Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở về

05/08/201114:06(Xem: 4229)
Trở về
Me-11
TRỞ VỀ

Thích Nhất Hạnh

BẠN CÓ NHỚ gì không về cái thuở còn nằm trong bụng mẹ? Chín tháng ở đó, cả một thời gian dài. Tôi thiết nghĩ nằm trong bụng mẹ, tất cả chúng ta ai cũng đã có dịp mỉm cười.Thế nhưng chúng ta cười gì vậy? Khi hạnh phúc chúng ta thường cười. Tôi đã thấy nhiều người, nhất là trẻ em, mỉm cười lúc ngủ.

Thời gian ở trong bụng mẹ quả thật tuyệt vời. Mình chẳng phải lo lắng đến chuyện ăn uống. Từng cơn nóng lạnh được che chở. Chuyện học hành, làm lụng cũng không đụng tới.Trong bụng mẹ thật an toàn biết mấy. Không phải lo lắng điều gì. Mà không lo là điều tuyệt nhất. Tôi nghĩ nhiềungười vẫn còn tiếc nuối thời gian nằm trong bụng mẹ.Nhiều người có cảm giác rằng đã có một lần được sống trong một thiên đường yên ổn, diệu kỳ, và giờ đây đã đánh mất thiên đường này. Họ nghĩ chắc có một nơi đẹp đẽ, an lành như thế ở đâu đó bên ngoài, nơi ấy chẳngcòn chi để lo sợ, và mong ước được trở lại chốn đó.Trong tiếng Việt, dạ con còn được gọi là “tử cung”có nghĩa là “cung điện của đứa con”. Thiên đường ngày xưa là ở trong bụng mẹ.

Nằm trong bụng, mình được mẹ lo cho hết. Mẹ ăn, mẹ uống cho mình. Mẹ thở cho mình từng hơi thở vào ra. Tôi nghĩ có lẽ mẹ nằm mơ cả cho mình nữa. Tôi mường tượng chắc mình cũng mơ những gì mẹ đang mơ. Nếu mẹ cười chắc mình cũngcười. Và nếu trong giấc mơ gặp khốn đốn mẹ khóc, mìnhhẳn cũng khóc theo mẹ. Mình cười khóc theo từng giấc mơ lành, từng cơn ác mộng của mẹ, bởi vì mẹ và mình đâu phải là hai. Mình dính chặt với mẹ qua cuống nhau, hay sợi dây rốn. Qua dây rốn này mẹ đã cho mình thức ăn, nước uống, tất cả mọi thứ, kể cả lòng yêu thương của mẹ.Có lẽ khi có thai mình, mẹ đã chăm sóc thân thể mẹ kỹ càng hơn. Mẹ đi đứng nhẹ nhàng. Có lẽ mẹ đã bỏ uốngrượu và hút thuốc. Một cách thể hiện tình yêu thươngcủa mẹ thiết thực nhất. Mình chỉ mới trong bụng mẹ chưa được chào đời mà đã được dành cho biết bao là trìu mến.

Mẹ nuôi dưỡng mình cả trước khi mình ra đời, nhưng nhìn thậtsâu thì thấy lúc đó mình cũng đang nuôi dưỡng mẹ mình. Nhờ có mình trong bụng mà mẹ tươi cười, yêu đời thêm.Ba cũng thế. Mình chưa làm được gì, thế mà riêng sự có mặt của mình cũng đã nuôi dưỡng ba mẹ rồi. Cuộc đờicủa ba mẹ dường như đổi khác từ ngày mẹ có thai mình.Có lẽ mẹ cũng nói chuyện với mình cả khi mình chưa chào đời. Và tôi tin chắc rằng lúc đó mình đã nghe được mẹvà đáp ứng lại mẹ. Có những lúc mẹ lơ là dường như quên đi sự có mặt của mình trong bụng. Lúc đó mình đạp một cái để nhắc mẹ. Cái đạp là tiếng chuông chánh niệm giúp mẹ nhớ ra và mẹ dỗ dành mình: “Cưng à, mẹ biếtcon mẹ đang có mặt trong đó, và mẹ hạnh phúc biết bao, con yêu ơi”. Đó là câu thần chú yêu thương thứ nhất.

Rồi đến ngày chào đời, ai đó cắt cuống nhau cho mình. Và có lẽ đó là lúc mình cất tiếng khóc đầu tiên trong đời. Bây giờ mình phải tự thở một mình. Bây giờ mình phảitập làm quen với mọi thứ ánh sáng chung quanh. Bây giờ lầnđầu mình mới biết thế nào là đói. Ra ngoài rồi mà mìnhvẫn còn như trong bụng mẹ. Mẹ ôm hôn mình với hết cảtình thương. Và mình cũng bấu chặt mẹ. Mình cũng chưa sốngthiếu mẹ được. Rồi mẹ cho mình bú. Mẹ chăm sóc ngàyđêm. Dù cuống nhau giữa mẹ con không còn, mình vẫn còn đượcnối với mẹ bằng một sợi dây máu mủ thâm tình.

Khi trưởng thành, mình phải phấn đấu gay go với chính mình để tự thuyết phục rằng mình và mẹ là hai cá thể biệt lập. Nhưng sự thật không phải vậy. Mình là sự tiếp nối của cha mẹ mình. Khi thiền quán, tôi thấy cuống nhau vẫncòn nối tôi với mẹ. Khi quán chiếu sâu, tôi thấy được những sợi dây rốn vẫn nối tôi với vạn hữu trong đời.Mỗi sáng mai, mặt trời mọc cho ta ánh sáng và hơi ấm. Thiếu những thứ đó, ta không thể tồn tại.

Như thế là đã có cuống nhau nối mình với mặt trời. Một cuống nhau khác nối mình với những đám mây trên trời. Nếu khôngcó mây, mình sẽ không có mưa và nước để uống. Không có mưa, mình sẽ không có sữa, trà, cà-phê, không có cà-rem,không có gì hết. Có một sợi dây rốn nối liền mình với dòng sông, một sợi dây khác nối mình với rừng cây. Nếutiếp tục quán chiếu như vậy, mình sẽ thấy mình dính liềnvới mọi sự và mọi người trong vũ trụ này. Sự sống của mình tùy thuộc vào sự sống của tất cả mọi hiện hữu khác - không phải chỉ tùy vào mọi sinh vật mà vào tất cảcây cỏ, đất đá, không khí, nước và đất.

Giảthử mình gieo một hạt bắp và chừng một tuần sau hạt bắpnảy mầm và nhú lên đọt non. Khi cây bắp vươn cao, mìnhkhông còn nhận ra được đó là hạt bắp mình đã gieo ngàynào. Nhưng nếu nói rằng hạt bắp đã chết thì không đúng.Bằng đôi mắt của Bụt, mình sẽ thấy rằng hạt bắp vẫncòn sống nơi thân cây bắp. Thân bắp là sự tiếp nối củahạt bắp về hướng tương lai, và hạt bắp là sự tiếpnối của thân bắp về hướng quá khứ. Hai thứ ấy khôngphải là một, nhưng cũng không phải hoàn toàn khác biệt nhau.Mình và mẹ mình không phải là một người, nhưng không phảilà hai người hoàn toàn khác biệt. Đó là một chân lý vềtính tương thuộc, mọi vật nương vào nhau mà sống. Khôngai có thể tồn tại biệt lập. Là mình, chúng ta đồng thờilà tất cả những thứ khác. Để có mặt, để hiện hữu,chúng ta phải cùng nhau có mặt, cùng nhau hiện hữu. ĐạoBụt gọi đó là tương tức.

Trongbụng mẹ, thân ta không phải chịu nhiều căng thẳng, nênvẫn còn mềm mại, dẻo dai. Nhưng khi vừa mới chào đời,sự căng thẳng ập đến, có khi từ hơi thở đầu tiên. Đểbuông thư nhưng căng thẳng nơi thân, ta phải buông thư nhữngcăng thẳng nơi hơi thở. Nếu thân ta không bình an thì hơithở ta cũng không được bình an. Khi chúng ta phát khởi đượcnăng lượng của chánh niệm và ôm ấp được hơi thở thìphẩm chất của hơi thở vào ra của ta sẽ được cải thiện.Thở chánh niệm thì hơi thở trở nên êm dịu và sâu lắnghơn. Sự căng thẳng nơi hơi thở tan biến mất. Khi hơi thởđã nhẹ nhàng, mình có thể chăm sóc và làm lắng dịu hìnhhài. Bụt gọi đó là làm cho thân ta “an tịnh”.

Cómột kinh Pali tên là Kayagatasati Sutta, tức "Kinh Niệm Thân”.Trong kinh này, Bụt dạy ta phép thực tập để buông thư từngbộ phận của cơ thể cũng như của toàn thân. Bụt dùng hìnhảnh của một bác nông dân leo lên kho và đem xuống một baođựng đủ các loại hạt. Bác nông dân mở đầu bao và đểcác loại hạt tuôn ra. Với đôi mắt còn rất tinh tường,bác có khả năng phân biệt được các loại hạt và thấyđược đây là đậy xanh, đây là đậu ngự, v.v... Bụt khuyênta hãy học cách chú tâm như bác nông dân nọ.

Trướchết, bạn hãy nằm trong tư thế thoải mái, chú ý đến toànthân, sau đó tuần tự xem xét từng bộ phận một của cơthể. Bắt đầu từ đầu hay tóc trên đầu lần lượt xuốngđến các ngón chân. Bạn có thể nói: “Thở vào, tôi đangý thức về bộ óc của tôi. Thở ra, tôi mỉm cười vớibộ óc của tôi”. Tiếp tục như thế cho đến khi nhận diệnđược hết các bộ phận trong cơ thể. Như người nông dânđang xem xét các hạt đậu, bạn hãy chiếu soi từng cơ phầncơ thể mình, không phải bằng quang tuyến X, mà bằng ánhsáng của chánh niệm. Chỉ cần mười lăm phút, từ từ bạncó thể soi chiếu toàn thân với năng lượng của chánh niệm.

Khimột bộ phận trong cơ thể được nhận diện và ôm ấp bởinăng lượng chánh niệm, tỉnh giác, bộ phận ấy dần dầnthư giãn ra, và sự căng thẳng được lắng dịu. Thế nênmỉm cười là cách tốt nhất để giúp cho thân thư giãn.Nụ cười thuở ban sơ trong bụng mẹ hẳn là những nụ cườihết sức thoải mái. Trên mặt ta có hàng trăm bắp thịt,mỗi lần giận hay sợ, những bắp thịt này bị căng thẳngrất nhiều. Nhưng nếu ta biết thở; thở vào để nhận diệncác bắp thịt trên mặt, thở ra mỉm cười với chúng, ta có thể giúp chúng thư giãn rất nhiều. Với một hơi thởvào, và một hơi thở ra, khuôn mặt ta đã có thể đượcbiến đổi. Mỗi nụ cười có thể đem đến một phép lạ.

Nếutrong lúc đang soi chiếu, có một bộ phận nào đó của cơthể bị bệnh hay đau nhức, ta hãy tập trung tâm ý lâu hơnở đó. Ta có khuynh hướng vội vàng đi phớt qua những chỗđau. Nhưng vội vàng như thế chỉ làm gia tăng căng thẳngchứ không giúp làm cho những nơi ấy được êm dịu và chữatrị. Nếu ta biết dành thì giờ cho những chỗ đau, ôm ấpnhững nơi ấy với năng lượng chánh niệm, mỉm cười vớichỗ đau, thì sự căng thẳng sẽ giảm được nhiều. Làmđược như thế, chỗ đau sẽ rất chóng lành.

Cóthể thân mình đang đau nhức lắm. Chánh niệm giúp mình nhậndiện được đây chỉ là cái đau nhức của thân. Bụt códạy về mũi tên thứ hai qua câu chuyện một người bị tênbắn rất đau. Giả sử có một mũi tên thứ hai lại bắnđúng vào ngay chỗ đó. Sự đau đớn hẳn phải tăng lên gấpcả trăm lần, vì người này đã bị thương sẵn. Đã bịthương rồi mà còn lo lắng, sợ hãi, cường điệu hóa, tứcgiận về hành động gây ra thương tích, thì có khác nào rướcthêm một mũi tên thứ hai khiến cho vết thương càng thêmtrầm trọng. Vậy nếu bạn đã bị trúng tên rồi, hãy thựctập chánh niệm để cho mũi tên của lo lắng, sợ hãi... khôngđến cắm trúng vào nơi thương tích.

Trong“Kinh Niệm Thân”, Bụt khuyên ta hãy ý thức rõ về sựcó mặt của tứ đại nơi thân ta. Trong bụng mẹ, bốn yếutố đất, nước, gió, lửa này hoàn toàn quân bình. Bà mẹ điều hòa cho cái thai, cung cấp dưỡng khí, thức ăn trongkhi đứa con nằm nghỉ ngơi trong dung dịch nước. Khi đượcsinh ra, nếu có sự điều hòa trong bốn đại thì sức khỏecủa mình rất tốt. Nhưng thường thì các yếu tố không đượcquân bình; chúng ta lạnh không sao ấm nổi, hoặc không thởđược cho tròn. Bằng hơi thở chánh niệm, ta có thể táilập lại quân bình một cách tự nhiên giữa các yếu tốnày một cách tự nhiên.

Bụtcũng có dạy ta hãy ý thức rõ về tư thế và hoạt độngcủa thân. Trong khi ngồi thiền, cái đầu tiên phải ý thứcrõ là mình đang ở trong tư thế ngồi thiền. Rồi sau đóta có thể ngồi cách nào cho được an tịnh, vững chãi vàkhỏe khoắn. Trong mỗi phút giây, ta có thể nhận diện đượctư thế của thân, dù đang ngồi, đi, đứng hay nằm. Ta cóthể ý thức rõ về các hoạt động của ta, như đang đứnglên, cúi xuống hay đang mặc áo. Ý thức tỉnh giác mang tatrở về với chính mình. Khi chúng ta hoàn toàn có chánh niệmvề thân, và sống trọn vẹn bây giờ và ở đây thì chúngta đang ở trong quê hương đích thực của mình.

BẠNCÓ BIẾT bạn có một quê hương đích thực? Câu hỏi nàyđặt ra cho tất cả mọi người. Ngay cả khi bạn có cảmgiác mình không thuộc vào một đất nước, một dân tộcnào, không thuộc một di sản văn hóa nào, một chủng tộcnào, bạn vẫn có một quê hương đích thực để quay về.Khi bạn ở trong bụng mẹ, mình cảm thấy yên ổn. Có lúcmình mơ ước trở về chốn ấy để được an lành, bảobọc. Nhưng giờ đây, chính trong thân thể này, mình có thểquay về.

Quê hương đích thực của mình là nơi này và ở đây. Nó khôngbị giới hạn bởi thời gian, không gian, quốc tịch hay chủngtộc. Quê hương đích thực của mình không phải là một ýniệm trừu tượng. Đó là một cái gì bạn có thể tiếpxúc và sống với nó từng giây từng phút. Với niệm và định,các nguồn năng lượng của Bụt, bạn có thể nhận ra quêhương đích thực trong sự an trú thân tâm trong phút giây hiệntại. Không ai có thể lấy đi quê hương đích thực của mình.Người ta có thể xâm lăng chiếm cứ đất nước của mình,thậm chí nhốt mình trong tù ngục, nhưng người ta không thểnào lấy đi quê hương đích thực và sự tự do của mình.

Khichúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chúvào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đíchthực của mình, và có thể tiếp xúc được với những mầunhiệm của sự sống. Đây là con đường Bụt đã chỉ bàycho chúng ta. Khi thở vào, ta gom hết thân tâm về một mối;ta trở thành một. Đã được trang bị với năng lượng củaniệm và định rồi, ta có thể cất bước đi. Ta có đượctuệ giác đây là quê hương đích thực của mình - ta thựcsự có mặt trong sự sống, ta thực sự tiếp xúc với sựsống như một thực tại. Quê hương đích thực này là mộtthực tại chắc nịch, mình có thể sờ mó được bằng chân,bằng tay và cả bằng tâm ý.

Mình cần phải tiếp xúc cho được quê hương đích thực củamình và nhận ra quê hương đích thực của mình trong cái bâygiờ và ở đây; đó là điều thiết yếu cơ bản. Tất cảchúng ta đều có hạt giống của niệm và định. Bằng hơithở ý thức và bằng bước chân chánh niệm, mình có thểđưa tâm trở về với thân. Trong đời sống hàng ngày, tâmvà thân thường đi theo hai hướng khác biệt. Mình nằm trongtrạng thái xao lãng, ý một đàng thân một nẻo. Thân đangmặc áo thì tâm bận rộn chuyện quá khứ, chuyện tương lai.Thế nhưng giữa tâm và thân có một gạch nối: đó là hơithở. Mình chỉ cần quay về với hơi thở, thở cho thật chánhniệm thì chẳng mấy chốc thân và tâm có thể hợp nhất.Khi thở vào, mình không nghĩ gì hết; mình chỉ chú tâm vàohơi thở vào. Tập trung tâm ý, đầu tư một trăm phần trămthân tâm vào hơi thở vào. Hơi thở với mình là một. Sựtập trung trên hơi thở vào này là một định lực sẽ đưathân tâm về lại với nhau trong khoảnh khắc. Và bỗng nhiên ta thấy mình đang có mặt tròn đầy, sinh động. Không cònnỗi khát khao được quay về nằm trong bụng mẹ, quay về thiên đường tuyệt hảo. Ta đã về rồi trên quê hương đích thực của mình.

(Bài tập Thiền buông thư, do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướngdẫn để giúp làm thư giãn thân tâm. Thật sự có mặt, thậtsự tỉnh giác, ta thấy mình đã trở về. Bài này đượcdịch từ tiếng Anh trong tờ Shambhala Sun, March 28, 2006)

Thích Nhất Hạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5177)
"Phật tại thế thời ngã trầm luân Kim đắc nhơn thân Phật diệt độ Áo não thử thân đa nghiệp chướng Bất kiến Như Lai kim sắc thân."
11/04/2013(Xem: 5005)
Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Nhiều khi chúng ta như muốn níu nó lại để cảm nhận từng cung bậc buồn vui của cuộc sống. Thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng ôm ấp một mơ ước thật táo tợn như thế, một cảm giác yêu cuộc sống đến 'vội vã',
11/04/2013(Xem: 5890)
Thôn Trường Lạc Xã Diên Lạc huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa ĐT. 0905.566099 Trú trì: Đại đức Thích Giác Hạnh
11/04/2013(Xem: 7217)
Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Tất cả sự vật được dung chứa trong không gian đều có lực cản của chính nó và bị trọng lực thu hút và ảnh hưởng của sáu đại khác, có thể gây thêm cho sự vật ấy di động với những tốc độ khác nhau và có thể làm tổn hại đến chính nó và các sự vật khác.
11/04/2013(Xem: 6547)
Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ:....Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về "Nghiệp" của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ.
11/04/2013(Xem: 11090)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 4984)
Bé Phương chạy quanh quẩn trong sự chăm nom đầy tình thương yêu của Mẹ. Sống ở một miền quê, cách thành phố nhộn nhịp huyên náo không xa, nhưng với mật độ dân cư thưa thớt lúc bấy giờ, nơi đây trở nên trống vắng, cảnh thôn dã về đêm cô liêu tịch lặng. Mỗi khi hoàng hôn phủ xuống, những ngọn đèn dầu leo lét được thắp sáng, sự yên tĩnh của khí trời cùng hòa quyện tiếng kêu xa của loài côn trùng rĩ rả.
11/04/2013(Xem: 5318)
Mẹ tôi đã thật sự ra đi!!! Tôi vẫn biết rồi ai cũng phải chết, nhưng sao vẫn đớn đau vô ngần. Có ai biết được tâm trạng của những người con mất Mẹ. Tôi cố nén lòng mình, nhưng nỗi đau vẫn tuôn trào biến thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt ấy dù đi ra hay chảy ngược vào trong tâm khảm,vẫn không có nghĩa lý gì vì không thể nào khỏa lấp được nỗi bơ vơ cùng tận.
11/04/2013(Xem: 4698)
Hình ảnh đàn gà con chạy quanh quẩn, ngơ ngác kêu la thất thanh một khi lạc bầy, mất mẹ; trong chúng ta ai cũng từng thấy và cảm nhận trong đời sống thường ngày. Điều này, đã chứng minh hùng hồn rằng tình thương yêu phụ mẫu tử không chỉ thể hiện sâu sắc trong phạm vi loài người.
10/04/2013(Xem: 4920)
Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, đã có rất nhiều, và rất nhiều cảm niệm về Mẹ. Mẹ, chỉ có một ý niệm này thôi mà đã thôi thúc bao áng văn hay, trác tuyệt diễm lệ để diễn tả về Người; và, cảm nhận của chúng ta về Mẹ thì dường như bất tận. Sao lại không bất tận? Tình Mẹ đối với con đâu có ý nghĩa về không gian và thời gian, bầu sữa Mẹ có thể dứt nhưng tình thương của Mẹ không bao giờ chấm dứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]