).[5] Ngoài ra, trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân, kinh Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán…cũng có nói đến. Như vậy, bên cạnh cung phụng cha mẹ các nhu yếu phẩm trong cuộc sống, hàng đệ tử Phật còn dùng pháp giải thoát độ cha mẹ xa lìa nẻo ác, sống đời an lành, chết sanh lạc cảnh.

Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha. Vì thế, hiếu dưỡng cha mẹ hiện đời, đồng thời cũng phải cứu độ cha mẹ trong quá khứ và vị lai. Cho nên, trong cách nhìn của Bồ tát thì tất cả nam nhân đều là cha, phàm là người nữ tức mẹ mình. (kinh Phạm Võng). Đã là cha mẹ, thì chúng ta phải hiếu thuận. Tới đây chúng ta có thể nói rằng, nếu làm như những gì nêu và phân tích ở trên, thì người đệ tử xuất gia của đức Phật trong việc báo đáp thâm ân cha mẹ, không những làm tốt mà còn có phần hơn người. Mà muốn độ được cha mẹ nhiều đời thì phải đắc thành Phật đạo, điều này không dễ. Trong Đại Phương Tiện Phật Báo Ân kinh quyển 1 nói: “Vì hiếu dưỡng cha mẹ, biết ân và báo ân, mà đời này mau đắc thành trí tuệ giải thoát”( 為 孝 養 父 母 , 知 恩 報恩 故 , 今 得 速 成 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩提).[6] Như vậy, việc xuất gia tu hành một phần cũng là để báo ơn cha mẹ, chứ không phải chẳng liên quan gì.

Quay lại ý kiến của các vị am hiểu cổ học, có lẽ do quý phật tử ấy được giáo dục theo truyền thống Nho học, nên dưới quan niệm thiên về gia tộc, tư tưởng tông pháp nên mới cho rằng, người xuất gia không làm trọn hiếu đạo, hay nói cách khác là bất hiếu, vì không lập gia đình để có thế hệ kế gia thừa nghiệp ông bà. Đó là một trong những tư tưởng chủ đạo về hiếu trong sách Mạnh Tử của Nho giáo. Sách viết: “不孝有三 , 無後為大”, ba điều sau gọi là bất hiếu: 1. Nghe lời một cách mù quáng, khiến cha mẹ đến chỗ bất nghĩa; 2. Nhà nghèo cha mẹ thì già yếu, không ra làm việc (quan) để nuôi cha mẹ; 3. Không có con trai để nối dõi. Trong ba điều đó, không có người nối dõi tông đường là tội bất hiếu lớn nhất. Có lẽ vì tư tưởng này mà một số vị theo cổ học cho rằng hàng xuất gia không tròn chữ hiếu. Mà nếu phân tích đến dây, quý vị vẫn cứ đứng trên quan niệm này mà đánh giá, thì cũng chẳng còn gì để bàn luận. Chỉ nói thêm, chính vì tư tưởng Vô Hậu Vi Đại, mà ngày nay xã hội Trung Quốc (nơi Nho học hình thành và phát triển) đang gặp phải vấn đề rất lớn do tỉ lệ nam nữ quá chênh lệch. Ngoài ra, ngày nay, sau khi kết hôn có con, lúc này chỉ chăm lo nuôi dưỡng con mình, rất ít người phụng dưỡng cha mẹ đẻ, chứ chưa nói đến nuôi dưỡng thêm cha mẹ của vợ hoặc chồng. Vậy, có con đã thật sự là có hiếu chưa? Cứ như thế đời này qua đời khác, chỉ lo nuôi dạy con cái mà quên phụng dưỡng cha mẹ, vậy, hiếu đạo có tròn không?

Hàng đệ tử Phật lại còn được dạy, pháp cứu cha mẹ ra khỏi đường ngạ quỷ, hay cảnh khổ do các nghiệp ác đã tạo tác trong quá khứ và hiện tại. Pháp này tên gọi Vu Lan Bồn. Đức Phật dạy rằng, muốn cứu cha mẹ thoát thọ quả khổ, phải nhờ thần lực của mười phương Tăng thanh tịnh; nên vào cuối mùa an cư của chư Tăng, sắm sanh lễ vật trai nghi dâng lên cúng dường. Vì sau ba tháng an tịnh tu trì, giới định tuệ tăng trưởng, lúc ấy, chư Tăng dùng định tâm vận lòng từ, cảm ứng được thế giới của người chết. Người quá vãng cảm nhận được cái năng lực đó, phát tâm lành, sanh thiện ý, mới mong thoát khỏi u đồ. Đó là cách đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi cảnh quỷ đói. Pháp Vu Lan Bồn từ đó được lưu truyền, đến ngày nay chúng ta có mùa Vu Lan tháng bảy (AL).

Dù đã có pháp Vu Lan Bồn, thế nhưng tốt hơn hết, chúng ta nên hướng cha mẹ hiện đời quy kính Tam bảo, giữ năm giới và hành thập thiện. Tức là: 1. không sát sanh; 2. không trộm cắp, hay nói “Không lấy đồ vật người không cho”; 3. không tà dâm; 4. không nói dối; 6. không nói thêu dệt; 7. không nói hai chiều; 8. không nói xấu người, không nói lời ác hại; 9. không tham lam; 10. không ôm ấp những ý niệm, kiến giải sai lầm. Vì đó là gieo cái nhân lành để sau khi trả báo thân này, lại được làm người hay sanh lên cõi trời. Thiết nghĩ đó mới là cách báo hiếu tốt nhất.

Vậy, người xuất gia học Phật, theo lời Phật dạy, y luật phụng hành làm tròn hiếu đạo. Phụng dưỡng, chăm sóc mẹ cha về mặt vật chất đủ đầy. Hơn nữa, còn đem công đức tu hành hồi hướng đến cha mẹ nhiều đời, dẫn dắt mẹ cha hiện thế xa đường ác, làm việc lành, sống an lành trong chánh pháp của Như lai, khi mãn phần có thể được sanh về cõi tịnh.

Vĩnh Nghiêm, tháng 6 năm 2011.

[1] Kiếp : gốc tiếng Phạm Kalpa (1 kiếp) có hai thuyết, một cho là 243.000.000 năm; thuyết khác nói là 4.320.000 năm.

[2] Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (ĐTK), q.3, p.297.

[3] ĐTK, q.22, p.140.

[4] ĐTK, q.24, p.428.

[5] ĐTK, q.12, p.1011. hoặc bản tiếng việt tại: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-phat-codam/pcodam-11.htm

[6] ĐTK, q.03, p.127

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2019(Xem: 16160)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ : quặn lòng đau.
31/07/2019(Xem: 12700)
Trong tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Úc, mùa Vu Lan lại trở về với những người con Phật trên khắp Năm Châu. Mùa Hiếu Hạnh nhắc nhở cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn giáo dưỡng của ÔNG-BÀ-CHA-MẸ nên Lễ VU LAN cũng là Mùa BÁO ÂN ĐÁP NGHĨA, giáo dục đạo đức nhân sinh, xây dựng nếp sống THANH LƯƠNG tiến đến CHÂN-THIỆN-MỸ, góp phần tạo sự an lành trong gia đình và xã hội.
30/07/2019(Xem: 11864)
Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. Hình ảnh của cha mẹ còn sống hay đã qua đời, đều là những ảnh cao cả thiêng liêng bất diệt trong mỗi người con. Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Ngày Lễ Hội Vu Lan Báo Hiếu vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11/8/2019 (nhằm ngày 11 tháng Bảy âm lịch năm Kỷ Hợi ).
30/07/2019(Xem: 4636)
Chúng ta thường nghe 2 câu “An cư lạc nghiệp” và “An cư kiết hạ” hai câu nói ấy ẩn tàng giá trị nhứt định về đời cũng như đạo giáo. An Cư kiết hạ có truyền thống lâu đời hơn 2600 năm, từ thời Đức Phật còn tại thế, mãi tới nay vẫn còn lưu dụng trong chốn thiền gia. An cư Kiết Hạ không ngoài nghĩa báo ân và báo hiếu, mà ân hay hiếu đối với người Phật tử thì vô cùng sâu rộng không thể đền đáp đủ trong đời này nên phải trải qua nhiều đời mới trọn vẹn. Thế nhưng, nếu trong thế kỷ 21, khoa học kỹ thuật tiến tới hai vấn đề mới mẻ: “Công nghệ sinh học và trí thông minh nhân tạo” (AI: Artificial Intelligence) như Yuval Noah Harari nêu lên trong “21 bài học cho thế kỷ 21” gần đây thì, liệu sẽ ảnh hưởng ra sao đến tinh thần hiếu đạo? Đó là hai vấn đề dày cộm thách thức đối với người Phật tử không có gì đáng lo lắng, hốt hoảng, cũng như không phải là việc siêu vượt ngoài trí suy tưởng của con người hiện đại. Nếu là người Phật tử chân chánh có tu tập, học hỏi giáo pháp của Phật Đà, ứng dụng giáo ph
26/07/2019(Xem: 6466)
Mục Liên Thanh Đề là một đại bồ tát thị hiện nơi địa ngục để từ đó Đức Phật từ bi chỉ dạy cho chúng sinh một pháp môn thật vi diệu về KHỔ TREO NGƯỢC ( ULLAMBANA) . Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, để tưởng nhớ và muốn biết mẹ bây giờ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp thế gian.
22/07/2019(Xem: 5018)
Các tự viện khuyến khích các em nhỏ viết bài về “cha mẹ tôi” hoặc bằng tiếng Việt hay Anh. Đây là quà Vu Lan đơn sơ nhưng nặng tình của các cháu tặng cha mẹ trong ngày Lễ. Chúng ta cũng khuyến khích những Phật tử gửi quà Vu Lan cho nhau trong mùa lễ bằng ECard đến với bạn bè, người thân và người Mỹ. Vu lan là một văn hóa đặc thù của Phật giáo và Dân tộc Việt Nam, mùa Lễ về nhớ ơn và đền ơn. Mỗi người con Phật chúng ta nỗ lực phổ biến những ngày lễ Phật giáo cho cộng đồng Việt và Mỹ vì Phật giáo chỉ là một tôn giáo mới và nhỏ nhoi nơi đất nước nầy.
21/07/2019(Xem: 5440)
Thư Mời Tham Dự Lễ Vu Lan PL 2563 tại Thắng Đức Đạo Tràng, London, Anh Quốc (Chủ Nhật 4-8-2019)
27/06/2019(Xem: 10170)
Trăm Câu Hiếu Hạnh (Tặng chị Bùi Thị Đề, ngày chị thọ tang thân phụ.) Rưng rưng nến lệ nhỏ tràn Khói hương quyện mối tâm tang thở dài. Đón cha: gỗ ướp thi hài Phủ thân con: áo sô gai lạnh đời. Mầu liễn đối treo nơi nhà cũ, Vách tường xưa nhớ chủ đeo tang.
25/06/2019(Xem: 6502)
"Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Đây là bài thơ cảm tác để tri ân và tán tụng công đức của Người Cha trên cõi trần gian mộng mị lao khổ, nhân "The Father Day" vừa qua, và cũng để góp bút với trang mạng Phật giáo nhân dịp đón lễ Vu Lan Rằm Tháng Bảy, vì thường thấy dịp lễ này người đời hay nhắc đến Người Mẹ nhiều hơn. Hi vọng sẽ có rất nhiều người tìm thấy bóng dáng, hình tượng, ân nghĩa của phụ thân mình sau khi ngâm đọc xong bài thơ song thất lục bát này. Trân trọng!
26/05/2019(Xem: 7715)
Món Quà Vu Lan (tác giả: Thích Phước Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]