Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Vu Lan và bài Văn tế thập loại chúng sinh

03/08/201114:22(Xem: 6663)
Lễ Vu Lan và bài Văn tế thập loại chúng sinh

LỄVU LAN
VÀ BÀI VĂNTẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH

VŨTHẾ NGỌC

VU LAN – ULLAMBANA

ỞViệt Nam hằng năm có hai lễ quan trọng cho người chết làngày giỗ cho mỗi người và lễ Vu Lan cho tất cả ngườichết. Lễ Vu Lan là một biểu trưng rõ ràng nhất về ảnhhưởng Phật giáo trong quần chúng Việt Nam.

Danhtừ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambanavốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”Lễ Vu Lan được tổ chức vào đêm mưới lăm tháng bẩy âmlịch mỗi năm. Mục đích đầu tiên của lễ là cúng dườngthức ăn cho các quỉ đói và cầu nguyện cho họ được siêuthăng tịnh độ. Vào ngày này, dân chúng làm lễ ở khắpnơi, từ tư gia đến các nơi công cộng như chợ búa bếnxe, và ngay cả công sở. Tại các chùa chiền, các tăng ni tậptrung làm lễ, đọc kinh sớ, tụng kinh và bố thí cháo bánhcho người chết.

Lễnày cũng là dịp người ta báo hiếu phụ mẫu, cầu nguyệncho ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ được siêu thăng tịnhđộ và cha mẹ hiện tiền được sống lâu khỏe mạnh. Trongnhững năm vừa qua, lễ Vu Lan còn được coi là ngày lễ trậnvong chiến sĩ và đồng bào tử nạn chiến tranh và còn đượccoi như “Ngày của Mẹ,” một dịp cho con cái tỏ lòng hiếukính. Vì vậy Lễ Vu Lan ngày nay không chỉ còn là “lễ cúngcô hồn” như ngày trước.

*

Trongdịp lễ Vu Lan người ta sau khi tụng kinh Vu Lan (Phật ThuyếtVu Lan Bồn Kinh) người ta thường đọc bài Thỉnh Âm HồnVăn, hay Chiêu Hồn Ca. Bài chiêu hồn văn này chính là bàithơ danh tiếng Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh mà theo nhiềunhà nghiên cứu văn học cho rằng tác giả bài thơ này làNguyễn Du.

Ðiềuquan trọng đầu tiên ở đây chúng ta phải giải thích chữ“hồn” theo cách hiểu truyền thống của người Việt Namvà theo Phật Giáo. Theo tín ngưỡng truyền thống, người Việttin rằng ngoài thân xác vật chất người ta còn có ba hồnbẩy vía (người nam) hay ba hồn chín vía (nguời nữ). Cho nênkhi ai đó quá sợ hãi quên cả ý thức tiếng Việt gọi làhồn phi phách tán (vía chữ Hán viết là phách) hay hồn víalên mây. Theo tập tục dân gian, khi có người chết có ngườicòn viết tên người chết trên tấm vải lụa trắng gọilà hồn bạch, thắt thành hình người như một chỗ cho hồnphách người chết tạm trú trước khi đi đầu thai đặt trênquan tài. Tóm lại khi người ta nói hồn là nói tắt cả hồnvía hay hồn phách như trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinhviết:

Mỗingười một kiếp khác nhau.
Hồnxiêu phách tán biết đâu bây giờ.

Chữhồn thường được dịch ra tiếng Anh là soul, nhưng khôngbao giờ hàm ý nghĩa của từ soul trong nghĩa của thần họctây phương. Trong ngôn ngữ thường dụng người Việt vẫndùng chữ hồn một cách giản lược như gọi hồn, cầu hồn,hồn ma ... nhưng trong các trường hợp chính thức người tatrang trọng dùng các chữ khác như hương linh, vong linh ... NgườiViệt Nam không ai viết cáo phó hay chia buồn mà dùng chữ “cầucho linh hồn ông Nguyễn tiêu diêu miền cực lạc.”

Theotin tưởng của người Việt Nam, hồn của những người bịchết thảm thương hoặc những người chết không có con cáithờ cúng sẽ phải lang thang vất vưởng ở thế giới bênkia và không được tái sinh. Sự tin tưởng này có thể thấytừ ảnh hưởng thuyết luân hồi cổ của Ấn Ðộ thời xaxưa (thông qua Phật giáo) trộn lẫn với tập tục thờ cúngtổ tiên của người Việt Nam. Hai nguồn tập tục tín ngưỡngnày tiếp tục tạo thành một cơ động lớn lao, ảnh hưởngquan trọng trên tâm hồn mọi người.

NgườiPhật tử vốn lấy lòng từ bi làm căn bản đạo đức, đươngnhiên sẽ trải rộng lòng từ bi của họ với những ngườichết không con cái nên sẵn sàng tham dự và cúng dường cuộclễ. Ðạo đức Phật giáo khởi từ nền tảng từ bi nêncàng muốn dùng cuộc lễ này bầy tỏ lòng từ bi với nhữngkẻ chết thảm thương và những người đã khuất để pháttriển tinh thần từ bi của Phật giáo trong sinh hoạt quầnchúng. Vì vậy người Phật tử đã chủ động phát triểntập tục hành lễ Vu Lan này. Nhưng đồng thời người Phậttử cũng hướng dẫn quần chúng vượt lên khái niệm bìnhdân “cúng cô hồn ma đói.” Ðưa đến mục đích chính củalễ Vu Lan bây giờ là giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏimọi khổ nạn, như bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh giảithích theo đúng ý nghĩa của kinh Vu Lan:

Tiếtđầu thu dựng đàn giải thoát...
Giảioan cứu khổ, hồn về Tây Phương.

*

Theogiáo lý nền tảng của Phật giáo là mọi hiện tượng trênđời đều theo luật biến đổi (vô thường - anitya) và khôngcó một thực tại nào thật sự có một bản ngã vĩnh cửu(vô ngã – anatman). Theo đó, sinh và tử chỉ là một chu kỳcủa một chuỗi nguyên nhân và hậu quả liên tục (nhân quả- karma). Mà ta có thể tóm lược thành chuỗi mười hai nhânduyên (pratiya-samutpada) như sau: Từ vô minh (1. avidya) không thấyđược bản chất khổ của cuộc sống tức phiền não củaquá khứ nên sinh ra hành động tạo nghiệp (2. Hành– samskara) -- Hành động tạo nghiệp này vừa cả thiện nghiệplẫn ác nghiệp hay vô ký không thiện không ác của thân khẩuý-- Vì có hành động tạo nghiệp nên sinh ra thức (3. thức- vijnana làm nền tảng cho cuộc tái sanh mới). Vì có thứcnên sinh ra toàn bộ tâm lý và vật chất gọi chung là hìnhtướng (4. danh sắc – namarupa) và bào thai dần có hình tướng.Vì có hình tướng nên sinh lục căn là các cơ phận giác quan(5. lục xứ – sadayatana) của giai đoạn sắp xuất thai. Lụccăn tiếp xúc với thế giới bên ngoài gọi là xúc (6. xúc- sparsa). Tiếp xúc sinh ra cảm thụ (7. thụ – vedana). Cảmthụ sinh ra yêu thích (8. ái – trishna). Yêu thích sinh ra thủ,tức là lòng chiếm giữ cho mình (9. thủ – upadana). Thủ dẫnđến hữu (10. bhava) chỉ toàn bộ thế giới tham ái. Hữulàm điều kiện cho sinh (11. sinh -jati) và có sinh là có đưađến già chết (12. lão tử jara-marana) – Trong 12 nhân duyênnày, ta có thể thấy các giây xích 1- 2 thuộc về tiền kiếp,3- 7 là nhân duyên của sinh thành đời sống sau này, 8- 10 làkết quả trong đời sống này, và 11- 12 là cuộc sống tươnglai.

Vìvậy, nếu loại bỏ được nguyên nhân thì hậu quả sẽ khôngcòn. Nói cách khác, nếu hoàn toàn loại bỏ được vô minhthì không còn hành động tạo nghiệp và thoát vòng luânhồi sống chết (Niết Bàn.) Lễ Vu Lan hình thức thì là cúngcô hồn nhưng nội dung là thuyết giảng chúng sinh qui y tambảo nhận lãnh bài học cơ bản, nhìn thẳng vào vô minh, nguyênnhân gốc gác của mọi khổ đau để thoát nghiệp. Vì vậylễ Vu Lan trên cơ bản hoàn toàn chứa đựng giáo lý căn bảnnhất của Phật giáo. Những người chỉ nhìn hình thức bênngoài mà vội vã phê bình Lễ Vu Lan là một hình tức mê tíncủa Phật giáo bình dân thực ra mới chính là người hờihợt.

Nguyênlai của lễ Vu Lan có thể tìm thấy trong truyền thuyết vềMục Kiền Liên, một trong thập đại đệ tử của Ðức Phật,và trong kinh Vu Lan (Phật Thuyết Vu Lan Bồn Kinh) là bản đãđược dịch ra Hán văn vào thế kỷ thứ ba tây lịch và làbản kinh rất phổ biến ở Việt Nam.

Theokinh Vu Lan, Mục Kiền Liên mới đắc ngũ thông nên dùng huệnhãn thấy mẹ ngài là bà Thanh Ðề bị tái sanh làm ngạ quỉ(quỉ đói) nên ngài muốn đến cứu mẹ. Dù là bực A La Hánnhưng ngài không thể cứu được mẹ một mình. Ðức Phậtmới nói với ngài rằng chỉ có thể phối hợp tất cả nỗlực của tất cả chư tăng mới có thể cứu thoát qua cáckhổ nạn đó. Ðức Phật dậy cho Mục Kiền Liên tổ chứccúng dường các tăng ni nhân ngày an cư kiết hạ vào ngàyrằm tháng bẫy để cùng làm lễ cứu giúp cho mẹ ngài nayđã trở nên ngạ quỉ các hành động tham ác của bà ta trongkiếp trước. Từ ý nghĩa nguyên thủy này tựu thành lễ VuLan. Cho đến thế kỷ thứ bẩy Lễ Vu Lan ở Trung Hoa đã trởthành một lễ hội Phật giáo thấm đậm ảnh hưởng MậtTông và tiếp thu cả truyền thống dân gian Trung Hoa với tậptục cúng đồ ăn, quần áo và đủ thứ vật dụng cho ngườichết. Lễ Vu Lan ở nhiều nước Phật giáo ngày nay đều cóít nhiều ảnh hưởng truyền thống này.

*

Theo lịchsử, chúng ta có thể tin là Bất Không Kim Cương (Amoghavajra)là tác giả đầu tiên tổ chức lễ Vu Lan mà ta thấy nhưngày nay. Bất Không Kim Cương là vị thứ ba trong “Khai NguyênTam Ðại Sĩ” của Mật Tông Trung Hoa (hai vị kia là ThiệnVô Úy và Kim Cương Trí) và là một trong bốn dịch giả danhtiếng (ba vị kia là Cưu-ma-la-thập, Huyền Trang, và Chân Ðế).Ngài gốc người Singhalese cùng theo thầy là Kim Cương Tríđến Trung Quốc dịch kinh và truyền bá Phật giáo rất thànhcông. Bất Không Kim Cương chính là thầy của liên tiếpba vị hoàng đế thời nhà Ðường là Ðường Huyền Tông,Ðường Túc Tông và Ðường Ðại Tông. Theo sách sử Phậtgiáo Trung quốc, ngày lễ Vu Lan được tổ chức đầu tiênvào đêm rằm tháng bẩy năm 768 ở Trường An do chính BấtKhông Kim Cang chủ lễ với sự ủng hộ của Ðường ÐạiTông.

Tuynhiên theo sử Nhật Bản thì Nữ Hoàng Saimei (594- 661) vào năm657 đã cho tổ chức lễ Vu Lan và hai năm sau (năm 679) bà rachiếu bắt các chùa trong kinh đô hàng năm phải làm lễ VuLan cầu cho cha mẹ và cha mẹ ông bà bẩy đời của dân gian.Như vậy cho thấy các nước đã có tập tục làm lễ Vu Lantừ lâu. Nhưng có lẽ nghi thức lễ Vu Lan ở Nhật lúc đókhông có nhiều yếu tố Mật Tông như sau này của Bất KhôngKim Cương. Dù sao chúng ta cũng nên nhớ Phật Thuyết Vu LanBồn Kinh đã được Ðàm Vô Sấm (Dharmarakya, 239- 316) dịchra Hán văn cùng với Kinh Pháp Hoa từ thời Tây Tấn cuối thếkỷ thứ ba tây lịch.

MậtTông ở Trung Hoa thời nhà Ðường đặt trung tâm ở kinh đôTrường An tại hai tự viện lớn nhất của Trường An, mỗichùa chứa đến hơn ngàn học tăng. Các học tăng Nhật Bảnvào thời này thường tu học ở đây mà họ coi là Nalandacủa Trung Hoa. Một trong những tăng nhân Nhật Bản này chínhlà Kukai (Không Hải 774- 835). Ðại sư Kukai sau đó trở vềNhật và trở nên vị sơ tổ Mật Tông của Nhật Bản, mộttông phái vẫn tiếp tục truyền bá mạnh mẽ cho tới thờinay (và còn truyền ngược qua Trung Hoa gọi là Ðông Mật đểphân biệt với Tạng Mật là Mật Tông của Tây Tạng). Tuynhiên ở chính Trung Hoa, Mật Tông lại tàn dần sau khi BấtKhông Kim Cương mất (774) và sau đó cũng không còn đại sưMật tông quan trọng nào từ Ấn Ðộ đến Trung Hoa nữa.Tuy nhiên lễ Vu Lan vẫn tiếp tục được phổ biến mạnhmẽ khắp Trung Hoa cũng như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc,và nhiều vùng đất khác ở Viễn Ðông.

Ngàynay hằng năm chùa Phật giáo và quần chúng Phật tử ở cácquốc gia này đều tổ chức lễ Vu Lan, nhưng vẫn có mộtsố chi tiết khác biệt tùy theo truyền thống từng vùng. Theotruyền thống kiểu Trung Hoa, lễ Vu Lan còn chú trọng đếnlễ Phá Ngục hay Phá Diệm Khẩu (mở miệng bị cháy củangạ quỉ) có ảnh hưởng Mật Tông nặng nề. Trong lễ nàynhà sư sẽ vận dụng thần chú và ấn quyết để phá cửađịa ngục, mở họng những quỉ đói (theo truyền thuyếtthì miệng quỉ đói vừa nhỏ vừa luôn luôn đỏ cháy nênluôn luôn đói vì không ăn được) và cho quỉ đói ăn thứđề hồ thanh tịnh tượng trưng qua nước cháo sau khi niệmthần chú làm phép. Sau đó nhà sư sẽ giảng giải về tộilỗi kiếp truớc của quỉ đói và truyền Phật pháp cho họqui y tam bảo (Tam bảo Phật Pháp Tăng là nơi mọi chúng sinhcó thể nương tựa nên gọi là qui y.)

Nếucuộc lễ được cử hành đúng đắn thì các ngạ quỉ sẽcó thể được tái sinh hay có thể còn được tái sinh ởTây Phương Cực Lạc. Theo tập tục người Hoa, cuộc lễsẽ không hoàn hảo nếu không kèm theo tục đốt vàng giấy,tiền giấy và vật dụng khác bằng giấy để gửi cho ngườichết. Trong lễ này người Hoa còn đốt đủ thứ từ xe hơitầu thủy nhà cửa bằng giấy, cho đến cả tiền đô la (giả)cho người chết. Cho đến tận ngày nay, từ lục địa TrungQuốc cho đến Hoa Kỳ, người Hoa tiếp tục đốt các mónđồ giấy này trong ngày lễ Vu Lan. Và cũng gần đây ngườiViệt cũng tái nhập cảng tục lệ này ở những khu vực khôngcó ảnh hưởng hữu hiệu của các tăng ni.

ỞViệt Nam thì người dân không ai làm lễ “Phá ngục” hay“Phá Diệm Khẩu.” Tại gia đình hay ở các nơi công cộng,dân chúng chỉ làm lễ theo tập tục cúng cô hồn và tụngkinh Phật. Khác hẳn phong tục Trung Hoa, nơi mà các chùa cònthường nhân dịp này “mở khám thờ” trưng bầy các vậtquí của chùa, ở chùa Việt Nam thì tăng ni bình thường chỉtụng kinh Vu Lan Bồn và rất ít khi “mở khám” hay làm lễphá ngục.

Từlâu Việt Nam đã có khóa lễ Mông Sơn Thí Thực của các tăngni dùng trong các trai đàn chẩn tế. Và trước bài Văn TếThập Loại Chúng Sinh hơn ba trăm năm chúng ta cũng đã thấytác phẩm nổi tiếng Thập Giới Cô Hồn Văn của vua Lê ThánhTông (1442-1497) soạn theo Khóa Mông Sơn Thí Thực. Trong sáchỨng Phó Dư Biên là một tập văn cúng mà các tăng ni dùngtrong các trai đàn (theo mộc bản in năm 1894 của nhà sư ChínhÐại trụ trì chùa Hưng Phúc xã Hạ Lôi, huyện Vũ Giàng,Bắc Ninh) thì ngoài bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh (đặtdưới tên Thỉnh Âm Hồn Văn) người ta còn thấy còn có cácbài văn cúng khác như Bảo Ðường Ca, Ban Xá bản, Chèo Thuyềnbản, Chiêu Linh Thán ... Nhưng hiện nay hầu như không còn chùanào dùng các bài văn cúng này nữa. Trong ngày lễ Vu Lan tăngni tụng kinh cầu nguyện cho ngạ quỉ cũng như tất cả chúngsinh vưởng vất ở các cõi địa ngục có dịp nghe kinh vàqui y Tam Bảo. Nhưng Lễ Vu Lan không phải là để biểu dươngphép lạ. Như kinh Vu Lan và bài Văn Tế đã viết, cô hồnphải đến nghe pháp để tự cứu (Ai ai lấy Phật làmlòng...Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi). Phật phápchỉ là bó đuốc chỉ đường cứu khổ. Ngạ quỉ cũng nhưmọi chúng sinh đều thoát nghiệp nếu theo con đường Phậtpháp đã dậy. Ðây là một tiến trình liên tục cho đếnkhi vượt thoát luân hồi sinh tử.

*

Lễ VuLan còn là một đại lễ báo hiếu của mọi người như kinhVu Lan đã dậy: “Khấn nguyện cho cha mẹ còn sống đượcsống lâu trăm tuổi không bị bệnh hoạn và không khổ nãobuồn phiền. Và cũng cầu cho cha mẹ bẩy đời thoát khổnạn ngạ quỉ, cùng đắc sinh cõi trời người, hưởng phúclộc vô cùng.”

Nhưthế, ngay từ khởi thủy lễ Vu Lan không chỉ là lễ “cúngcô hồn” mà còn là dịp cầu nguyện cho bảy đời phụ mẫuthoát khổ nạn và cha mẹ còn sống hiện tiền được sốnglâu không bệnh hoạn phiền khổ. Với trọng tâm này Vu Lanlại càng đánh động vào tập tục thờ cúng tổ tiên vàtruyền thống hiếu đạo của người Á Ðông khiến lễ VuLan trở nên một lễ hội càng ngày càng phát triển.

Trảiqua nhiều cuộc chiến tranh, ngày nay lễ Vu Lan ở Việt Namcòn là đại lễ cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong, đồngbào tử nạn chiến tranh được vãng sinh cực lạc. Trong hơnba thập niên vừa qua, lễ Vu Lan còn là ngày lễ mang tên “NgàyCủa Mẹ” một lễ hội có ảnh hưởng Nhật Bản. Vào ngàynày người ta đi chùa cầu nguyện cho cha mẹ và những ngườicòn mẹ hãnh diện đeo trên ngực chiếc hoa hồng màu đỏ,trong khi những người khác mang hoa màu trắng. Tiếp thu thêmnhững ý nghĩa mới này, Lễ Vu Lan mau chóng thu hút được sựtham dự đông đảo đặc biệt là giới trẻ và có thêm sứcsống mới. Sự thật lễ hội “Ngày của Mẹ” này chỉlà một triển khai mới đồng thời với giai đoạn tái pháttriển của Phật giáo ở miền nam Việt Nam sau sự sụp đổcủa chính quyền tổng thống Ngô Ðình Diệm, một ngườiThiên Chúa Giáo, vào năm 1963.

*

Nhưđã nói ở phần trên, một số “học giả Phật giáo” khônghiểu được yếu tố tâm lý và đạo đức của buổi lễnên vội vã coi lễ Vu Lan như một hình thức mê tín của loạiphật giáo bình dân. Những người này đã không đọc cảkinh Vu Lan lẫn bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh danh tiếng.Ở đây chúng ta có thể đọc lại bài Văn Tế để thấynhững yếu tố tư tưởng căn bản nhất của Phật pháp đãđược dàn trải trong tác phẩm này.

Trướchết, bài văn tế cho thấy Lễ Vu Lan là một bài học sâusắc tinh thần nhân bản và từ bi của Phật giáo. NgườiPhật tử cử hành nghi lễ là thực hành bài học đạo đức.Họ biết là đối tượng của buổi lễ không chỉ có ngạquỉ mà còn là chính người tham dự hành lễ. Người làmlễ không chỉ cầu nguyện kêu gọi người chết của gia đìnhmình mà cho tất cả các vong linh thập loại chúng sinh, vàcầu nguyện cho cả những người đang còn sống, không phảichỉ giới hạn trong trái đất này mà còn khắp vũ trụ “khắptrong tứ đại bộ chu”. Họ cầu cho “tất cả chúng sinhđều thành Phật đạo,” một câu cầu nguyện cuối quen thuộctrong các bản kinh nhật tụng của người Phật tử:

Cókhôn thiêng hỡi, lại mà chứng minh.
NhờPhật lực siêu sinh tịnh độ,

Phónghào quang cứu khổ độ u.

Khắptrong tứ đại bộ chu,

Nãophiền thoát sạch oán thù rửa trong.

Ðạovô thượng thần thông quảng đại,

Chuyểnpháp luân tam giới thập phương.

Trongbài Văn Tế, tác giả nhắc đến tất cả những người chếtthê thảm của mọi từng lớp xã hội. Từ các đại quan chođến những cô gái buôn hương bán phấn, từ những kẻ vượtsông qua biển cho đến những người buôn bán quanh đường,họ đều chết bất ngờ và tiếp tục nhận lãnh hậu quảkhổ đau sau khi chết (hậu nghiệp). Phật giáo còn dậy rằngquả báo cũng không cần đợi đến cuộc lai sinh mà quả báongay trong đời hiện tại (hiện nghiệp). Người Việt cũngtin tưởng rằng không ai tránh được quả báo, dù quả báokhông giáng xuống ngay trong đời này thì cũng giáng xuốngcho họ trong kiếp sau và ngay chính con cháu họ cũng phải gánhchịu (một hình thức của cộng nghiệp). Không ai thoát khỏiđược nghiệp báo, như tác giả Văn Tế nhận định: “Thịnhmãn lắm oán thù càng lắm.” Chỉ có một con đường duynhất đánh bại quả báo là con đường không gây hại sinhlinh và san sẻ công bằng hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Chonên người thực hành Lễ Vu Lan không cần phải là ngườiPhật tử theo Tịnh Ðộ Tông hay theo Chân Tông Mật Giáo, bàiVăn Tế đưa ra bài học cơ bản nhất của Phật giáo, vàcũng là căn bản của tất cả học phái Phật giáo: LuậtNhân quả, “Gieo nhân nào nhận quả đó.” Phật giáo chỉcho thấy con đường chân thật mà Ðức Phật đã dạy. Tấtcả đều có thể theo đó mà thực hành. Phải tự mình cứuđộ mình, không có đấng cứu thế nào hiện ra làm phép lạmà cứu riêng anh. Nhưng bất cứ ai đi trên con đường chínhđạo đó, kể cả ngạ quỉ, cũng đều sẽ vượt thoát vòngluân hồi sinh tử đến được đất bình yên mà ta gọi làNiết Bàn.

Lờidạy này được nhấn mạnh trong bài Văn Tế cũng cho thấytruyền thống tam thừa Mật Tịnh Thiền của Phật giáo ViệtNam: Phật lực nhân lực tự lực tha lực quấn quít trong lễVu Lan Bồn. Ở đây bài Văn Tế cũng nhắc lại ý tưởng trọngtâm của Kinh Kim Cương, kinh căn bản của Thiền Tông: “Nhấtthiết hữu vi pháp/ Như mộng huyễn bào ảnh/ Như lộ diệcnhư điện/ Nên khởi quán như thế” mà người Phật tửthường tụng niệm hằng ngày:

NhờPhật lực uy linh dũng mãnh,
Tronggiấc mê, phút tỉnh chiêm bao.

Mườiloại là những loài nào.

Gáitrai già trẻ dứng vào nghe kinh.

Kiếpphù sinh như hình bào ảnh

Cócâu rằng vạn cảnh giai không.

Aiai lấy Phật làm lòng,

Tựnhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

*

Làm ngườiai cũng sợ hãi khi nghĩ đến cái chết của mình. Từ thờilịch sử hồng hoang, con người không chỉ sợ hãi về thếgiới bên ngoài, mà còn sợ hãi vì các hình ảnh ý tưởngcó trong tâm trí của họ. Người qui y Phật giáo đều đượcdậy rằng có sinh ắt có tử, sinh ra trong đời là như mộtmũi tên đã buông chỉ đợi đến đích là cái chết (ThậpNhị Nhân Duyên đã nói ở trên). Quyến luyến quá đáng vàođời sống trần gian chỉ làm người ta sợ hãi vô cớ vềcái chết. Phật giáo luôn luôn khuyên người ta “tỉnh giấcchiêm bao” nhìn thẳng vào chân lý ấy để thoát khổ, thoátsợ, và tiến đến siêu thoát luân hồi. Trong phần cuối cùngcủa bài Văn Tế tác giả cũng đã đưa ra lời khẳng địnhtrấn tĩnh theo tinh thần vô úy của Phật Pháp:

Phậthữu tình từ bi cứu độ,
Chớngại rằng có có chăng chăng.

Nammô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.

Nammô nhất thiết siêu thăng thượng đài.

Tómlại, Vu Lan là một lễ hội tưởng nhớ công đức cha mẹ,là một hành trì lòng từ bi trải dài cho cả thập loại chúngsinh, cũng vừa là một dịp suy ngẫm về cuộc đời giớihạn và con đuờng giải thoát mà Ðức Phật đã chỉ dậy.

*

LễVu Lan và bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh cũng phản ảnhthực tế của Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam khôngchỉ tổng hợp cả ba truyền thống Mật, Tịnh Ðộ và ThiềnTông mà còn tiếp thu hài hòa với truyền thống dân gian. Nhiềukhi người ta không tìm ra được các tập tục về nhiều lễhội ở Việt Nam có nguồn gốc bản địa hay từ Phật giáo.

Ðâylà việc không làm người Việt Nam nào thắc mắc vì ngườita cảm thấy sự liên hệ giữa Phật giáo và truyền thốngdân tộc là một liên hệ hữu cơ và tự nhiên. Vì sự liênhệ giữa Phật giáo và con người Việt Nam có một lịch sửhòa ái dài lâu nên đã làm mọi người không thắc mắc làmột điều dễ hiểu. Hơn nữa, vì đặc thù lịch sử, Phậttự ở Việt Nam còn là trường đào tạo các nhà lãnh đạokháng chiến, là nơi nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tôiluyện bản sắc dân tộc ngay từ thời Trung Hoa đô hộ. Khôngphải tình cờ hay vì chỉ vì chỉ có các nhà sư là ngườicó học vấn trong nước hay đại đa số người Việt theoPhật giáo mà các nhà lãnh đạo Việt Nam thời dựng nướcđều tôn các thiền sư là quốc sư. Người Việt Nam trọngvọng Ðạo phật vì còn muốn cho phương bắc thấy tinh thầnđộc lập và siêu việt của người phương Nam. Nếu Nho họclà chủ đạo của phương bắc, thì người phương nam có tưtưởng Phật học làm quốc học, một nền đạo học sâusắc hơn, bình đẳng hơn và từ ái hơn so với bắc phương.Trong lịch sử truyền bá Phật giáo vào phương bắc thì ViệtNam còn có thể hãnh diện là nơi tiếp thu Phật giáo trướckhi phổ biến tới Trung Hoa -- dù sau đó Phật giáo có pháttriển sâu rộng ở đất nước này và có ảnh hưởng ngượclại Việt Nam.

KhiNho học trở nên độc tôn vào các triều đại sau, thì Phậtgiáo ở Việt Nam vô tình lại trở về với thế gốc rễcủa dân tộc “Ðất vua chùa làng quang cảnh Bụt.” Chínhsự “thất thế’ của Phật giáo ở triều đình, mà Phậtgiáo lui về quần chúng, chỗ đứng không chỉ đúng như chínhgiáo luật đức Phật đã dậy là tu sĩ không được quan hệvới triều quan, mà nhờ vậy thêm một lần nữa Phật giáolại hòa mình với đại chúng và tiếp tục nuôi dưỡng hạokhí của đất nước và con người Việt Nam. Trong tất cảcác thời bị lệ thuộc và chiến tranh trong lịch sử ViệtNam, các chùa tự luôn luôn là những thành trì nuôi dưỡngvà ủng hộ các con người và phong trào yêu nước chống ngoạixâm dành lại độc lập cho đất nước.

Sưtruyền bá Phật giáo ở Việt Nam là những trang sử đẹpnhất của đất nước này. Nhưng không phải việc truyềngiáo của các tôn giáo cũng giống nhau và thời gian rồi sẽhòa dịu những mâu thuẫn văn hóa tôn giáo. Nhìn qua sựtruyền giáo của các tôn giáo khác thì chúng ta sẽ thấy lịchsử truyền giáo của họ đến các dân tộc khác chưa bao giờlà những trang lịch sử hòa bình thánh thiện. Lịch sử truyền giáo trên thế giới của họ đều là những trang lịch sửđầy bạo động nhuốm đầy máu và nước mắt, và bình thườngcũng là theo chân các cuộc chiến tranh xâm lăng chính trịhay kinh tế.

Nhưngsự truyền bá của Phật giáo ở Việt Nam không phải là cuộctruyền bá hòa bình duy nhất. Qua lịch sử phát triển và truyềnbá truyền, giáo pháp của Ðức Phật chưa bao giờ xung độtvới giá trị và tín ngưõng bản địa của đất nước mới.Tín ngưỡng mới và cũ đồng hiện diện song song. Ðạo Phậtkhông bao giờ cố cải đạo người ta. Phật giáo không thấygì khiên cưỡng khi tiếp thu các tín điều truyền thống haysinh hoạt song song với các tín điều này. Phật giáo cho rằngchỉ khi nào tâm con người tiến triển như sự tiến triểncủa tri thức thì những địa hạt gọi là ma thuật hay mêtín sẽ tự nhiên giảm bớt.

Trong25 thế kỷ truyền giáo khắp thế giới, Phật giáo chưa baogiờ hành sử như các tôn giaó khác đã làm và muốn làm.Vì hãnh tiến kiêu ngạo muốn truyền đạo, các phái đoàntruyền giaó của các tôn giáo khác đều tìm cách phá tan nềntảng tinh thần của các dân tộc khác mà họ coi là mẫu hìnhvăn hóa thô thiển. Họ cương quyết thay đổi các giá trịvăn hóa, các tập tục truyền thống và khuôn mẫu xã hộicủa các dân tộc bản địa bằng cách áp đặt các hình thứctinh thần và tôn giáo xa lạ của họ bằng mọi cách. Cáchđơn giản và nhanh chóng nhất là qua chiến tranh xâm lăng.

Vìthế, các đoàn truyền giáo luôn mưu toan thay đổi cơ cấuxã hội và tinh thần văn hóa của các dân tộc khác qua hìnhthức chiến tranh đẫm máu. Lịch sử của các phái bộ truyềngiáo cũng là lịch sử của các cuộc chiến không ngơi nghỉ.Ðây không phải chỉ là hình ảnh của lịch sử quá khứ.Cho đến tận ngày hôm nay, ngay sau bước chân của các ngườilính ngoại quốc tiến vào Iraq, Afghanistan hay các quốc giaPhi Châu... cũng vẫn là bước chân của các tổ chức truyềngiáo, phát gạo phát thuốc để đổi lấy đức tin.

Mấynăm trước, Giáo Hoàng John Paul II của giáo hội Công GiáoLa Mã đã vô cùng can đảm khi công khai ngỏ lời xin lỗi cácquốc gia trên khắp thế giới về lỗi lầm của các pháibộ truyền giáo của Vatican trong lịch sử. Lời xin lỗi nàyđưa ra tuy hơi chậm nhưng đã là một tiến bộ lớn. Ngườita hy vọng hơn nữa là những việc làm cụ thể để sửalại một phần nào những hậu quả do các đoàn truyền giáođó mang lại.

*
VĂN TẾ THẬPLOẠI CHÚNG SINH

BàiVăn Tế Thập Loại Chúng Sinh không phải là bài văn tế côhồn nổi tiếng duy nhất. Vua Lê Thánh Tông (1442- 1497) cũngđã viết Thập Giới Cô Hồn Quốc Văn bằng chữ Nôm trướcđó hơn ba trăm năm. Trong nhà chùa cũng đã có nhiều bài văntế trong Khóa Mông Sơn Thí Thực dùng trong các cuộc trai đànchẩn tế. Nhưng bài Văn Tế này vẫn nổi tiếng hơn cả vàlà một tác phẩm duy nhất được coi là một thành tựu lớncủa văn chương Việt Nam.

Tácgiả Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh là Nguyễn Du (1765- 1820),nhà thơ lỗi lạc của Việt Nam. Ông sinh ra và trưởng thànhở đế đô Thăng Long và là một cậu ấm trong một gia đìnhdanh giá nhất thời đó. Ðó là gia tộc họ Nguyễn ở TiênÐiền, Hà Tĩnh với cha ông là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm,vị quan đứng đầu các hàng quan ở triều đình nhà Lê ởThăng Long. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần cũng là người KinhBắc, vùng đất nổi tiếng về văn học lẫn dân ca và cónhiều người đẹp của đất bắc. Khi cha mất và sau đómẹ cũng mất lúc Nguyễn Du mới có 13 tuổi, ông về sốngvới anh người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũnglà người quyền thế bậc nhất ở Thăng Long và đang đượcchúa Trịnh sủng ái.

Saukhi nhà Lê sụp đổ, Nguyễn Du không làm việc với Tây Sơnnhưng cũng không chống đối như phần đông các cựu thầnnhà Lê có lẽ một phần cũng ảnh hưởng của tinh thần bấtnhị của Phật giáo. Ông rút về tá túc mười năm dài nơiquê vợ ở Quỳnh Côi, Thái Bình. Ðây chính là thời gianmà thi tài ông chín mùi qua kinh nghiệm của một thân phậnlưu lạc, là chứng nhân và cũng là nạn nhân của một thờiđại bi thảm và đau khổ nhất của người dân Việt tronggần ba thế kỷ chiến tranh và tao loạn. Có lẽ trong thờigian này ông đã hoàn thành bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinhvới máu lệ và nước mắt của lòng từ bi Phật giáo quacác cảnh thương tâm trước mắt. Nguyễn Du để lại nhiềutác phẩm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Truyện Kiều vàbài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh này.

NguyễnDu nổi bật so với nhiều thi sĩ khác bởi vì người ta cảmthấy ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một thiềnsư. Là thiền sư vì cuộc sống của ông vươn cao hơn nhữngyêu ghét hận thù tầm thường của cuộc đời (Trăm năm trongcõi người ta!). Trong văn chương, ông luôn luôn tỏ ra mốithâm cảm với những người cùng khổ nạn nhân của xã hộibất công và nghiệt ngã. Tất cả tác phẩm của ông đềuphản ảnh lòng từ ái trắc ẩn với những khổ đau và khókhăn của kiếp người.

TrongTruyện Kiều, dùng ngòi bút làm võ khí, ông đã lên tiếngchống lại một xã hội bất lương. Từng là công tử concủa một đại gia tộc, ông biết rõ hơn ai hết mặt tráicủa xã hội phong kiến ấy. Ông lột mặt tất cả, từ bậcđại thần đường đường quyền cao chức trọng đến nhữngquân tri thức trở thành quân ma cô “Có ba trăm lạng việcnày mới xuôi ... Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.”Nhưng trong đến Văn Tế, ông xem tất cả chỉ là nạn nhâncủa một kiếp người mà theo tinh thần Phật Giáo nhìn bảnchất cuộc đời là khổ.

Trongbài Văn Tế, tác giả đã bày tỏ tinh thần từ bi đến tuyệtcùng. Tác giả trải lòng từ ái với tất cả thập loạichúng sinh dù nhiều kẻ lúc còn sống đã làm nhiều điềutàn ác. Ở đây tác giả đã hoàn toàn giải thích theo quanđiểm Phật học, cho thấy tất cả sự kiện vật chất haytâm thức, thành bại sang hèn được thua, đều là nạn nhâncủa thay đổi và biến hoại. Tất cả đều là khổ như chânlý thứ nhất của Tứ Diệu Ðế mà Phật đã giải thích.Nhưng bài Văn Tế không chỉ nói lên triết lý và lòng từái mà còn là một tác phẩm văn chương. Giá trị văn chươngcủa bài Văn Tế không thua sút Truyện Kiều mà còn có phầnsâu sắc hơn, dù chỉ gồm 184 câu thơ. Tác giả đã dùng chungmột bút pháp trong hai tác phẩm. Tất cả lòng trân thành,quan ngại và tính sáng tạo trong Truyện Kiều ta đều thấyrõ trong Văn Tế.

*

TrongTruyện Kiều, hình ảnh mở đầu của thi phẩm trường thiênnày là một buổi sáng sáng mùa xuân. Tác giả đã dùng bútpháp thủy mặc vẽ nên một bức tranh với mầu sắc ấm áptươi trẻ:

Cỏnon xanh tận chân trời
Cànhlê trắng điểm một vài bông hoa

Trongkhi đó hình cảnh trong Văn Tế là một buổi chiếu thu. Tácgiả đã dùng chung thủ pháp, nhưng lần này là với gam mầutối lạnh gợi cảm sợ hãi:

Nãongười thay bấy chiều thu,
Ngànlau khảm bạc giếng ngô rụng vàng,

Ðườngbạch dương bóng chiều man mát

Ngọnđường lê lác đác mưa sa.

Trongmỗi tác phẩm, tác giả trình bày các chủ đề khác nhau.Trong Truyện Kiều, qua chuyện một thiếu nữ tài sắc bịcuộc đời đưa dẫn thành một kỹ nữ, chúng ta thấy toàncảnh là cả một xã hội phong kiến nhưng cũng đã có chủngtử từ trong tâm của chính nàng. Ðó là một thế giới thựcnên các nhân vật trong truyện đều rất quen thuộc với chúngta. Từ một đại quan nho gia đến một anh nhà buôn gian sảo,từ một chàng thổ phỉ anh hùng đến một gã ma cô đẹptrai, tất cả đều phản ảnh hình ảnh thực của một xãhội thối nát và bất công. Ở đó, tác giả đã lột mặtthật tất cả, phê phán tất cả và cho thấy rõ căn nguyêncủa nó trong một xã hội nho giáo phong kiến băng hoại:

Oannày còn một kêu trời nhưng xa.
Mộtngày lạ thói sai nha,

Làmcho khốc hại chẳng qua vì tiền.

Vàtất cả những các nhân vật đó đều trở lại trong VănTế. Những nhân vật đó trở lại trong giờ phút hiện diệncủa sự thật. Trở lại không son phấn hư ngụy giả trá.Nhưng lần này ta không còn thấy tác giả than trách hay phêphán. Ta chỉ thấy tràn ngập tình cảm tiếc thương phảnảnh lòng trắc ẩn tha thứ của tác giả:

Pháchđơn hồn chiếc lênh đênh quê người ...
Phậnbồ côi lần lữa đêm đen.

Cònchi ai khá ai hèn.

Cònchi mà nói ai hiền ai ngu...

Trongnhiều loại người tác giả đã miêu tả trong Kiều, ở đâychúng ta chỉ tạm so sánh bốn nhân vật chính: Thúy Kiều,cô gái điếm nhưng thừa tài sắc: Kim Trọng, anh thư sinh ngớngẩn nhưng giỏi tài tán tỉnh; Từ Hải, người anh hùng áovải nhưng si tình và Hồ Tôn Hiến một đại thần mà tàitrí cũng là tài xảo trá với hậu thân của họ trong VănTế Thập Loại Chúng Sinh.

Trướchết là Thúy kiều. Trong tất cả tác phẩm, tác giả đềutỏ lòng thương cảm với những người nghèo đói bất hạnh.Trong bọn người này tác giả thường nhắc dến thân phậnngười phụ nữ trong xã hội Nho giáo phong kiến, đặc biệthơn nữa lại là giai cấp các nàng Kiều buôn hương bán phấnvẫn thường bị người đời phỉ nhổ. Trong Tuyện Kiềutác giả viết:

Ðauđớn thay phận đàn bà,
Lờilà bạc mệnh cũng là lời chung.

Phũphàng chi mấy hóa công,

Ngàyxanh mòn mỏi má hồng phôi pha.

Sốnglàm vợ khắp người ta,

Khéothay thác xuống làm ma không chồng.

TrongVăn Tế, tác giả lập lại “Ðau đớn thay phận đàn bà”của một đời phiền não:

Lạicó kẻ lỡ làng một tiết,
Liềutuổi xanh bán nguyệt buôn hoa.

Ngẩnngơ khi trở về già,

Aichồng con nấy, biết là cậy ai.

Sốngđã chịu một đời phiền não,

Tháclại nhờ hớp cháo lá đa.

Ðauđớn thay phận đàn bà.

Ðâylà những đại quan như Hồ Tôn Hiến và những bậc quyềncao chức trọng, cha mẹ của dân đen, “những người mũ caoáo rộng. Ngòi bút son thác sống ở tay” dù thực chất chỉlà bọn bất tài “Kinh luân chất một sải đầy” nay trởlại trong thân phận là một cô hồn thất thưởng dọc ngang:

Thịnhmãn lắm oán thù càng lắm,
Trămloài ma xắm nắm chung quanh.

Ngànvàng khôn chuộc được mình,

Lầuca viện xướng tan tành còn đâu.

Kẻthân thích vắng sau vắng trước.

Biếtlấy ai bát nước nén hương

Côhồn thất thưởng dọc ngang...

Ðâylà đám Kim Trọng, Vương Quan... bọn thư sinh, bọn theo đuổicon đường văn chương chỉ biết tìm đường tiến cá nhântrong chữ nghĩa, lặn lội cầu thân nơi sứ lạ quê người:

Mấythu lìa cửa lìa nhà
VănChương đã chắc đâu mà trí thân

Dọchàng quán phải tuần mưa nắng

Vợcon nào nuôi nấng kiêng khem

Vộivàng liệng sấp chôn nghiêng.

Anhem: thiên hạ, láng giềng: người dưng.

Bóngtang tử xa chừng hương khúc,

Bãisa ma kẻ dọc người ngang.

Côhồn nhỡ gửi tha hương

Giótrăng heo hắt khói hương lạnh lùng.

Ngaycả người hùng Từ Hải, người đã được tác giả vẽhào quang trong Truyện Kiều: “Ðường đường một đấnganh hào./ Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài..../ Thừacơ trúc chẻ ngói tan. / Binh uy từ ấy sấm rang trong ngoài./ Triều đình riêng một góc trời. / Gồm hai văn võ rạchđôi sơn hà.” Nay trở về nheo nhóc than khóc trong mưa đêm:

Nàonhững kẻ tính đường kiểu hạnh
chínhững lăm cướp gánh non sông

Nóichi đang thủa thi hùng

Tưởngkhi thế khuất vận cùng mà đau.

Bỗngphút đâu tro bay ngói giở

Khôngbằng mình làm đứa thất phu

Cảgiầu sang nặng oán thù

Máutươi lai láng xương khô rã rời.

Ðoànvô tự lạc loài nheo nhóc

Quỉkhông đầu van khóc đêm mưa...

*

Tómlại, Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh dù là một bài văn tếtràn ngập cảm tính tôn giáo nhưng vẫn là một tác phẩmvăn chương lớn. Trong thế giới thẩm quang thị giác, tácgiả vẽ ra được cả một dẫy hình tượng tưởng tưởngcủa thế giới âm hồn đen tối tràn ngập những cảm giáclạ lùng nhưng vẫn truyền cảm và sống thật với thế giớihiện thực sắc mầu. Trong tác phẩm, từng hàng từng lời,khi thôi thúc khi diễn tả, củng cố và hòa điệu trong thanhđiệu thi ca tuyệt vời.Tàinghệ và tình cảm của Nguyễn Du một lần nữa đưa ông đếnmột thành tựu văn chương lớn. Ðọc Văn Tế Thập LoạiChúng Sinh, người ta liên cảm ngay với các tác phẩm văn chươngcùng loại. Ðó là Purgatory của Dante hay Hamlet của Shakespeare.Ðộc giả đã quen biết với Truyện Kiều sẽ vô cùng ngạcnhiên khi tìm thấy bên cạnh danh phẩm này vẫn còn một tácphẩm khác mà có lẽ hương sắc bất phàm của nó còn sâusắc hơn. Một thi phẩm không chỉ quan tâm đến thế giớicon người đang sống mà còn với thế giới bên kia, thế giớicủa thần linh ma quỉ, và cũng là thế giới của lòng từái.


VU LAN –ULLAMBANA &
A Requiem ForAll Ten Classes of Sentient Beings.

ByVũ Thế Ngọc

VU LAN – ULLAMBANA

InViet Nam, there are two important kinds of rites for the dead: the anniversaryof the death and Vu Lan, the special ceremony for all the dead. Vu Lanis a striking example of the popular influence of Buddhism found in VietNam.

Theword Vu Lan or Vu Lan Bon is the literal translation of Sanskritword Ullambana which means “The assembly for saving those who have beenoverturned.” Vu Lan is held every year on the fifteenth night of theseventh lunar month. The object of this ceremony is to feed the hungryghosts and to pray for their salvation.

Inthis day, people perform this ceremony anywhere, from the private homesto the common places like market places, bus stations, and even at thepublic offices. At the temples, the monks assemble, read the funeral oration,recite prayers, and throw out rice gruel and other foods to feed all thedead.

Thisceremony is a way for people to practice compassionate filial conduct.During the ceremony, the offerings were made for the additional purposeof rescuing the ancestors for seven generations back from whatever miserythey might be suffering. They also pray for their present parents to reacha hundred years without illness, without sufferings and worries. Vu Lanis no longer just a festival for the death.

*

Afterreciting the Vu Lan Sutra, The Buddha Speaks the Ullambana Sutra, the orationpoem will be read in this ceremony is known as Văn Tế Thập LoạiChúng Sinh (A Requiem For All Ten Classes of Sentient Beings.) It's alsoknown as Chiêu Hồn Ca (A Song Calling Back Dead Souls) or Thỉnh ÂmHồn Văn (Calling Back All Wandering Souls). According to many critics,the author of this great literary work is Nguyen Du, the greatest Vietnamesepoet.

First,we have to explain the meaning of hồn “soul” according to the traditionalVietnamese belief and Buddhism. According to the traditional belief, Vietnamesepeople believe beside the physical body there are three souls and sevenspirits (ba hồn bẩy vía) in a man and three souls and nine spirits(ba hồn chín vía) in a woman as in the poem “To each karma each shallmeet each own destiny. Where they are now when their souls and spiritsall fell to pieces.” So, if someone is “frightened out of one’s sense”they use the idiom “hồn phi phách tán” (lit. hồn is flying away,vía/ phách is splitting up.) Traditionally, when a man dies people writehis name on a piece of white silk ribbon (hồn bạch) plaited into a human shape which is presumed to embody the soul of the deceased personand which is to be buried by his tomb. So, hồn is the short word whichincludes vía and can be translated as soul-spirit (or soul in short, butwithout any sense related to the Western theological notions of the term.)-- It is the sensive problem of language failure in translation like thecase using the word dragon for rồng (Chinese long), because the two culturesbased on the notions of two words are totally conflicting.
*
Accordingto the Vietnamese belief, the souls of all those having suffered a pitifuldeath and those having died without leaving descendants to worship them,are condemned to lead a wandering life in the dark world without beingreborn into the next life. This original belief can be traced upback to the ancient metempsychosis of the Hindu Religion (through Buddhism)that connected itself with the Vietnamese sacrifices to their ancestors.The two beliefs continue to form an engine of great power for affectingthe public mind.

Promptedby the spirit of mercy and compassion, Buddhists are appealed to on behalfof the dead who have no offspring to worship and feed them by sacrifices.Buddhism ingeniously makes the sentiments of compassion for the neglecteddead and of ancestors into an instrument of promoting its own moral influenceamong the people. Borrow the popular belief, as shown in the poem, Buddhistsgo beyond the origininal concept of “feeding the hungry ghosts.” Themain object of the ceremony now becomes to liberate those souls from allmisery. This concept attracts and satisfies people morally and psychologically,especially in the modern time.

Thefundamental teaching of Buddhism is that all component things are subjectsto the laws of change and impermanence (anitya) and without a permanentliving entity (anatman). According to Buddhism, life and death cycle isjust a series of causes and effects (pratitya – samutpada) which consiststwelve links: Because of ignorance (1. avidya) of the suffering-riddennature of existence conditions formations or volitional activities (2.samskara) – which can be good, bad, or neutral and are related to physical,verbal, and psychological actions -- Because of volitional activities ariseconsciousness (3. vijnana). This consciousness arises psychological andphysical forms (4. namarupa). Because of psychological and physical formscondition six sense bases (5. shadayatana). Because of six sense basesarise contact (6. sparsa). This contact evokes sensation (7. vedana). Thissensation intern develops craving (8. trishna). Because of craving arisesattachment (9. upadana). Because of attachment arises karma conditions(10. bhava). Because karma conditions arise birth (11. jati). Because ofbirth arises old age and death (12. jara-marana). The entire chain of conditionsthus covers three existences: 1-2 relate to the previous existence, 3-7starting and conditioning of the present existence, 8-10 to the fruitsof the present existence, and 11-12 to the future life.

So,if the cause ceases, the effect will also cease. Therefore, if ignorancecan be completely eradicated, that will lead in stages to cessation ofbirth and death which we call Nirvana. Since the aim of Vulan ceremonyis to invite them to take refuge in the Three Jewels to regconize thatignorance is the root of all suferring, this ceremony indeed carries thisultimate teaching of Buddhism through the cover that some simple peoplecould think it is just an allution to a superstition of the popular Buddhism.

Theoriginal idea of this ceremony is to be found in the legend of Mục KiềnLiên (Maudgalyayana) one of the ten great students of the Buddha, andin the Ulambana Sutra (The Buddha Speaks the Ullambana Sutra) which wastranslated into Chinese by Dharmarakya in third century and became verypopular in Vietnam. According to the Sutra, Muc Kiền Liên (Maudgalyayana)thanks to his divine-eye saw that his mother had been reborn as a hungryghost and want to save her. As an Arahant, however, Muc Kiền Liên couldnot save her by himself alone. The Buddha told him that only the combinedeffort of all Buddhist monks could soothe the sufferings of the tormented.He directed Mục Kiền Liên to organize the assembly of monks to makeofferings for the benefit of his dead mother who became a hungry spiritdue to her previous life's actions. From this notion developed thecustom of offering food, clothing, and so on to the hungry ghosts in manyBuddhist countries.

*

Historically,we can believe Amoghavajra was the author of this ceremony. Amoghavajra(Puk'ung Chinkang/ Bất Không Kim Cương), was a Singhalese monk whowas considered the second patriarch of Chinese Tantric Buddhism. At anearly age, he came to China in 720 with his teacher, Vajrabodhi. He learnedperfect Chinese, became one of four greatest Buddhist translators. Amoghavajrabecame a National Teacher and won the great favors of three successiveT’ang Emperors: Hsuan-tsung (713-755), Su-tsung (756-762) and Tai-tsung(763-779). Possibly, the first Vu Lan Ceremony was the one organized inChina's capital, Changan, at the full moon of the seventh month in theyear 768 presided by him.

However,according to the Japanese history, Empress Saimei (Saimei tennò, 594-661) already organized Vulan Ceremony in 657. Two year later, she alsocommand all temples in the Capital must perfom the Vulan Ceremony everyyear for the benefit of all Japanese people. So, the Vu Lan Ceremony inJapan in those years perhaps did not have strong Tantrist flavor as thelater ones. Nevertheless, we have to remember the Ulambana Sutra (The BuddhaSpeaks the Ullambana Sutra) was already stranlated into Chinese by Dharmarakya(239-316) three centuries before.

TheTantric Cult in China during the eighth century was centered in the capitalof Changan. It used the two largest Temples in the capital, TahsingshanTemple and Chingly Temple, as its base of operation. The Japanese monksin China during T'ang dynasty often stayed and studied in these templesthat they regarded as the Nalanda of China. One of those monks was Kukai(774-835). He came back to Japan and became the most famous Japanese monkand the first patriarch of Japanese Tantric Buddhism which still is themost popular in Japan today.

However,the Tantric School in China declined after the death of Amoghavajar in774 and no more important Tantric teachers arrived from India. Nevertheless,Vu Lan is still widely practiced at private homes and at Buddhist templesthroughout China as well as in Vietnam, Japan, Korea and many parts inthe Far East Asia.
*
Therewere many aspects of ceremonies according to two different traditions.The Chinese tradition stressed on the special rite known as Phá Ngục(Break the Hell) or Phá Diệm Khẩu (Release of burning mouths). Thiswas a Tantric ritual that enabled the monks to break through the gatesof hell with their magic mantras and magic gestures [Mudra]. They openedthe throats of these sufferers and fed them the heaven sweet dew that wassymbolized by rice gruel, but made holy by reciting a mantra over it. Theythen explained their past wrong deeds, preached the Dharma to them, andfinally let them taking refuge in Three Jewels [Triratna] (Buddha, Dharma,and Sangha), the objects of veneration which are considered “places ofrefuge.”

Ifthe ceremony was performed correctly, the ghosts could be reborn or evenwent to the Promised West. In addition, according to the old Chinese custom,the ceremony could not completed without burning the paper figures and“Hell Money” as the gifts for the dead. During such rites they setfire to paper clothes, furniture, houses, servants. even ships, automobilesand the “hell bank notes”. Today, from mainland China to the UnitedStates, the Chinese still burn those paper objects in Vu Lan ceremony.

InVietnam, private people never perform the “Release of burning mouths”or “Break the gate of Hell” rites. Each family, or at the public locations,prepare the rite according to the original purpose of the ceremony to feedand save all hungry ghosts as taught in the Sutra. Unlike the custom inChina, where the Vu Lan Ceremony also becomes an occatsion on which thetemples open their rare possessions for public display. In Vietnam, themonks just recite The Buddha Speaks the Ullambana Sutra. Very few temples perform “Beak the gate of Hell” rite. In these temples, the sutrasare recited in order to soothe the torments of the deceased in the lowerrealms of existence. However, there is no miracle here, as taught in theSutra and explained in the poem (All friends! Let's keep the Buddha's teachingin our hearts/ We will then free from the cycle of life and death). Buddhistteaching only shows them the way. Now, those hungry ghosts can free themselvesby following the Buddhist teaching that is the process of mental purificationshould continue until perfect.

VuLan Ceremony is also a great chance for people to repay their debt of gratitudeto their parents as The Buddha Speaks the Ulambana Sutra has said: “Theyshould vow to cause the length of the life of the present father and motherto reach a hundred years without illness, without sufferings, afflictions,or worries. And also vow to cause seven generations of fathers and mothersto leave the sufferings of the hungry ghosts, to be born among men andgods, and to have blessing and bliss without limit.”

TheVu Lan Ceremony is clearly not only a festival for the death but also away rescuing the ancestors for seven generations back form their miseryand cause the life of the present parents going healthy without illnessand sufferings. So, with these notions, the Vu Lan Ceremony also connectswith the traditional cult of ancestor worship and the virtue of filialpiety. The Vu Lan festival have become exceedingly popular.

Aftermany long wars, Vu Lan Ceremony in Vietnam’s today is also the MemoryDay for Soldiers and people who died in the wars. In recent years, Vu Lanis the Mother Day as well. On this day, people go to temples with a redrose on their chests if their parents are alive or a white rose if theirparents have passed. This new aspect of the Vu Lan Festival quickly attractsthe young generation and became a new swing. It started at the same timewith the new development of Buddhism in the South Vietnam right after thefall of President Ngo Ðinh Diem, a Roman Catholic, in 1963.

*

Asmention above, to some “strict Buddhist scholars,” who do not understandthe moral and psychological aspect of this ceremony, consider Vu Lan Ceremonyis an allusion to a superstition of the popular Buddhism. Here, we canread through the poem and find out many important Buddhist characteristics.

First,the poem shows that Vu Lan is the lesson of profound humanism and compassionof Buddhism. People perform it as if they practice a moral exercise. Theyknow the object of this ceremony is not just offering for the hungry ghostsbut also for the people who offers. The pray for death, yet, they do notjust pray for the dead of their own family but for the lost souls of allsentiant beings, and even for all living people who still suffer in thisworld. They pray and wish to liberate them all:

Spiritsin suffering, come to listen our payers.
Maythe Buddha's teaching set you free and reach the Pure Land.

Mayhis light clear your darkness and save you from suffering.

Mayhis peace reign on four seas and continents,

Allanxiety be washed away, all hatreds annihilate.

MayBuddha's boundless power,

Turnsthe Wheel of Law to liberate all Three Realms and Ten Directions.

Inthe poem, the author addresses people of all walks of life who die a violentdeath. From the high rank administrators to the prostitutes, from the voyagersthrough the sea to the salesmen on the road, they die suddenly and stillreceive the sequence after death. The sequence isn't only saved for the“life after death” but also appeares in the present life. Accordingto the people's expectation, although the misfortune may not strike ontheir present lives, then probably it will strike right on their next livesor on the lives of their children and grandchildren. Thus, as the poemwrites: “who builds power and fortune builds also revenge and hate.”The only way to escape it should be the way that harms no sentient beingsand can share the happiness and benefit equally for all.

Thepeople who perform Vu Lan Ceremony can be anyone, a True Land Buddhists(who believe in the power of prayer that could help them to be reborn inthe Promised West) or a Tantric Buddhists (who believe in the power ofprayer that could release the lost souls from their sufferings). The poemtakes us to the central idea of all Buddha’s teachings: Karma, the universallaw of cause and effect. Buddhism has only shown the path preached by theBuddha. All beings are invited to follow. Beyond that no one can help.One is one own savior. When one has followed the path, one can be freefrom the cycle of life and dead and attain the perfect and highest stateof Nirvana. This utmost teaching is stressed in long at the last part ofthis poem also represents the important influence of Buddhism in Vietnamwhich embraces all Tantric, True-land and Zen traditions. Here the poemalso cites the central teaching form Diamond Sutra “All myrial formsare but void ... All conditioned things are like a dream, a flash, a drewdrop or a bubble...”

MayBuddha's Law be powerful and sacred
Toawake all of us from the delusion of dreams.

Allsentient beings of ten classes, are you there?

Youngand old, women and men, all come to listen.

Ourtemporary life is just a bubble or a flash,

“Allmyriad forms are but void,” as the Sutra said.

Allfriends! Let's keep the Buddha's teaching in our heart,

Wewill then be free from the cycle of life and death.

*

Whoisn’t frighten at the thought of his death? Men are disturbed not onlyby external things, but also by beliefs and imaginations they form of theirlives and things. Death is not by itself dreadful; the dread exists onlyin our mind. Who isnn’t frighten to think about what happen after death?Those frights and questions have affected all of us since the dawn of humanhistory. In the last lines of the poem, it shows us that if we follow theway as shown by the Buddha's teaching we will fear no more:

TheBuddha, the compassionate, will show you the way
Fearno more the power of life and death.

Praisethe Buddha, praise the Dharma, praise the Order.

Gloryfor all enlighten and ascended to the altar.

So, Vu Lan is not just a festival for the death but also a festival forthe living to carry out their compassion to all sentient beings. Vu Lanis also a time for people to contemplate on the meaning of life.

*

VuLan Ceremony and the poem also reflect the reality of the Vietnamese Buddhismthat embraces all Tantric, True-land, Zen and indigenous traditions. InVietnam, the people hardly find the differences between Buddhist ceremoniesand indigenous ceremonies, Buddhist festivals and traditional festivals.Buddhist practices and traditional practices bend and mix. It’s hardto answer the original of many such festivals and practices in Vietnam.

Vietnamesepeople never concern about such question because the long history of Buddhism in Vietnam never in conflict with the indigenous tradition. Inaddition, the most important factor is the alliance of Buddhism with nationalisticpatriotic force resisting the foreign forces in Vietnamese history. Followingthe course of its history, Vietnamese Buddhism and Vietnamese patriotismnever separated. From the time under Chinese domination to the recent waragainst the Western colonist domination, Vietnamese Buddhists have alwaysgone first to organize resistance groups with support from Buddhist monasteries.

However,Vietnam is not unique. Throughout the history of its development and spreadingout, the teachings of the Buddha were never in conflict with the traditionalvalues and beliefs of the new lands. The old and new co-existed side byside. Buddhism never tries to convert people. It is not impossible forthese traditional beliefs to be absorbed and to be practiced along withBuddhism. The Buddhists believe that only as the mind progressed with thegrowth and advancement of knowledge the areas of magic and superstitionbecome reduced.

In25 centuries of Buddhist history, Buddhism never does what other religionshave done and attempt to. In a zealous desire to convert, missionariesof other religions have destroyed the spirit of society and reduced themto dull and drab prototypes of an alien race and culture. Their earnestto change the cultural values, traditional beliefs and the social patternstake the form shape and spirit of an attempt to force an alien religionwith its alien cultural make-up on what they thought to be inferior group.Thus, these missionaries attempted to change the social cultural and nationalspirits of a group of people through the blood of wars. History of thesemissionaries is also the history of endless wars. And it is not a historyof the past. Let’s see the ongoing wars. Who are right behind the foreignsoldiers when they step into Iraq, Afghanistan, and many African countries?The answer is missonaries. They still use foods and medications to conversepeople.

A fewyears ago, Pope John Paul II publicly apologized the whole world for themistakes have been done by the Church’ missionaries. The apology wastoo late but was surely better than none. The world is waiting for morepositive actions that can level and soothe the consequences of those mistakes.

*

A REQUIEM FORALL TEN CLASSES OF SENTIENT BEINGS

ARequiem for All Ten Classes of Sentient Beings is not the first famousoration for the death. King Le Thanh Tông (1442- 1497) had Thập GiớiCô Hồn Quôùc Văn (Ten Classes of Abandoned Souls in Nôm language)published by the royal court in Thiên Nam Dư Hạ Tập three centuriesbefore. In Buddhist temples the monks also had Mông Sơn Thí Thực,the Buddhist works used in ceremonies devoted to the abandoned souls. However,A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings is still more popularand as the only one is considered as a great achievement of Vietnameseliterature.

Theauthor, Nguyễn Du (1765-1820), is considered the greatest poetof Vietnamese literature of all time. He came from a long line of brilliantscholars and illustrious mandarins: The Nguyens of Tiên Ðiền Village,Hà Tỉnh Province. However, he was born and grew up in the Capital ofThăng-Long (Hà Nội) where his father, Lord Nguyen Nghiem (1707-1775),was the prime minister. His mother, Trần Thị Tần (1740-1778), alsocame from Kinh Bắc, near Thăng Long, the nurtured land of many famousbeauty, folklore and folksongs.

Afterthe downfall of the Lê, he refused to serve for the Nguyễn Tây Sơnbut not as zealous pro-Lê like some other members of his clan. He wentto hide at his wife's village in Quỳnh Côi, Thái Bình Province forten years. This was his chrysalis period where his talent and sensitivenessslowly matured in contact with the real life.Now as a witness and as wellas a victim, he experienced the suffering of the people and their socialand politic turmoil after near three century of wars. From this reality,he wrote A Requiem for All Wandering Souls with all of his blood and compassion.Nguyễn Du left the world many outstanding works. After the most popularlyknown as “The Tale of Kieu” The Requiem for All Wandering Souls wasthe second best known.

*

NguyenDu stands out from other poets because people consider him not only asa great poet but also as a Buddhist master. In writing, he always empathizedwith the poor and fought for their justice. All his works reflected hiscompassion and sympathy with their suffering and their sorrows.

In“The Tale of Kieu”, using his pen as a weapon, he raised his voiceagainst the unjust society. He unmasked them all, from a respected Governorto a Confucian-turned-pimp “They are just the daytime-burglars put ina good day's work. For money they could cripple and murder any one.”In the second “A Requiem for All wandering Souls,” however, NguyễnDu sees all of them merely as victims-sufferers.

TheRequiem extends the sentiments of compassion to the extreme. The authorextends his sympathy to all the dead regardless of their positions in lifeand also feels pity for all whoever is still alive. After all, as sentientbeings, we are the victims of being born, sickness, age and death. Yet,above all of those philosophic and moral values, the Requiem is also agreat literature achievement. Its stand is the same level the Tale of Kiều.The author uses the same style to write both works. All of his emotionalunderstanding, temptation and captivation in Kiều are also presentedin the Requiem.

TheTale of Kiều starts in a Spring morning. The author uses a few linesand dots to draw a beautiful sumio painting full of young and warm feeling:

Younggrasses green up to the sky's rim,
Andblossoms sprinkle the white dots over the pear branches.

Thescenery of the Requiem is an Autumn evening. The author used the same style,but this time drawing a vivid description of the scene with cold colorsand frightening feeling:

AnAutumn evening is always a painful scene.
Reedswither to silver, trees strew their golden leaves./ Poplar twilight lingers,delaying the day./ Pear trees scatter their tear dew and rain keeps falling.

Eachwork addresses a different theme. In Kiều, through a story of a youngbeautiful gifted girl forced to be a prostitute, we can see the whole pictureof a feudal society. It is a realist work, therefore all characters arevery familiar to us. From a cupid mandarin to a cunning merchant, froma gallant rebel hero to a handsome pimp, all reflect the real picture ofan oppressive and rotten society. The author unmasks them all, denouncesthem all, and pointed to the deep root in his rotten Confucian feudalism:

Onlyheaven could redress this wrong
butHeaven ruled so far above.

Aseveryone knows those Mandarins and their henchmen,

Formoney they would cripple and murder easy.

Inthe second work, those characters come back as the ghosts of “ten classesof sentient beings.” They come back to face a moment of truth. They comeback without makeup and pretend. All of them pass through in a lifelessscene, this time without critics and denouncements, we only feel the author'scompassion and forgiveness:

Lostand lonely, adrift in unknown lands...
Desolate,they wander from nigh to night.

Whichamong them now is low or high?

Whonow can tell the wise from the fools?

Herewe follow just four main characters in the Tale of Kieu: Kiều, a talentedand beautiful girl forced to be a prostitute; Kim Trong, a brainless student;Từ Hải, a hero: and Hồ Tôn Hiến, a cunning mandarin and theirdestinies in the later work.

First,Thuy Kieu the postitute. In both works, Nguyen Du reserves his sympathywith all the poor and the weak, especially with the status of the women.Here is his sympathy with the bottom class of women, the prostitute, inhis first work:

Thelives of women are true tragedy,
Thatstern fate will face us all.

Heaven!Why are you so cruel?

Blightinggreen days and fading rosy cheeks.

Alive,she played wife to all the world,

Alas,to end in hell without a man.

In the second work, author repeats “The lives of women are true tragedy”when he writes about them:

Theysold the charms and threw off their spring.
Whenold age came, they were alone and exhausted,

Unmarriedand childless, where would they find a family for comfort now?

Alive,they already drank a cup full of bitterness.

Andnow, they come to sip rice gruel in banyan leaves.

Thelives of women are true tragedy.

Herecome Governor Hồ Tôn Hiến and so many mandarins like him. “Thereare those once wore tall hats and loose robes./ With their red brush, theycould send men to their death. /Proud with the pocketful knowledge of administration...”

Butsplendor and power are recompensed by tears and hate.
Onlycreating more tombs and more ghosts waiting around.

Athousand teals of gold cannot buy back their lives.

Thesinging towers and dancing pavilions are now laid down

Now,back and front there are no one to redeem them...

Abandonedsouls keep wander everywhere,

Heavyload with guilt and deliverance way is long..

Herecome Kim Trong, Vuong Quang... “Those students-scholars who tried togain honors in books and studies. Those trailed from town to town tryingfor luck.”

Butliterature is not certain to bring themselves trying
Beatenat last, bedridden on strange inn's bed...

Strangershad to bury them in careless hassle,

Withoutlove ones or friends near by

Farawayfrom their ancestral land,

Theircorpses were crowded crisscrossing the burial ground,

Lostsouls exile in the strange land,

Unwarmedby incense fire and tremble under the sallow moon.

Eventhe illustrious hero Từ Hải who was described as “A towering heroon the battlefield, adept in arts of war... From victory to victory heswept, a slit bamboo will split all by itself, and one slipped tile willtopple the whole roof. His fame like thunder rumbled far and wide...”in the early work. Now he comes back as a headless ghost keeps roamingand wailing on raining night:

Thoseproud men who chose the road of glory;
Whodreamed to conquer the world.

Nowcries out to recall their heyday of power struggle.

Theirheart are crushed to remember their falls and fates.

Thesudden storm instantly annihilates all splendors,

Thengladly would they trade places with the meanest poor?

Whobuilds power and fortunes builds also vengeance and hate,

Bloodhas flowed into streams, bones have crushed into dust.

Killingyoung, the heirless souls keep roaming,

Headlessghosts haut and wail on raing nights...

*

Thus,even as the funeral oration deep in the religious sentiment, the poem isa great literary achievement. In the world of vision, the author describesthe imaginary figures of the dark world with all strange feelings but stillhas kept the flexibility of realism and wealth of images and colors. Throughoutthe work, line to line, persuasion and deduction are reinforced and balancedby the beauty of the poem.

NguyenDu's talent and sensitiveness once again help him gain another triumphalsuccess. Reading though it, readers will remind themselves of Dante's Purgatoryor Shakespeare’s Hamlet. The readers who already familiarize with thepoet will be amazed to discover another masterpiece of literature besidesThe Tale of Kieu. The unusual fragrance emerge even deeper in this poem.After all, the poem is not only concern with this world but also with theworld beyond, the spirit world, and the world of compassion.

NOTES:
TheText:

Theoldest text of A Requiem for All Ten Classes of Sentient Beings was foundin block print Ứng Phó Dư Biên by the name Thỉnh Âm Hồn Văn(Calling Back All Wandering Souls). This pringting was edited and printedin 1895 by Chính Ðại, abbot of Hưng Phúc Temple, Vũ Giàng BắcNinh. Ứng Phó Dư Biên is a Buddhist Manual for preparing Vu Lan Ceremony.Besides the poem this manual also has 8 other orations which can be usedin Vu Lan and other funeral ceremonies. Later, many researchers also foundother texts in various temples. In 1924 the poem was first transliteratedinto Roman Vietnamese by Lê Thước. In his book, Truyện Cụ NguyễnDu (The Story of Nguyễn Du), Lê Thước was the first literature criticwho claimed the authorship of the poem for Nguyễn Du.

TenClasses of Sentient Beings:

Theten classes of sentient beings mentioned in A Requiem for All Ten Classesof Sentient Beings are: 1 - Vua Chúa bị giết (Kings and Lords.) 2-Quí nữ liều thân (Nobles and Court Ladies.) 3- Quan lớn thấtthế (Mandarins and Statemen.) 4- Tướng lãnh bại trận (Generalsand Chiefs.) 5- Ham giầu chết đường (Capitalists and Entrepreneurs.)6- Ham danh chết quán (Artists and Authors.) 7- Buôn bán chết xa(Traders and Merchants). 8. Binh lính chết trận (Soldiers.) 9- Kỹnữ chết già (Prostitute and Singers.) 10- Những trẻ chết non,người chết nghèo và chết vì tai nạn (and all other accidentdeath.) Other Buddhist texts used in the ceremony divided those abandonedsouls into from ten to thirty six classes. For example, The Mông SơnThí Thực Khóa Nghi (The Mông Sơn text for perfoming the dead ceremony)of Trí Hải (19th century) has 12 classes (1- kings and lords, 2- generals,3- mandarins 4- scholars, 5- bonzes, 6- Taoists, 7- traders, 8- soldiers,9- women in childbirth, 10- handicapped persons, 11- beautiful gilds andconcubines of the king, and 12- prisoners and beggars) where the ThậpGiới Cô Hồn Quốc Ngữ (Ten classes of abandoned Souls in Nôm)king Lê Thánh Tông (1442-1497) did not accept to mention kings and lordsin the class of abandoned and hungry souls. So, the king divided them intoten classes (1. bonzes, 2- Taoists, 3- mandarins, 4- scholars, 5- astrologers,6- physicians, 7- generals, 8- singers, 9- traders, and 10- vangabonds).Nevertheless, “the ten classes” is just a general term. Even in theNguyễn Du’s poem, we can break down the ten classes up into twentydifferent classes.

A REQUIEM FORALL TEN CLASSES OF SENTIENT BEINGS
VănTế Thập Loại Chúng Sinh

1
Tiếttháng bẩy mưa dầm sùi sụt
Lọthơi sương lạnh buốt xương khô.
Nãongười thay bấy chiều thu,
Ngànlau khảm bạc giếng ngô rụng vàng

*
Throughoutthe seventh moon rain weeps ceaselessly.
Coldwind gnaws into the bare bones.
Anautumn evening is always a painful sight.
Reedswither to silver, trees strew their golden leaves.

5.
Ðườngbạch dương bóng chiều man mát,
Ngọnđường lê lác đác mưa sa.
Lòngnào lòng chẳng thiết tha.
Cõidương còn thế nữa là cõi âm.

*
Alongthe poplars twilight lingers delaying the day.
Peartrees scatter their tears and rain keeps falling.
Whathuman heart would not feel sorrow at this scene!
Andsorrow of the world of dead is even more deeper.

9.
Trongtrường dạ tối tăm đường đất,
Xótkhôn thiêng phảng phất u minh.
Thươngthay thập loại chúng sinh,
Pháchđơn hồn chiếc lênh đênh quê người.

*
Inthe long night, the dark embraces all sky and earth,
Byflickering ghosts glow let all appear.
Pitythem, all the souls of ten classes,
Lostand lonely, they drift in unknown lands.

13.
Hươngkhói đã không nơi nương tựa,
Phậnbồ côi lần lữa đêm đen.
Cònchi ai khá ai hèn,
Cònchi mà nói ai hiền ai ngu.

*
Withouthome, they are those for whom no incense burns.
Desolate,they wander from night to night.
Whichamong them now is low or high?
Whonow can tell the wise from the fools?

17.
Tiếtđầu thu dựng đàn giải thoát,
Nướctịnh bình rưới hắt dương chi.
Muônnhờ Phật lực từ bi,
Giảioan cứu khổ, hồn về Tây Phương.

*
Asautumn comes, let's set up the Altar of Liberation.
Usingthe willow branch sprinkles the pure water,
ThatBuddha, the compassionate, may show them the way,
Freethem from suffering and lead them to the Promised West.

21.
Nàonhững kẻ tính đường kiểu hạnh,
Chínhững lăm cướp gánh non sông.
Nóichi đang thủa thi hùng,
Tưởngkhi thế khuất vận cùng mà đau.

*
Thereare those proud men who chose the road of glory,
Whodreamed to conquer the world.
Nowcried out to recall their heyday of power struggle,
Theirhearts are crushed to remember their decline and fate.

25.
Bỗngphút đâu tro bay ngói giỡ,
Khônđem mình làm đứa thất phu.
Cảgiầu sang nặng oán thù,
Máutươi lai láng xương khô rã rời.

*
Thesudden storm instantly annihilates all splendors,
Thengladly would they trade places with the meanest poor?
Whobuilds power and fortune builds also revenge and hatred.
Bloodhas flowed in streams; bones have crushed into dust.

29
Ðoànvô tự lạc loài nheo nhóc,
Quỉkhông đầu van khóc đêm mưa.
Ðãhay thành bại là cơ,
Màu hồn biết bao giờ cho tan.

*
Killedyoung, the heirless souls keep roaming,
Headlessghosts haunt and wail all raining night.
Winneror loser, they all followed their own destiny,
Butfor the lost ghosts, when your deliverance could come?

33
Nàonhững kẻ màn lan trướng huệ,
Nhữngcậy mình Cung Quế Hằng Nga.
Mộtphen thay đổi sơn hà,
Tấmthân mảnh lá biết là làm sao?

*
Whereare those ladies veiled by orchid nets and lily screens
Whoare proud with their beauty as Chang a in the moon?
Oncethe storm came to the realm and changed its masters
Likeleaves in the wind, do they know where to fall?

37
Lênlầu cao xuống dòng nước chẩy,
Phậnđã đành trâm gẫy bình tan.
Khisao đông đúc vui cười,
Màkhi nhắm mắt không người nhặt xương.

*
Fromlofty tower they fell over into the running stream,
Thehairpin has broken and the vessel has sank.
Wherenow are the merry crowds laughing around?
Whentheir eyes were closed, none gathered up their bones.

41
Thảmthiết nhẽ không hương không khói,
Hồnvẩn vơ bãi cói ngàn sim.
Thươngthay chân yếu tay mềm,
Càngnăm càng héo càng đêm càng dàu.

*
Sosadly, no one left to burn incense to keep them warm,
Aimlessly,they roam along the marshlands and billbery woods.
Howpity their frail hands and tender feet!
Theyare rotting year by year and fading night after night.

45
Nàonhững kẻ mão cao áo rộng,
Ngòibút son thác sống ở tay.
Kinhluân chất một sải đầy,
Ðãđêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
*
Thereare those once wore tall hats and loose robes,
Withtheir red brush, they could send men to their death.
Proudwith the pocketful knowledge of administration,
Theythought themselves as the followers of Quan Cat Y Chu.

49
Thịnhmãn lắm oán thù càng lắm,
Trămloài ma xắm nắm chung quanh.
Ngànvàng khôn chuộc được mình,
Lầuca viện xướng tan tành còn đâu.

*
Higherthey climbed, more hatred they created,
Onlymore tombs and more ghosts waiting around.
Athousand teals of gold cannot buy back their lives,
Allsinging towers and dancing pavilions now fell into ruin.

53
Kẻthân thích vắng sau vắng trước,
Biếtlấy ai bát nước nén hương.
Côhồn thất thưởng dọc ngang,
Nặngoan khôn lẽ tìm đường hóa sinh.

*
Backand front, there are no relatives nearby,
Tooffer them a bowl of water or a stick of incense.
Abandonedsouls keep wandering everywhere,
Heavyload with guilt and deliverance way is long.

57
Nàonhững kẻ bầy binh bố trận,
Vângmệnh sai, lĩnh ấn nguyên nhung.
Giómưa thét rống đùng đùng,
Phơithây trăm họ, làm công một người.

*
Thereare those who mastered strategy and organized the troops,
Seizedcommand seals, they rushed to battles.
Inthe storms, under thunders and lightings,
Manywasted their lives for one man's glory.

61
Khithất thế cung rơi tên lạc,
Bãisa trường thịt nát máu trôi.
Bơvơ góc bể chân trời,
Nắmxương vô chủ, biết vùi vào đâu.

*
Unluckymoment, any stray arrow or bullet could get them,
Anddisplayed their flesh and blood on battleground.
Theynow wander and waive in far away shores,
Whereare their unclaimed bones in this vast wilderness?.

65
Trờixâm xẩm mưa gào gió thét,
Khíâm ngưng, mù mịt trước sau.
Nămnăm sương nắng dãi dầu,
Cònđâu tế tự, còn đâu chưng thường.

*
Throughoutthe land, rain wails and wind howls.
Themists of darkness embrace the entire world.
Woodsand fields wear mourning shades of gray,
Whowould be there to redeem and perform sacrifice for them?

69
Cũngcó kẻ tính đường trí phú,
Làmtội mình nhịn ngủ bớt ăn.
Ruộtrà không kẻ chí thân,
Dẫulàm nên nữa dành phần cho ai.

*
Thereare those who once sought after wealth,
Exertedthemselves for money, dissuaded sleep and appetite.
Theytrusted no one to share their inmost cares,
Nowwho is heir to all their wealth?

73
Khinằm xuống không người nhắn nhủ,
Củaphù vân dẫu có như không.
Tuyrằng bạc chảy tiền ròng,
Khiđi mang được một đồng nào đi?

*
Whowould be there to hear their dying words?
Asclouds their fortune will break up and fly.
Alive,they rolled in gold and money,
Nowdead, they could not carry one coin with them.

77
Khócma mướn, thương gì hàng xóm.
Hòmgỗ đa, bó đóm đưa đêm.
Thẩnthơ nội rộc đồng chiêm,
Tànhương giọt nước biết tìm về đâu?

*
Someneighbors got paid to squeeze out some ritual tears,
Atnight by the torch, the bayan coffins were sent away.
Nowthey are roaming in flooded rice fields,
Wherethey can find for a stick of incense or a drop of water?

81
Cũngcó kẻ muốn cầu chữ quí,
Ðemthân vào thành thị lân la.
Mấythu lìa cửa lìa nhà,
Vănchương đã chắc đâu mà trí thân.

*
Thereare those who were chasing after post and rank,
Trailedfrom town to town trying their luck.
Theydeparted their home for many years,
Butliterature is not certain to bring themselves trying.

85
Dọchàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợcon nào nuôi nấng khem kiêm.
Vộivàng liệng sấp chôn nghiêng,
Anhem: thiên hạ, láng giềng: người dưng.

*
Beatenat last, bedridden on a strange inn's bed,
Farsevered from their wives' and children's loving care.
Strangershad to bury them in careless haste,
Withoutloved ones or friends near by.

89
Bóngtang tử xa chừng hương khúc,
Bãisa ma kẻ dọc người ngang.
Côhồn nhờ gửi tha hương,
Giótrăng heo hắt khói hương lạnh lùng.

*
Far,far away from their ancestral land,
Theircorpses were crowded crisscrossing the burial grounds.
Lostsouls exile in the strange land,
Unwarmedby incense fire and tremble under the sallow moon.

93
Lạicó kẻ vào sông ra bể,
Cánhbuồm thưa chạy xế gió đông.
Gặpcơn giông tố giữa dòng,
Ðemthân vùi dập vào lòng kình nghê.

*
Thereare those who were voyagers on rivers and seas.
Theruthless east wind from the horizon filled their sails.
Inmidcourse, the tempest of the high seas ran wild, struck them down,
Engulfedthem and buried them into the fish bellies.

97
Lạicó kẻ đi về buôn bán,
Ðòngánh tre chín dạn hai vai.
Gặpcơn nắng gắt mưa rơi,
Hồnđường sá, biết lạc loài về đâu.

*
Thereare those who tramped the road to trade,
Scaringtheir shoulders with the carrying pole.
Andcame a day when harsh sun and rain hit them down,
Theirlost souls adrift on the unknown lands.

101
Lạicó kẻ mắc vào ngũ lính,
Bỏcửa nhà đi gánh việc quan.
Nướcbầu cơm ống gian nan,
Dãidầu muôn dặm lầm than một đời.

*
Thereare those who were taken to serve in army,
Theyhad to leave their beloved to serve the state.
Keptliving by water from a groud and rice from a bamboo tube,
Survivingby trudged along thousand windy trails of wars.

105
Trongchiến trận xem người như rác,
Thânđã đành đạn lạc tên rơi.
Lậplòe ngọn lửa ma trơi,
Tiếngoan văng vẳng tối trời mà thương.

*
Inwartime a man's life values no more than trash,
Theirexistence belonged to the errand arrows or stray bullets.
Nowas fleeting swamp lights glitter here and there,
They’recrying out for injustice in this darkness night.

109
Lạicó kẻ lỡ làng một tiết,
Liềutuổi xanh bán nguyệt buôn hoa.
Ngẩnngơ khi trở về già,
Aichồng con nấy, biết là cậy ai.

*
Thereare those poor girls, who threw their chastity.
Soldtheir charms and threw off their spring.
Whenold age came, they were alone and exhausted,
Unmarried,childless, where would they find a family for comfort now?

113
Sốngđã chịu một đời phiền não,
Tháclại nhờ hớp cháo lá đa.
Ðauđớn thay phận đàn bà,
Kiếpđành ra thế biết là vì đâu?

*
Alive,they already drank a cup full of bitterness,
Andnow, they come to sip rice gruel in banyan leaves.
Thelives of women are true tragedy,
Thisis their destiny, who can explain?

117
Cũngcó kẻ nằm cầu gối đất,
Vìcơ hàn hành khất ngược xuôi.
Thươngthay cũng một kiếp người,
Sốngnhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.

*
Thereare those who slept on earth or dwelled under a bridge,
Hungryand cold, they had to beg for food years around.
Whata pity since they also are human beings,
Alivelived on alms and dead beside an unknown road.

121
Cũngcó kẻ mắc oan tù rạc,
Gửithân vào chiếu lác một manh.
Nắmxương chôn rấp góc thành,
Baogiờ cởi được oan tình ấy đi?

*
Thereare those who were rotting in jails for no reason,
Arag of grass mat covered their wasted bodies.
Atlast their bones were cast by the prison's walls
Whenwill they have their wrong be cleansed?

125
Cũngcó đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗigiờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấyai bồng bế vào ra,
Ưư tiếng khóc xót xa cõi lòng.

*
Thereare newborn and infants,
Bornat a malevolent hour, they were forced to leave their parents.
Who'snow to hold them and play with them?
Theirfrail cries and wails distress the people's heart.

129
Cũngcó kẻ đắm sông chìm suối,
Cũngcó người sẩy cũi ngã cây.
Cóngười leo giếng đứt dây,
Ngườitrôi nước lụt người lây cháy thành.

*
Thereare those who drowned in lakes or rivers.
Thoseslipped and fell into a spike pit or fell from trees.
Thosebroke their rope and plunged into deep wells.
Thosewashed away or burned by fury of floods or fires.

133
Ngườithì mắc sơn tinh thủy quái,
Ngườithì lâm răng khoái ngà voi.
Cóngười có đẻ không nuôi,
Cóngười sinh sẩy mệnh người gian nguy.

*
Thoseswallowed by jungle beasts or ocean predators.
Thosewere the victims of tigers' fangs or elephant tusks.
Thosewomen gave birth but left them soon,
Howsorrowful is the mothers who miscarried of their child?

137
Mắcphải lúc đường đi lỡ bước,
CầuNại Hà kẻ trước người sau.
Mỗingười một kiếp khác nhau,
Hồnxiêu phách lạc biết đâu bây giờ.

*
Destinyhas stricken them all in the their way,
Oneby one they must cross the Bridge of Resignation,
Toeach karma each shall meet each own destiny.
Wherethey are now when their souls and spirits all fell to pieces?

141
Hoặclà ẩn dọc bờ dọc bụi,
Hoặclà nương ngọn suối chân mây.
Hoặclà bãi cỏ lùm cây,
Hoặclà cầu nọ quán này bơ vơ.
*
Theycrouch by bank or bush verge,
Instreams, in the passing trails of mist,
Inclumps of grass or in the shades of groves,
Inthis station or under that bridge.

145
Hoặclà tựa thần từ phật tự,
Hoặclà quanh đầu chợ cuối sông.
Hoặclà thơ thẩn đồng không,
Hoặcnơi gò đống hoặc lùm lau tre.

*
Theymay seek asylum in shrines and temples,
Inthe corner of a market place or by a river's bank.
Theystray in any deserted swamps and lands,
Inthe ancient buried grounds or reed mass.

149
Mấythu chịu nhiều điều thê thảm,
Dạhéo khô, gió rét căm căm.
Dãidầu biết mấy trăm năm.
Khócthan dưới đất, ăn nằm trong sương.

*
Theywere the miseries through a long time,
Theirguts shriveled and numb with the biting cold.
Formany years, they were exposed to the sun and the rain,
Nowsleep and eat on dirt, they cry out from mist.

153
Nghegà gáy tìm đường lánh ẩn,
Tắtmặt trời, lẩn thẩn tìm ra.
Lôithôi ẵm trẻ dắt già,
Cókhôn thiêng hỡi, lại mà chứng minh.

*
Bythe first cockcrow they fleed and hide,
Atsunset, they all grope to appear again.
Inrags they pass in swarm, young in arms old in hands.
Spiritsin suffering! Let come and listen a prayer.

157
NhờPhật lực siêu sinh tịnh độ,
Phónghào quang cứu khổ độ u.
Khắptrong tứ đại bộ chu,
Nãophiền thoát sạch oán thù rửa trong.

*
Maythe Buddha's teaching set you free and reach the Pure Land.
Mayhis light will clear your dark and save you from sufferings.
Mayhis peace reign on the four seas and continents.
Allanxieties be washed away, all hatreds annihilate.

161
Ðạovô thượng thần thông quảng đại,
Chuyểnpháp luân tam giới thập phương.
Nhơnnhơn Tiêu Diện Ðại Vương,
Linhkỳ một lá dẫn đường độ sinh.

*
MayBuddha's boundless power,
Turnsthe Wheel of Law to liberate all Three Realms and Ten Directions.
TheBurnt Faced King will rise properly,
Andraise a holy flag to lead the Way for all sentient beings.

165
NhờPhật lực uy linh dũng mãnh,
Tronggiấc mê, phút tỉnh chiêm bao.
Mườiloại là những loài nào
Gáitrai già trẻ dứng vào nghe kinh.

*
MayBuddha's Law be powerful and sacred,
Toawake all of us from the delusion of dreams.
Allsentient beings of ten classes, are you there?
Youngand old, women and men, all come to listen.

169
Kiếpphù sinh như hình bào ảnh
Cócâu rằng vạn cảnh giai không.
Aiai lấy Phật làm lòng,
Tựnhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.

*
Ourtemporary life is just a bubble or a flash,
“Allmyriad forms are but void,” as the Sutra said.
Allfriends! Let's keep the Buddha's teaching in our hearts,
Wewill then free from the cycle of life and death.

173
Ðànchẩn tế theo lời Phật giáo,
Vậtcó gì, lưng cháo nén hương.
Gọilà manh áo thoi vàng,
Giúpcho làm của ăn đuờng siêu thiên.

*
Onthe Altar of Compassion, obey the Buddha's teaching,
Weoffer you only a bowl of gruel and a stick of incense.
Somepaper gold and paper clothes,
Theseofferings that you may need on your ascent.

177
Aitới đó, dưới trên ngồi lại,
Lấychút lòng, chớ ngại bao nhiêu.
Phépthiêng biến ít ra nhiều,
Trênnhờ Tôn giả chia đều chúng sinh.

*
Allwho have come, be seated and stay,
Donot despise these little gifts from our heart.
MiraculousLaw will enrich them millionfold,
Andlet the Reverent One shares it equally among you.

181
Phậthữu tình từ bi cứu độ,
Chớngại rằng có có chăng chăng.
Nammô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng.
Nammô nhất thiết siêu thăng thượng đài.

*
TheBuddha, the compassionate, will show you the Way,
Fearno more the powers of life and death.
Praisethe Buddha, praise the Law, praise the Order.
Gloryto all enlighten and ascended the altar.

ChúThích/ Notes
Câu/ Sentence:

3.não người: làm cho người ta xót xa (feeling deeply grieval, mourn)
4.khảm bạc: điểm bạc, điểm trắng (dot with white, turn to silver)

4.ngô rụng vàng: lá ngô đồng vàng rụng (the golden leaves offirmiana trees fall)

5.bạch dương: cây bạch dương (poplar tree)

6.đường lê: cây đường lê (pear tree)

9.trường dạ: đêm dài chỉ địa ngục (long night > nether land)

10.u minh: chỗ đen tối chỉ địa ngục (dark place > netherland, underworld)

11.thập loại chúng sinh: mười loại chúng sinh trong bài thơ (tenclases of human beings in the poem)

12.hồn / phách: hồn và vía (soul and spirit) – Người Việt Namtin ngoài thể xác người nam có ba hồn bẩy vía (phách), ngườinữ có ba hồn chín vía. (Vietnamese people believe besides the physicalbody there are three souls and seven spirits in a man and three soulsand nine spirits in a woman.)

14.bồ côi: mồ côi (orphan)

14.lần lửa: lang thang (to wander, roam)

17.đàn: điện thờ (platform, altar)

18.tịnh bình/ dương chi: bình nước cam lộ và cành dương liễumà Phật Quan Âm thường cầm. (The statue of Kuan Yin usually holdsa willow twig and a vase containing nectar of immortality.)

20.Tây Phương [Sukhavati] Tây phương Cực lạc theo Kinh Adiđà (theAmitabha’s Western Paradise according to Amitabha Sutra/ Sutra of UnendingLife)

21.kiểu hạnh: muốn có địa vị cao quá sức mình (to aim at ahigh position that is beyond one’s ability)

24.thế khuất: khuất thế, thất thế (to lose one’s power)

25.ngói giỡ: ngói vỡ > nhà cửa tan nát (“crashing the roof titles”i.e. ruin)

26.thất phu: kẻ hèn mọn (poor and brainless person)

27.cả giầu sang: giầu sang lớn (great fortune and power)

29.vộ tự: không con (without children. heirless)

31.cơ: thiên cơ (fate, destiny)

33.màn lan/ trướng huệ: màn thêu hoa lan, trướng thêu hoa huệbiểu trưng cho người giầu sang (orchid nets and Lily screen, themetaphor for rich and powerful people.)

34.Cung Quế Hằng Nga: Hằng Nga ở Cung Quế > người đẹp (“Chang-ain the Moon” is an allusion of a beautiful woman)

37.xuống dòng nước: nhẩy xuống dòng nước (jump into the river)

38.trâm gẫy bình tan: ám chỉ người đẹp chết bất ngờ (“thehairpin broke and the pitch sank” is a metaphor for the sudden deathof a beautiful young woman)

42:bãi cói: bãi cói bên bờ nước (the marshland)

42:ngàn sim: rừng sim (billbery woods, the wilderness)

44.dầu: dãi dầu (weather-beaten, rodding)

45.mão cao áo rộng: ý chỉ bọn làm quan (“the tall hats and looserobes” is the metaphor for the high mandarins in the royal court.)

46.bút son: bút son đỏ dùng để phê án (“red pen,” the pen isused to write a judgment or dentemine a judicial sentence, a metaphor forpower.)

47.kinh luân: nguyên tắc quản trị (the principles of administration)

48.Quản Cát Y Chu: tên bốn vị tể tướng nổi tiếng anh minhcủa Trung Hoa xưa là Quản Trọng đời Tấn, Gia Cát Lượngdời Tam Quốc, Y Doãn đời Thương và Chu Công đời Chu.(Four famous statemen of the ancient China, namely Kuan Chung, Chu Ko Liang,Yi Yin of Shang, and the duke of Chou)

49.thịnh mãn: giầu sang tràn đầy (thrive, over success)

50.xắm nắm: ngấp nghé, chờ sẵn (waiting, ready)

52.lầu ca viện xướng: ca lâu và nhà hát (singing tower and dancingtheater)

55.thất thưởng: thất thểu (roaming)

58.ấn nguyên nhung: ấn làm nguyên soái (seal of a commander-in-chief)

60.tục ngữ “nhất tướng công thành vạn cốt khô” (Proverb“Ten thousand men die for one general’s triumph”)

67.năm năm: mỗi năm (every year, yearly)

68.chưng thường: cúng tế mùa đông và mùa thu (to worship in winterand in autumn)

69:trí phú: làm giầu (to make one’s fortune)

71:chí thân: rất thân thiết (very dear, intimate)

74.của phù vân: tiền của như mây nổi (richs come and go like clouds)

75.tiền chảy bạc ròng: tiền bạc nhiều như nước (so much ofmoney and silver like water)

78.hòm gỗ đa: áo quan bằng gỗ cây đa (cheap coffin made by banyanwood.)

79.nội rộc: đồng ngập nước (a flooded field)

83.mấy thu: mấy mùa thu, mấy năm (several autumns, several years)

84.trí thân: dấn thân vào (to bring oneself into, to move forward)

86.Khem kiêng: kiêng khem (to abstain; care taken)

89.tang tưû: chỉ quê nhà (ancestral land); xa chừng: lạc lõng xaxôi (lonely and faraway); hương khúc: thôn xóm hẻo lánh (lonesomehamlet)

90.bãi sa ma: bãi tha ma (burial ground, cemetery)

94.chạy xế: chạy xiên chiều gió (to sail against the wind)

96.kình nghê: cá kình và cá voi (whale, big fish)

121.tù rạc: tù mãn đời (imprison for life)

123.chôn rấp: chôn cạn (to bury, overlay superficially)

126.lỗi giờ sinh: sinh nhằm giờ xấu (born at an evil hour)

130.sẩy cũi: rơi vào hầm chông bẫy thú (fall into a spike pit ortrap)

134.răng khoái: răng hổ (tiger’s fangs)

137.cầu Nại Hà: cầu nối liền hai cõi âm dương (The Bridge ofPatience, the bridge that connects the living world with the netherworld.)

138.hồn xiêu, phách lạc: “Souls are fallen into pieces, spirits aresplitting up.”

145.thần từ phật tự: đền thờ thần chùa thờ phật (god shrineand Buddhist temple)

157.siêu sinh tịnh độ: thoát sinh về đất tịnh (to be reborn intothe Pure Land) --

158.độ u: cứu người u tối (save people from the dark - delusion world)

159.tứ đại bộ chu: bốn đại lục quanh núi Tu Di (four continentsaround Mt Tusi)

162.chuyển Pháp luân [Dhrama Cakra] (turning the Wheel of Law) – Giáopháp của Phật ví như bánh xe Pháp, truyền bá Phật Pháp ví như quay bánh xe Pháp (transmit the Buddha’s teaching is liketo turn the Wheel of Law)

162.tam giới [Triloka] ba thế giới: dục, sắc và vô sắc(Three realms or three spheres: sphere of desire, sphere of desirelesscorporeality, and sphere bodilessness and formlessness.)

162.thập phương: mười hướng (All ten cardinal points: The eight pointsof the compass plus the nadir and the zenith.)

163.nhơn nhơn: nghiêm chỉnh (proper, appropriate)

163.Tiêu Diện Ðại Vương: “Ðại vương mặt cháy” (The Burn-FacedKing). -- là vị thần lo việc dẫn vong ở địa ngục nên mặtcũng cháy đen. Theo tinh thần Phật giáo thì Tiêu ÐiệnÐại Vương là một hóa thân của Phật. (According to folk beleif,the Burn-Faced King is a deity in the nether world with the purpose tohelp the spirits. He could be seen as one of many transformation bodies[Nirmanakaya] of a bodhisattva who appears in the nether land to guidethose beings to liberation.)

169.phù sinh: sống tạm (transient/ impermanent living). Bào ảnh: bọtvà bóng (bubble and flash)

170.vạn cảnh giai không: Tất cả cảnh sắc đều không thực(All myrial forms are but void – all things are empty because they areconstant change and no permanent living entity) -- – Kinh Kim Cương“Nhất thiết hữu vi pháp/ Như mộng huyễn bào ảnh/ Nhưlộ diệc như điện...” (Diamond Sutra: “All conditioned thingsare like a dream, a fault of vision, drew drops or a bubble .. )

175:manh áo thoi vàng: vàng và quần áo bằng giấy (paper gold andclothes)

176.siêu thiên: vượt cõi khổ lên chốn giải thoát (ascent to thefree world)

180.Tôn giả: tên tôn xưng chỉ Tiêu Diện Ðại Vương (“ReverentOne” an honor tittle refers to the Burn-Faced King)

182.tam bảo [triratna] (“three precious ones”) – Tam bảo gồm Phật(người giác ngộ), Pháp (giáo pháp của Phật), và Tăng Ðoàn(đoàn thể tăng đồ) - Three essenctial components of Buddhism: Buddha(enlighten person), Law or Dhamar (the truth expounded by Buddha) and Orderor Sangha (the followers living in acordance with this truth.)

183.nam mô [namas] kính lễ, cứu độ ngã (venerate, praise) – theSanskrit namas is generally used in relation to the Buddha.

184.nhất thiết: tất cả (all). Siêu thăng (gone beyond, ascent). Thượngđài: lên đài (go up to the altar)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4637)
Buồn lắm mẹ ơi, đêm trường viễn xứ Con nhớ nhung hoài tiếng mẹ hiền ru Thương mẹ lắm, giờ đây xa cách mãi Chuyện tao phùng biền biệt cõi thiên thu!
10/04/2013(Xem: 4162)
Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân. Những lúc ăn mẹ hay thường vung vãi Hay tự cha không mặc được áo quần.
10/04/2013(Xem: 4381)
Ngày xưa dẫu có lần xa cách Con vẫn còn mong được một ngày Trở lại nơi này thăm bố mẹ Bây giờ nhìn chỉ thấy mây bay…
10/04/2013(Xem: 4425)
Ngoài sân lá nhuốm vàng Báo hiệu Vu-lan sang Gió thì thầm khẻ nói Hạnh Tứ Ân dâng Phật.
10/04/2013(Xem: 4318)
Ngủ đi con, mơ cõi trời hương mật Có trăng xưa về soi lối cúc vàng Cha ra đi theo đồi cao lũng thấp Gieo mầm xanh vào rừng núi thênh thang.
10/04/2013(Xem: 4886)
Áo người hoa đỏ người vui Áo con hoa trắng ngậm ngùi phận con Mẹ ơi ba chục năm hơn Hoa kia mấy độ tủi hờn với hoa
10/04/2013(Xem: 5958)
Hội nầy là hội Thiền Hoa Cảnh nầy thắng hội Thiền Trà truyền trao Lần tràng đếm hạt sao rơi Man man cuộc thế vàng phơi nguồn đào
10/04/2013(Xem: 4042)
Mẹ ơi! nắng đã tàn trên lá Chiều xuống nghiêng nghiêng khóm trúc gầy Lạc lõng chim về dăm cánh nhỏ Mẹ còn tựa cửa ngắm mây bay
10/04/2013(Xem: 4732)
Trưa ngồi bên bếp lửa Mẹ tráng bánh nuôi con Chiếc bánh tráng rất tròn Nồng nồng hương bột gạo
10/04/2013(Xem: 3733)
Khi con chưa tròn tháng tuổi Mẹ ngậm ngùi cho một buổi chia ly Lý tưởng nào gọi Ba đi Để Mẹ phải tuổi xuân thì cô lẻ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]