Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu về Vu Lan

08/08/201116:26(Xem: 5180)
Tìm hiểu về Vu Lan

TÌMHIỂU VỀ VU LAN

ThíchNguyên Hiền

Nóiđến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điểnliên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trướcthuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đãđược xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh. Tuy nhiên,đây cũng chỉ là một bài viết sơ lược trong khuôn khổmột đặc san, với những tài liệu khiêm tốn mà người viếtđược đọc. Hơn nữa, những trước tác của các Tổ sưqua nhiều đời về Kinh Vu-lan-bồn quá nhiều(hơn60 loại), không thể đối chiếu hết được, chỉ xin chọnmột vài tác phẩm quan trọng để dẫn chứng. Ngưỡng mongcác bậc cao minh thùy từ chỉ giáo.

I.Tổng luận

KinhVu-lan-bồn chỉ là một kinh điển nhỏ thuộc Phương Đẳngbộ, vỏn vẹn chưa đầy một trang giấ鹠trong ĐẠI CHÁNHTÂN TU ĐẠI TẠNG KINH, quyển 16. Thế nhưng qua các triều đạiở Trung Quốc, từ Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến đờiDân Quốc, đời nào cũng có chư Tổ trước thuật, chú sớ,luận giải bản kinh này, đủ thấy tầm quan trọng của bộkinh đối với tín ngưỡng Phật giáo như thế nào. Ở ViệtNam, Kinh Vu-lan và Kinh Báo Hiếu được diễn dịch khá sángtạo, đã đi vào lòng Phật tử như một thứ TÂM KINH mà gầnnhư ai thường xuyên đi chùa tụng kinh lễ Phật đều ít nhiềuthuộc lòng bản kinh này. Lễ Vu-lan tự nhiên đã trở thànhmột lễ hội lớn nhất của giới Phật giáo ở Việt Nam,do đó việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa Kinh Vu-lan làmột việc làm cần thiết. Hiện chưa có vị nào dịch mộtbộ sớ nào về Vu-lan để phổ cập cho Phật tử hiểu, đâycũng là một thiếu sót rất lớn. Sự diễn dịch sáng tạoKinh Vu-lan và Báo Hiếu mà các chùa ở Việt Nam hiện nay đangtụng đọc vào dịp tháng Bảy theo thể văn vần, dễ hiểu,gần gũi với tâm hồn Việt. Tuy nhiên, để thuận tiện choviệc gieo vần, nhiều chỗ trong bản dịch vẫn còn dùng từHán Việt quá hàm súc mà giới bình dân khó hiểu được,như "cửu tự cù lao", "hiếu hạnh vi tiên", "thần tỉnh mộkhan" v.v... Điểm thứ hai là toàn bộ kinh chỉ giúp cho ngườiđọc tụng hiểu chữ HIẾU ở phạm vi Nhân thừa, chưa pháthuy hết được thâm nghĩa Đại thừa siêu tuyệt của bảnkinh nói chung và ý nghĩa của những chi tiết quan trọng trongkinh.

KinhVu-lan-bồn (Phạn : Ullambana-sùtra), 1 quyển, do ngài TrúcPháp Hộ dịch sang Hán văn vào đời Tây Tấn (750 - 801). Nộidung thuật lại việc đệ tử của Phật là ngài Mục-kiền-liên(Phạn : Maudgalyàyana; Pàli : Moggallàna) xót thương chomẹ đang bị khổ ở đường ngạ quỷ, nên mới hỏi Phật.Phật chỉ dạy vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày Tự tứ củachúng tăng, dùng bá vị cơm canh, ngũ quả để cúng dườngmười phương chư Phật và Tăng chúng, có thể cứu mẹ thoátkhổ nạn.

HộiVu-lan-bồn mà kinh này nói vốn phù hợp với bổn phận hiếuhạnh của thế gian. Ngài Tông Mật, vị Tổ thứ 5 của tôngHoa Nghiêm đời Tống đã cường điệu tư tưởng làm con hiếuphải báo ân cha mẹ, dung hòa tính chất tương quan giữa Phậtgiáo và luân lý thế gian của người Trung Quốc, vốn lấyNho gia làm nền tảng. Từ đó kinh này có tác dụng khá tíchcực và được lưu truyền vô cùng rộng rãi.

Đồngbản dị dịch (cùng bản Phạn nhưng khác người dịch)với kinh này là Báo Ân Phụng Bồn Kinh (còn gọi là BáoTượng Công Đức Kinh), không rõ dịch giả là ai. Kinh ĐạiBồn Tịnh Độ được thuật trong PHÁP UYỂN CHÂU LÂM quyển62 cũng là dị bản của kinh này. Các bộ mục lục lớn nhưLỊCH ĐẠI TAM BẢO KỶ quyển 6, VÕ CHU SAN ĐỊNH CHÚNG KINHMỤC LỤC quyển 9, KHAI NGUYÊN THÍCH GIÁO LỤC quyển 2 đềucho rằng dịch giả của kinh này là Trúc Pháp Hộ, nhưng cũngcó thuyết cho rằng kinh này là ngụy tạo, vì nói nội dungvà sự phiên dịch trong bản kinh thường không chính xác. XUẤTTAM TẠNG KÝ TẬP thì cho rằng kinh này không rõ dịch giả.

Thếnhưng, ở Ấn Độ từ xưa đã có tín ngưỡng tin cái khổ"đảo huyền" ở địa ngục, không thể võ đoán kinh này làngụy tạo. Nếu so sánh kinh văn và một số dị bản thì cóthể dịch giả đã thêm vào một số câu trong bản dịch.Điều này cũng thường thấy trong một số bản dịch cáckinh khác, dịch giả đã đưa một số chi tiết phù hợp vớitín ngưỡng và tư tưởng của địa phương đương thời,miễn là vẫn giữ được tinh thần cốt tủy trong văn kinh.

II.Nguồn gốc chữ Vu-lan-bồn

ỞViệt Nam gần đây có một số sách báo chỉ ra sự sai lầmcăn để của một vài cách hiểu chữ Vu-lan-bồn. Đại loạitừ trước, ở Việt Nam, nhiều người hiểu chữ "bồn" cónghĩa là cái chậu; "bồn bát" là vật của Tỳ-kheo dùng đểđựng thức ăn. Nhiều người đã lớn tiếng công kích vàtrích dẫn Phạn văn để chứng minh chữ "bồn" cũng là âmdịch trong ba chữ Vu-lan-bồn chứ không phải là cái chậu.Thật ra, sự sai lầm này không phải ở các dịch giả ViệtNam, mà chính từ xưa ở Trung Hoa đã có cách hiểu như vậyrồi.

Vu-lan-bồnlà phiên âm từ chữ Phạn Ullambana, có chỗ phiên âm là Ô-lam-bà-noa,nếu dịch ý thì có nghĩa là "Đảo huyền" (cái khổ bịtreo ngược). Thật ra, Ullambana là một chuyển ngữ củaAvalambana, dụ cho cái khổ của người chết hết sức khóchịu, giống như người bị treo ngược lên vậy. Các bộsách lớn của Trung Quốc như PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP quyển9, THÍCH THỊ YẾU LÃM quyển hạ, VU-LAN-BỒN KINH LƯỢC SỚ...đều cho rằng chữ Vu-lan Bồn là phiên âm sai. Bởi vì chữ"bồn" là phiên âm từ chữ "bana" của tiếng Phạn chứ khôngphải nghĩa "bồn bát" – "dùng bồn bát bằng thất bảo đểcúng Phật và Tăng" – như PHÁP UYỂN CHÂU LÂM đã trích dẫnđể giải thích ĐẠI BỒN TỊNH ĐỘ KINH, nhưng trải qua nhiềuđời, phần nhiều đều viện dẫn nghĩa này một cách sailầm mà không để ý đến những trích dẫn đã nói ở trên.

Bắtđầu từ tác phẩm VU-LAN-BỒN KINH TÁN THUẬT của ngài HuệTịch đời Đường. Ngài cho rằng đặt các trân hào mỹ vịvào trong một cái chậu, rồi dâng cúng cho Phật cùng Tăngđể cứu cái khổ "Đảo huyền". Ngài Tông Mật giải thíchtrong VU-LAN BỒN KINH SỚ quyển hạ rằng Vu-lan nghĩa là Đảohuyền, còn "bồn" là đồ để cứu giúp, cho nên giải thíchVu-lan Bồn là "Cứu đảo huyền, giải thống khổ". Từ cáchgiải thích này của ngài Tông Mật, đời sau đều y theo đóđể hiểu chữ Vu-lan Bồn.

Còntrong VU-LAN BỒN KINH SỚ HIẾU HÀNH SAO quyển thượng của ngàiNgộ Vinh đời Tống thì dịch đề Kinh Vu-lan Bồn là "GiácGiả Thuyết Cứu Đảo Huyền Khí Kinh" (Bậc Giác ngộ nóivề Kinh "vật để cứu cái khổ Đảo huyền"). Chữ "bồn"là cách tỉnh lược sai lầm, Cựu dịch là Bồn-tá-na; Tândịch là Môn-tá-nẵng, tức "Cứu khí" (vật để cứu giúp),đây là cách phiên âm từ chữ mun壡na của tiếng Phạn. Mun壡nalà chuyển ngữ (đọc trại) của chữ muccana tiếng Pàlivà chữ mocana tiếng Phạn. Nhưng thật ra chữ này có nghĩalà "cứu giúp" chứ không có nghĩa là "đồ cứu giúp", chonên thuyết của ngài Ngộ Vinh cũng sai lầm.

III.Nguồn gốc của lễ Vu-lan

LễVu-lan hiện nay đã trở thành một lễ lớn và rất quan trọngtrong tín ngưỡng các nước Phật giáo. Vậy tư tưởng nàyxuất phát từ đâu?

Khởinguyên của Vu-lan-bồn rất sớm, tư tưởng này có trướccả thời Đức Phật tại thế. Trong cả hai bộ Đại sửthi của Ấn Độ cổ đại đều có thuật lại những điềuliên quan đến Vu-lan-bồn. Trong chương thứ 74, phần 1 củabộ Mahàbharata nói đến từ Putra, nghĩa là người đàn ôngcần phải chẩn cứu (trayate) cha mình ở dưới địangục (pun). Do vì ở Ấn Độ ngày xưa tin rằng nếungười đàn ông mà không có con trai nối dõi thì sau khi chếtsẽ đọa vào nơi hiểm ác, cho nên một người Bà-la-môn đến20 tuổi, sau khi học hành đầy đủ rồi phải về nhà lấyvợ, sinh con để nối dõi tông đường, lấy đó để tếcúng tổ tiên.

Cònlễ Vu-lan-bồn mà ngày nay vẫn còn duy trì trong các chùa việnPhật giáo là xuất phát từ Kinh Vu-lan-bồn. Đệ tử củaPhật là Mục-kiền-liên dùng Thiên nhãn thông thấy thân mẫucủa mình đọa vào ngạ quỷ khổ sở, da bọc lấy xương,đêm ngày bị hành hạ liên tục. Thấy vậy, Mục Liên mớiđưa bát cơm đến dâng cho mẹ, nhưng vì nghiệp báo nên bátcơm hóa thành than lửa. Vì muốn cứu thoát mẹ khỏi khổ,Mục Liên về bạch Phật để xin Ngài chỉ bày pháp giảicứu cho mẹ. Đức Phật chỉ dạy rằng vào ngày Rằm thángBảy, ngày Tự tứ của chúng tăng, dùng bá vị thức ăn đựngtrong bình bát để cúng dường Tam bảo thì sẽ được vôlượng công đức, cứu được cha mẹ bảy đời quá vãng.Ở Ấn Độ từ xưa đã y theo lời dạy này mà thực hànhpháp Vu-lan- bồn, như Bình Sa Vương, cư sĩ Tu-đạt, Mạt-lợiphu nhân... đã từng tạo 500 bình bát bằng vàng để cúngdường Phật và Tăng.

ỞTrung Quốc, theo các bộ sử hiện còn thì vua Lương Võ Đếlà người đầu tiên thiết cúng Vu-lan-bồn. Năm 538, nhà vuađã đến chùa Đồng Thái mở hội cúng dường Vu-lan rấtlớn. Sau đó Vu-lan trở thành một phong tục, các bậc đếvương cũng như thần dân nhiều đời đều có tổ chức hộinày để báo đáp ân đức của tổ tiên, cha mẹ.

Vàođời Đường, các vị vua như Đại Tông, Đức Tông hết sứcchú trọng việc cúng tế Vu-lan-bồn. Vua Đại Tông cải biếnnghi thức cúng thí bồn bát trong các tự viện thành một nghithức trong cung đình, và dùng những khí vật hết sức trangnghiêm. Ngoài dân gian cũng bắt chước kết hoa đăng trang trítrước cửa nhà hoặc bày biện khắp điện đường, sĩ thứnô nức đến chùa tranh tu công đức.

Đếnđời Tống thì phong tục cúng Vu-lan cũng y như đời Đường,nhưng bình bát và các vật trang nghiêm có phần giảm thiểu,không còn tráng lệ như trước. Theo ĐÔNG KINH MỘNG HOA LỤCquyển 8, điều Trung Nguyên Tiết, vào ngày này, người ta đốttiền âm phủ, áo giấy, đồng thời diễn kịch Mục Liêncứu mẹ. Trong sách SỰ VẬT KỶ NGUYÊN của Cao Thừa có chỉtrích hội Vu-lan-bồn đã mất đi ý nghĩa đích thực nói trongkinh Phật. Rất nhiều kinh điển của Phật giáo nói nội dungcủa hội Vu-lan-bồn chỉ là tụng kinh và thí thực mà thôi,còn nếu nghĩ rằng hội Vu-lan-bồn là chỉ để thí thựccho quỷ thần là sai. Thế mà người đời sau không hiểu,các tự viện cũng quy tụ tín đồ, lấy việc tiến vong độquỷ làm chính, đó là do xưa bày nay bắt chước, thật ranhư thế là trái với ý của Phật. Còn việc dùng "đồ ăntrăm món", "trái cây năm màu" là ý nói tất cả những mónngon vật lạ chứ không phải là đủ số 100; ngũ quả [1]là chỉ chung cho các loại trái cây chứ không phải là "tráicây 5 màu" như Kinh Vu-lan bản Việt ngữ đã dịch. Dùng nhữngmón ngon vật lạ cúng dường Phật, Tăng để được phướcbáo, đời sau không biết lại dùng đủ rau dưa hoa quả, búnbánh cơm canh, hương hoa trà phẩm để cúng thí quỷ thần,quả là sai một ly đi một dặm.

ỞNhật Bản, việc cúng tế bắt đầu từ thời Suy Cổ ThiênHoàng (606), đến năm 657 thời Thiên hoàng Tề Minh mới cóhội Vu-lan-bồn. Hội Vu-lan dầu sao cũng dễ dung hòa với phongtục "Tổ tiên sùng bái" của dân gian Nhật Bản, cho nên vềsau hội này thịnh hành khắp cả trong triều ngoài nội. Phongtục này vẫn còn mãi đến ngày nay.

Ngàynay, hội Vu-lan-bồn được các tự viện tổ chức long trọng.Ngoài việc tụng kinh và thí thực còn có tổ chức cúng dườngtrai tăng. Gần đây, giới Phật giáo ở Đài Loan xem ngày Rằmtháng Bảy là Tăng Bảo tiết, đây cũng là thời gian mà dângian gọi là Trung Nguyên tiết. Đối với tín ngưỡng dân gianphần nhiều truyền tụng rằng ngày này cửa địa ngục rộngmở để phóng thích ngạ quỷ, cho nên ngày này họ giết nhiềusúc sanh, bày biện đủ thứ thức ăn để đãi cúng cho ngạquỷ, rồi thỉnh Đạo sĩ tụng kinh siêu độ, với kỳ vọngtiêu tai giải nạn, bảo hộ bình an, làm ăn thuận lợi. Nhưngđứng trên lập trường "Giới sát" của Phật giáo thì làmnhư thế chẳng những không lợi ích gì mà còn tạo thêm nghiệpsát, gây sự tham lam, sân hận cho mình và mọi loài, quả báosẽ vô cùng tai hại, hoàn toàn khác xa với ý nghĩa Vu-lan-bồnnói trong kinh Phật.

ỞViệt Nam, không biết có tài liệu nào ghi chép việc cúng Vu-lan-bồnxuất phát từ lúc nào? Nhưng thiết nghĩ từ xưa ở ViệtNam phần nhiều ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa, nên chi chẳngcó gì khác mấy. Khi đọc "Vân Đài Loại Ngữ" của Lê QuýĐôn, chúng tôi thấy có một đoạn nói về Vu-lan-bồn, đặcbiệt là có một vài nhận xét của Lê Quý Đôn rất hay, chúngtôi xin trích dịch nguyên văn đoạn ấy để tham khảo :

"ChuTử lại nói : Các bậc hiền triết đời trước cúng tếở mộ phần thì không nói gì đến Nghĩa lý (Tiên chánhmộ tế bất ngôn nghĩa lý).

SáchMỘNG HOA LỤC chép : Tết Trung Nguyên người ta bày đồ mã,giấy màu, lấy tre làm cái giường ba chân giống như cái bầudầu trong cây đèn, treo đồ mã, áo giấy lên đó rồi đốt,gọi là Vu-lan-bồn. Lục Du nói : Tục lệ đến ngày Rằm thángBảy làm đồ chay cúng tổ tiên, chuốt tre làm bồn chậu đểđựng tiền giấy rồi lấy cọng tre châm lửa mà đốt.

SáchTHÍCH THỊ YẾU LÃM chép : Tiếng Phạn nói Vu-lan-bồn cũngnhư tiếng Hán nói Cứu Đảo Huyền. Sách THÔNG GIÁM đờiĐường nói vua Túc Tông sai Vương Dư làm chức Từ Tế Sứ.Lúc cúng tế, có khi Vương Dư đốt giấy tiền giống nhưnhững người đồng bóng. Truyện Vương Dư nói : Từ đờiHán về sau, khi chôn cất người chết người ta đều chôntiền theo. Đời sau dân tục lấy giấy làm tiền để cúngtế quỷ thần. Vương Dư cũng dùng theo cách ấy để cúngtế trừ tai ương.

ChuTử nói : Người xưa dùng ngọc và lụa, người đời sau dùngtiền, đến đời vua Huyền Tông, việc thờ cúng quỷ thầnthật nhiêu khê. Không có nhiều tiền, Vương Dư bèn lấy tiềngiấy để thay thế. Sách THANH DỊ LỤC lại nói : Ngày đưaxe Huyền Tông đi an táng, những thứ vàng bạc châu báu tiềntài đều làm tượng hình để ngụ ý cả.

ChuTử lại nói : Đầu đời nhà Tống, hễ nói đến lễ thìlàm mũ áo giấy, nhưng không dùng tiền giấy. Không biết tiềngiấy và mũ áo giấy có gì khác biệt nhau không ? Tiền giấycó từ đời vua Túc Tông (756 – 762), do Ất Thái sứ VươngDư làm ra, còn mũ áo giấy thì có từ thời Ngũ đại.

SáchTRIỀU DÃ THIÊM TÁI chép rằng : Theo phong tục vùng Lãnh Nam,hễ trong nhà có người bệnh thì giết gà giết ngỗng cúngđể cầu phước, nếu bệnh chưa khỏi thì giết bò heo dêđể cầu đảo, tục này đến nay vẫn còn. Người xưa chêcười thói này đã lâu, vì muốn cầu sinh thì lại sát sinh,đó là điều mà quỷ thần giận ghét. Ở vùng Trung Châu,người ta chỉ dùng hương đèn, tiền giấy, ngựa giấy, hoaquả, đồ chay để cầu đảo chứ không sát hại sinh mệnhloài vật. Đã giữ gìn lòng nhân từ, tô bồi phúc đức,muốn cầu thần ban cho tuổi thọ thì phải dùng lòng nhântừ và phúc đức, dâng hiến lòng thành chứ đâu phải ởvật ? ..." (VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ quyển 4, Điển Vựng 9 b, 10a, 10 b, 11 a).

Lê QuýĐôn hiển nhiên không phải là nhà Phật học. Ông là kẻbước ra từ cửa Khổng sân Trình. Tuy nhiên, ông đọc nhiềuhiểu rộng, có thái độ bàng quan, nên những điều ông viếtrất khúc chiết và thâm thúy. Xem ra, việc đốt giấy tiềncó từ Trung Quốc, còn việc giết súc sanh để cúng tế lạilà phong tục vùng Lãnh Nam (Việt Nam ?). Người xưa đã chêbai và chỉ ra chỗ sai lầm trầm trọng như vậy, lẽ nào đếnngày nay, thời đại khoa học phát triển mà mọi người cònđốt áo giấy, đồ mã và giết súc sanh để cúng tế thìquả là lạc hậu. Đừng biện bạch rằng xưa bày nay bắtchước, biết nó đã sai mà vẫn tin và làm theo thì tai hạivô cùng.

Vậyđể hiểu Kinh Vu-lan mà Đức Phật chỉ dạy với mục đíchgì, chúng ta cần phải khảo sát ý nghĩa trong văn kinh mộtcách nghiêm túc, từ đó chúng ta tự tạo cho mình một tháiđộ, một cách nhìn đúng đă鮠đối với kinh điển mà bậcGiác ngộ đã ân cần chỉ dạy.

IV.Ý nghĩa Kinh Vu-lan-bồn

Đểhiểu ý nghĩa của kinh một cách chính xác nhất, lẽ ra phảidựa vào những bản chú sớ "tùy văn giải thích". Chú sớKinh Vu-lan-bồn như trên đã nói là rất nhiều, chư Tổ đãphân khoa, chiết tự, phân tích một cách tỉ mỉ. Hiện tạiở Việt Nam chưa thấy dịch bộ Chú sớ nào, nên việc hiểucặn kẽ Kinh Vu-lan-bồn là rất khó. Trước khi lược nóiý nghĩa của kinh, chúng ta cần khảo sát xuất xứ của kinh.

Cáckinh nói về việc báo hiếu và Vu-lan, hiện tại trong ĐẠICHÁNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH tập 16 có "Phật Thuyết Phụ MẫuÂn Nan Báo Kinh", 1 quyển, do Tam Tạng pháp sư An Thế Cao, ngườinước An Tức dịch sang tiếng Trung Quốc vào đời Hậu Hán;"Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh" do Tam Tạng Trúc Pháp Hộ, ngườinước Nguyệt Thị dịch sang Hán văn vào đời Tây Tấn; "PhậtThuyết Báo Ân Phụng Bồn Kinh", còn gọi là Báo Tượng CôngĐức Kinh, khuyết dịch, phụ Đông Tấn Lục [2], "Phật ThuyếtHiếu Tử Kinh", Thất dịch nhân danh, phụ Tây Tấn Lục [3].

TrongĐẠI TẠNG TÂN TOẢN VẠN TỤC TẠNG KINH tập 21 có rất nhiềuchú sớ, tạm liệt kê như sau :

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Tân Ký, 2 quyển, ngài Tông Mật sớ vào đời Đường,ngài Nguyên Hiểu ký vào đời Tống.

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Hội Cổ Thông Kim Ký, 2 quyển, do ngài Phổ Quán thuật.

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Hiếu Hạnh Sao Khoa, 1 quyển, phần khoa nghi do ngàiNgộ Vinh tập định vào đời Tống.

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Hiếu Hạnh Sao, 2 quyển, gồm 1 bản chánh văn PhậtThuyết Vu-lan-bồn Kinh, Vu-lan-bồn Niệm Tụng Thức và phầnsớ sao, cũng do ngài Ngộ Vinh sao lục vào đời Tống.

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Sao Dư Nghĩa, 1 quyển, do ngài Nhật Tân soạn vào đờiTống.

- Vu-lan-bồnKinh Tân Sớ, 1 quyển, do ngài Trí Húc sớ vào đời Minh.

- Vu-lan-bồnKinh Sớ Chiết Trung Sớ, 1 quyển, do ngài Linh Huy soạn vàođời Thanh.

- Vu-lan-bồnKinh Lược Sớ, 1 quyển, do ngài Nguyên Kỳ soạn vào đờiThanh.

Trênđây là các bộ kinh sớ rất nổi tiếng, được xếp vàoĐại Tạng cũng như Tục Tạng; còn theo tài liệu của PhậtQuang Đại Từ Điển thì có đến hơn 60 loại, trong đó cóbộ Vu-lan-bồn Kinh Sớ của ngài Cát Tạng đời Đường, khônghiểu sao lại không được xếp vào Đại Tạng. Bản Kinh Vu-lan-bồntrong ĐẠI CHÁNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH và bản được chéptrong VU LAN BỒN KINH SỚ HIẾU HẠNH SAO của ngài Ngộ Vinh tươngđối giống nhau, có thể là dị bản chứ không phải là đồngbản dị dịch, bản trong ĐẠI CHÁNH TÂN TU tương đối nhiềuchữ hơn, câu cú đầy đủ hơn.

Xemqua các đề kinh sớ trên, ta đủ thấy chư Tổ nhiều đờiđã dày công biên soạn, nào là nghĩa, sớ, sao, ký, chú vàcó cả khoa nghi nữa. Đọc qua các bộ này, chúng tôi thấybộ Vu-lan-bồn Kinh Tân Sớ của ngài Trí Húc đời Minh làhay nhất. Tác phẩm này được Đại sư Trí Húc soạn khi Ngàicòn là Sa-di và được ngài Đạo Phưởng tham đính [4]. Tácphẩm được chia thành hai phần, phần 1 là một bài tóm lượcnội dung và ý nghĩa của kinh; phần 2 là giải thích cặn kẽtừng chữ của kinh. Văn chương dùng trong tác phẩm rất hay,giải thích gọn ghẽ nhưng rất sáng sủa, dễ hiểu. Vì phầnnày quá dài nên chúng tôi không thể dịch hết nguyên vănđưa vào đây, chỉ xin trích dịch vài đoạn và tóm lượcnội dung phần giải thích đề kinh :

"Kinhnày lấy pháp cúng làm tên, lấy Tự tánh Tam bảo làm thể,lấy Hiếu từ làm tông, lấy sự cứu khổ ban vui làm dụng,lấy Đại thừa làm giáo tướng. Tất cả những phước điềnở thế gian không gì hơn Tam bảo, đạo pháp xuất thế khônggì trước Hiếu từ, muốn báo đáp thâm ân không gì cầnyếu hơn là sự cứu khổ ban vui, muốn thành tựu được việctế độ không gì lớn lao bằng pháp Vu-lan..."
Trongphần đầu này, ngài Trí Húc đã chia giáo tướng của KinhVu-lan thành 5 lớp, trong mỗi lớp lại chia thành 2 phần, mộtlà giải thích theo sự, hai là giải thích theo nghĩa Quán tâm(). Năm lớp là :
  1. Nươngtheo sự và pháp Quán tâm để giải thích Danh.
  2. Nươngtheo sự và pháp Quán tâm để phân biệt Thể.
  3. Nươngtheo sự và pháp Quán tâm để làm rõ Tông.
  4. Nươngtheo sự và pháp Quán tâm để hiển bày Dụng.
  5. Nươngtheo sự và pháp Quán tâm để phán Giáo tướng.
Tronglớp thứ nhất鬠Đại sư Trí Húc đã giải thích đề kinhlà tên của pháp cúng. Trong pháp cúng ấy có đầy đủ Tambảo. Nghĩa Tam bảo trong phần này được giải thích rấttỉ mỉ, có thể nói đây là cách giải thích Tam bảo sâurộng nhất. Nghĩa Vu-lan-bồn cũng được giải thích cặn kẽ,duy có điều ở đây đã giải thích "bồn" là vật cúng, rồithăng hoa với những ý nghĩa thật phong phú, như nói :
"Chénbát là bồn, bách vị ngũ quả là thức ăn, giải cái khổtreo ngược nơi ngạ quỷ. Nhiếp tâm là bồn, mười chi làthức ăn, giải cái khổ treo ngược nơi cõi Dục. Niệm xứlà bồn, hành quán Tứ đế là thức ăn, giải cái khổ treongược nơi ba cõi. Hoằng nguyện là bồn, Lục độ vạn hạnhlà thức ăn, giải cái khổ treo ngược Tứ khô [5]. Nhất tâmlà bồn, bất tư nghì quán là thức ăn, giải cái khổ treongược Nhị biên. Nói một cách cụ thể thì dùng chén bát(bồn) và bá vị thức ăn làm cảnh chánh nhân duyên,nếu không có sự thì lý quán biết dựa vào đâu ? Nếu khôngcó lý quán thì lực dụng của sự sẽ không sâu sắc. Cóngười chợt nghe thuyết này liền muốn bỏ sự mà theo lý,nếu quả vậy thì ngài Mục-liên khi mới được Lục thôngcũng đã thành tựu được Niệm xứ bồn, Tứ đế thực,sao mẹ của Ngài vẫn chưa thoát khỏi cái khổ nơi đườngNgạ quỷ ?"
Ở phầnQuán tâm của lớp thứ nhất, tác giả cũng đã giải thíchpháp cúng Vu-lan-bồn rất sâu sắc :
"Tịnhgiới là khí (bồn), Vô tác Tứ đế, Bất Tư Nghì QuánHuệ là thức ăn, cúng dường tự tánh Nhất thể Tam bảo,giải thoát trọn vẹn cái khổ treo ngược của Bát đảo.Sớm đặt chân đến cảnh giới Nhất thật. Vô minh là cha,Tham ái là mẹ, ngay nơi đó được giải thoát. Trí độ làmẹ, Phương tiện là cha, nhậm vận tự tại mà nhập vàotrí huệ Vô công dụng, cho nên gọi là Vu-lan-bồn".
Ở lớpthứ hai, tác giả nương vào sự để phân biệt Thể củakinh. Sư nói :
"Tấtcả các kinh đều có chánh thể, nếu không có chánh thể thìkhông thể phân biệt được tà đảo, như vậy thì thành mathuyết. Các kinh điển Đại thừa đều luận Thật tướnglà ấn, là chánh thể của kinh. Thật tướng tuy có một nhưngcó nhiều tên gọi. Như trời Đế Thích chỉ có một ngườinhưng có nhiều tên, cùng khắp các cõi trời. Thật tướngcũng vậy ! Một pháp nhưng có nhiều tên gọi, cùng khắp cáckinh điển. Tên kinh thì khác, nhưng lấy cái khác đó đểgọi cho một cái thể chung, đối với lý thì chẳng sai. Naytrong Kinh Vu-lan nói : "Phải nhờ thần lực của mười phươngtăng". Lại nói : "Trước khi thọ thực đàn trai... trướcPhật tiền hoặc tự tháp trung, chư tăng chú nguyện viên dung,sau rồi mới tự thọ dùng bữa trưa". Như vậy, chú nguyệntức là pháp, có đầy đủ Tam bảo. Ngài Mục Liên lại nói: "Lại cũng nhờ oai thần Tam bảo", Tam bảo ở đây chínhlà Tự Tánh của tất cả chúng sanh. Nếu không có đủ côngđức của Tam bảo thì phàm và thánh xa nhau, tối và sáng mãicách ngăn, phàm không cảm được mà thánh cũng chẳng ứngđược. Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba vốn không sai biệt,mê và ngộ tuy khác nhau nhưng thể tánh vẫn thường nhất.Do đó chư Phật ở trong tâm chúng sanh, nương theo sự mà gửicái lý. Cảm được chư Phật trong tâm chúng sanh thì chư Phậttrong tâm chúng sanh vô duyên vô niệm, nhậm vận mà ứng hiện..."
Tiếptheo, tác giả phân biệt Tam bảo có 4 nghĩa, rồi giải thíchcặn kẽ 4 nghĩa này, bao hàm Trụ trì Tam bảo, Thắng nghĩaTam bảo, Đại thừa biệt tướng Tam bảo và Nhất thể Tambảo. Sau đó, tác giả lại nương vào pháp Quán tâm để biệnbiệt Thể của kinh, đại ý "Tất cả chúng sanh tức là tướngcủa Niết-bàn, không thể đoạn diệt, chư Phật cầu giảithoát ngay nơi tâm hạnh chúng sanh. Nếu quán tâm như thế thìcó thể đầy đủ tất cả Phật pháp. Cho nên nói : BiểnChánh Biến Tri của chư Phật từ nơi tâm tưởng chúng sanh.Nếu không quán tâm để phân biệt rõ cái thể ấy của kinhthì làm sao nói rằng trong mỗi sát-na đều nhớ nghĩ đếncha mẹ mà tu hiếu từ đây ?"

Lớpthứ ba là nương nơi Sự để làm rõ Tông chỉ. Đại sư TríHúc viết :

"Giớituy có nhiều vô lượng, nhưng lấy Hiếu làm tông. Vạn hạnhtuy nhiều, nhưng Hiếu hạnh vẫn là đứng đầu. Do đó, ĐứcThích-ca từ vô lượng kiếp đã luôn tu hạnh Báo hiếu; ngàiMục Liên ngay khi thành đạo đã liền nghĩ đến ân bú mớmcủa cha mẹ, nên biết không phải sau khi thành đạo mới nghĩđến cha mẹ, mà là do nhân duyên muốn báo đáp thâm ân mớitu Thánh đạo. Giống như Địa Tạng Vương Bồ-tát, kiếpxưa vốn là người con gái Bà-la-môn, vì muốn cứu độ mẹnên mới phát Đại Bi Tâm, khi nào còn một chúng sanh đau khổthì nguyện không thành Phật đạo. Nhân duyên phát tâm củachư Phật, Bồ-tát cũng tương tợ như thế".
Tiếptheo, Đại sư Trí Húc phân biệt chữ Hiếu thành hai nghĩalà Hiếu thế gian và Hiếu xuất thế gian, trong đó mỗi loạilại chia chẻ thành nhiều nghĩa để phân tích, dẫn chứngnhững gương hiếu hạnh của thế gian và xuất thế gian, củanội giáo và ngoại giáo. Đồng thời, đoạn này còn tríchdẫn nhiều kinh luận liên quan để chứng minh, hiển bày rõtông chỉ của Kinh Vu-lan, như trích dẫn Luật Ngũ Phần, KinhPhật Thuyết Hiếu Tử, Kinh Tỳ-ni Mẫu, Kinh Đốc Ý, Kinh Lễcủa Nho gia... Nói chung, đoạn này tác giả đã tham khảo rấtnhiều kinh sách, trích dẫn nhiều danh ngôn, sử dụng nhiềuđiển cố để dẫn dụ đâu là hiếu thế gian, đâu là hiếuxuất thế gian, pháp nào thuộc về quyền (phương tiện),pháp nào thuộc về thật (cứu cánh).

Ởđoạn kế tiếp, tác giả làm sáng tỏ ý nghĩa "Tâm từ bichính là hiếu". Từ bi ở đây có 3 hạng : Sanh duyên từ,Pháp duyên từ và Vô duyên từ.

Sanhduyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Chonên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tấtcả người nữ là mẹ ta. Ta đời đời thọ sanh nơi họ".Khi quán tưởng như thế, tất cả kẻ oán người thân đềubình đẳng. Trong bảy cảnh giới, tuần tự ban cho họ ba niềmvui, lấy đó để điều phục sân hận, phiền não, san thamvà tật đố, cho đến chứng được Từ Tâm Tam-muội. Hễai có duyên với ta thì ta đều cứu khổ ban vui cho họ. Thâmân của cha mẹ là sâu dày hơn cả, cho nên cha mẹ là nhữngngười đầu tiên mà ta phải cứu khổ ban vui.

Phápduyên từ là quán tất cả các pháp đều từ duyên sanh. Chonên Kinh Phạm Võng nói : "Tất cả đất, nước là thân trướccủa ta; tất cả lửa gió là chính thân thể của ta". Chúngsanh đều do Tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong) hợpthành, không nhân ngã, không thọ mạng, Tứ đại đã khônghai thì Từ tâm duyên đến cũng bất nhị. Khi quán tưởngnhư thế, kẻ oán người thân đều cùng một tướng, cho đếnchứng đắc Từ Tâm Tam-muội, năng lực cứu khổ ban vui cònthù thắng hơn Sanh duyên từ.

Vôduyên từ là biết rõ Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba chẳngcó gì sai khác. Cả pháp giới là nhất tướng, chân thậtbình đẳng, không trụ ở tướng của pháp và tướng củachúng sanh, quán Bồ-đề tức Phiền não, Niết-bàn tức Sanhtử, khởi thệ nguyện Vô tác, phá trừ gốc khổ; quán Phiềnnão tức Bồ-đề, Sanh tử tức Niết-bàn, khởi thệ nguyệnVô tác, ban phát niềm an lạc. Từ ở đây chính là Bi, Bi ởđây chính là Từ, xứng tánh khởi tu pháp viên đốn, hiệnthành Tam-muội. Năng lực Đại từ bi này không thể nghĩ bàn.

Trongba pháp Từ trên, Sanh duyên từ là pháp tu của chung cả Tamthừa, nhưng hàng Nhị thừa thì không có hoằng nguyện lợitha; Pháp duyên từ thì hàng Nhị thừa cũng có một số íttu tập được, còn chính là pháp tu của Bồ-tát; còn Vô duyêntừ chính là Trung đạo đệ nhất nghĩa, hàng Nhị thừa khôngthể vói tới nổi. Ở đây, ý nghĩa Kinh Vu-lan đã trở thànhpháp tu Đại thừa cao tột mà nếu không có căn cơ Đại thừathì khó có thể lãnh hội được. Đại sư Trí Húc đã tríchdẫn lời của Nho gia để làm rõ tông chỉ : Vô cớ mà làmthương hại đến một côn trùng, không phải là hiếu; vôcớ mà làm tổn hại đến một lá cây ngọn cỏ, không phảilà hiếu. Nho gia còn nói như vậy, huống là Phật đạo thậmthâm? Tóm lại, hiếu thuận cha mẹ, sư tăng, Tam bảo chínhlà pháp hiếu thuận cao tột.

Ởphần Quán tâm để làm rõ tông chỉ, tác giả đã phân tíchrằng ngay nơi một niệm hiện tiền mà có đầy đủ Tam bảo,tùy thuận quán sát thì gọi là Hiếu. Như vậy, mê là bấthiếu và ngộ là hiếu. Khởi tâm động niệm mà trái nghịchvới pháp tánh thì cả thập giới còn mê huống gì cha mẹ."Ngộ thì Trí Độ Mẫu, Phương Tiện Phụ cùng được giảithoát; Mê thì Vô Minh Phụ, Tham Ái Mẫu cùng đọa vào nẻokhổ".

Lớpthứ tư là nương nơi sự để hiển bày lực dụng của kinh.Về phần dụng, Đại sư Trí Húc đã nói hết sức ngắn gọn,bởi hiểu được Danh, Thể và Tông rồi thì Dụng của Kinhkhông cần trình bày cũng tự rõ. Nói chung, "cứu khổ ban vui"chính là Dụng của Kinh. Cứu khổ sanh tử, ban vui Niết-bàn;cứu cái khổ Nhị biên, ban niềm vui Trung đạo... Ở phầnQuán tâm để hiển dụng, Sư nói : Chỉ cần quán một niệmhiện tiền có đầy đủ thể tánh Tam bảo thì có thể bạttrừ được tự tánh Khổ, Tập trong mười cõi một cách trọnvẹn, cùng với tự tánh của mười cõi tịch diệt viên mãn.

Lớpthứ năm là nương theo sự để phán thích giáo tướng củakinh. Lý luận ở đoạn này rất sắc bén, minh tuệ. Trướchết, Sư nói Kinh này thuộc về giáo Đại thừa Phương Đẳng.Rồi lý luận rằng cả hai tạng Đại thừa và Tiểu thừađều thâu về Bồ-tát tạng. Có người hỏi : Ngài Mục-kiền-liênchứng được lục thông trong lúc Đức Phật giáo hóa mớicó 12 năm, tức thuộc thời kỳ giáo lý A-hàm, sao gọi làthuộc Đại thừa Phương Đẳng? Sư đáp : Người chỉ biết5 thời riêng biệt mà không biết được cái nghĩa chung của5 thời, cần phải dựa trên nghĩa lý để xác định nghĩavị của kinh ấy thuộc bộ nào mới khỏi sai lầm. Ở phầnQuán tâm để phán thích giáo tướng, Sư nói : Tâm có đầyđủ các thừa nên chính tâm là giáo tướng. Nếu Tâm là Đạithừa thì không có gì không chuyên chở hết. Chỉ cần thànhtựu một niệm quán tâm này thì có thể chuyển hóa hết tấtcả tâm, tâm sở. Nếu không nương nơi Sự để giải thíchkinh thì không thể hiểu được những điều mà Đức NhưLai đã ân cần giáo hóa. Nếu không dựa vào sự Quán tâmmà giải thích thì không thể trong tất cả thời thường tupháp cúng Vu-lan-bồn. Trong kinh nói : Trong từng ý niệm thườngphải nghĩ đến cha mẹ v.v... chính là Đức Phật dạy chúngta phải Quán tâm. Còn kinh nói : Ngày Rằm tháng Bảy mỗi nămđều tác pháp Vu-lan-bồn... chính là Đức Phật dạy chúngta phải tu theo Sự. Còn nói : Tất cả Phật tử phải nênphụng trì pháp này, chính là khuyên chúng ta phải hành trìcả hai pháp Sự và Quán. Đại sư Trí Húc cho rằng chúng sanhtừ vô thủy kiếp trôi lăn trong sanh tử vô minh, mê cả lýlẫn sự, phiền não và ác nghiệp nặng nề nên cần phảiSự Quán song tu.

Toànbộ năm lớp Sự quán nói trên chỉ là giải thích đề kinh,sau đó ngài Trí Húc mới bắt đầu nhập văn giải thích.Từng câu từng chữ được Ngài phân tích thấu đáo, dẫnchứng cụ thể, đủ thấy giá trị của tác phẩm này. Tuynhiên, để hiểu sơ lược ý nghĩa Kinh Vu-lan, chỉ cần hiểuđề kinh là cũng đủ cho ta thấy được tầm quan trọng vàgiá trị đích thực của kinh này trong Tam Tạng giáo của Phật.Hiểu được như thế thì việc tụng đọc, thọ trì củachúng ta mới có ích lợi thật sự. Chúng ta đã khởi đượcniệm Từ nào khi tụng đọc Thánh điển thậm thâm ?

V.Lạm bàn về lễ Vu-lan ở Việt Nam

Phậtgiáo truyền vào Việt Nam đã 20 thế kỷ. Chúng ta thườngca ngợi Phật giáo là nguồn sống của dân tộc, văn hóa Phậtgiáo là văn hóa dân tọ䣮 Đặc trưng của văn hóa trong dângian, không gì có tính đại chúng bằng lễ hội. Lễ hộibiểu hiện được nét đẹp tín ngưỡng, hình thái phong phú,vui tươi và lành mạnh. Lễ hội còn có tác dụng hướng đạo,khuyến hóa rộng rãi nhất. Cho nên, muốn phát triển văn hóaPhật giáo, việc chú trọng lễ hội là việc làm hết sứccần thiết.

TrongPhật giáo, đặc biệt là Phật giáo Việt Nam, lễ lớn chỉcó hai ngày: Phật Đản và Vu-lan. Các lễ hội mùa Xuân mặcdù mang nặng màu sắc Phật giáo, nhưng nói cho cùng, đó làlễ hội ảnh hưởng từ tín ngưỡng Phật giáo chứ chưaphải là lễ hội Phật giáo đích thực. Ở miền Trung vàmiền Bắc Việt Nam có rất nhiều lễ hội truyền thống gắnliền với chùa chiền được duy trì, gần như tỉnh nào cũngcó, như Lễ hội chùa Hương, chùa Thầy (Hà Tây), giỗ ĐứcThánh Trần (Côn Sơn, Kiếp Bạc - Hải Hưng), hội chùa Dâu(Hà Bắc), hội Quán Âm (Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng) v.v... Nhưng,những lễ hội này chỉ mang tính chất địa phương, mang nặngmàu sắc tín ngưỡng dân gian. Giáo lý Phật giáo nói chungvà nét đẹp văn hóa đặc thù của Phật giáo gần như chưađược chú ý.

Thiểnnghĩ, một ngày lễ như lễ Noel của Thiên Chúa giáo - mộttôn giáo mới được truyền vào Việt Nam mấy trăm năm, vớilượng tín đồ chưa được1/10, mà lễ Noel đãđược người ta chào đón rầm rộ ở các tỉnh thành nhưthế nào. Trong khi lễ Phật Đản hoặc Vu-lan, với truyềnthống và lượng tín đồ đông đảo gần như tuyệt đối,tại sao lễ Phật Đản và Vu-lan không được nâng lên ởhàng Quốc lễ ?

Vănhóa là quốc hồn quốc túy của dân tộc. Hẳn không ai dámphủ nhận vai trò của Phật giáo trong kho tàng văn hóa dântộc. Thế mà thực chất, ngay nơi hàng ngũ tín đồ Phậtgiáo, hai chữ Vu-lan đối với họ cùng còn mơ hồ.

Trongca dao dân gian có câu : "Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vongnhân".

Xátội vong nhân thôi ư? Thế thì ý nghĩa tích cực của Vu-lannằm ở chỗ nào, nếu ngoài ý nghĩa hiếu hạnh mơ hồ đốivới người đã khuất? Điều này không thuộc về phía quầnchúng, lại cũng không phải của nhà nước, mà là của nhữngngười lãnh đạo tinh thần, đại diện là Giáo hội Tăng-già.

Khôngđơn thuần chỉ là bảo vệ nét đẹp truyền thống, bởinhư trên đã nói, truyền thống về lễ Vu-lan ở Việt Namchưa có gì đặc sắc lắm. Chúng ta còn cần phải phát huy,tìm tòi những thứ hay, những điều tốt đẹp nơi nhữngnền văn hóa khác, miễn sao phù hợp với giáo lý và tín ngưỡngcủa tôn giáo mình. Chắc hẳn có người sẽ cho như thế làlai căn, là vay mượn? Thì đã sao nào? Ngay đến việc "Bônghồng cào áo" chẳng phải là sự vay mượn của một văn hóakhác đó sao? Thế mà từ khi nó được thực hiện ở ViệtNam (khoảng thập niên 60) đến nay, biết bao nhiêu loại hìnhnghệ thuật đã theo đó mà nảy mầm, nào là thơ, nhạc, họa,kịch..., đến nỗi nếu không biết, dù hết sức mới mẻ,nhiều người vẫn cứ tưởng chuyện cài hoa hồng trong lễVu-lan là "nét đẹp truyền thống" của Phật giáo. Chúng tanghĩ gì về vấn đề này?

Nguyênnhân mà lễ Vu-lan không được nhân rộng và tổ chức thànhlễ hội đàng hoàng, theo thiển ý của chúng tôi, là vì lễVu-lan chỉ được tổ chức tập trung tại các chùa viện.Phật tử ghi tên cầu siêu Cửu huyền thất tổ, mỗi gia đìnhmột cái sớ dài lê thê, có chùa đọc mỗi đêm mấy tiếngđồng hồ mới xong tên của các hương linh. Phật tử đếnngồi lắng nghe tới tên cha mẹ, gia đình của mình, ngáp ngắnngáp dài chờ đợi. Ở trên thì đọc lướt thật nhanh chomau hết, ở dưới thì nghe không kịp, nhiều khi đọc qua rồimà không biết, đâm ra lo lắng, sợ cha mẹ mình không ngheđược tên thì... không biết rằng mình có hiếu (!). Ngàylễ Vu-lan không phải là Quốc lễ, hàng Phật tử ai đếnchùa thì được nghe pháp, tụng kinh, tham dự các hoạt độngvăn hóa như văn nghệ, cài hoa. Còn nhiều người bận việclàm ở công sở thì không thể đến chùa trong ngày này, nênlâu dần quên cả ngày Đại lễ mà Phật giáo thường gọilà Vu-lan Thắng Hội. Thắng hội là hội lớn, hội thù thắnghơn hết, nhưng rốt cuộc chỉ còn trên danh nghĩa.

Vàongày lễ Noel, các tín đồ Thiên Chúa mỗi nhà đều có sắmsửa một cây thông, treo đèn hoa lộng lẫy để đón mừng.Tại sao ta không khuyến tấn Phật tử cũng tổ chức lễ Vu-lantrong từng gia đình? Chẳng hạn như cũng quét dọn nhà cửasạch sẽ, quy định một giờ giấc nào đó trong ngày Rằmtháng Bảy, con cái sẽ tặng hoa cho cha mẹ, nói một điềugì đó để tỏ lòng hiếu thuận, cũng treo đèn hoa, thắpnến, chọn hoa sen làm biểu tượng Phật giáo để trưng bàytrong ngày này. Nếu giáo hội soạn được một nghi thức đànghoàng cho buổi lễ cài hoa trong gia đình được thì càng tốt.Sau buổi lễ tại gia đình, Phật tử sẽ đến chùa nghe pháp,hoặc dự một lễ hội mang tính chất đại trà tổ chứcđặc biệt tại một cơ sở Phật giáo nào đó trong quậnhuyện, làng xã. Lễ hội tập trung phải hết sức đặc biệt,như triển lãm tranh tượng, thư pháp, hàng mỹ nghệ với chủđề Vu-lan, tổ chức văn nghệ, ca hát, phát hành các đặcsan nói về công ơn cha mẹ, tổ chức các cuộc thi mang hìnhthái sinh hoạt dân gian như đua thuyền, biểu diễn võ thuậtv.v... Người đến tham dự lễ hội không nhất thiết phảilà Phật tử mà bất kỳ già trẻ sang hèn, không phân biệttôn giáo, đẳng cấp. Dần dần, hình thức lễ hội này sẽthành truyền thống, tốt đẹp và lợi lạc biết bao, tácdụng giáo hóa của nó cũng hữu hiệu vô cùng.

Trênđây cũng chỉ là gợi ý, hy vọng những người có tâm đốivới văn hóa Phật giáo sẽ tư duy và sáng tạo, để cho ngàylễ Vu-lan trở thành một ngày lễ có ý nghĩa quan trọng vàảnh hưởng sâu sắc đến toàn thể quần chúng Việt Nam.


ChúThích

(1)Theo VU-LAN-BỒN KINH TÂN SỚ của ngài Trí Húc, Ngũ quả làchỉ cho 5 phần của một cây : Căn, hành, diệp, hoa, quả (rễ,thân, lá, hoa, quả). Còn theo VU-LAN-BỒN KINH SỚ HIẾU HÀNHSAO của ngài Ngộ Vinh, Ngũ quả gồm : 1/ Hạch quả (loạiquả có hạt, như Táo, hạnh, đào, lý...), 2/ Phu quả (loạiquả có da, như Dưa, lê, táo tây, dâu...), 3/ Xác quả (loạiquả có vỏ, như Dừa, hồ đào, thạch lựu...), 4/ Cốiquả (loại quả có vỏ sần sùi, như Tùng, bá...), 5/Giác quả (loại quả có góc cạnh, như Ấu, các loại đậu...).

(2)(bản đời Tống đề là Thất dịch, phụ Tây Tấn Lục, bảnđời Nguyên và bản đời Minh đề là Thất dịch nhân danh,phụ Đông Tấn Lục).

(3)(bản đời Tống và đời Nguyên ghi là Thất dịch, bản đờiMinh ghi là Thất dịch nhân danh).

(4)Bồ-tátSa-di Cổ Ngô Trí Húc tân sớ, Bồ-tát Tỳ-kheo Ôn Lăng ĐạoPhưởng tham đính.

(5)Tứ khô : Gọi đủ là Tứ khô tứ vinh (Bát đảo), tức4 thứ chấp trước Vô thường, Phi lạc, Vô ngã và Bất tịnhcủa hàng Nhị thừa (Tứ khô) và 4 thứ chấp trướcThường, Lạc, Ngã, Tịnh của phàm phu (Tứ vinh).

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4689)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 4211)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 4972)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 4357)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 4456)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
10/04/2013(Xem: 4632)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 6040)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 6489)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 4792)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
10/04/2013(Xem: 6511)
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1), đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]